Đánh giá hàm lượng vi sinh vật trong chất thải chăn nuôi

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm EM - Bokashi tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (Trang 47 - 49)

Trong thí nghiệm tôi tiến hành đánh giá hàm lượng vi khuẩn E.Coli và Coliform trong chất thải chăn nuôi trước và sau khi sử dụng chế phẩm.

Vi khuẩn Colifrom là nhóm vi sinh vật dùng để chỉ thị khả năng có sự hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm. Coliform hiện diện ở khắp nơi, dựa vào nhiệt độ tăng trưởng, Coliform được chia thành 2 nhóm: Coliform và Coliform phân. Coliform phân được quan tâm nhiều hơn vì chúng có nguồn gốc từ ruột người và các động vật máu nóng bao gồm các giống Escherichia với một số loài: Klebsiella và Enterobacter.

Vi khuẩn E.Coli là vi sinh vật hiếu khí tùy nghi hiện diện trong đường ruột của người và các loài động vật máu nóng. Hầu hết các dòng E.coli không gây hại và đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định sinh lý đường ruột. Tuy nhiên, chúng có thể gây bệnh cho người và một số loài động vật chẳng hạn rối loạn đường tiêu hóa [11].

Vi khuẩn E.Coli gây bệnh cho người qua đường tiêu hóa: ăn phải thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh như thịt trâu, bò, dê, cừu, sữa bò chưa tiệt khuẩn, rau, quả... (do nhiễm phân của gia súc, người mang mầm bệnh) hoặc do tiếp xúc trực tiếp với súc vật và môi trường nuôi súc vật bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn này cũng lây truyền trực tiếp từ người sang người qua đường phân - miệng chủ yếu qua bàn tay, đồ vật nhiễm bẩn với phân của người bệnh.

E.Coli còn lây truyền qua đường nước: do tiếp xúc hoặc sử dụng nguồn nước ăn uống, sinh hoạt, nước ở các bể bơi, khu vui chơi giải trí, sông, hồ bị nhiễm tác nhân gây bệnh.

Chất thải chăn nuôi (đặc biệt là phân gà) là môi trường sống tốt cho các vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm (E.coli, Coliform, Samonela,...), gà lại là loài có thói quen bới lớp lót chuồng để tìm kiếm thức ăn làm cho phân gà dễ bị lẫn vào thức ăn, nước uống, và những thứ gà nhặt nhạnh cũng tạo điều kiện để các loài vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây bệnh, làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, phát triển, sinh sản của đàn gà.

Bng 4.6 S lượng mt s loi vi sinh vt trong phân sau 3 tháng x

Công thức Ecoli(CFU/g) Coliform(MPN/g)

Đối chứng 5,6 x 107 4,5 x 106

Thí nghiệm 1 (đệm) 3,2 x 105 2,8 x 104

Thí nghiệm 2 (đệm + uống) 2,7 x 104 2,2 x 103

(nguồn: viện khoa học sự sống tháng 4/2014)

56000000 4500000 320000 28000 27000 2200 0 10000000 20000000 30000000 40000000 50000000 60000000 Đối chứng TN1 TN2 Ecoli(CFU/g) Coliform(MPN/g)

Qua bảng 4.6 và hình 4.6 cho thấy tổng số vi sinh vật trong chất thải của gà giảm đi đáng kể sau 1 thời gian xử lý bằng việc bổ sung thêm chế phẩm EM. Cụ thể ở công thức đối chứng hàm lượng vi khuẩn E.coli và Coliform rất cao lần lượt là 5,6 x 107

, 4,5 x 106 (MPN/g). Đối với thí nghiệm 1, việc sử dụng chế phẩm làm đệm lót đã làm giảm lượng vi sinh vật trong chất thải so với đối chứng, cụ thể E.coli giảm còn 3,2 x 105(CFU/g), Coliform giảm xuống còn 2,8x104(MPN/g), hơn thế việc kết hợp bổ sung chế phẩm vào nước uống cho gà còn làm lượng vi sinh vật này giảm đi rất nhiều chỉ còn: E.coli là 2,7x104(CFU/g), Coliform là 2,2 x 103(MPN/g). Điều này có thể được lý giải như sau: trong môi trường sống của chúng ta tồn tại ba nhóm vi khuẩn đó là: nhóm vi khuẩn có lợi, nhóm vi khuẩn có hại và nhóm vi khuẩn trung tính. Trong ba nhóm vi khuẩn trên thì nhóm vi khuẩn trung tính chiếm ưu thế và nó sẽ nghiêng về bên có hại hay bên có lợi nếu bên đó nhiều hơn. Chính vì vậy, việc bổ sung thêm chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM vào môi trường sẽ làm gia tăng hàm lượng các chủng vi sinh vật có lợi cứ 1ml hay 1gam chế phẩm khi được bổ sung vào môi trường thì có đến hơn 109 cá thể vi sinh vật có lợi vì vậy mà nó sẽ lôi kéo nhóm vi khuẩn trung tính về phía có lợi và môi trường sẽ được cải thiện, không còn ô nhiễm. Tuy kết quả thí nghiệm vẫn còn ở mức khá cao nhưng chúng đã cho thấy hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm trong chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm EM - Bokashi tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (Trang 47 - 49)