1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường Đông Ngàn - thị xã Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh.

87 631 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 2,7 MB

Nội dung

Với đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.. Trong lĩnh vực quản lý đất đai cũng

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2010 - 2014

Thái Nguyên, 2014

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Quản lý đất đai

Giáo viên hướng dẫn : TS Hoàng Văn Hùng

Thái Nguyên, 2014

Trang 3

GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Kính gửi: - Khoa Quản lý Tài Nguyên

- Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

Được sự giới thiệu của Khoa Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên và sự hướng dẫn của quý thầy, cô

Sinh viên: Nguyễn Trường Thành

Lớp: 42B Quản lý đất đai

Đã tham gia thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Từ Sơn Với

đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý nhà nước

về đất đai tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”

Thời gian thực tập tại phòng từ ngày 20/01/2014 – 30/04/2014, sinh viên

Nguyễn Trường Thành luôn chấp hành tốt nội quy cơ quan nơi thực tập tốt

nghiệp, chịu khó nghiên cứu tìm tòi, học hỏi, hoàn thành tốt các nội dung theo yêu cầu của khóa luận tốt nghiệp Các tài liệu, số liệu thu thập đảm bảo tính xác thực, độ chính xác cao Đề tài có tính thiết thực đối với hoạt động thực tiễn tại địa phương

Vậy Phòng Tài Nguyên và Môi trường thị xã Từ Sơn xác nhận và đề nghị khoa Quản lý Tài nguyên và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên giúp đỡ, tạo

điều kiện thuận lợi cho sinh viên Nguyễn Trường Thành hoàn thành khóa luận tốt

nghiệp một cách tốt nhất

PHÒNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

TRƯỞNG PHÒNG

Trang 4

lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng Thời gian thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu được trong chương trình đào tạo sinh viên Đại học nói chung và sinh viên Đại học Nông lâm nói riêng

Đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên củng cố lại những kiến

thức lý thuyết đã được học một cách có hệ thống và nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng phong cách làm việc của một kỹ sư

Với lòng biết ơn vô hạn, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Quản lý Tài nguyên đã truyền cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường, giúp em hoàn thiện năng lực công tác nhằm đáp ứng yêu cầu của người cán bộ khoa học khi ra trường

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Hoàng Văn Hùng đã

tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị phòng Tài nguyên Môi trường thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan

Do thời gian và trình độ học vấn của bản thân còn nhiều hạn chế, bước

đầu mới làm quen với thực tế công việc nên khóa luận của em không tránh được thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô giáo

cùng các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Trường Thành

Trang 5

1 BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trang 6

Bảng 4.1 Tình hình dân số của Phường Đông Ngàn năm 2013 29

Bảng 4.2 Lao động và việc làm phường Đông Ngàn năm 2013 29

Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 36

II DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Tạo liên kết giữa dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính 15

Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng Phường Đông Ngàn năm 2013 24

Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu lao động và việc làm 29

Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu đất đai năm 2013 phường Đông Ngàn 37

Hình 4.4: Biểu đồ cơ cấu đất nông nghiệp năm 2013 phường Đông Ngàn 37

Hình 4.5: Biểu đồ cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2013 phường Đông Ngàn 38

Hình 4.6 Cửa sổ chuyển đổi dữ liệu bản đồ 46

Hình 4.7 Tham số chuyển đổi dữ liệu không gian 47

Hình 4.8 Kết quả chuyển đổi dữ liệu không gian 49

Hình 4.9 Nhập thông tin quyền sử dụng đất 51

Hình 4.10 Chỉnh sửa, cập nhật thông tin đăng ký 52

Hình 4.11 Giao diện trang tìm kiếm 53

Hình 4.12 Giao diện trang bản đồ 54

Hình 4.13 Tìm kiếm thửa đất 54

Hình 4.14 Vị trí thửa đất trên bản đồ 55

Hình 4.15 Xử lý thông tin trước khi in 56

Hình 4.16 Biên tập hình thửa đất 57

Hình 4.17 Trang in giấy chứng nhận 57

Hình 4.18 Hồ sơ kỹ thuật thửa đất 58

Hình 4.19 Trang tổng hợp sổ địa chính 59

Hình 4.20 Trang in sổ địa chính 60

Hình 4.21 Tổng hợp sổ mục kê đất đai 61

Hình 4.22 Cửa sổ sổ mục kê đất đai 62

Hình 4.23 Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận 63

Hình 4.24 Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận 64

Trang 7

Hình 4.28 Tờ trình cấp giấy chứng nhận 67

Hình 4.29 Mẫu quyết định cấp giấy chứng nhận 67

Hình 4.30 Danh sách lựa chọn quyết định 68

Hình 4.31 Quyết định cấp giấy chứng nhận 69

Hình 4.32 Cửa sổ thống kê kiểm kê đất đai 70

Hình 4.33 Biểu thống kê, kiểm kê diện tích đất phi nông nghiệp 70

Trang 8

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Yêu cầu của đề tài 2

1.4 Ý nghĩa nghiên cứu đề tài 3

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

2.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4

2.1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài 6

2.1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài 7

2.2 Sơ lược về quản lý Nhà nước về đất đai qua các thời kỳ 8

2.2.1 Thời kì phong kiến và thực dân phong kiến 8

2.2.2 Thời kì sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1979 8

2.2.3 Thời kì từ năm 1980 đến nay 9

2.3 Tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước 10

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 10

2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 11

2.4 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 12

2.4.1 Khảo sát, thu thập tài liệu và dữ liệu 12

2.4.2 Phân loại, đánh giá tài liệu và dữ liệu 13

2.4.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 13

2.5 Giới thiệu phần mềm MicroStation, ELIS 16

2.5.1 Phần mềm MicroStation 16

2.5.2 Phần mềm Elis 16

2.6 Tình hình quản lý cơ sở dữ liệu địa chính tại tỉnh Bắc Ninh

và thị xã Từ Sơn 19

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1 Đối tượng và phạm vi ngiên cứu 20

Trang 9

3.2.1 Địa điểm nghiên cứu 20

3.2.2 Thời gian nghiên cứu 20

3.3 Nội dung nghiên cứu 20

3.3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tác động đến công tác quản lý đất đai và lĩnh vực nghiên cứu 20

3.3.2 Khái quát về công tác quản lý nhà nước về đất đai

của phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 20

3.3.3 Khái quát hiện trạng sử dụng đất của phường Đông Ngàn,

thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 21

3.3.4 Đánh giá thực trạng công tác quản lý cơ sở dữ liệu địa chính

của phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 21

3.3.5 Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai

tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 21

3.3.6 Khai thác, ứng dụng cơ sở dữ liệu địa chính trong công tác quản lý

đất đai tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 21

3.3.7 Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước

về đất đai và công tác quản lý cơ sở dữ liệu địa chính tại địa phương 21

3.4 Phương pháp nghiên cứu 22

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 22

3.4.2 Phương pháp thừa kế các tài liệu có liên quan đến đề tài 22

3.4.3 Phương pháp thống kê, phân tích, xử lí số liệu 22

3.4.4 Phương pháp xây dựng bản đồ 22

3.4.5 Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 23

3.4.6 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 23

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24

4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tác động đến công tác quản lý đất đai và lĩnh vực nghiên cứu 24

4.1.1 Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường 24

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 27

Trang 10

về quản lý sử dụng đất đai 32

4.2.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính 33

4.2.3 Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính bản đồ hiện trạng sử dụng đất 33

