Trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa chính ta có thể
sử dụng từ nguồn dữ liệu bản đồ địa chính đã có sẵn từ đó thông qua chuẩn hóa theo quy phạm để có thể chuyển đổi vào cơ sở dữ liệu địa chính số hoặc ta có thể xây dựng dữ liệu bản đồ địa chính mới thông qua công tác đo đạc thành lập bản đồ.
Tại đơn vị phường Đông Ngàn nguồn dữ liệu không gian địa chính
được tổng hợp từ công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính. Do phường
Đông Ngàn nằm giữa trung tâm thị xã Từ Sơn, trên trục đường quốc lộ 1A xảy ra nhiều biến động, khu vực đông dân cư đòi hỏi tính chính xác, minh bạch. Từ đó lấy làm cơ sở dữ liệu không gian chuyển đổi vào cơ sở dữ liệu
địa chính dạng số.
Trong quá trình đo đạc thành lập bản đồ thì vừa thực hiện đo đạc vừa thu thập thông tin chủ sử dụng đất theo đơn vị thửa đất để đảm bảo tất cả các thửa đất đều có chủ sự dụng và quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thong kê, kiểm kê đất đai bằng phần mềm ELIS sau này khi đã hoàn thiện cơ
sở dữ liệu địa chính số.
Trong công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính theo quy định thực hiện đã được thể hiện rất rõ trong quy phạm và các tài liệu chuyên ngành. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thực tế chia làm 4 công đoạn chính và trong các công đoạn này khi thực hiện cần lưu ý một số vấn đề cụ thể như sau:
4.5.1.1. Công tác xác định khu vực đo vẽ, rà soát địa giới hành chính
Do đây là công tác chuẩn bị nên rất quan trọng chúng ta cần lưu ý thu thập các tài liệu trắc địa, hệ thống bản đồ (có thể tại nhiều thời kỳ thành lập),
hồ sơ địa giới hành chính các cấp nhằm xác định rõ địa bàn, phạm vị khu vực
đo vẽ, các khu dân cư và các yếu tố đặc trưng khác, thiết kế bố trí hệ thống lưới khống chế phục vụ thiết kế kỹ thuật thi công công trình.
4.5.1.2. Công đoạn xây dựng lưới khống chế đo vẽ
- Để tiến hành công tác thiết kế, đo đạc xây dựng hệ thống lưới khống chế đo vẽ, dựa vào tỉ lệ bản đồ cần thành lập đối với từng khu vực (đất canh tác, đất khu dân cư, khu cụm công nghiệp…) để xây dựng các cấp lưới (KV1, KV2, đường truyền toàn đạc…).
- Đối với công tác chọn điểm đóng cọc lưới cần phải lưu ý đến chiều dài cạnh đường truyền, tầm thông hướng và đặc biệt quan tâm đến yếu tố
chọn vị trí điểm khống chế sao cho đo được nhiều điểm chi tiết nhất, phát triển tốt nhất cho các cấp lưới thấp hơn.
- Trong công đoạn đo đạc tính toán bình sai lưới cần lưu ý đến trình tự đo, phương pháp đo và các thông số của máy đo khi tiến hành đo đạc và tính toán bình sai.
4.5.1.3. Công đoạn đo vẽ chi tiết
Đây là công đoạn quan trọng trong công tác đo vẽ thành lập bản đồ địa chính, trong công đoạn này chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố sau:
- Công tác xác định ranh giới, mốc giới đóng cọc, vạch sơn, lấy tên chủ, lập và ký bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất: Đây là công tác khá phực tạp do trực tiếp tiếp xúc với người dân, phải xác định rõ, mô tả kỹ lưỡng vị trí các mốc giới giáp ranh của các chủ sử dụng đất. Mặt khác do lực lượng tham gia chưa thực hiện nhiều nên yêu cầu phải tìm hiểu kỹ trước khi thi công.
- Đối với việc đo vẽ chi tiết cần lưu ý việc cắm điểm gương, đặc biệt khu vực đông dân cư, người thực hiện cần nắm được vị trí tâm gương và vị trí
điểm chi tiết cần cắm, đây là việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại là việc hết sức quan trọng, nó quyết định độ chính xác của điểm cần đo và chất lượng của sản phẩm bản đồ địa chính. Do đó cần nâng cao ý thức của người đi gương nhằm đạt hiệu quả cao, nhanh, đủ và chính xác.
- Sau mỗi buổi đo hoặc ngày đo, nhất thiết phải trút số liệu đo xử lý tính toán và đưa lên bản vẽ, file số liệu phải được lưu theo một trình tự nhất
định để tiện cho việc quản lý và xử lý tính toán trị đo (kể cả file gốc và file tọa độ trịđo).
- Công tác nối điểm cũng phải được thực hiện ngay sau mỗi ngày đo, nhằm phát hiện thiếu sót hoặc sai để bổ sung sửa chữa, đặc biệt đối với khu dân cư, cần thiết phải có sơ đồ đo vẽ ngoại nghiệp có đánh dấu các điểm đo chi tiết phục vụ nối và kiểm tra rà soát sau này.
- Việc kiểm tra đối soát kết quả đo trên thực địa được tiến hành ngay sau khi có kết quả nối điểm, người thực hiện phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, cẩn thận trong thực hiện nhiệm vụ, vẽ lại hoặc ghi chép lại những chỗ sai, thiếu của việc đo và nối điểm, phải ghi chú lại các loại đất đặc biệt, loại nhà, loại đường, hướng đường điện… lên trên sơ đồđối soát. Các kết quả
sau kiểm tra đối soát cũng phải được xử lý ngay sau mỗi buổi làm việc và lưu sơ đồđối soát đến khi kết thúc công trình.
4.5.1.4. Công tác cắt mảnh, biên tập bản đồ gốc, bản đồđịa chính
- Trong công tác cắt mảnh biên tập bản đồ, theo quy trình thực hiện thì phải thành lập bản đồ gốc rồi mới thành lập bản đồ địa chính, tuy nhiên do yêu cầu thực tế thi công thì làm ngược lại, nhưng khi cắt mảnh biên cập bản
đồ địa chính cần lưu ý các thửa đất nằm trên đường phân mảnh bản đồ, theo quy định lấy trọn thửa đất trên bản đồ có phần diện tích lớn hơn, công tác tiếp biên phải được trùng khít không có sai số tiếp biên.
- Sau khi cắt mảnh tiếp biên bản đồ tiến hành thực hiện công tác đánh số thửa, tính diện tích, ở đây cần lưu ý đến các thửa đất hình tuyến (dường, kênh, mương…) không để tạo thành các thửa đảo, quá nhiều nhánh, không
đánh số thửa và cả tờ chỉ để 1 thửa. Đặc biệt phải kiểm tra tổng diện tích các thửa đất trong bản đồ phải bằng diện tích bo tờ bản đồ.
- Bản đồ sau biên tập được kiểm tra, nghiệm thu, công khai bản đồ đối với đất canh tác và ký bản kết quả đo đạc địa chính đối với đất dân cư theo quy định và chuyển bản đồđịa chính sang khâu kê khai đăng ký.
- Sau khi có kết quả từ công tác kê khai đăng ký, tiến hành công tác biên tập hoàn thiện bản đồ địa chính và bản đồđịa chính gốc, lưu ý tính đồng bộ số thửa, diện tích, loại đất và các yếu tố giữa bản đồ gốc và bản đồ địa chính, chuẩn hóa các lớp đối tượng trên bản đồ, các thông tin trong file POL chuyển sang khâu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.