học
4.3.1. Đánh giá khả năng xử lý khí độc trong chất thải chăn nuôi
Nhân tố chính gây mùi hôi trong chuồng trại chăn nuôi đó là khí NH3, H2S, CH4,.... những loại khí này cũng có mặt trong tự nhiên nhưng với hàm lượng rất thấp. Trong chuồng nuôi những khí này được sinh ra do quá trình bài tiết phân, nước tiểu của gia súc, gia cầm và quá trình phân giải các chất hữu cơ. Do đó, lượng khí độc trong chuồng nuôi nhiều hay ít là những yếu tố trực tiếp đánh giá chất lượng vệ sinh chuồng trại.
Trong phân gà hàm lượng các chất dinh dưỡng được đánh giá khá cao, khi không có biện pháp sử lý thì các vi sinh vật gây hại sẽ liên tục gia tăng gây ra mùi khó chịu. Chuồng nuôi có mùi hôi thối không chỉ tác động có hại trực tiếp tới sức khỏe và sự sinh trưởng phát triển của vật nuôi, mà còn ảnh hưởng đến những người trực tiếp làm việc tại trại và cả những khu vực xung quanh, làm ảnh hưởng đến môi trường không khí. Chính vì thế đánh giá khả năng xử lý chất độc là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả của chế phẩm trong xử lý chất thải chăn nuôi.
Chế phẩm EM có chứa các vi sinh vật hữu hiệu có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây thối trong môi trường, làm hạn chế khả năng phát sinh mùi như H2S, NH3, CH4...
Sau khi triển khai các mô hình sử dụng đệm lót sinh học thấy mùi hôi, thối ở những ô làm đệm lót sinh học và kết hợp bổ sung cho uống đã giảm rõ rệt. Mùi hôi, thối mất đi là do sự hoạt động mạnh mẽ của các vi sinh vật trong lớp đệm lót đã phân hủy các chất hữu cơ trong phân cùng với chất độc, hơn nữa khi bổ xung cho gà uống chế phẩm EM thì lượng vi sinh vật có lợi trong
chế phẩm sẽ giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, chức năng đường ruột được cải thiện giúp cho gà khỏe mạnh hơn, phân khá là khô, gà không còn hiện tượng phân trắng và phân không còn mùi hôi.