4.2.4 Công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 33

4.2.5 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất 33

4.2.6 Thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính 34

4.2.7 Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai 34

4.2.8 Việc quản lý giám sát việc thực hiện quyền

và nghĩa vụ của người sử dụng đất 34

4.2.9 Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật, xử lý vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai 35

4.2.10 Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý

và sử dụng đất đai 35

4.3 Khái quát hiện trạng sử dụng đất của phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 36

4.4 Đánh giá thực trạng công tác quản lý cơ sở dữ liệu địa chính

tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 39

4.4.1 Đối với dữ liệu không gian địa chính 39

4.4.2 Đối với dữ liệu thuộc tính địa chính 39

4.5 Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai

tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 40

4.5.1 Xây dựng nguồn dữ liệu không gian điạ chính 40

4.5.2 Xây dựng nguồn dữ liệu thuộc tính địa chính 43

4.5.3 Nhập dữ liệu sang phần mềm ELIS 46

4.6 Khai thác, ứng dụng cơ sở dữ liệu địa chính trong công tác quản lý

đất đai tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 52

4.6.1 Tìm kiếm và hiển thị thông tin trong hồ sơ địa chính 52

4.6.2 Cấp giấy chứng nhận và hồ sơ kỹ thuật 55

4.6.3 Lập sổ sách địa chính 59

Trang 11

4.7.2 Giải pháp về quản lý 71

4.7.3 Giải pháp về kỹ thuật 72

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 73

5.1 Kết luận 73

5.2 Đề nghị 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC

Trang 12

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi

quốc gia, là điều kiện tồn tài và phát triển của con người cùng các sinh vật khác trên trái đất [11] C.Mác đã nói rằng: “Đất đai là tài sản mãi mãi với con người, là điều kiện cần để tồn tại, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”

Ngay phần mở đầu của Luật đất đai 2003 nước CHXHCN Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân

bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng” [14] Do đó, công tác quản lý nhà nước về đất đai đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin nó cho phép chúng ta sử dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội [2] Trong lĩnh vực quản lý đất đai cũng như vậy, vai trò của công nghệ thông tin giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về

đất đai, giúp cho những thông tin, dữ liệu về địa chính thể hiện một cách

chính xác, đầy đủ cùng với sự tổ chức sắp xếp và quản lý một cách khoa học thuận tiện trong quá trình lưu trữ và sử dụng [8] Nó là cơ sở cho việc đề xuất các chính sách phù hợp và lập ra kế hoạch hợp lý cho các nhà quản lý phân bổ

sử dụng đất cũng như trong việc ra quyết định liên quan đến việc đầu tư và phát triển nhằm khai thác nguồn tài nguyên đất đạt hiệu quả cao nhất [12]

Phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cũng giống các xã, phường khác nằm trong tình hình chung của cả nước, các số liệu, các loại bản

đồ, sổ sách v.v liên quan đến công tác quản lý đất đai vẫn chưa được thống

nhất, lưu trữ quá nhiều, công tác tra cứu kiểm tra gặp nhiều khó khăn, làm giảm hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai [16] Xây dựng cơ

sở dữ liệu địa chính trên cơ sở cập nhật, đồng hóa, quy chuẩn các thông tin về

hệ quy chiếu, hệ tọa độ, hệ thống bản đồ, thông tin ranh giới, địa giới hành

Trang 13

chính, cập nhật thông tin, tài liệu, số liệu địa chính trên từng thửa đất Từ đó giúp cho việc quản lý, lưu trữ và sử dụng trở nên thuận tiện, đạt hiệu quả cao

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề, cùng với mong muốn góp một phần sức mình trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

số phục vụ quản lý nhà nước về đất đai Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo: TS Hoàng Văn Hùng, cùng với sự tiếp nhận và giúp đỡ nhiệt tình của phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Từ

Sơn, tỉnh Bắc Ninh, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ

liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường

Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”

1.2 Mục tiêu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

- Nghiên cứu khả năng ứng dụng của bộ phần mềm ELIS4ACCESS V1.0 trong công tác xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính số tại cấp xã, góp phần thống nhất cơ sở dữ liệu địa chính từ cấp trung ương đến địa phương

- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý cơ

sở dữ liệu địa chính và công tác quản lý đất đai tại địa phương

1.3 Yêu cầu của đề tài

- Nắm vững quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nhằm phục vụ công tác quản lý đất đai

- Bộ cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng phải đảm bảo tính đầy đủ, tính chính xác, bám sát với thực tế của công tác quản lý đất đai

- Quá trình thực hiện và nội dung của đề tài phải đảm bảo tính khoa học, chính xác

Trang 14

1.4 Ý nghĩa nghiên cứu đề tài

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Đây là cơ hội quan trọng giúp sinh viên có thể vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường và những kinh nghiệm mình nắm được áp dụng vào thực tiễn

- Tạo bước tiến cho định hướng công việc của sinh viên sau khi ra trường

- Nâng cao kỹ năng thực hành, sử dụng và kết hợp các phần mềm tin học trong công tác quản lý đất đai

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

- Bộ cơ sở dữ liệu được chính giúp cho công tác quản lý đất đai hoạt

động hiệu quả, thông thoáng, lành mạnh hơn, tạo ra sự thuận tiện trong quá

trình khai thác, tra cứu cho cả người dân và cơ quan quản lý

- Áp dụng triển khai xây dựng với nhiều nguồn dữ liệu khác dụng, đối với nhiều đối tượng và trên các địa bàn khác nhau

Trang 15

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.1.1 Khái niệm về quản lý và quản lý nhà nước về đất đai

Thuật ngữ “Quản lý” có nhiều nghĩa khác nhau nó là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội vì vậy mỗi ngành khoa học

đều có định nghĩa riêng về thuật ngữ “Quản lý”, nhưng xét về quan niệm

chung nhất thì “Quản lý chính là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật định”

Quản lý nhà nước về đất đai là tổng thể các hoạt động có tổ chức bằng quyền lực nhà nước thông qua các phương pháp và công cụ thích hợp để tác

động đến quá trình khai thác sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả

nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua các thời

kỳ Quản lý đất đai bằng quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua các phương pháp và công cụ quản lý Phương pháp hành chính, phương pháp kinh

tế, thông qua quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở luật pháp

2.1.1.2 Tổng quan hồ sơ địa chính

Hệ thống bản đồ

- Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý

có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại

đất tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ

quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó

Sổ mục kê

Sổ mục kê được gọi là sổ ghi về thửa đất, về đối tượng và các thông tin

liên quan đến quá trình sử dụng đất Sổ mục kê được lập để quản lý thửa đất,

Trang 16

tra cứu thông tin về thửa đất và phục vụ thống kê, kiểm kê đất đai (Luật đất

đai, 2003) [14]

Sổ địa chính:

Sổ địa chính là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi người

sử dụng đất và các thông tin về sử dụng đất của người đó (Luật đất đai, 2003)[14]

Sổ theo dõi biến động đất đai

Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ được lập để theo dõi các trường hợp

có thay đổi trong sử dụng đất gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa đất, người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (Luật đất đai, 2003) [14]

Đăng ký đất đai

Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi

nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính

Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng như quản lý giấy

chứng nhận đã cấp Nội dung sổ bao gồm tên sổ, tên đơn vị hành chính các cấp, số thứ tự cấp giấy, tên chủ sử dụng, tổng diện tích các thửa đất được cấp (Luật đất đai, 2003) [14]

