1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề mộc truyền thống Thủ Độ, xã An Tường - huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc.

68 1K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 2,58 MB

Nội dung

YÊU CẦU NGHIÊN CỨU • Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội làng nghề Thủ Độ • Tìm hiểu tình hình sản suất và phát sinh chất thải tại làng nghề Thủ Độ • Đánh giá được hiện trạng

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Khoa học môi trường

Khoá học : 2010 - 2014

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Khoa học môi trường

Khoá học : 2010 - 2014

Giáo viên hướng dẫn: TS Vũ Thị Quý

Khoa Môi trường - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 3

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài tốt nghiệp em

đã được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể và các nhân Nhân đây em xin

bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới:

Tập thể các thầy cô giáo trong Khoa Môi Trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tân tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Vũ Thị Quý đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp

Qua thời gian 4 tháng thực tập tại Phòng TNMT huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc em đã rút ra rất nhiều bài học thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết đến, em xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên trong Phòng TNMT huyện Vĩnh Tường, người dân đã tận tình giúp

đỡ em suốt quá trình thực tập tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ

động viên em trong suốt quá trình thực tập

Trong quá trình thực tập và làm khóa luận, em đã cố gắng hết mình, nhưng do kinh nghiệm và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên khóa luận của em không tránh được những thiếu sót Em rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày 02 tháng 05 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Văn Tấn

Trang 4

NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QĐ - UBND : Quyết định của ủy ban nhân dân

NĐ - HĐND : Nghị định - hội đồng nhân dân

TN&BVMT : Tài nguyên và bảo vệ môi trường TN&MT : Tài nguyên và môi trường

Trang 5

Trang

Bảng 2.1 Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề hiện nay 8

Bảng 2.2 Phân vùng môi trường các sông, suối, kênh, mương, khe, rạch 16

Bảng 4.1 Cơ cấu kinh tế năm 2012 của xã An Tường và làng Thủ Độ 22

Bảng 4.2 Dân số và lao động ở làng nghề Thủ Độ 23

Bảng 4.3 Kinh nghiệm nghề mộc của lao động làng nghề Thủ Độ (N=30) 24 Bảng 4.4 nguyên liệu và định mức sản xuất 26

Bảng 4.5 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí làng nghề gỗ, Thủ Độ, An Tường - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc năm 2011 33

Bảng 4.6 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước tại sông Hồng đoạn chảy qua Thủ Độ (20/11/2012) 35

Bảng 4.7 : Kết quả phân tích chất lượng nước thải thôn

Thủ Độ (19/11/2012) 37

Bảng 4.8: Các loại bệnh thường gặp của người dân làng nghề Thủ Độ 39

Bảng 4.9 Phân tích SWOT về quản lý môi trường làng nghề Thủ Độ 47

Trang 6

Trang

Hình 2.1 Phân loại làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất 6

Hình 2.2 Sự phân bố các làng nghề Việt Nam theo khu vực 7

Hình 4.1 Bản đồ vị trí huyện Vĩnh Tường 20

Hình 4.2 Quy trình sản xuất của làng nghề mộc Thủ Độ kèm dòng thải 27

Hình 4.3 Đánh giá của người dân về sự ô nhiễm nguồn nước ở

làng Thủ Độ 34

Hình 4.4: Vai trò của các tổ chức trong quản lý môi trường làng nghề Thủ Độ 40

Trang 7

Trang

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2

1.3 YÊU CẦU NGHIÊN CỨU 2

PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1 LÀNG NGHỀ VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM 3

2.1.1 Khái niệm làng nghề 3

2.1.2 Sự hình thành và phát triển làng nghề Việt Nam hiện nay 4

2.1.3 Đặc điểm và phân loại về làng nghề 5

2.1.4 Tình hình phát triển làng nghề Việt Nam hiện nay 6

2.2 VAI TRÒ CỦA LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ _ XÃ HỘI VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 9

2.2.1 Tác động của sản xuất làng nghề tới kinh tế xã hội 9

2.2.2 Tác động của sản xuất làng nghề tới sức khỏe cộng đồng 11

2.3 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGỀ HIỆN NAY 12

2.4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG LÀNG NGHỀ 13

2.4.1 Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cấp trung ương 14

2.4.2 Quy phạm pháp luật (VBQPPL); ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường làng nghề theo thẩm quyền của địa phương) 15

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 18

3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 18

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 18

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 18

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 18

Trang 8

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20

4.1 TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LÀNG NGHỀ

THỦ ĐỘ 20

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 20

4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 22

4.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề Mộc Thủ Độ 23

4.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ PHÁT SINH CHẤT THẢI TẠI LÀNG NGHỀ MỘC THỦ ĐỘ 25

4.2.1 Tình hình sản xuất của làng nghề Thủ Độ 25

4.2.1.1 Quy mô sản xuất 25

4.2.1.2 Nguyên liệu và định mức sử dụng trong sản xuất 25

4.2.1.3 Quy trình sản xuất 27

4.2.2 Nguồn phát sinh, thành phần và hàm lượng chất thải ở làng nghề

Thủ Độ 29

4.2.2.1 Chất thải rắn 29

4.2.2.2 Chất thải lỏng 30

4.2.2.3 Bụi, tiếng ồn và hơi sơn 30

4.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ THỦ ĐỘ 32

4.3.1 Môi trường không khí 32

4.3.2 Môi trường nước 34

4.4 ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 38

4.5 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ THỦ ĐỘ 39

4.5.1 Hệ thống quản lý môi trường làng nghề 39

4.5.2 Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải 43

4.5.2.1 Tình hình thu gom và vận chuyển và xử lý chất thải rắn 43

4.5.2.2 Tình hình thu gom và xử lý nước thải 44

4.5.2.3 Tình hình xử lý bụi, tiếng ồn, hơi sơn 45

4.6 PHÂN TÍCH SWOT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ 46

4.6.1 Phân tích SWOT 46

Trang 9

4.6.2.2 Giải pháp về tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và trách

nhiệm về bảo vệ môi trường 51

4.6.2.3 Biện pháp xử lý 52

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53

5.1 KẾT LUẬN 53

5.2 KIẾN NGHỊ 54

TÀI LIỆU T HAM KHẢO 55

Trang 10

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây, làng nghề nông thôn Việt Nam đã phát triển rất nhanh và đóng góp một phần quan trọng vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh

tế xã hội và tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Việc phát triển làng nghề đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho nông dân, nâng cao thu nhập Song, bộ mặt của nông thôn có làng nghề hiện nay đã “thay đổi” theo nhiều nghĩa Trong đó có cả sự thay đổi về chất lượng môi trường theo hướng tiêu cực Theo kết quả khảo sát của 52 làng nghề điển hình trong cả nước (do Bộ Tài nguyên và Môi trường

tổ chức) cho thấy, hiện có tới 46% làng nghề môi trường bị ô nhiễm nặng (đối với không khí, nước, đất hoặc cả 3 dạng); ô nhiễm vừa và nhẹ đều chiếm 27% (Đặng Kim Chi, 2011)

