Tại ThủĐộ nơi sản xuất và chế biến các loại gỗđan xen với khu nhà ở
và hầu hết dân cư, từ người già đến trẻ nhỏ, của xã đều tham gia vào quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất thường thải ra một lượng lớn các bụi gỗ, tiếng ồn và hơi sơn như đã mô tả ở trên nên nguy cơ ảnh hưởng từ điều kiện lao động và các loại chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất đến sức khỏe người dân trong làng là rất lớn. Qua nghiên cứu các bệnh mà người dân trong làng nghề mộc thường mắc phải bao gồm tai- mũi- họng, các bệnh về đường hô hấp và dị ứng ngoài da. Hơn nữa, những bụi gỗ trắc, gỗ lim và một số loại
gỗ quý hiếm có tính độc hại, chúng dễ gây kích thích mắt, mũi và có khả năng gây bệnh đường hô hấp (Nguyễn Liên Hương, 2006). Ngoài ra người tham gia sản xuất nghề cũng còn có thể mắc phải các bệnh mang tính chất nghề
nghiệp như: Đau lưng, các bệnh về cột sống hoặc bụi phổi.
Dưới đây là bảng kết quả phỏng vấn những người dân sống trong làng nghề Thủ Độ bằng phương pháp phỏng vấn nhóm (cho điểm về tần suất gặp các loại bệnh và đối tượng mắc bệnh).
Bảng 4.8: Các loại bệnh thường gặp của người dân làng nghề Thủ Độ
STT Loại bệnh
Mức độ ô nhiễm
Người già (>60) Trung niên (>40) Trẻ em
1 Điếc *** *** * 2 Hô hấp *** *** *** 3 Đau mắt *** * ** 4 Dịứng ** ** *** 5 Da liễu * * *** 6 Ung thư * * *
(Nguồn: phỏng vấn nhóm ở thôn Thủ Độ thời gian tháng 3-4 năm 2014) Ghi chú: mức độ gặp thường xuyên tăng theo số dấu *
*: ít gặp *** thường xuyên gặp
Từ kết quả điều tra cho thấy các bệnh thường gặp nhất là các bệnh liên quan đến đường hô hấp trong đó người lớn là chủ yếu (những người già và những người tham gia lao động trực tiếp). Đứng thứ hai là bệnh dị ứng do tiếp xúc với các loại hơi sơn, vecni và dị ứng do tiếp xúc với gỗ, loại bệnh này thường gặp ở trẻ em nhiều hơn.
Những điều đó phần nào cho thấy tác hại của hơi hữu cơ dung môi, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dân.