2.1.1.3 Tổng quan cơ sở dữ liệu địa chính

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là yêu cầu cơ bản để xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại Trong những năm qua, các địa phương đã quan tâm, tổ chức triển khai thực hiện ở nhiều địa bàn gắn với đo đạc lập bản đồ

địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu

nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Một số tỉnh (điển hình như Đồng Nai,

An Giang) và một số quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh khác (thuộc thành

Trang 17

phố Hải Phòng, các tỉnh Nam Định, Thừa Thiên – Huế, Bình Thuận, thành phố Hồ Chí Minh) đã cơ bản xây dựng cở sở dữ liệu địa chính và đã tổ chức quản lý, vận hành phục vụ yêu cầu khai thác sử dụng rất hiệu quả và được cập nhật biến động thường xuyên ở các cấp tỉnh, huyện Tuy nhiên, nhiều địa phương còn lại việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mới chỉ dừng lại ở việc lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính dạng số cho riêng từng xã ở một số

địa bàn mà chưa được kết nối, xây dựng thành cơ sở dữ liệu địa chính hoàn

chỉnh nên chưa được khai thác sử dụng hiệu quả và cập nhật biến động thường xuyên Nguyên nhân chủ yếu cảu tình trạng trên đây là do sự nhận thức về cơ sở dữ liệu địa chính hiện nay chưa đầy đủ; việc đầu tư xây dựng cơ

sở dữ liệu địa chính ở các địa phương chưa đồng bộ và các bước thực hiện chưa phù hợp [15]

Cơ sở dữ liệu địa chính là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính (gồm dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các

dữ liệu khác có liên quan) được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản

lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử [15]

2.1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài

- Luật đất đai 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm

2003 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2004

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật đất đai 2003

- Nghị định số 102/2008/NĐ-CP, ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ

về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên môi trường

- Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT, ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính

- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT, ngày 21 tháng 10 năm 2009 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

Trang 18

- Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT, ngày 01 tháng 06 năm 2009 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính

- Thông tư số 07/2009/TT-BTNMT, ngày 10 tháng 07 năm 2009 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết một số điều của Nghị

định số 102/2008/NĐ-CP, ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc

thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên môi trường

- Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT, ngày 04 tháng 10 năm 2010 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chuẩn dữ liệu địa chính

- Công văn số 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 21 tháng 9 năm 2011 của tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

- Công văn số 106/BTNMT-CNTT ngày 12 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thông báo kết quả thẩm định các phần mềm khái thác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

2.1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin nó cho phép chúng

ta sử dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội Trong lĩnh vực quản lý đất đai cũng như vậy, vai trò của công nghệ thông tin giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, giúp cho những thông tin, dữ liệu về địa chính thể hiện một cách chính xác, đầy đủ cùng với sự tổ chức sắp xếp và quản lý một cách khoa học thuận tiện trong quá trình lưu trữ và sử dụng

Nó là cơ sở cho việc đề xuất các chính sách phù hợp và lập ra kế hoạch hợp lý cho các nhà quản lý phân bổ sử dụng đất cũng như trong việc ra quyết

định liên quan đến việc đầu tư và phát triển nhằm khai thác nguồn tài nguyên đất đạt hiệu quả cao nhất

Vấn đề này cũng được khẳng định tại “Quyết định số TTg ngày 06 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” thể hiện vai trò quan trọng của công nghệ thông tin áp dụng trong tài nguyên và môi trường

Trang 19

179/2004/QĐ-2.2 Sơ lược về quản lý Nhà nước về đất đai qua các thời kỳ

2.2.1 Thời kì phong kiến và thực dân phong kiến

2.2.1.1 Thời kì phong kiến

Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV là thời kỳ hình thành và phát triển cực thịnh của nhà nước phong kiến Việt Nam, ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước chiếm đại bộ phận bao gồm ruộng làng, xã, ruộng quốc khố, ruộng phong cấp Chính vì vậy dân ta có câu: “Đất vua, chùa làng”

Ở nước ta, công tác đạc điền và quản lý điền địa có lịch sử lâu đời, để

lắm vững và quản lý đất đai nhà nước phong kiến đã lập ra hồ sơ quản lý đất

đai như: sổ địa bạ thời Gia Long, sổ địa bộ thời Minh Mạng

2.2.1.2 Thời kì thực dân phong kiến

Do chính sách cai trị của thực dân phong Pháp, trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại nhiều chế độ quản lý điền địa khác nhau:

- Chế độ quản lý thủ điền thổ tại Nam kỳ

- Chế độ bảo tồn điền trạch, sau thành quản thủ địa trạch tại Trung kỳ

- Chế độ bảo thủ đề áp (còn gọi là để đương) áp dụng với bất động sản của người Pháp và kiều dân kết ước với luật lệ Pháp quốc

- Chế độ điền thổ theo sắc lệnh 29/3/1925 áp dụng tại Bắc kỳ

2.2.2 Thời kì sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1979

Sau năm 1954, miền Nam Việt Nam nằm dưới sự cai trị của Mỹ - Ngụy nên vẫn thừa kế và tồn tại ba chế độ quản lý thủ điền địa trước đây:

- Tân chế độ điền thổ theo Sắc lệnh 1925

- Chế độ điền thổ địa bộ ở những địa phương thuộc Nam kỳ đã hình thành trước Sắc lệnh 1925

- Chế độ quản thủ địa chính áp dụng ở một số địa phương thuộc Trung

kỳ trong thời kỳ đó

- Tuy nhiên từ năm 1962, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã có Sắc lệnh 124-CTNT triển khai công tác kiến điền và quản thủ điền địa tại những

địa phương chưa thực hiền Sắc lệnh 1925 Như vậy, từ năm 1962, trên lãnh

thổ Miền nam do Ngụy quyền Sài Gòn kiểm soát tồn tại hai chế độ: Chế độ quản thủ điền địa và tân chế độ điền thổ theo Sắc lệnh 1925

Trang 20

2.2.3 Thời kì từ năm 1980 đến nay

2.2.3.1 Từ năm 1980 đến năm 1988

Quyết định số 201/CP ngày 01 tháng 07 năm 1980 của hội đông Chính phủ “về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước”, đây được coi là văn bản đầu tiên quy định chế độ quản lý đất đai thống nhất cả nước sau khi đất nước được thống nhất

Quản lý nhà nước ruộng đất bao gồm các nội dung như sau:

- Điều tra, khảo sát, phân bố các loại đất

- Thống kê, đăng ký đất đai

- Quy hoạch sử dụng đất

- Giao đất, thu hồi đất, trưng dụng đất

- Giải quyết các tranh chấp về đất

- Quy định các chế độ, thể lệ quản lý việc sử dụng đất và tổ chức việc thực hiện các chế độ, thể lệ ấy

2.2.3.2 Từ năm 1988 đến nay

Luật đất đai năm 1988: Nội dung của luật gồm 6 chương 57 điều, được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 22 tháng 12 năm 1987

và được chủ tịch HĐBT công bố ngày 09 tháng 01 năm 1988 Đây là bộ luật

đầu tiên của Nhà nước ta quy định quyền sở hữu đất đai của Nhà nước và

quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng đất Luật quy định Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài có thời hạn và tạm thời người sử dụng đất hợp pháp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quy định: Chế độ quản lý sử dụng các loại đất (5 loại đất: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất chuyên dung và đất chưa sử dụng) lập bản đồ địa chính, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Luật đất đai 1993: Nội dung gồm 7 chương 89 điều, được quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 07 năm 1993 Trong quá trình thi hành Luật đất đai 1988 đã bộc lộ nhiều điều không phù hợp, Luật đất

