Đánh giá về khả năng sinh trưởng, sinh sản

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm EM - Bokashi tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (Trang 51)

Bảng 4.7 Tỷ lệ đẻ trứng

Công thức Số gà TB Số trứng TB Đạt %

Đối chứng 195 115,71 59,41

TN1(Đệm) 197,84 145,29 73,44

TN2(Đệm+ uống) 198 146,76 74,18

(nguồn: kết quả thí nghiệm tháng 2+3/2014)

Qua bảng ta thấy việc sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót và bổ sung cho uống đã tác động không nhỏ đến khả năng sinh sản của gà. Việc sử dụng đệm lót sinh học đã tạo ra 1 môi trường sống tốt (không mùi hôi và luôn khô thoáng) giảm tối đa khả năng phát bệnh, hơn nữa việc bổ sung thêm chế phẩm vào nước uống sẽ giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và khả năng sinh sản, giảm số gà bị loại thải do khả năng sinh sản kém. Trong một thời gian thí nghiệm cho kết quả như sau: tỷ lệ sinh sản cao nhất ở TN2 là 74,18% và thấp nhất ở ô đối chứng với 59,41%, còn lại là TN1 73,44%. Với tỷ lệ như vậy, việc làm đệm lót sinh học và bổ sung chế phẩm vào nước uống giúp nâng cao giá trị kinh tế do sản lượng trứng tăng lên và tỷ lệ gà loại thải giảm đi.

Phần Phần 5

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

- Việc sử dụng chế phẩm EM - Bokashi làm đệm lót trong chăn nuôi đã đem lại hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi.

- Nuôi trên nền đệm lót lên phân và nước tiểu được xử lý ngay tại chuồng nuôi không gây ô nhiễm môi trường nuôi và không ảnh hưởng đến môi trường chăn nuôi xung quanh. Do đó có thể phát triển chăn nuôi ngay cả trong khu vực đông đúc.

- Sử dụng chế phẩm EM trong chăn nuôi gà sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao hơn do kinh phí đầu tư thấp, giảm bớt được ngày công lao động của công nhân.

- Gà có được môi trường sống tốt sẽ sinh trưởng và sinh sản tốt hơn, hạn chế được lượng gà loại thải không mong muốn.

- Việc sử dụng chế phẩm trong chăn nuôi sẽ làm tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng có lợi cho cây trồng trong phân và làm giảm các vi sinh vật gây hại cho con người, động vật và môi trường sống.

- Qua thí nghiệm trên tôi thấy việc bổ sung chế phẩm vào nước uống đã mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi và trong xử lý môi trường. Làm hạn chế ô nhiễm môi trường, tăng khả năng của hệ tiêu hóa và khả năng sinh sản. Đây chính là hướng đi nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong lĩnh vực chăn nuôi, hướng tới chăn nuôi an toàn sinh học và phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn.

5.2. Kiến nghị

Từ kết quả thu được qua các thí nghiêm tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Cần mở rộng thêm các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học để lĩnh vực chăn nuôi sẽ phát triển tốt hơn.

- Nghiên cứu thêm các chế phẩm men vi sinh khác để đem lại hiệu quả xử lý môi trường một cách tốt nhất.

- Nâng cao ý thức của mọi người trong bảo vệ môi trường ở mọi lĩnh vực.

- Việc bổ sung chế phẩm vào nước uống đã đem lại hiệu quả, tuy nhiên cần có những thí nghiệm khác với các tỷ lệ khác để so sánh tính hiệu quả của các tỷ lệ.

- Cần có nhiều thời gian nghiên cứu hơn nữa để khẳng định lại các kết quả. Từ đó đưa ra các kết luận chính xác hơn nữa. t KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ1. Kết luậnKiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo hóa học ngày nay

http://hoahocngaynay.com/hoa-hoc-va-doi-song/hoa-hoc-nong-nghiep/1562- 21042012.html/Cong-nghe-vi-sinh-vat-huu-hieu-EM.aspx

2. Báo điện tử tổ quốc Việt Nam

http://www.toquoc.vn/Sites/vi-vn/details/80/thu-y/120032/benh-do-vi-khuan- o-gia-cam-tiep.aspx

3. Bùi Hữu Đoàn (2009), Kết quả ủ phân bằng phương pháp yếm khí với chế

phẩm EM, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Dư Ngọc Thành, Hoàng Thị Lan Anh ( 2012) Bài giảng thực hành kỹ thuật xử lý nước thải và chất thải rắn, Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

5. Lưu Anh Đoàn (2006), Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường,Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Quế Côi (2006), Thâm canh chăn nuôi lợn, quản lí chất thải và

bảo vệ môi trường, Viện Chăn nuôi Quốc gia.

7. Nguyễn Quang Thạch (2001), Báo cáo tổng kết nghiệm thu đề tài nghiên cứu độc lập cấp nhà nước năm 1998 - 2000, Hà Nội.

8. http://tai-lieu.com/tai-lieu/do-an-khao-sat-kha-nang-nhiem-coliforms-va- ecoli-trong-nuoc-uong-nuoc-uong-co-gas-tren-dia-ban-quan-binh-thanh-tp- ho-chi-minh/6982/ (trang 8/47) 9. http://dolomitengocchau.com/index.php/tai-lieu-ky-thuat/90-vai-tro-cua- dam-lan-kali-trong-cay-trong2 10. http://tailieudientu.lrc-tnu.edu.vn/chi-tiet/nghien-cuu-hieu-qua-cua-mot- so-loai-che-pham-vi-sinh-vat-huu-hieu-em-thu-cap-trong-xu-ly-moi-truong- chan-nuoi-ga-tai-thai-nguyen-36226.html

12. Phạm Văn Toản (2008) Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm phân bón vi sinh vật đa chủng, phân bón chức năng phục vụ chăm sóc cây trồng cho một số

vùng sinh thái, Viện thổ nhưỡng nông hóa.

13. Trung tâm phát triển công nghệ Việt – Nhật, 2004 giới thiệu công nghệ vi sinh vật hữu hiệu E.M. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm EM - Bokashi tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (Trang 51)