Tình hình xử lý bụi, tiếng ồn, hơi sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề mộc truyền thống Thủ Độ, xã An Tường - huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 54)

Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế tại cơ sở cho thấy một trong hai nguồn thải chính của các cơ sở sản xuất là bụi bay lơ lửng trong không khí.

Để giảm thiểu lượng bụi trong khu sản xuất, các cơ sở sản xuất đã sử

dụng máy hút bụi công nghiệp để giảm bớt bụi trong quá trình chà gỗ chiếm 70% tổng số cơ sở sản xuất của làng. Tuy nhiên, máy hút bụi này chỉ có thể

làm giảm lượng bụi tại nơi sản xuất mà không phải là biện pháp triệt để, bụi qua máy hút được phun thẳng lên trời, phát thải trực tiếp ra môi trường xung quanh gây nhiễm bẩn không khí cục bộ.

Ngoài ra, nhiều cơ sở sản xuất đã bố trí vị trí làm việc của các máy cưa, máy chà, máy đánh bóng và khu vực đánh giấy ráp ở những nơi riêng biệt, ít người qua lại. Mặc dầu vậy cách bố trí như thế vẫn nằm ngay trong nhà xưởng chật hẹp, không có vách ngăn cách nên chỉ giảm bớt được một phần nào. chỉ có tác dụng hạn chế bụi do máy cưa còn không hiệu quả đối với loại bụi nhỏ của các máy chà và đánh bóng. Mặt khác, trong sản xuất còn sử dụng các loại keo cồn, sơn và vecni nên ngoài bụi, người thợ trực tiếp làm việc còn phải tiếp xúc với hơi dầu và xăng. Tuy nhiên, người lao động chưa hiểu hết tác hại của bụi nên vật bảo hộ lao động của người thợ nghề chỉ có duy nhất một cái khẩu trang.

Tiếng ồn do các máy móc hoạt động tương đối lớn, hầu hết các loại máy đều gây ra tiếng ồn, đặc biệt là máy cưa CD, máy vanh, máy bào và khoan. Mức độ ồn cao, chủ yếu là ban ngày với mức âm từ 80,8 đến 84 dBA, trên dưới tiêu chuẩn cho phép tại nơi làm việc. Hiện nay tất cả các cơ sở sản xuất đều không có giải pháp gì để hạn chế tiếng ồn.

Tóm lại, do sản xuất nằm ngay trong gia đình và với mức độ tập trung cao nên những ảnh hưởng của ô nhiễm của bụi và tiếng ồn càng lớn hơn. Đây có lẽ

là vấn đề môi trường bức xúc nhất của người dân và chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề mộc truyền thống Thủ Độ, xã An Tường - huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 54)