đai 1993 ra đời thay thế luật đất đai 1988 Luật đất đai 1993 khẳng định lại

quyền sở hữu đất đai đồng thời quy định rõ nội dung quản lý nhà nước về đất

đai (7 nội dung) Phân định rõ đất đai thành 6 loại (đất nông nghiệp, đất lâm

Trang 21

nghiệp, đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn, đất chuyên dung và đất chưa sử dụng) Luật quy định quyền của UBND các cấp trong việc giao đất, cho thuê

đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền của Chính

phủ trong việc giao đất theo các hạng mức đất và loại đất

Luật đất đai 2003: Nội dung của luật gồm 7 chương 146 điều được nước CHXHCN Việt Nam thông qua 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2004 Luật này khắc phục tồn tại của luật đất đai 1993

và các luật sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001 đáp ứng yêu cầu quản lý sử dụng

đất phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế

2.3 Tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay trên thế giới việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính ngày càng được triển khai rộng rãi Việc sử dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hồ sơ địa chính đã đáp

ứng được nhu cầu thực tế của quá trình quản lý nhà nước về đất đai, phục vụ

tốt cho quá trình quản lý, khai thác tối đa lợi ích từ hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính đem lại

Thụy Điển

Thụy Điển là một quốc gia đã phát triển ở Bắc Âu, hệ thống hồ sơ địa chính của Thụy Điển có nhiều ưu điểm như: Do Thụy Điển công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai của người dân nên chỉ cần có một loại giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản (bao gồm: đất, nhà, tài sản gắn liền với đất) Điều này dẫn đến hệ quả: công tác đăng ký bất động sản và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản đơn giản hơn nhiều so với việc đăng ký quyền sử dụng đất và

đăng ký quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất ở Việt Nam

Hà Lan

Cơ quan đăng ký đất đai và quản lý hồ sơ địa chính của Hà Lan là Kadaster đã thiết lập ra hệ thống Kadaster-on-line được đánh giá là một trong những hệ thống cung cấp thông tin đất đai thành công nhất trên thế giới với giải thưởng Win of the e-Europe Awards for e-Government 2005 Thông tin

được cung cấp qua cổng Internet với 22 triệu lượt truy cập mỗi năm

Malaysia

Nhu cầu xây dựng hệ thống thông tin đất đai có hiệu quả đã được xác

định ở Malaysia từ những năm 70 của thế kỷ trước Ngày nay, Malaysia là

Trang 22

một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trong khu vực Tuy nhiên, tốc độ phát triển nhanh đã gây ra áp lực lớn đối với việc sử dụng

đất đai và để đảm bảo phát triển bền vững thì một yêu cầu có tính quyết định được đặt ra là phải xây dựng được một hệ thống thông tin đất đai phục vụ sử

dụng hợp lý tài nguyên đất Hệ thống NaLIS (National Infrastructure for Land Information System) được xâ dựng nhằm giải quyết các vấn đề đó

2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Cùng với sự phát triển của việc áp dụng công nghệ thông tin trong ngành tài nguyên môi trường trên thế giới thì ở Việt Nam việc áp dụng công nghệ thong tin cũng không ngoại lệ Nhà nước rất quan tâm chú trọng phát triển công nghệ thông tin trong ngành tài nguyên và môi trường

Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 179/2004/QĐ-TTg

về việc phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm

2020 Trong Quyết định đã đưa ra 4 mục tiêu chủ yếu và 7 nhiệm vụ trọng tâm Trong đó việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường nói chung và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nói riêng là một trong các nhiệm vụ

cơ bản nhất

Ngày 27 tháng 8 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1065/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 trong

đó giao “Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và

Truyền thông hướng dẫn xây dựng hệ thống thông tin về tài nguyên và môi trường tại cơ quan nhà nước các cấp”; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện tử trên toàn quốc Bảo đảm tận dụng triệt để hạ tầng kỹ thuật được trang bị để trao đổi các văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước giảm văn bản giấy, tăng cường chia sẻ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, chuẩn hóa thông tin, xây dựng các quy trình, chuẩn nội dung tích hợp thông tin từ cấp xã, huyện, tỉnh về các Bộ và Văn phòng Chính phủ

Cùng với đó là các công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về

đất đai tại các trường đại học trong nước Một trong số đó là những đề tài:

Trang 23

Hoàng Văn Hùng, Tạ Ngọc Long (2013), Xây dựng và phát triển cơ sở

dữ liệu địa chính số phục vụ công tác định giá và quản lý giá đất phường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, in trên Tạp chí Khoa học Công

nghệ Đại học Thái Nguyên;

Đỗ Thanh Huyền (2013), Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công

tác quản lý đất đai tại phường Hoàng Văn Thụ - Thành phố Thái Nguyên;

Trịnh Hữu Liên, Hoàng Văn Hùng (2013), Xây dựng vùng giá trị đất

đai phục vụ định giá đất trên cơ sở dữ liệu địa chính, công nghệ GIS và ảnh

viễn thám Tạp chí Khoa học Đất

Tạ Ngọc Long, Hoàng Văn Hùng, Đỗ Văn Hải (2013), Nghiên cứu xây dựng cơ sở dư liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn 5: 104-108

2.4 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

2.4.1 Khảo sát, thu thập tài liệu và dữ liệu

2.4.1.1 Bản đồ địa chính

Thu thập bản đồ địa chính đã được lập qua các thời kỳ: trước năm

1999, thành lập theo quy phạm đo vẽ bản đồ tỉ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000, 1/10000 ban hành theo Quyết định số 720/1999/QĐ-ĐC ngày 30/12/19999 hoặc Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000 ban hành theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008 [3]

2.4.1.2 Hồ sơ địa chính

- Sổ bộ địa chính: sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận, sổ

đăng ký biến động đất đai được lập theo các Thông tư 1999/201/TT-TCĐC

ngày 30 tháng 11 năm 2001; Thông tư 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng

11 năm 2004 và Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007; Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009

- Dữ liệu dạng số hoặc cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính (nếu có)

- Bản lưu (hoặc bản phô tô) giấy chứng nhận [3]

2.4.1.3 Hồ sơ đăng ký đất đai

- Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận lần đầu;

- Hồ sơ đăng ký biến động đất đai;

Trang 24

2.4.2 Phân loại, đánh giá tài liệu và dữ liệu

2.4.2.1 Phân loại tài liệu, dữ liệu

Các tài liệu, dữ liệu thu thập được phân loại như sau:

- Bản đồ địa chính số đo mới (tuân theo các quy chuẩn quy định)

- Bản đồ địa chính số đã có (chưa tuân thủ theo các quy định)

- Bản đồ giấy

- Hồ sơ đăng ký đất đai

- Dữ liệu dạng số có cấu trúc (dữ liệu dạng excel theo mẫu, *.txt…)

- Cơ sở dữ liệu thuộc tính chưa chuẩn hóa

2.4.2.2 Đánh giá khối lượng tài liệu, dữ liệu

- Đánh giá mức độ đầy đủ thông tin trong sổ bộ địa chính: sổ địa chính,

sổ cấp giấy chứng nhận, sổ đăng ký biến động đất đai

- Đánh giá tình trạng chỉnh lý biến động trong các loại sổ bộ địa chính

so với hồ sơ đăng ký đất đai

- Đánh giá tình trạng chỉnh lý biến động đồng bộ giữa sổ bộ địa chính

2.4.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

2.4.3.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa chính

Dữ liệu không gian địa chính có thể được xây dựng từ các nguồn sau: a) Dữ liệu không gian đo mới

