4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng Phường Đông Ngàn năm 2013
Phường Đông Ngàn là phường đồng bằng nằm ở khu vực trung tâm của thị xã Từ Sơn. Phường Đông Ngàn có diện tích tự nhiên 140,56 ha.
Địa giới hành chính phường bao gồm: - Phía Bắc giáp phường Đồng Nguyên; - Phía Nam giáp phường Đình Bảng; - Phía Đông giáp phường Trang Hạ; - Phía Tây giáp phường Tân Hồng.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Đông Ngàn là phường đồng bằng có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Đồng ruộng của phường có độ cao thấp xen kẽ nhau, có một phần nhỏ
diện tích đất rất trũng khó canh tác, thường bị ngập úng vào mùa mưa. Trong tương lai với việc cải tạo hệ thống thuỷ lợi, thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nhìn chung đồng ruộng của phường có điều kiện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu
Phường Đông Ngàn nói riêng và thị xã Từ Sơn nói chung mang đặc
điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu cả năm khá
ấm, mùa đông cũng có thời kỳ lạnh, khô nhưng không rõ rệt và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng đồng thời là mùa mưa, mùa đông là mùa khô.
Mùa đông được bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 3, hướng gió chủ yếu là Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô, tháng 1 là tháng lạnh nhất có nhiệt độ
trung bình 9oC. Lượng mưa tháng 1 cũng thấp nhất trung bình chỉ khoảng 18 mm. Số giờ nắng trong các tháng mùa khô có xu hướng giảm (144h nắng tháng 11, 120h vào tháng 12), đồng thời đổi gió mùa đông bắc của dải hội tụ
nhiệt đới và xoáy nhiệt đới nên thường gây ra áp thấp nhiệt đới.
4.1.1.4. Thủy văn
Đông Ngàn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú.
Mùa khô - lạnh bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 4 năm sau, với lượng mưa/tháng biến động từ 11,6 - 82,9 mm, nhiệt độ trung bình tháng từ
15,8 - 23,40C.
Mùa mưa - nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 24,5 - 29,90C, lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10)
đến 282,3mm (tháng 8). Lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm 84,64% tổng lượng mưa cả năm.
Nhìn chung Đông Ngàn có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của phường. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là
mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ngập úng các khu vực thấp trũng và uy hiếp các công trình thuỷ lợi gây khó khăn cho việc tăng vụ mở rộng diện tích.
Đánh giá chung vềđiều kiện tự nhiên
Phường Đông Ngàn nằm ở trung tâm thị xã Từ Sơn. Nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng nên cũng được thửa hưởng những điều kiện sẵn có của khu vực. Phường Đông Ngàn có địa hình tương đối bằng phẳng, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Cùng với điều kiện khí hậu nhiệt
đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều khá thuận lợi cho phát triển sản xuất, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Trong tương lai với việc cải tạo hệ thống thủy lợi, thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.
4.1.1.5. Tài nguyên đất
Là phường thuộc vùng ven đáy nhưng đất đai của phường phần lớn nằm trong đê nên tính chất đất đai đã thay đổi nhiều so với trước. Trước kia
đây là vùng đồng chiêm trũng đất rất chua, thành phần cơ giới nặng, nhưng hiện nay chỉ còn lại một phần đất trũng khó canh tác. Độ cao trung bình từ - 5m đến +9m so với mặt nước biển. Phần lớn đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, độ mùn khá, lượng đạm, lân, ka li trung bình. Nhìn chung đất đai của phường thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.6. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt được bao bọc bởi hệ thống sông cùng mạng lưới kênh mương dày đặc và đất của mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm cỏc hồ, ao, nằm dải rác ở hầu hết các hộ gia đỡnh. Hàng năm tổng lưu lượng dòng chảy lên tới hàng trăm ngàn m3 nước kết hợp với lượng mưa hàng năm khá lớn... Nhìn chung, nguồn nước mặt cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.7. Thực trạng môi trường
Cảnh quan môi trường thị phường Đông Ngàn mang những đặc điểm chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ với các cánh đồng, hệ thống kênh mương, ao hồ dày đặc. Chính điều đó đã tạo nên một cảnh quan vừa trù phú vừa thơ mộng.
Trong vài năm gần đây lượng khí thải do các cơ sở sản xuất, các làng nghề, các phương tiện giao thông thải ra chứa nhiều độc hại đều được xả trực tiếp vào môi trường đã gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.
Cùng với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa trên địa bàn Thị xã đang diễn ra mạnh, trong thời gian tới nếu không có giải pháp cụ thể và lâu dài sẽ gây ra hậu quả xấu đối với môi trường. Dân cư của thị xã hiện nay đang hướng vào các khu đô thị mới hình thành và sẽ tiếp tục
được đẩy nhanh trong nhiều năm tới khi nhiều khu đô thị, khu dân cư được quy hoạch. Tình hình này sẽ tạo ra một áp lực lớn đối với vấn đề quản lý giao thông đô thị, quản lý rác thải, cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước và các công trình công cộng khác. Bên cạnh đó mức độ sử dụng hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu … trong sản xuất nông nghiệp vẫn đang có chiều hướng gia tăng gây ảnh hưởng không nhỏđến môi trường sinh thái và sức khỏe con người.