Vấn đề ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề gây ra

ở Việt Nam đã được đề cập đến qua nhiều thời kỳ trên nhiều khía cạnh như

kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường Điển hình như các công trình “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của Bùi Văn Vượng (1998) hay cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường” năm 2005 và “Báo cáo hiện trạng kinh tế - xã hội làng nghề Việt Nam” năm 2011 của Đặng Kim Chi, đã có

những nghiên cứu tổng quát nhất về vấn đề làng nghề và thực trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề hiện nay Những nghiên cứu này nhìn chung đã giải quyết được vấn đề lý luận cơ bản về các làng nghề, hiện trạng và xu hướng phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường và một số giải pháp Tuy nhiên, các nghiên cứu đi sâu vào một làng nghề nào đó thì hiện nay hầu như chưa được nghiên cứu một cách toàn diện Mỗi khu vực làng nghề có những điều kiện và thực tế khác nhau cho sự phát triển và bảo tồn Hơn nữa, mỗi khu vực bị ô

nhiễm cũng có những nguồn gây ô nhiễm không giống nhau, vì vậy việc

nghiên cứu cụ thể, chi tiết để có thể đánh giá toàn diện về tiềm năng, thực

Trang 11

trạng cũng như xu hướng của các làng nghề có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học và thực tiễn

Thôn Thủ Độ - An Tường là một làng nghề mộc truyền thống, nổi tiếng

về kĩ thuật làm đồ gỗ, đồ mĩ nghệ Sản xuất làng nghề đã đóng góp vai trò

đáng kể trong phát triển kinh tế của huyện Vĩnh Tường nói chung và xã An

Tường nói riêng Song, hiện tại hầu như chưa có nghiên cứu chi tiết nào về tình hình môi trường của làng nghề

Từ đó tôi chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề mộc truyền thống Thủ Độ, xã An Tường - huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc”

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đánh giá hiện trạng môi trường và tình hình quản lý môi trường làng

nghề mộc Thủ Độ, từ đó đưa ra các giải pháp khả thi giúp quản lý môi trường tốt hơn

1.3 YÊU CẦU NGHIÊN CỨU

• Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội làng nghề Thủ Độ

• Tìm hiểu tình hình sản suất và phát sinh chất thải tại làng nghề Thủ Độ

• Đánh giá được hiện trạng môi trường làng nghề mộc Thủ Độ;

• Tìm hiểu về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng;

• Đánh giá được tình hình quản lý môi trường của làng nghề;

• Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) về quản

lý môi trường làng nghề và đề xuất được giải pháp quản lý môi trường làng nghề tốt hơn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Trang 12

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 LÀNG NGHỀ VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM

2.1.1 Khái niệm làng nghề

Từ xa xưa, người nông dân Việt Nam đã biết sử dụng thời gian nông nhàn để sản xuất những sản phẩm thủ công, phi nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu đời sống Các hoạt động sản xuất này đã liên kết với nhau khiến cho nông thôn Việt Nam có thêm một số tổ chức theo nghề nghiệp, tạo thành các phường hội Các làng nghề được lan truyền và nhiều hộ gia đình cùng sản xuất một loại sản phẩm Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hóa, các nghề mang tính chất chuyên môn sâu hơn, được cải tiến kỹ thuật hơn và thường được giới hạn trong quy mô nhỏ (làng), dần tách ra khỏi nông nghiệp để chuyển hẳn sang nghề thủ công Như vậy, làng nghề đã xuất hiện

Theo Đặng Kim Chi (2005, tr 5) có thể hiểu làng nghề “là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với nghề nông”

Có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau khi đề cập đến tiêu chí để một làng ở nông thôn được coi là một làng nghề Nhưng nhìn chung, theo

Đặng Kim Chi (2005) các ý kiến thống nhất ở một số tiêu chí sau:

- Giá trị sản xuất và thu nhập của từ phi nông nghiệp ở làng nghề đạt trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm; hoặc doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất đạt trên 300 triệu đồng, hoặc:

- Số hộ và số lao động tham gia thường xuyên hoặc không thường xuyên, trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề phi nông nghiệp ở làng ít nhất đạt 30% so với tổng số hộ hoặc lao động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động

- Sản phẩm phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của làng và do người trong làng tham gia

Theo Báo cáo hiên trạng môi trường quốc gia năm 2008, tiêu chí công nhận làng nghề gồm có 3 tiêu chí:

- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn

Trang 13

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời

điểm đề nghị công nhận

- Chấp hành tốt chính sách Pháp luật của Nhà nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009)

2.1.2 Sự hình thành và phát triển làng nghề Việt Nam hiện nay

Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam Nhiều sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại làng nghề đã trở thành thương phẩm trao

đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình Đa số các làng nghề đã trải qua lịch

sử phát triển hàng trăm năm, song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và nông nghiệp của đất nước

Ví dụ như làng nghề đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn tại… Nếu

đi sâu vào tìm hiểu về nguồn gốc của các sản phẩm từ các làng nghề đó, có

thể thấy rằng hầu hết các sản phẩm này ban đầu đều được sản xuất để phục vụ sinh hoạt hàng ngày hoặc là công cụ để sản xuất nông nghiệp, chủ yếu được làm trong lúc nông nhàn Kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất cơ bản để làm ra các sản phẩm này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Sự phát triển của làng nghề đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của nông thôn Việt Nam Trước đây, làng nghề đóng vai trò là trung tâm sản xuất, trung tâm văn hóa của vùng và khu vực, nơi đây tập trung những thợ thủ công có tay nghề cao và cũng là nơi thể hiện tinh hoa của kỹ thuật sản xuất Sản phẩm tạo ra phục vụ thị trường lân cận Những năm gần

đây do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường sản phẩm của các làng nghề

không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu Điều này thúc

đẩy sản xuất làng nghề phát triển mạnh góp phần tạo công ăn việc làm và thu

nhập ổn định cho người dân nông thôn

Mỗi làng nghề có nét đặc trưng riêng và đem lại lợi ích kinh tế khác nhau cho người sản xuất Chính vì vậy có sự phân hóa giữa các làng nghề Những làng nghề có sản phẩm, có thị trường, đem lại nhiều lợi ích cho người sản xuất thì mở rộng phát triển, lợi ích mang lại cho người sản xuất thấp sẽ bị mai một dần