Bản đồ địa chính đã được chuẩn hóa các lớp theo quy phạm được thành lập dưới các định dạng microstation (*.dgn) hay autocad(*.dwg) Các định dạng này được chuyển vào CSDL không gian theo quy trình chuyển đổi

Bước 1: Nhập tham số đơn vị hành chính, tỷ lệ của bản đồ

Bước 2: Kiểm tra tính đóng vùng của bản đồ

Trang 25

Bước 3: Chuyển đổi các lớp bản đồ, giá trị thuộc tính vào CSDL địa

chính theo chuẩn

b) Dữ liệu không gian dạng số chưa chuẩn hóa

Mô tả quy trình:

Bước 1: Kiểm tra chất lượng dữ liệu bản đồ, nếu đã theo chuẩn thì

chuyển sang bước 3 Nếu chưa thì chuyển sang bước 2

Bước 2: Chuẩn hóa bản đồ theo quy chuẩn – bước này cho phép bản đồ

địa chính được chuẩn hóa các lớp, màu lớp, biểu tượng… theo chuẩn địa chính

Bước 3: Cập nhật biến động lên bản đồ địa chính: toàn bộ những biến

động trên giấy được cập nhật lên bản đồ địa chính theo quy chuẩn Bước này

cho phép bản đồ địa chính theo quy phạm được cập nhật những biến động phát sinh trên giấy (nếu có)

Bước 4: Chuyển đổi bản đồ địa chính đã được cập nhật biến động vào

cơ sở dữ liệu không gian theo quy trình chuyển đổi

c) Từ nguồn bản đồ giấy

Mô tả quy trình

Bước 1: Số hóa bản đồ giấy: Dữ liệu đầu vào là những bản đồ giấy,

bước này cho phép chuyển đổi các lớp thông tin trên giấy về định dạng số để

được bản đồ địa chính theo chuẩn

Bước 2: Cập nhật biến động trên giấy vào bản đồ, sau bước này sẽ thu

được bản đồ địa chính đã được cập nhật biến động

Bước 3: Chuyển đổi bản đồ địa chính đã được cập nhật biến động vào

cơ sở dữ liệu không gian

d) Nguồn cơ sở dữ liệu không gian chưa đạt chuẩn

Mô tả quy trình

Cơ sở dữ liệu bản đồ có thể đã được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu bản

đồ khác chưa theo chuẩn, hỗ trợ chuyển đổi các cơ sở dữ liệu về dạng chuẩn

Bước 1: Kiểm tra dữ liệu bản đồ trong cơ sở dữ liệu ban đầu

Bước 2: Cập nhật biến động và chuẩn hóa dữ liệu không gian

Bước 3: Thực hiện chuyển đổi vào cơ sở dữ liệu không gian

Trang 26

2.4.3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính

Dữ liệu thuộc tính địa chính có thể được xây dựng từ các nguồn dữ liệu a) Từ nguồn hồ sơ giấy

Mô tả quy trình

Quy trình này xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính từ hồ sơ giấy đã được tổng hợp thông tin thuộc tính

Bước 1: Điều tra bổ sung các thông tin trên hồ sơ giấy

Bước 2: Tiến hành nhập liệu vào CSDL đại chính theo chuẩn

b) Từ nguồn dữ liệu có cấu trúc

Mô tả quy trình

Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính từ các định dạng có cấu trúc được xây dựng trong các khuôn dạng như excel, csv, txt…

Bước 1: Điều tra bổ sung thông tin, các thông tin đó được quy định

trong thông tư quy định dữ liệu chuẩn địa chính

Bước 2: Thực hiện chuyển đổi dữ liệu thuộc tính trong các khuôn dạng

có cấu trúc vào cơ sở dữ liệu địa chính theo chuẩn

Bước 3: Nhập bổ sung thông tin

c) Từ các nguồn cơ sở dữ liệu thuộc tính chưa theo chuẩn

Mô tả quy trình

Quy trình này cho phép chuyển đổi các cơ sở dữ liệu thuộc tính đất đai khác không theo chuẩn về định dạng chuẩn

Bước 1: Kiểm tra cấu trúc cơ sở dữ liệu đất đai không theo chuẩn

Bước 2: Thực hiện chuyển đổi vào cơ sở dữ liệu đất đai theo chuẩn Bước 3: Nhập bổ sung thông tin

2.4.3.3 Tạo liên kết giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính địa chính

Sơ đồ quy trình

Hình 2.1: Tạo liên kết giữa dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính

Trang 27

liệu không gian là mã đơn vị hành chính, số tờ, tỷ lệ bản đồ, số thửa

Bước 4: Thực hiện xây dựng liên kết

Bước 5: Xử lý lọc bỏ dữ liệu thửa

2.5 Giới thiệu phần mềm MicroStation, ELIS

2.5.1 Phần mềm MicroStation

Ở nước ta hiện nay việc thành lập bản đồ đã được bộ Tài nguyên và

Môi trường đưa về chuẩn là sử dụng chung bộ phần mềm Mapping Office thống nhất chung về quy phạm thành lập bản đồ, các kiểu đường, các lớp thể hiện, cell, kí hiệu trên loại đất cũng đều được thống nhât

Mapping Office là một hệ phần mềm của tập đoàn Intergraph, bao gồm các phần mềm phục vụ cho việc xây dựng và duy trì toàn bộ các đối tượng địa lý dưới dạng đồ hoạ bao gồm: MicroStation, IRASB, IRASC, GEOVEC và MSFC Các file dữ liệu dạng này được sử dụng làm đầu vào cho các hệ thống thông tin địa lý hoặc các hệ quản trị dữ liệu bản đồ

MicroStation còn cung cấp các công cụ nhập và xuất dữ liệu bản đồ từ các phần mềm khác nhau qua file định dạng *.dxf, *.dwg, *.igs…

2.5.2 Phần mềm Elis

2.5.2.1 Giới thiệu phần mềm ELIS

ELIS là một trong những sản phẩm của chương trình SEMLA do Chính phủ Thụy Điển tài trợ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường ELIS được xây dựng như là một giải pháp tổng thể cho thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường ELIS đã và đang được triển khai tại 8 tỉnh SEMLA tài trợ là Hà Giang, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, và 2 tỉnh

mở rộng là Thanh Hóa, Bắc Ninh

ELIS là một hệ thống tích hợp rất nhiều phân hệ Mỗi phân hệ có

những chức năng và mục tiêu riêng nhưng đều chạy trên một nền tảng công nghệ và được tích hợp trên một cơ sở dữ liệu tập trung thông nhất

Trang 28

Các phân hệ của hệ thống ELIS:

- ELIS-PMD: Phân hệ Quản lý nghiệp vụ và Luân chuyển hồ sơ

- ELIS-EIM: Phân hệ Quản lý thông tin môi trường

- ELIS-REV: Phân hệ Hỗ trợ định giá bất động sản

- ELIS-LAP: Phân hệ Hỗ trợ quy hoạch

- ELIS-PE: Phân hệ thiết kế quy trình

2.5.2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ:

Quản lý, Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

và tài sản gắn liền với đất theo Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ban hành 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thu thập dữ liệu (Data Capture) bao gồm dữ hồ sơ (Thuộc tính) và dữ liệu bản đồ (Đồ họa) nhằm phục vụ xây dựng CSDL đất đai các cấp từ cấp xã/phường

