Tình hình nghiên cứu và ứng dụng trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm EM - Bokashi tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (Trang 26 - 28)

Nhận thức được vai trò của vi sinh vật từ những năm đầu của thập kỷ 80 nhà nước ta đã triển khai hàng loạt các đề tài nghiên cứu thuộc chương trình công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp giai đoạn 1986 - 1990 và chương trình công nghệ sinh học các năm 1991-1995, 1996-1998 (Phạm Văn Toản, 2008) [9].

Năm 1997, một số cơ quan nghiên cứu như Viện Bảo vệ thực vật, Trường ĐH NN Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội và một số tỉnh Thái Bình, Hà Nội, v.v... đã có nhiều nghiên cứu thử nghiệm bước đầu thăm dò chế phẩm EM trên một số lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, vệ sinh môi trường. Kết quả ban đầu cho thấy, sử dụng công nghệ EM có hiệu quả tích cực.

Từ năm 1998 - 2000, đề tài độc lập cấp Nhà nước về "Nghiên cứu thử nghiệm và tiếp thu công nghệ EM trong các lĩnh vực nông nghiệp và vệ sinh môi trường" do Trường Đại học Nông nghiệp triển khai đã được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường quyết định cho thực hiện, do PGS.TS Nguyễn Quang Thạch là chủ nhiệm. Đề tài đã đánh giá độ an toàn của chế phẩm EM, xác định thành phần biến động số lượng và đặc tính của chế phẩm EM, hiệu quả của EM trong xử lý rác thải, vệ sinh môi trường, trồng trọt, chăn nuôi.

Đến nay đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng công nghệ EM được nhiều Viện,

Trung tâm và ở các tỉnh nhất là trong lĩnh vực môi trường triển khai.

Giai đoạn 2007-2009 Viện Sinh học Nông nghiệp - Trường ĐHNN Hà Nội đã thực hiện dự án: “Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm EMINA trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và xử lý môi

trường”. Sản phẩm của dự án là chế phẩm EMINA, thực chất chế phẩm này là chế phẩm EM nhưng được sản xuất từ phân lập các vi sinh vật hữu hiệu trong nước nên hoàn toàn chủ động và không gây ảnh hưởng cũng như thay đổi xấu gì về hệ thống vi sinh vật bản địa.

Năm 2008, đề tài về “Nghiên cứu công nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật đa chủng, phân bón chức năng phục vụ chăm sóc cây trồng cho một số vùng sinh thái” thuộc chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sinh học được thực hiện. Đề tài trên đã giải quyết được nhiều vấn đề, như thu thập, phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật cố định nitơ, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật kích thích sinh trưởng thực vật và vi sinh vật đối kháng, vi khuẩn/vi nấm gây bệnh vùng rễ cây trồng cạn từ nguồn gen vi sinh vật có sẵn và từ các mẫu đất và rễ cây trồng. Nghiên cứu đặc điểm di truyền và định danh vi sinh vật tuyển chọn bằng kỹ thuật mới. Nghiên cứu khả năng tổ hợp các chủng vi sinh vật đa chức năng. Đánh giá tính chất chức năng của các tổ hợp vi sinh vật tuyển chọn đối với cây trồng. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất và sản xuất thử nghiệm phân bón vi sinh vật cố định nitơ sử dụng cho cà chua, khoai tây, lạc, một số cây trồng công nghiệp và lâm nghiệp. Đánh giá hiệu quả của phân bón sinh vật cố định nitơ đối với cà chua, khoai tây, lạc, tiêu, cà phê, bông, keo và thông. Sản xuất thử nghiệm phân bón vi sinh vật cố định nitơ đã đem lại thành công nhất định (Phạm Văn Toản, 2008) [9].

Trong vài năm trở lại đây chế phẩm EM được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và đặc biệt là bảo vệ môi trường. Các cán bộ nông nghiệp liên tục tổ chức các đợt tập huấn cho bà con nông dân, giới thiệu và hướng dẫn về cách sử dụng chế phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi và trong xử lý môi trường.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM thứ cấp: EM2, EM - Bokashi môi trường. - Giống gà sinh sản.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm EM - Bokashi tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (Trang 26 - 28)