Trang 14

2.1.3 Đặc điểm và phân loại về làng nghề

b Phân loại làng nghề

Để có được những kết quả nghiên cứu xác thực, đúng đắn và có thể

quản lý tốt các làng nghề thì cần có sự nhìn nhận theo nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau đối với làng nghề Bởi vậy, hệ thống phân loại các làng nghề dựa trên các số liệu thông tin điều tra, khảo sát là cơ sở khoa học cho nghiên cứu, quản lý hoạt động sản xuất cũng như việc quản lý, bảo vệ môi trường làng nghề Cách phân loại làng nghề phổ biến nhất là phân theo

loại hình sản xuất, loại hình sản phẩm (Bộ Tài nguyên Môi trường, 2009)

Theo cách này có thể phân thành 6 nhóm ngành sản xuất gồm:

+ Làng nghề ươm tơ, dệt vải và may đồ da

+ Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ + Làng nghề tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại…)

+ Làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren

+ Làng nghề vật liệu xây dựng, khai thác đá

+ Các nhóm ngành khác (mộc gia dụng, cơ khí nhỏ, đóng thuyền, quạt giấy, đan vó, lưới )

Trang 15

Hình 2.1 Phân loại làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất

(Trích dẫn từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009)

Ngoài ra còn có thể phân loại theo quy mô sản xuất (lớn, nhỏ, trung bình); phân loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm; theo lịch sử phát triển;

theo mức độ sử dụng nguyên liệu, theo thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc theo tiềm năng tồn tại và phát triển…

2.1.4 Tình hình phát triển làng nghề Việt Nam hiện nay

Theo thống kê năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện trong

cả nước có 13% số hộ nông dân chuyên sản xuất nghề, 27% số hộ nông dân tham gia sản xuất nghề, thu hút hơn 29% lực lượng lao động ở nông thôn Các làng nghề hoạt động với các hình thức khá đa dạng tạo công ăn việc làm cho hơn 1,4 triệu hộ gia đình ở khu vực nông thôn Trong tổng số 40.500 cơ sở sản xuất ở các làng nghề có 80,1% là các hộ cá thể, 5,8% theo hình thức Hợp tác xã

và 14,1% thuộc các dạng sở hữu khác (Bộ Tài nguyên Môi trường, 2009)

a Phân bố làng nghề trong cả nước

Theo báo cáo điều tra của JICA (2004), Việt Nam có khoảng 2.017 làng nghề, thuộc 11 nhóm ngành nghề khác nhau, thu hút hơn 11 triệu lao động Mức thu nhập trung bình hàng tháng của các hộ này là 905.000vnđ trong khi mức thu nhập trung bình hàng tháng của tất cả các hộ ở khu vực nông thôn chỉ

là 713.000vnđ Hơn nữa, trong khi tỷ lệ các hộ nghèo đói ở các làng nghề chỉ là 3,7% thì tỷ lệ các hộ nghèo ở khu vực nông thôn lên tới 10,4% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2004)

Trang 16

Tuy nhiên, sự phân bố và phát triển các làng nghề lại không đồng đều trong cả nước Các làng nghề ở miền Bắc phát triển hơn ở miền Trung và miền Nam, chiếm gần 80% số lượng các làng nghề trong cả nước (1594 làng nghề), trong đó tập trung nhiều nhất và mạnh nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng Miền Trung có khoảng 111 làng nghề, còn lại ở miền Nam hơn 300 làng nghề (Chi cục Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc, 2012)

Hình 2.2 Sự phân bố các làng nghề Việt Nam theo khu vực

(Trích dẫn từ Chi cục bảo vệ Môi trườngVĩnh Phúc, 2012)

b Tình hình sản xuất của các làng nghề

- Công nghệ, thiết bị và cơ sở hạ tầng sản xuất

Hầu hết các cơ sở sản xuất nghề nông thôn, nhất là ở khu vực các hộ tư nhân vẫn còn sử dụng các loại công cụ thủ công truyền thống hoặc cải tiến một phần Trình độ công nghệ thủ công và bán cơ khí vẫn chiếm tỷ lệ hơn 60% ở các làng nghề (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009)

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, nhiều làng nghề đã áp dụng công nghệ mới, thay thế máy móc mới, hiện đại Ví dụ, làng gốm Bát Tràng đã dùng đã dần dần đưa công nghệ nung gốm sứ bằng lò tuy nen (dùng ga và điện) thay cho lò hộp và lò bầu (dùng than và củi), nhào luyện

đất bằng máy thay cho bằng tay thủ công, dùng bàn xoay bằng mô tơ điện thay

cho bàn xoay bằng tay…nhờ đó mà năng suất và chất lượng sản phẩm cũng

được nâng cao rõ rệt (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009)

Trang 17

Bảng 2.1 Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề hiện nay

Trình độ kỹ

thuật

Chế biến nông - lâm - thủy sản

Thủ công mỹ nghệ và vật liệu xây dựng

Các ngành dịch vụ

Các ngành khác

Thủ công bán cơ

(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009)

Song nhìn chung, phần lớn công nghệ và kỹ thuật áp dụng cho sản xuất trong các làng nghề nông thôn còn lạc hậu, tính cổ truyền chưa được chọn lọc

và đầu tư khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm còn thấp, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường và giảm sức cạnh tranh

- Lao động và tổ chức sản xuất

Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất của làng nghề đang có nhiều bước tiến mới, nhất là trong thời đại hiện đại hóa, toàn cầu hóa nền kinh

tế thế giới như hiện nay Các làng nghề đã thu hút một lực lượng lao động khá

đông đảo, chiếm gần 30% lao động nông thôn (hơn 1,4 triệu lao động) (Bộ

Tài nguyên Môi trường, 2009)

Do hạn chế về công nghệ, kỹ thuật sản xuất nên các làng nghề vẫn sử dụng chủ yếu là các lao động thủ công ở hầu hết các công đoạn, kể cả những công đoạn nặng nhọc và độc hại nhất Mặt khác, nhiều sản phẩm có đặc thù

đòi hỏi trình độ kỹ thuật và tính mỹ thuật cao, tay nghề khéo léo… chủ yếu là

ở các làng nghề truyền thống, sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Trong các làng nghề truyền thống, vai trò của các nghệ nhân rất quan trọng,

được coi là nòng cốt của quá trình sản xuất và sáng tạo ra nghệ thuật (Nguyễn

Trinh Hương, 2011)

Chất lượng lao động và trình độ chuyên môn ở các làng nghề nhìn chung còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, lao động nghề chiếm tỷ lệ rất nhỏ

Với người lao động trực tiếp, thành phần đã tốt nghiệp phổ thông ở các

cơ sở sản xuất và các hộ chuyên chiếm hơn 70%; còn đối với các hộ kiêm và

Trang 18

các hộ thuần nông, lao động nghề chiếm từ 40 đến 70% mới tốt nghiệp cấp I

và II, tỷ lệ hết cấp III chưa đến 20% Đối với các chủ hộ và chủ doanh nghiệp, nhìn chung trình độ học vấn, chuyên môn còn rất hạn chế Có tới 1,3 - 1,6% trong số họ không biết chữ, trình độ học vấn bình quân mới đạt lớp 7 - 8/12