đến cấp tỉnh/thành phố, tiến tới xây dựng CSDL đất đai cấp trung ương

Hỗ trợ công tác xử lý nội nghiệp (Sau khi đo đạc ngoại nghiệp) tại các văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất cấp huyện và cấp tỉnh

và phù hợp với dự thảo chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam

+ Đối với các đơn vị đã có dữ liệu đăng ký được nhập vào các CSDL của các phần mềm khác như CiLIS hoặc được cập nhật tổ chức dưới dạng các

Trang 29

file có cấu trúc như Excel… có thể liên hệ với đơn vị phát triển phần mềm hỗ trợ việc chuyển đổi dữ liệu tự động vào trong hệ thống

- Việc cập nhật dữ liệu bản đồ (đồ họa) và dữ liệu hồ sơ (thuộc tính) là hoàn toàn độc lập Dữ liệu bản đồ (đồ họa) và dữ liệu hồ sơ (thuộc tính) sau khi cập nhật vào hệ thống sẽ được tự động liên kết với nhau qua mã thửa đât (Mã ĐVHC + Số tờ + Tỷ lệ + Số thửa)

- Lần đầu tiên thao tác với dữ liệu của đơn vị hành chính cấp xã/phường cần tạo mới CSDL

b Kiểm tra dữ liệu

- Để đảm bảo tính chính xác của hệ thống bảng biểu thống kê, yêu cầu

dữ liệu đăng ký phải đầy đủ cho tất cả các thửa đất trên bản đồ địa chính Kể

cả các loại đất tổ chức, đất an ninh quốc phòng, đất chưa sử dụng, đất do UBND quản lý… Hệ thống cung cấp các chức năng cho phép thống kê tất cả các thửa đất trên bản đồ địa chính chưa có thông tin đăng ký hoặc ngược lại

- Trong hệ thống đối với một chủ sử dụng (hoặc chủ sở hữu) trong một

đơn vị hành chính cấp xã/phường được lưu trữ thành một bản ghi trong CSDL

và được cấp 01 mã số duy nhất trong đơn vị hành chính đó Vì vậy, trong trường hợp chủ sử dụng có nhiều thửa đất hoặc vừa là chủ sử dụng thửa đất này vừa là chủ sở hữu nhà, tài sản trên thửa đất khác, mà trong quá trính nhập hoặc chuyển

đổi dự liệu tự động tạo thành các bản ghi khác nhau, thì trước khi in ấn hệ thống

sổ sách (đặc biệt là sổ địa chính) cần ghép các chủ này làm một

c Kết xuất dữ liệu

Hỗ trợ công tác nội nghiệp tại các đơn vị như:

- Cấp giấy chứng nhận

- Lập danh sách công khai các thửa được, không được cấp GCN

- Lập tờ trình cấp giấy chứng nhận, lập giấy chuyển nghĩa vụ tài chính

- Tạo và in hồ sơ kĩ thuật thửa đất, trích lục thửa đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các trường hợp không có bản đồ địa chính thì kết xuất toàn bộ thông tin thuộc tính)

- In hệ thống sổ sách: Sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận

- Kết xuất thông tin sang phần mềm TK05 phục vụ thống kê, kiểm kê

Trang 30

2.6 Tình hình quản lý cơ sở dữ liệu địa chính tại tỉnh Bắc Ninh và thị

xã Từ Sơn

Bắc Ninh đã bắt đầu triển khai xây dựng bản đồ số và dữ liệu thuộc tính từ năm 2007 và hiện tại đã xây dựng xong cơ sở dữ liệu địa chính số cho 126 trong tổng số 126 xã, phường, thị trấn trong địa giới hành chính của tỉnh Nhưng hiện tại vẫn mang tính chất đơn lẻ, quản lý cơ sở dữ liệu theo đơn

vị là cấp xã Việc cập nhật thông tin biến động đất đai do từng đơn vị tự cập nhật không có sự thống nhất Từ đó làm cho quá trình quản lý trở nên khó khăn khi dữ liệu giữa các cấp quản lý không đồng nhất

Hiện nay, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cùng với thành phố Đà Nẵng là hai đơn vị được chọn làm thí điểm triển khai dự án “Hỗ trợ kĩ thuật hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu tại Việt Nam” theo Quyết định 2056/QĐ-TTg ngày 7/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh mục các dự án ODA do chính phủ Hàn Quốc tài trợ không hoàn lại năm 2013 Thứ trưởng

Bộ TN&MT Nguyễn Mạnh Hiển trong buổi làm việc với Tổng cục Quản lý

đất đai về việc triển khai xây dựng Văn kiện trình Bộ trưởng, kế hoạch sử

dụng nguồn kinh phí 4,2 triệu USD của dự án đã nhấn mạnh dự án hết sức quan trọng phù hợp với chủ trương của Nghị quyết 19 về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc

đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công

nghiệp theo hướng hiện đại và đã được thể chế hóa trong Luật Đất đai sửa

đổi Mục tiêu dài hạn của dự án nhằm xây dựng một hệ thống thông tin đất đai hiện đại, đa ngành thông qua việc đảm bảo rằng, người sử dụng đất như:

doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình cá nhân tiếp cận với các dịch vụ quản lý

đất đai hiệu quả, đáng tin cậy và minh bạch Dự án sẽ thiết lập chiến lược để

xây dựng hệ thống thông tin đất đai dài hạn mà còn xây dựng hệ thống quản

lý tổng hợp từ hỗ trợ phát triển hệ thống, đào tạo tập huấn hệ thống địa chính

Theo tiến độ triển khai đến thời điểm hiện tại dự kiến hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu liên thông quản lý qua mạng sẽ hoàn thành vào đầu quý I năm 2015

Trang 31

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi ngiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Hồ sơ, tài liệu, sổ sách địa chính lưu trữ tại phường Đông Ngàn, thị xã

- Nghiên cứu xây dựng bộ cơ sở dữ liệu địa chính dạng số của phường

Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1 Địa điểm nghiên cứu

Phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

3.2.2 Thời gian nghiên cứu

Từ ngày 20/01/2014 đến ngày 30/4/2014

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tác động đến công tác quản lý đất đai

và lĩnh vực nghiên cứu

* Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý; địa hình, địa mạo; khí hậu, thủy văn; nguồn tài nguyên

* Điều kiện kinh tế xã hội

Thực trạng phát triển kinh tế; dân số lao động và việc làm; thực trạng phát triển khu dân cư, thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

3.3.2 Khái quát về công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Khái quát chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Trang 32

3.3.3 Khái quát hiện trạng sử dụng đất của phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

- Đối với dữ liệu không gian: bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng

- Đối với dữ liệu thuộc tính: Sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận và các tài liệu, giấy tờ sổ sách có liên quan công tác quản lý đất đai

3.3.5 Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

- Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính

- Liên kết dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính

3.3.6 Khai thác, ứng dụng cơ sở dữ liệu địa chính trong công tác quản lý

đất đai tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

- Tìm kiếm và hiển thị thông tin trong hồ sơ địa chính

- Cập nhật, chỉnh sửa thông tin chủ sử dụng đất

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

- Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất

- Thống kê, kiểm kê đất đai (TK01, TK02, TK03)

3.3.7 Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai và công tác quản lý cơ sở dữ liệu địa chính tại địa phương

- Giải pháp về chính sách

- Giải pháp về quản lý

- Giải pháp về kỹ thuật

Trang 33

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, về hiện trạng

sử dụng đất của phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

- Các công trình khoa học và nghiên cứu, sách, báo, tạp chí, Internet v.v có liên quan đến nội dung nghiên cứu

