Tình hình thu gom và vận chuyển và xử lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề mộc truyền thống Thủ Độ, xã An Tường - huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 52)

a. Tình hình thu gom và vận chuyển chất thải rắn

Trước năm 2006, khi chưa có một cơ quan, tổ chức nào đứng ra chịu trách nhiệm thu gom rác thải. Rác thải (mùn cưa, gỗ nhỏ…) được tái sử dụng

để đun nấu. Ở những vùng xung quanh làng nghề, người dân dùng mùn cưa

đểđun nấu. Cho nên những người dân xung quanh làng chính là những người thu gom rác thải sản xuất chủ yếu của làng. Mùn cưa được những người mua

đóng vào bao rồi vận chuyển đi. Mùn cưa có nhiều, người dân xung quanh làng nghề không sử dụng hết, các cơ sở sản xuất phải mang đi đốt, tiêu hủy ở

những khu đất trống, cánh đồng, bờ đê gây ra khói bụi làm ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh.

Từ năm 2006 đến nay, rác thải trong quá trình sản xuất của làng nghề đã có một số hộ gia đình đứng ra chuyên chịu trách nhiệm thu gom. Như cơ

sở của anh Phạm Thanh Tùng, chị Hà Thị Bích, Chị Phạm Thị Nhớ… Trong

sở của chị hiện đang có 5 công nhân làm thường xuyên và tất cả là nữ, các bao mùn cưa này được tập trung tại cơ sở của chị sau 3 - 4 ngày sẽ chuyển cho các công ty ở Việt Trì có nhu cầu thu mua mùn cưa để đốt, đóng bìa carton, làm bàn gỗ ép…. Nên hiện tượng khói mù mịt trời nay không còn nữa.

Đối với chất thải rắn sinh hoạt và một phần chất thải sản xuất như mùn cưa, gỗ, chai lọ không sử dụng, keo cồn được người dân thu gom rồi đổ hết lên bờ đê sông Hồng đoạn chảy qua địa bàn thôn gây ô nhiễm nghiêm trọng.

b. Tình hình xử lý các chất thải rắn

- Đối với chất thải sản xuất: Chất thải rắn sản xuất phát sinh từ tất cả

quá trình gia công chế biến gỗ chủ yếu là gỗ vụn, mùn cưa, mùn bào, vỏ bào, dăm bào… được các cơ sở chuyên thu gom đến thu hàng ngày đóng bao và chuyển đi.. Vỏ hộp sơn và các can đựng có thể sử dụng lại.

- Đối với rác thải sinh hoạt: Cho đến nay rác thải sinh hoạt của thôn Thủ Độ đang là vấn đề khá nhức nhối và gây tranh cãi nhiều. Hiện cả thôn chưa có bãi thu gom rác thải tập trung, người dân thu gom rồi đổ cả ra sông, sườn đê… gây ô nhiễm nước sông, thu hút nhiều ruồi nhặng và rất mất mỹ

quan. Những hộ dân sống gần bờ đê thường xuyên phải chịu những mùi hôi thối, họđã nhiều lần kiến nghị lên cơ quan chính quyền xã yêu cầu quy hoạch bãi đổ chất thải tập trung riêng nhưng cho đến nay vẫn không có được câu trả

lời thỏa đáng.

Được hỏi về vấn đề này ông Nguyễn Đình Chiến cho biết: “Chúng tôi hiện đang rất bức xúc về vấn đề này, song do chưa có kinh phí và không có đất nên hiện nay ThủĐộ vẫn chưa thể quy hoạch tập kết rác thải của cả làng”.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề mộc truyền thống Thủ Độ, xã An Tường - huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 52)