Tỷ lệ chưa qua đào tạo kiến thức quản lý chuyên môn ở các chủ hộ chiếm 51,5 - 69,89%, đối với các chủ doanh nghiệp chiếm hơn 43% (Trần Minh Yến, 2008)

Đây là một trong những hạn chế có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất,

chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường trong hoạt động của các làng nghề

- Giá trị sản lượng các làng nghề

Trong thời gian qua, các làng nghề Việt Nam đã có nhiều bước tiến mới trong quá trình phát triển Cơ cấu các ngành nghề đa dạng, có sự chuyển dịch đáng kể, tăng tỷ trọng các ngành chế biến lương thực, thực phẩm và cơ khí, giảm tỷ trọng các ngành sản xuất vật liệu Các sản phẩm đã và đang dần bám sát nhu cầu và thị hiếu của thị trường Nhiều làng nghề đã đầu tư cải tiến

kỹ thuật, nâng cao tay nghề… Do đó giá trị sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên, dần xâm nhập các thị trường khó tính trên thế giới

Giá trị sản xuất CN-TTCN của làng nghề từ năm 2000 - 2010 tăng từ 21-25% /năm Giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong những năm qua liên tục tăng: từ 235 triệu USD năm 2001, lên 600 triệu USD năm 2006 và hơn 900 triệu USD năm 2010 và mục tiêu đề ra sẽ đạt

2 tỷ USD năm 2013 (Chi cục Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc, 2012)

2.2 VAI TRÒ CỦA LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ _ XÃ HỘI VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

2.2.1 Tác động của sản xuất làng nghề tới kinh tế xã hội

Làng nghề đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế

xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện

đại hóa và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, giải quyết việc làm lúc nông nhàn,

tăng thu nhập và phát triển du lịch (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009)

Xác định vai trò quan trọng của làng nghề, Đảng và nhà nước đã chỉ ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2006 - 2015 của Bộ

Trang 19

NN&PTNT là thực hiện Chương trình “mỗi làng một nghề”, với mục tiêu

khôi phục và phát triển làng nghề nông thôn để tạo việc làm, thêm thu nhập Sản xuất tiểu thủ công nghiệp thường tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú với giá thành rẻ Các làng nghề truyền thống chủ yếu sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong nước Mặt khác, sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng các thị trường trong nước mà còn xuất khẩu với nhiều mặt hàng phong phú, có giá trị cao Trong đó, điển hình nhất là các mặt hàng thủ công

mĩ nghệ đạt giá trị gần 1 tỷ USD/năm Giá trị hàng hóa từ các làng nghề hàng năm đóng góp cho nền kinh tế quốc dân từ 40 - 50 ngàn tỷ đồng Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông thôn (Bộ Tài nguyên và Bảo vệ môi trường, 2009)

Sự phát triển của làng nghề trong những năm gần đây đã và đang làm tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế Không những thế làng nghề còn góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, tận dụng thời gian và lực lượng lao động ở nông thôn, góp phần cải thiện đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới

Những vùng có làng nghề phát triển đều thể hiện sự khang trang giàu

có, dân trí cao hơn hẳn những vùng thuần nông Cơ sở hạ tầng cũng đang dần

được nâng lên rõ rệt

Lợi ích của việc phát triển làng nghề không chỉ là ở kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương mà còn góp phần bảo tồn được giá trị văn hóa lâu dài Điểm chung của nhiều làng nghề là thường nằm trên trục giao thông đường bộ hay đường sông Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các điểm du lịch văn hóa Nhận thức được tiềm năng về phát triển du lịch tại làng nghề sẽ góp phần gia tăng tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp, dịch vụ ở địa phương, đồng thời tăng thêm cơ hội sản xuất, nâng cao đời sống người dân

Tuy nhiên, bên cạnh đó vấn đề môi trường ở các làng nghề đang là một

điều đáng lo ngại Để khắc phục khó khăn về mặt môi trường thì xu hướng

“phát triển bền vững” được coi là hợp lý và phù hợp với thời đại Phát triển bền vững có thể hiểu “là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế

Trang 20

hệ tương lai” Muốn giải quyết được theo xu hướng này, cần nắm được nguyên nhân của các vấn đề khó khăn nói chung và nguyên nhân, hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nói riêng trong hoàn cảnh cụ thể của từng làng nghề

để có được các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao hiệu

quả kinh tế

2.2.2 Tác động của sản xuất làng nghề tới sức khỏe cộng đồng

Tại các làng nghề ở Việt Nam, nơi sản xuất đan xen với khu nhà ở, hầu hết dân cư của làng tham gia vào quá trình sản xuất nên nguy cơ ảnh hưởng của điều kiện lao động và chất thải sản xuất đến sức khỏe người dân là rất lớn

Do môi trường không khí, nước ngầm, nước mặt và đất tại các làng nghề thường bị ô nhiễm nên số người dân tại các làng nghề bị mắc các bệnh đường

hô hấp, đau mắt, bệnh ngoài da, tiêu hóa, phụ khoa là rất cao Ngoài ra là một

số bệnh mang tính nghề nghiệp như bệnh bụi phổi, ung thư, thần kinh, đau lưng, đau cột sống

Ô nhiễm môi trường làng nghề làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang tham gia lao động và sinh sống tại chính làng nghề đó Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và so với làng không làm nghề tuổi thọ này cũng thấp hơn từ 5 đến 10 năm Ở các làng tái chế kim loại, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư, thần kinh rất phổ biến, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự phát thải khí độc, nhiệt cao và bụi kim loại từ các cơ sở sản xuất (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009)

Tại các làng sản xuất kim loại, tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến thần kinh, hô hấp, ngoài da, điếc và ung thư chiếm tới 60% dân số Tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, bệnh phụ khoa chiếm chủ yếu (13 - 38%), bệnh về đường tiêu hóa (8 - 30%), bệnh viêm da (4,5 - 23%), bệnh

đường hô hấp (6 - 18%), bệnh đau mắt (9 - 15%) (Bộ Tài nguyên và Môi

trường, 2009)

Bên cạnh các lợi ích kinh tế của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là các vấn đề về ô nhiễm môi trường do sử dụng các nguyên liệu sơn, dầu, aceton, xylen, toluen, benzen… tại đây, các bệnh hô hấp, bệnh ngoài da rất phổ biến

Trang 21

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương năm

2006, người lao động tại các làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có tỷ lệ mắc bệnh hoặc xuất hiện các triệu chứng bệnh cao hơn so với những người thuần nông sống trong khu vực làng nghề (Bộ Tài nguyên Môi trường, 2009)