- Thu thập cơ sở dữ liệu không gian bao gồm: bản đồ hiện trạng sử dụng

đất, bản đồ địa chính, bản đồ 364…

- Thu thập cơ sở dữ liệu thuộc tính bao gồm: sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài liệu, giấy tờ sổ sách có liên quan công tác quản lý đất đai

- Thu thập các văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý đất đai

3.4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Phỏng vấn các cán bộ chuyên môn thực hiện trực tiếp trong công tác quản lý hồ sơ địa chính (cán bộ địa chính phường, cán bộ trực tiếp quản lý hồ

sơ địa chính)

3.4.2 Phương pháp thừa kế các tài liệu có liên quan đến đề tài

- Dựa vào các tài liệu liên quan của các nhà khoa học liên quan đến xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, công tác quản lý đất đai

- Kế thừa có lựa chọn các tài liệu của các nhà khoa học đã nghiên cứu trước

đó về vấn đề xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai

- Kế thừa các tài liệu sẵn có tại địa phương

3.4.3 Phương pháp thống kê, phân tích, xử lí số liệu

- Phương pháp thống kê được ứng dụng để xử lý các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu

Trang 34

thể hiện, cell, kí hiệu trên loại đất trong cả nước nói chung và tại phường

Đông Ngàn nói riêng

- Mapping Office bao gồm các phần mềm phục vụ cho việc xây dựng

và duy trì toàn bộ các đối tượng địa lý dưới dạng đồ hoạ bao gồm: MicroStation, IRASB, IRASC, GEOVEC và MSFC Các file dữ liệu dạng này được sử dụng làm đầu vào cho các hệ thống thông tin địa lý hoặc các hệ quản trị dữ liệu bản đồ Các phần mềm ứng dụng của Mapping Office được thích hợp trong một môi trường đồ hoạ thống nhất của MicroStation để tạo nên một bộ các công cụ mạnh và linh hoạt phục vụ cho việc thu nhập và xử lý các đối tượng đồ hoạ

3.4.5 Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

- Sử dụng bộ phần mềm ELIS4ACCESS V1.0 trong quá trình thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

- ELIS được xây dựng như là một giải pháp tổng thể cho thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường ELIS là một trong những sản phẩm của chương trình SEMLA do Chính phủ Thụy Điển tài trợ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường

Hỗ trợ công tác nội nghiệp tại các đơn vị như:

− Cấp giấy chứng nhận

− Lập danh sách công khai các thửa được, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

− Lập tờ trình cấp giấy chứng nhận, lập giấy chuyển nghĩa vụ tài chính

− Tạo và in hồ sơ kĩ thuật thửa đất, trích lục thửa đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các trường hợp không có bản đồ địa chính thì kết xuất toàn bộ thông tin thuộc tính)

− In hệ thống sổ sách: Sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận

− Kết xuất thông tin sang phần mềm TK05 phục vụ thống kê, kiểm kê

3.4.6 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

- Tham khảo ý kiến đóng góp của các chuyên gia, lãnh đạo UBND phường, cán bộ địa chính, người có kinh nghiệm trong công tác quản lý hồ sơ

địa chính tại địa phương

- Từ đó nắm được những vướng mắc, những nhu cầu thực tế của công tác quản lý hồ sơ địa chính, cũng như công tác quản lý đất đai tại phường

Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Trang 35

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Đông

Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tác động đến công tác quản lý đất đai

và lĩnh vực nghiên cứu

4.1.1 Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng Phường Đông Ngàn năm 2013

Phường Đông Ngàn là phường đồng bằng nằm ở khu vực trung tâm của thị xã Từ Sơn Phường Đông Ngàn có diện tích tự nhiên 140,56 ha

Địa giới hành chính phường bao gồm:

- Phía Bắc giáp phường Đồng Nguyên;

- Phía Nam giáp phường Đình Bảng;

- Phía Đông giáp phường Trang Hạ;

- Phía Tây giáp phường Tân Hồng

Trang 36

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Đông Ngàn là phường đồng bằng có địa hình thấp dần từ Tây Bắc

xuống Đông Nam

Đồng ruộng của phường có độ cao thấp xen kẽ nhau, có một phần nhỏ

diện tích đất rất trũng khó canh tác, thường bị ngập úng vào mùa mưa Trong tương lai với việc cải tạo hệ thống thuỷ lợi, thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn

Nhìn chung đồng ruộng của phường có điều kiện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp

4.1.1.3 Điều kiện khí hậu

Phường Đông Ngàn nói riêng và thị xã Từ Sơn nói chung mang đặc

điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều Khí hậu cả năm khá

ấm, mùa đông cũng có thời kỳ lạnh, khô nhưng không rõ rệt và chịu ảnh

hưởng của gió mùa Đông Bắc Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng đồng thời là mùa mưa, mùa đông là mùa khô

Mùa đông được bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 3, hướng gió chủ yếu

là Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô, tháng 1 là tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình 9oC Lượng mưa tháng 1 cũng thấp nhất trung bình chỉ khoảng 18

mm Số giờ nắng trong các tháng mùa khô có xu hướng giảm (144h nắng tháng 11, 120h vào tháng 12), đồng thời đổi gió mùa đông bắc của dải hội tụ nhiệt đới và xoáy nhiệt đới nên thường gây ra áp thấp nhiệt đới

4.1.1.4 Thủy văn

Đông Ngàn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho

việc phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú

Mùa khô - lạnh bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 4 năm sau, với lượng mưa/tháng biến động từ 11,6 - 82,9 mm, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,8 - 23,40C

Mùa mưa - nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 24,5 - 29,90C, lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10)

đến 282,3mm (tháng 8) Lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm 84,64%

tổng lượng mưa cả năm

Trang 37

Nhìn chung Đông Ngàn có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển

kinh tế - xã hội của phường Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ngập úng các khu vực thấp trũng và uy

hiếp các công trình thuỷ lợi gây khó khăn cho việc tăng vụ mở rộng diện tích

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

Phường Đông Ngàn nằm ở trung tâm thị xã Từ Sơn Nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng nên cũng được thửa hưởng những điều kiện sẵn có của khu vực Phường Đông Ngàn có địa hình tương đối bằng phẳng, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Cùng với điều kiện khí hậu nhiệt

đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều khá thuận lợi cho phát triển sản xuất, nhất

là trong sản xuất nông nghiệp Trong tương lai với việc cải tạo hệ thống thủy lợi, thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân

4.1.1.5 Tài nguyên đất

Là phường thuộc vùng ven đáy nhưng đất đai của phường phần lớn nằm trong đê nên tính chất đất đai đã thay đổi nhiều so với trước Trước kia

đây là vùng đồng chiêm trũng đất rất chua, thành phần cơ giới nặng, nhưng

hiện nay chỉ còn lại một phần đất trũng khó canh tác Độ cao trung bình từ 5m đến +9m so với mặt nước biển Phần lớn đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, độ mùn khá, lượng đạm, lân, ka li trung bình Nhìn chung đất đai của phường thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp

-4.1.1.6 Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt được bao bọc bởi hệ thống sông cùng mạng lưới kênh mương dày đặc và đất của mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm cỏc hồ, ao, nằm dải rác ở hầu hết các hộ gia đỡnh Hàng năm tổng lưu lượng dòng chảy lên tới hàng trăm ngàn m3 nước kết hợp với lượng mưa hàng năm khá lớn Nhìn chung, nguồn nước mặt cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp

Trang 38

Trong vài năm gần đây lượng khí thải do các cơ sở sản xuất, các làng nghề, các phương tiện giao thông thải ra chứa nhiều độc hại đều được xả trực tiếp vào môi trường đã gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân

Cùng với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa trên địa bàn Thị xã đang diễn ra mạnh, trong thời gian tới nếu không có giải pháp cụ thể và lâu dài sẽ gây ra hậu quả xấu đối với môi trường Dân cư của thị xã hiện nay đang hướng vào các khu đô thị mới hình thành và sẽ tiếp tục

được đẩy nhanh trong nhiều năm tới khi nhiều khu đô thị, khu dân cư được

quy hoạch Tình hình này sẽ tạo ra một áp lực lớn đối với vấn đề quản lý giao thông đô thị, quản lý rác thải, cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước và các công trình công cộng khác Bên cạnh đó mức độ sử dụng hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu … trong sản xuất nông nghiệp vẫn đang có chiều hướng gia tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Về kinh tế

Kinh tế có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng kinh tế công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp dịch vụ tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm

Tổng giá trị sản phẩm năm 2013 đạt 104 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12-13%; thu nhập bình quân đầu người dự kiến đạt 11,00 triệu đồng

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp giảm Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp dịch tăng, chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế

a) Nông nghiệp:

Đông Ngàn nằm cách xa trung tâm thị xã, có nền kinh tế thuần nông,

những năm qua phát triển kinh tế nông nghiệp là chính Các biện pháp lãnh

đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp được quan tâm, nhất là việc chuyển giao

tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Hàng năm diện tích gieo trồng đạt 100% kế hoạch, cơ cấu mùa vụ được bố trí hợp lý và kịp thời Ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm trong cả nước, song trong những năm gần đây giá cả thị trường ổn định đã kích thích chăn nuôi phát triển

Trang 39

Tổng đàn lợn, đàn gia cầm cũng từng bước ổn định, mặt nước chuyên dùng khai thác có hiệu quả Nhìn chung trong những năm qua, ngành nông nghiệp

đã góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế địa phương

b) Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

Thương nghiệp dịch vụ trong thời gian qua đã đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, hàng tiêu dùng tại chỗ và tiêu thụ sản phẩm của nông dân Số hộ, số lao động tham gia kinh doanh dịch vụ tăng khá, hàng hóa đa dạng phong phú

Việc thực hiện chi ngân sách được xây dựng kế hoạch đầu kỳ đảm bảo chi chế độ lương phụ cấp, chi cho các hoạt động thường xuyên theo quy định Luật ngân sách và thực hành tiết kiệm chi để đầu tư phát triển

c) Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng

Tiếp tục duy trì nghề dệt truyền thống, nghề may công nghiệp trong 5 năm đã phát triển nghề dệt bao bì, phường đã phối hợp với các công ty, cơ sở sản xuất tổ chức học nghề cho lao động tại chỗ, có mức thu nhập bình quân trên 2 triệu đồng/tháng Giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng trưởng bình quân 14%/năm (đạt chỉ tiêu đại hội đề ra) tỷ trọng kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn

Về xây dựng: Trong 5 năm đã tập trung thực hiện Nghị quyết đại hội về kiến thiết các công trình phúc lợi trọng điểm như làm mới hè đường, hệ thống

điện, hệ thống nước sạch, hệ thống cống rãnh thoát nước

4.1.2.2 Dân số, lao động và việc làm

Thực hiện chính sách về dân số, Đảng uỷ đã lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời các hoạt động dân số - KHHGĐ Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý, để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nâng cao chất lượng dân số; tổ chức tuyên truyền vận động đến từng hộ gia

đình, cá nhân tự giác thực hiện các biện pháp KHHGĐ

Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 11,00 triệu đồng/người/năm Phường Đông Ngàn có tổng số nhân khẩu: 9.439 người, với 2.767 hộ

Trang 40

Cơ cấu lao động và việc làm

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường thị xã Từ Sơn) b) Lao động và việc làm

Bảng 4.2 Lao động và việc làm phường Đông Ngàn năm 2013

(người)

Tỷ lệ (%)

Tổng lao động 4737 100 Lao động nông - lâm - ngư nghiệp 669 14.12 Lao động công nghiệp xây dựng 1854 39.14

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường thị xã Từ Sơn)

Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu lao động và việc làm

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Nguyễn Văn Ba (2003), Phân tích và thiết kế thông tin, Nhà xuất bản đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích và thiết kế thông tin
Tác giả: Nguyễn Văn Ba
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học quốc gia
Năm: 2003
6. Lê Thanh Bồn (2006), Giáo trình thổ nhưỡng học, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thổ nhưỡng học
Tác giả: Lê Thanh Bồn
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2006
7. Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng (1999), Giáo trình đất, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đất
Tác giả: Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1999
8. Hoàng Văn Hùng, Tạ Ngọc Long (2013), Xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ công tác định giá và quản lý giá đất phường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Tạp chí Khoa học Công nghệ Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ công tác định giá và quản lý giá đất phường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả: Hoàng Văn Hùng, Tạ Ngọc Long
Năm: 2013
10. Tạ Ngọc Long, Hoàng Văn Hùng, Đỗ Văn Hải (2013), Nghiên cứu xây dựng cơ sở dư liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 5: 104-108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng cơ sở dư liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả: Tạ Ngọc Long, Hoàng Văn Hùng, Đỗ Văn Hải
Năm: 2013
11. Trịnh Hữu Liên, Hoàng Văn Hùng (2013), Xây dựng vùng giá trị đất đai phục vụ định giá đất trên cơ sở dữ liệu địa chính, công nghệ GIS và ảnh viễn thám. Tạp chí Khoa học Đất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng vùng giá trị đất đai phục vụ định giá đất trên cơ sở dữ liệu địa chính, công nghệ GIS và ảnh viễn thám
Tác giả: Trịnh Hữu Liên, Hoàng Văn Hùng
Năm: 2013
12. Ma Trương Thiêm, Nguyễn Ngọc Anh, Hoàng Văn Hùng (2013), Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kan. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 5: 87-92 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kan
Tác giả: Ma Trương Thiêm, Nguyễn Ngọc Anh, Hoàng Văn Hùng
Năm: 2013
14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Đất đai 2003, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Đất đai 2003
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
17. Ủy ban nhân dân phường Đông Ngàn (2013), Báo cáo thuyết minh kết quả công tác thống kê đất đai phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ủy ban nhân dân phường Đông Ngàn (2013)
Tác giả: Ủy ban nhân dân phường Đông Ngàn
Năm: 2013
19. Ủy ban nhân dân phường Đông Ngàn (2013), Biểu thống kê, kiểm kê diện tích đất đai của phường Đông Ngàn năm 2013.II. Tài liệu Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biểu thống kê, kiểm kê diện tích đất đai của phường Đông Ngàn năm 2013
Tác giả: Ủy ban nhân dân phường Đông Ngàn
Năm: 2013
21. Wedsite: http://www.thuvienphapluat.vn 22. Wedsite: http://www.ciren.gov.vn Link
1. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/04/2004 của chính phủ về thi hành luật đất đai năm 2003 Khác
2. Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Khác
3. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Thông tư 09/2007/TT-BTNMT: Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính Khác
4. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Thông tư 17/2010/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính Khác
9. Đỗ Thanh Huyền (2013), Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại phường Hoàng Văn Thụ - Thành phố Thái Nguyên Khác
13. Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường Khác
15. Tổng cục quản lý đất đai Công văn 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 21/9/2011 về Hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Khác
16. Ủy ban nhân dân phường Đông Ngàn (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Khác
18. Ủy ban nhân dân phường Đông Ngàn (2013), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w