2.3 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGỀ HIỆN NAY

Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề "Môi trường làng nghề Việt Nam", Hiện nay “hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm môi trường (trừ các làng nghề không sản xuất hoặc dùng các nguyên liêu không gây ô nhiễm như thêu, may ) Chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt

và 59,6% từ hóa chất Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy, 46% làng nghề

có môi trường bị ô nhiễm nặng ở cả 3 dạng; 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ” (Viện nghiên cứu Môi trường và phát triển bền vững, 2012)

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề thường xẩy ra ở mấy loại môi trường phổ biến sau:

- Ô nhiễm nước: ở Việt Nam, các làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, nước thải được đổ trực tiếp ra hệ thống kênh rạch chung hoặc ra sông Nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là quá trình xử

lý công nghiệp như: chế biến lương thực thực phẩm, mây tre, dệt, in, nung nấu kim loại, tẩy giấy và nhuộm… Thường thì nước thải ra bị nhiễm màu nặng và gây ra hiện tượng đổi màu đối với dòng sông nhận nước thải, có mùi rất khó chịu Hơn nữa là sự vượt quá TCCP đối với các hàm lượng BOD, COD, SS, và coliform, các kim loại nặng… ở cả nước mặt và nước ngầm, làm chết các sinh vật thủy sinh và chứa các mầm bệnh nguy hại cho con người

- Ô nhiễm không khí: gây bụi, hóa chất, hơi sơn, tiếng ồn và nóng do sử

dụng than và củi chủ yếu trong sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ và sản xuất

mộc (Trần Ngọc Chấn, 2000)

- Ô nhiễm chất thải rắn: do tái chế nguyên liệu (giấy, nhựa, kim loại…) hoặc do bã thải của các loại thực phẩm (sắn, dong), các loại rác thải thông

Trang 22

thường: nhựa, túi nilon, giấy, hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải khác thường được đổ ra bất kỳ dòng nước hoặc khu đất trống nào Làm cho nước ngầm và đất bị ô nhiễm các chất hóa học độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người

GS.TS Đặng Kim Chi đã cảnh báo "100% mẫu nước thải ở các làng nghề được khảo sát có thông số vượt tiêu chuẩn cho phép Môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) và ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu than củi

Tỷ lệ người dân làng nghề mắc bệnh cao hơn các làng thuần nông, thường gặp

ở các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da Nhiều

dòng sông chảy qua các làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm nặng; nhiều ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất do ô nhiễm không khí từ làng nghề"(Đặng Kim Chi, 2005)

Một trong những nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm kể trên là do các

cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, phát triển tự phát, không đủ vốn và không có công nghệ xử lý chất thải Bên

cạnh đó, ý thức của chính người dân làm nghề cũng chưa tự giác trong việc thu gom, xử lý chất thải Nếu không có các giải pháp ngăn chặn kịp thời thì tổn thất đối với toàn xã hội sẽ ngày càng lớn, vượt xa giá trị kinh tế mà các làng nghề đem lại như hiện nay

2.4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG LÀNG NGHỀ

Cùng với việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề, ô nhiễm môi trường cũng ngày càng tăng, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền Nhận thức được các vấn đề đó, một loạt văn bản về phát triển bền vững và BVMT làng nghề đã được ban hành và thực hiện, một số địa phương đã xây dựng và triển khai quy hoạch tập trung cho làng nghề với BVMT, bước đầu triển khai một số công cụ quản lý trong BVMT làng nghề như: Luật BVMT năm 2005 và nhiều văn bản dưới luật cũng đã được ban hành, trong đó có nêu trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của các bên liên quan trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề từ trung ương

đến địa phương

Trang 23

2.4.1 Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cấp trung ương

Theo báo cáo của chính phủ về tình hình thực hiện chính sách pháp luật

về môi trường tại khu kinh tế và làng nghề đã thống kê được 33 văn bản có liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất tại các làng nghề Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BVMT đã được xây dựng để áp dụng cho mọi đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, không phân biệt nằm trong khu vực nông thôn, làng nghề, khu đô thị, công nghiệp hay các khu vực khác nên khi áp dụng vào đối tượng sản xuất làng nghề thì không khả thi, hiệu lực triển khai thấp (Chi cục Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc, 2012)

Một số VBQPPL đã được ban hành:

- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển nghành nghề nông thôn

- Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006

về phát triển nghành nghề nông thôn

- Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn

- Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 về việc hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị Định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ

Gần đây nhất Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường ban hành Thông

tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làng nghề

Ngoài ra, còn rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật tuy không quy

định cụ thể đối với làng nghề nhưng phạm vi điều chỉnh bao gồm cả đối

tượng làng nghề

Về Quy chuẩn, Bộ NTN&MT đã nghiên cứu xây dựng chuyển đổi hoặc ban hành 23 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, trong đó có các quy chuẩn thải và quy chuẩn chất lượng môi trường xung quanh

Trang 24

Tuy nhiên, tương tự như các văn bản khác, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được ban hành và áp dụng cho mọi đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; không phân biệt đối tượng có nằm trong làng nghề hay không Vì vậy, do năng lực xử lý chất thải của các cơ sở trong làng còn rất hạn chế, nên thực tế khi áp dụng các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường vào các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề đã gặp nhiều khó khăn

2.4.2 Quy phạm pháp luật (VBQPPL); ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn

kỹ thuật môi trường làng nghề theo thẩm quyền của địa phương)

a Việc ban hành VBQPPL

Để cụ thể hóa đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ ở địa

phương mình, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành một số văn bản pháp luật có liên quan, cụ thể như sau:

- Chỉ thị số 13/CT/TƯ ngày 1/6/2005 Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường trong thời

- Quyết định số 8-2011/QĐ-UBND ngày 27/1/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt chương trình khuyến công tỉnh Vĩnh Phúc giai

đoạn 2011 - 2015

- Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2020

- Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND về cơ chế bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh

Trang 25

- Nghị quyết số 31/2010/NQ - HĐND về chương trình khuyến công tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015

- Quyết định 42/QĐ-UBND về trình tự thủ tục xét công nhận nghệ nhân, thợ giỏi, nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh

b Việc ban hành tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường có liên quan

Nội dung Quyết định 01/2012/QĐ-UBND về phân vùng môi trường các sông, suối, kênh, mương, khe, rạch để tiếp nhận nước thải được thể hiện tại Bảng 2.2

Bảng 2.2 Phân vùng môi trường các sông, suối, kênh, mương, khe, rạch

TT Tên sông, suối, kênh, rạch

Lưu lượng dòng chảy

Q (m 3 /s)

Thời điểm áp dụng

Từ năm

2012

Từ năm

2015

Từ năm

Trang 26

Trong đó: ký hiệu A, B trong bảng tương ứng với cột A, cột B trong các

tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải, là giá trị của các thông số

ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải khi xả vào các

nguồn tiếp nhận quy định cho các mục đích sử dụng khác nhau

Đối với môi trường không khí ở các khu vực nông thôn áp dụng hệ số

vùng Kv = 1,2 trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải

Công tác quản lý môi trường đối với làng nghề hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa được thành lập bộ phận riêng biệt Các vấn đề liên quan đến làng nghề được UBND tỉnh giao cho Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND cấp huyện trực tiếp quản lý

Nói chung, nhiều biện pháp BVMT làng nghề đã được triển khai, nhưng môi trường tại các làng nghề vẫn tiếp tục suy thoái Đó là do còn nhiều bất cập, hạn chế đang tồn tại và chưa được giải quyết, bao gồm: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đầy đủ; chức năng nhiệm cụ về BVMT làng nghề của các bộ, ngành và địa phương chưa rõ ràng và còn chồng chéo; tuy đã

có quy hoạch các cụm/khu công nghiệp tập trung của làng nghề vẫn chưa có

hệ thống xử lý nước thải tập trung, việc triển khai các công cụ quản lý còn nhiều yếu kém; nhân lực và tài chính cho BVMT còn thiếu

Trang 27

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Chất thải làng nghề, hiện trạng công tác quản lý và xử lý chất thải Làng mộc Thủ Độ

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Nghiên cứu thực trạng làng nghề mộc truyền thống trên

địa bàn thôn Thủ Độ, xã An Tường – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc

Thời gian thực hiện: từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 05 năm 2014

- Địa điểm: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội làng nghề Thủ Độ;

- Tìm hiểu tình hình sản xuất và phát sinh chất thải gây ô nhiễm ở làng nghề;

- Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề;

- Tìm hiểu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng;

- Đánh giá tình hình quản lý môi trường làng nghề;

- Đánh giá thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) trong quản

lý môi trường làng nghề và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường làng nghề

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thu thập từ báo cáo của Ủy ban xã An Tường năm 2012, hiện trạng môi trường làng nghề từ báo cáo tổng quan các làng nghề của Huyện Vĩnh Tường năm 2012 Các số liệu phân tích lấy từ “Báo cáo chuyên đề hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đất, nước, không khí trên địa bàn huyện Vĩnh Tường”… Các báo cáo liên quan đến khu vực nghiên cứu

Thu thập tài liệu thông qua các sách báo, tạp trí giáo trình và các báo cáo

tổng kết, dự án, đề tài, internet và những tài liệu liên quan

Trang 28

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Khảo sát thực địa: Thông qua quá trình đi thực tế để quan sát, nắm

bắt được các thông tin cần thiết về quy trình sản xuất và tình hình môi trường tại các hộ gia đình sản xuất Các thông tin này sẽ được đối chiều với các

thông tin thu được nhờ phỏng vấn hoặc thu thập được từ cơ quan quản lý

Phương pháp điều tra

Phỏng vấn :

Nội dung phỏng vấn: Quy trình sản xuất, nguồn phát sinh ô nhiễm,

ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe, vai trò của cộng đồng trong

quản lý môi trường làng nghề, và phân tích SWOT (đánh giá bằng cách mô tả

và cho điểm,…)

Phỏng vấn hộ: Phỏng vấn 30 hộ bằng bảng hỏi định sẵn với các nôi

dung trên nhằm bổ trợ cho các kết quả phỏng vấn nhóm

Sử dụng sơ đồ nhằm đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng trong

công tác quản lý và bảo vệ môi trường

Phân tích (SWOT) những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức

trong vấn đề quản lý chất thải làng nghề

3.3.3 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Trên cơ sở những số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, sử dụng phần mềm excel để tính toán và xử lý thống kê Các số liệu cần được xử lý chính là các số liệu thu thập được từ phiếu điều tra, phỏng vấn, quan sát những số liệu này sẽ được tính toán, xử lý để đưa ra được kết quả nghiên cứu

Trang 29

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LÀNG NGHỀ THỦ ĐỘ

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

Trang 30

Làng nghề Thủ Độ nằm bên phía Tây của xã An Tường Phía Đông giáp thôn Bích Chu, phía Nam giáp xã Minh Châu - Ba Vì - Hà Nội; phía Tây

và Bắc giáp xã Lý Nhân

An Tường nằm trải dài theo trục đường QL2C là đường liên tỉnh nối liền Thị Xã Sơn Tây và Thành Phố Tuyên Quang thuận lợi cho việc buôn bán, trao đổi hàng hóa khắp các tỉnh phía Bắc Từ QL2C vào đến Thủ Độ khoảng 1km, thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm ra các tỉnh bạn

b Địa hình, địa mạo

Làng Thủ Độ thuộc cùng bãi bồi ngoài đê Sông hồng địa hình bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam Phía Bắc và Tây Bắc có đồi thấp thuộc các xã Lũng Hòa, Bồ Sao, Yên Lập, ngược lại phía Tây và Tây Nam

có nhiều đầm sâu, ruộng mấp mô thường tạo thành những lòng chảo nhỏ

Do địa hình thấp hơn các vùng khác nên vào mùa mưa làng Thủ Độ thường bị úng lụt gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân

c Khí hậu

Thủ Độ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân theo 4 mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông Trong đó mùa Hạ và mùa Đông là hai mùa chính Mùa Hạ mưa nhiều hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam Mùa Đông ít mưa, lạnh, hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc Hai mùa Xuân, Thu là hai mùa chuyển tiếp

Theo số liệu thống kê một số chỉ tiêu về khí hậu như sau:

- Nhiệt độ bình quân hàng năm: 26,6 0C

- Nhiệt độ thấp nhất và cao nhất trong năm: 6,7 0C - 39,40C

- Độ ẩm không khí bình quân: 82 %

- Độ ẩm thấp nhất và cao nhất: 47% - 100%

- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1552 mm, với năm cao nhất

là 2106 mm, năm thấp nhất 1069 mm Lượng mưa phân bố tương đối đều từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85% - 90% lượng mưa cả năm

Khí hậu thời tiết nhìn chung thuận lợi, tuy nhiên có những năm thời tiết diễn biến bất thường như có bão (vào mùa mưa) Gió mạnh kèm theo mưa lớn

và gió Tây Nam khô nóng Hai loại gió này ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân

Trang 31

d Địa chất thủy văn, địa chất công trình

Khu vực làng nghề nằm ngoài đê Trung ương nên bị ảnh hưởng bởi lũ lụt theo chu kỳ Đất đai thì thuộc đất phù sa cổ, tuy chưa có tài liệu khoan thăm giò địa chất, nhưng qua kinh nghiệm đã xây dựng một số công trình trên

địa bàn cho thấy đối với nhà xây dựng 1 ÷ 2 tầng không phải gia cố móng, từ

3 tầng chở lên cần phải xử lý gia cố móng cho phù hợp

4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

a Điều kiện kinh tế:

Cơ cấu kinh tế của xã An Tường và làng Thủ Độ theo các khối ngành

được trình bày trong Bảng 4.1

Bảng 4.1 Cơ cấu kinh tế năm 2012 của xã An Tường và làng Thủ Độ

(Nguồn: UBND xã An Tường, 2012)

Cơ cấu kinh tế xã An Tường và làng Thủ Độ có xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành CN - TTCN và thương mại dịch vụ Tập trung phát triển thế mạnh về các ngành truyền thống đem lại việc làm, thu nhập và lợi nhuận cho người dân như nghề mộc, kim khí và buôn bán

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã trong năm 2012 vừa qua: tổng giá trị thu nhập đạt 152,5 tỷ/năm tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 16,3 triệu đồng/người/năm tăng 14,1% so với cùng kỳ Trong đó ngành tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất (44% so với tổng doanh thu của xã) Tỷ trọng ngành này ở làng Thủ Độ cũng khoảng tương

đương so với xã (45%) nhưng tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ chiếm 15%, ít

hơn một nửa so với xã Bù lại ngành thương mại, dịch vụ và các nguồn thu khác lại chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn (40% so 21%) Nhìn chung về cơ cấu kinh

tế của xã An Tường nói chung, và làng Thủ Độ nói riêng đã có những chuyển

Trang 32

biến tích cực theo định hướng phát triển của huyện Vĩnh Tường trong giai đoạn mới, đó là tận dụng lợi thế để phát triển công nghiệp, TTCN, dịch vụ Nhờ sự chuyển đổi này mà vấn đề lao động và việc làm đã được giải quyết và đời sống người dân nơi đây cũng không ngừng được cải thiện

b Dân số và lao động:

Theo kết quả điều tra của xã An Tường năm 2012 toàn xã có 6.343 người Riêng làng nghề Thủ Độ có 1.181 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 900 người (chiếm 76,2% dân số), số người tham gia sản xuất làng nghề là 750 người (chiếm 63.5% dân số, 83,3% lao động) Làng nghề Thủ Độ có 273 hộ gia đình, trong đó có 255 hộ gia đình sản xuất làng nghề (chiếm 93,4%) (Bảng 4.2) Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của xã năm

2012 là 19,73%

Bảng 4.2 Dân số và lao động ở làng nghề Thủ Độ

được quan tâm chú trọng phát triển để trở thành hàng hóa, được khôi phục và

phát triển mạnh như Nghề mộc ở Thanh Lãng - Bình Xuyên; Nghề Mộc ở Hội Hợp - T.P Vĩnh Yên; Nghề mộc Hiển Lễ - xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên; nghề mộc Bích Chu, Thủ Độ - An Tường, Vĩnh Tường

Nằm ở vùng đất bãi bên bờ sông Hồng thuộc huyện Vĩnh Tường, Thủ Độ

là khu vực làng nghề đã có từ lâu và mới phát triển mạnh trong những năm

Trang 33

gần đây Từ rất lâu, Thủ Độ nổi tiếng về kỹ thuật làm đồ gỗ, khéo tay, có con mắt nghệ thuật cao Người Thủ Độ đã từng vác cưa, đục đi hành nghề ở khắp mọi nơi, tay nghề của họ có thể sánh với thợ Sơn Tây, Nam Định - những địa phương được xếp hàng trứ danh về nghề mộc Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống là sự kết hợp khéo léo giữa chất liệu tự nhiên là gỗ với bàn tay khối óc của người thợ Mỗi sản phẩm làm ra đều đánh dấu sự phân công lao

động hợp lí, kết hợp với đồ họa, kiến trúc tỉ mỉ của con người

Làng gồm 273 hộ thì có đến 255 hộ làm mộc Trong toàn xã có tới 4 doanh nghiệp tư nhân thành lập đã 10 năm, 2 công ty TNHH thành lập từ 5 năm trước Hiện nay, công cụ làm mộc đã được cơ khí hóa, điện khí hóa nên sản phẩm làm ra rất phong phú về chủng loại và đạt chất lượng cao cả hàng cao cấp,

cả hàng thông dụng Năm 2012 giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của xã ước

đạt gần 60 tỷ đồng, chiếm trên 50% tổng giá trị sản xuất của toàn xã Việc gìn

giữ và phát triển nghề mộc đã góp phần nâng cao đời sống cho người dân trong

xã, tỷ lệ hộ khá giàu tăng từ 40% lên trên 60%, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6,3% (cuối năm 2011) xuống còn 5,1% (cuối năm 2012) (Ngô Tuấn Anh, 2013)

Thâm niên nghề của lao động làng Thủ Độ cũng khá cao, chủ yếu có thâm niên trên 20 năm Với 30 hộ được hỏi có tới 16 hộ đã làm nghề trên 20 năm chiếm 53,3%, 5 hộ đã làm nghề khoảng 10 năm chiếm 16,7% và 9 hộ làm mới làm nghề khoảng 5 năm chiếm 30% Điều này đã phần nào cho thấy tính ổn định của làng nghề Thủ Độ

Bảng 4.3 Kinh nghiệm nghề mộc của lao động làng nghề Thủ Độ (N=30)

Thủ Độ vốn là nơi đất chật người đông, từ lâu đời người dân nơi đây sống dựa vào nghề mộc Từ trước những năm 2003, khi nghề mộc còn chưa phát triển cuộc sống của họ khá khó khăn, nhiều người phải đi làm nghề ở nơi khác kiếm sống Vài năm trở lại đây nghề mộc phát triển mạnh mẽ, rất nhiều người đã trở về quê hương mở xưởng tại nhà, kiếm sống ngay trên chính mảnh đất của cha ông để lại Có thể thấy nghề mộc chính là nguồn sống, là

Trang 34

miếng cơm manh áo của những người dân nơi đây, vì thế các cơ quan đoàn thể, các cấp chính quyền cần phải có những chính sách phát triển hợp lý nhằm nâng cao điều kiện sống và trình độ dân trí của người dân nơi đây

Làng nghề mộc Thủ Độ có đặc điểm phát triển sản xuất chủ yếu ở quy

mô hộ gia đình, các sản phẩm chính là tủ, giường, bàn, ghế, cót và các loại vật dụng gỗ Hiện nay hầu hết các cơ sở sản xuất của làng nghề đã trang bị các thiết bị cơ khí chuyên dụng hiện đại như máy xẻ, máy bào, máy đục, máy soi, máy dọc, máy trà, máy phun sơn, bể luộc và sấy gỗ nhằm giải phóng sức lao

động, mở rộng quy mô sản xuất đưa sản xuất làng nghề theo hướng công

nghiệp hóa

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của làng nghề ô nhiễm môi trường đã

và đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống hàng ngày

và tới sức khỏe của cộng đồng

4.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ PHÁT SINH CHẤT THẢI TẠI LÀNG NGHỀ MỘC THỦ ĐỘ

4.2.1 Tình hình sản xuất của làng nghề Thủ Độ

4.2.1.1 Quy mô sản xuất

Quy mô sản ngày càng phát triển, hiện nay làng nghề có trên 255 hộ gia

đình chuyên sản xuất đồ gỗ, thu hút 750 lao động tham gia Sản lượng trung

bình hàng năm đạt gần 400.000 sản phẩm/năm Doanh thu từ làng nghề thường đạt 60 - 65% tổng thu nhập của toàn xã Tuy nhiên việc phát triển làng nghề truyền thống ở Thủ Độ vẫn mang tính tự phát, sản phẩm còn đơn điệu, sản phẩm làm ra tính sáng tạo không cao

4.2.1.2 Nguyên liệu và định mức sử dụng trong sản xuất

Gỗ là nguyên liệu cơ bản cho quá trình sản xuất Gỗ nguyên liệu được

sử dụng bao gồm các loại gỗ trong đó có các loại gỗ có giá trị cao thuộc nhóm quý hiếm như gụ, trắc, mun, lim trong đó nhiều nhất là gỗ mun và gụ Bên cạnh đó quá trình sản xuất còn sử dụng nhiều nguyên vật liệu và hóa chất khác như keo cồn, bột đắp, giấy ráp và đối với sản phẩm hoàn thiện gồm sơn

và vecni các loại

Theo số liệu điều tra, các loại vật liệu, mục đích sử dụng, mẫu mã và loại sản phẩm rất phong phú nên định mức nguyên liệu và hóa chất đối với

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. An Tường (2012), “Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2012”, tr 3 - 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2012
Tác giả: An Tường
Năm: 2012
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt - QCVN 08:2008/BTNMT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt - QCVN 08:2008/BTNMT
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2008
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Quy chuẩn quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh. - QCVN 05:2009/BTNMT 5. Bộ Tài nguyên Môi trường (2009), Báo cáo hiện trạng môi trường quốcgia 2008: Môi trường làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng, tr 4 - 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chuẩn quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh. - QCVN 05:2009/BTNMT" 5. Bộ Tài nguyên Môi trường (2009), "Báo cáo hiện trạng môi trường quốc
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Quy chuẩn quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh. - QCVN 05:2009/BTNMT 5. Bộ Tài nguyên Môi trường
Năm: 2009
8. Bộ Tài nguyên Môi trường (2011), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 40:2011/BTNMT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước "thải công nghiệp
Tác giả: Bộ Tài nguyên Môi trường
Năm: 2011
9. Chi cục Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc (2012), “Báo cáo tổng hợp hiện trạng môi trường các làng nghề tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo tổng hợp hiện trạng môi trường các làng nghề tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012
Tác giả: Chi cục Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc
Năm: 2012
10. Chi cục Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc (2008), “Một số vấn đề môi trường làng nghề việt nam và thực trạng môi trường làng nghề vĩnh phúc” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề môi trường làng nghề việt nam và thực trạng môi trường làng nghề vĩnh phúc
Tác giả: Chi cục Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc
Năm: 2008
11. Đặng Kim Chi (2011), “Báo cáo hiện trạng kinh tế xã hội làng nghề Việt Nam”, hội thảo đề tài 08 - 09. Hà Nội. Viện Khoa học và Công nghệ.Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, tr 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng kinh tế xã hội làng nghề Việt Nam
Tác giả: Đặng Kim Chi
Năm: 2011
12. Đặng Kim Chi (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật, tr 5 - 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề Việt Nam và môi trường
Tác giả: Đặng Kim Chi
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2005
13. Sở TN&MT, Trung tâm TN&BVMT (2012), Báo cáo chuyên đề “Tình hình xả thải tại các khu vực thị trấn, làng nghề và hiện trạng công tác thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Vĩnh Tường” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tình hình xả thải tại các khu vực thị trấn, làng nghề và hiện trạng công tác thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Vĩnh Tường
Tác giả: Sở TN&MT, Trung tâm TN&BVMT
Năm: 2012
14. Sở TN&MT, Trung tâm TN&BVMT (2012), Báo cáo chuyên đề “Tình hình xả thải tại các khu vực thị trấn, làng nghề và hiện trạng công tác thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Vĩnh Tường” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tình hình xả thải tại các khu vực thị trấn, làng nghề và hiện trạng công tác thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Vĩnh Tường
Tác giả: Sở TN&MT, Trung tâm TN&BVMT
Năm: 2012
15. Sở TN&MT, Trung tâm TN&BVMT (2012), Báo cáo chuyên đề “Hiện trạng và diễn biến chất lượng đất, nước , không khí trên địa bàn huyện Vĩnh Tường” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hiện trạng và diễn biến chất lượng đất, nước , không khí trên địa bàn huyện Vĩnh Tường
Tác giả: Sở TN&MT, Trung tâm TN&BVMT
Năm: 2012
16. Trung Tâm Tài Nguyên và Môi Trường Vĩnh Phúc (2012), “Báo cáo hiện trạng môi trường không khí làng nghề 2012” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo hiện trạng môi trường không khí làng nghề 2012
Tác giả: Trung Tâm Tài Nguyên và Môi Trường Vĩnh Phúc
Năm: 2012
17. Trung Tâm Nghiên cứu Quan trắc & Mô hình hóa Môi trường (2011), “Báo cáo hiện trạng môi trường nước mặt tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, tr 30 - 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng môi trường nước mặt tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả: Trung Tâm Nghiên cứu Quan trắc & Mô hình hóa Môi trường
Năm: 2011
18. Trần Minh Yến (2003), Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH - HĐH, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH - HĐH
Tác giả: Trần Minh Yến
Năm: 2003
19. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Phúc (2012), “Quyết định số 01/2012/QĐ- UBND ngày 10/01/2012 ban hành quy định phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, Vĩnh Yên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 10/01/2012 ban hành quy định phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả: Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Phúc
Năm: 2012
20. Viện nghiên cứu Môi trường và phát triển bền vững (2012), Chất lượng môi trường ở hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn, www.vst.vista.gov.vn, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng môi trường ở hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn, www.vst.vista.gov.vn
Tác giả: Viện nghiên cứu Môi trường và phát triển bền vững
Năm: 2012
6. Bộ Tài nguyên Môi trường (2010), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia v ề tiếng ồn - QCVN 26:2010 /BTNMT Khác
7. Bộ Tài nguyên Môi trường (2010), Quy chuẩn kỹ thu ật quốc gia v ề độ rung - QCVN 27:2010/BTNMT Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w