Hệ thống quản lý môi trường làng nghề

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề mộc truyền thống Thủ Độ, xã An Tường - huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 48)

Để quản lý tốt các vấn đề môi trường đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ

nắm được các quy luật của tự nhiên và kinh tế xã hội, từ đó có thể thấy các mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa chúng thì mới có thể giải quyết tốt các vấn

đề xung đột môi trường trong quá trình phát triển.

Vai trò của cơ quan hành chính, các tổ chức trong việc quản lý và bảo vệ môi trường làng nghề được thể hiện qua sơđồ sau:

Hình 4.4: Vai trò của các tổ chức trong quản lý môi trường làng nghề Thủ Độ

(Nguồn: phỏng vấn ở thôn Thủ Độ, tháng 3-4 năm 2014)

Theo đánh giá của cộng đồng về mức độ quan tâm của các tổ chức đối với vấn đề môi trường nông thôn qua hình 4.5. Qua sơ đồ ta thấy có rất nhiều tổ chức cùng quan tâm đến môi trường, các tổ chức đoàn thể trong thôn có sự

quan tâm lớn nhất đến môi trường mà quan trọng nhất là trưởng thôn, hội phụ

nữ, đoàn thanh niên, cộng đồng người dân sống và làm việc tại làng nghề. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của UBND cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.

Trong những năm qua, nhận thức về vấn đề môi trường của xã trong các ban ngành, các bộ phận dân cư đã được nâng lên một bước. Nhận thức

được tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng Ủy và HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường:

+ Nghị quyết số 20/2001/NQ- HĐND về việc ban hành quy chế bảo vệ

môi trường và quản lý hệ thống giao thông, cống rãnh trong xã.

+ Nghị quyết số 38/2003/NQ - HĐND về việc thông qua phương án mở

rộng phát triển làng nghề.

Cấp tỉnh

Cấp huyện Ngân hàng công thương Cấp xã Trưởng thôn Đoàn thanh niên Quản lý môi trường làng nghề Hội phụ nữ Cộng đồng

UBND xã An Tường trong thời gian gần đây đã quan tâm hơn đến vấn

đề ô môi trường ở địa bàn các thôn. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ môi trường của Bích Chu nhìn chung còn yếu và thiếu. Toàn xã đã có 1 cán bộ

chuyên trách về môi trường tuy nhiên là cán bộ chuyển ngạch, chưa có trình

độ chuyên môn cao. Trách nhiệm quản lý trực tiếp về vấn đề môi trường được giao cho bên xã đội với vai trò kiêm nhiệm. Như vậy tinh thần trách nhiệm trong công việc không cao và cho đến hiện nay trên địa bàn toàn xã việc đưa ra và thực hiện giải pháp nào nhằm bảo vệ môi trường là rất ít.

Đóng góp vai trò nòng cốt trong việc bảo vệ môi trường làng nghề là hội phụ nữ và đoàn thanh niên. Hội phụ nữ và đoàn thanh niên kết hợp với nhau tổ chức vận động quần chúng nhân dân tự làm sạch nhà mình, đoạn

đường ngõ xóm ở khu vực ở mình và vận động bà con đổ rác vào thùng đựng riêng của gia đình. Xây dựng và ban hành quy chế VSMT tháng 3/2000: với mức thu phí 3000 đồng/khẩu hoặc 20.000 đồng/hộ/năm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của các cán bộ và nhân dân. Ngoài ra

đoàn thanh niên còn phát động một số phong tràn quét dọn, vệ sinh cống rãnh trong xóm thôn, và tự quản một số tuyến đường.

Tuy nhiên, đối với quy mô sản xuất và khối lượng chất thải ngày càng tăng như hiện nay thì những giải pháp như trên không thể giải quyết được tình trạng ô nhiễm.

* Nhận thức của người dân trong quản lý môi trường làng nghề

Một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đối với vấn đề ô nhiễm môi trường của làng nghề hiện nay là ý thức bảo vệ môi trường của toàn thể

cộng đồng. Đây cũng là một khó khăn chung của nhiều nơi chứ không riêng gì ThủĐộ.

Trước hết phải kể đến là khó khăn về trình độ của người lao động. Trình độ văn hoá của lao động trong các cơ sở sản xuất làng nghề Bích Chu khá thấp: theo số liệu thống kê của UBND xã An Tường, trong tổng số những người lao động trực tiếp thì số người mới học hết cấp I chiếm 6,4%; học hết cấp II chiếm 78,6%; và số người học hết cấp III chỉ chiếm 15 % (UBND xã An Tường, 2012).

Đây là những người trực tiếp tham gia sản xuất và trực tiếp tạo ra lượng thải đối với môi trường. Nếu họ nhận thức được sức chứa của môi trường là có hạn và nhận thấy được hậu quả của việc môi trường bị ô nhiễm thì họ sẽ có ý thức hơn trong việc kiểm soát lượng thải của mình. Song, hiện nay các lao động trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề đa số mới có trình độ phổ thông, thậm chí hết trung học, họ cũng ít được tham gia các chương trình tuyên truyền về vấn đề sản xuất với môi trường, bởi vậy việc xả thải bừa bãi cũng là điều không tránh khỏi.

Trình độ văn hoá thấp là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, và đây cũng là trở ngại lớn cho việc tuyên truyền cải thiện và bảo vệ môi trường tại làng nghề.

Qua kết quả quan sát và phỏng vấn bằng các phiếu điều tra các hộ gia

đình tại ThủĐộ vừa qua cho thấy rằng:

- Cộng đồng hoàn toàn nhận thức được vấn đề ô nhiễm hiện tại của làng nghề.

- Về phía một số cán bộđịa phương thì phản ứng cũng khá bức xúc với vấn đề ô nhiễm song cho rằng nếu không sản xuất thì không có thu nhập, và hơn thế họ cho rằng làm nghề mộc bụi, ồn, hơi sơn là điều đương nhiên, không có biện pháp gì để ngăn chặn hoàn toàn được. Mặt khác, chính từ nghề

mộc mà đã làm nên ThủĐộ ngày hôm nay .

- Về tác hại của ô nhiễm: Hầu hết mọi người đều nhận thấy môi trường ô nhiễm đặc biệt là môi trường không khí, song về tác hại của nó thì dường như

cộng đồng chưa đánh giá ở mức độ rất nguy hiểm nên xảy sinh tâm lý “sản xuất và sống chung với ô nhiễm”.

- Đa số những người dân được hỏi đều cho rằng làm nghề mộc bụi và

ồn là điều đương nhiên và không thể tránh khỏi. Đa số người dân đều chấp nhận sống chung với nó.

- Được hỏi về giải pháp cải thiện môi trường làng nghề, cũng có nhiều ý kiến khác nhau: Đa phần các ý kiến đều theo chiều hướng trông chờ vào sự giải quyết của các cơ quan chính quyền nhà nước, của cấp trên. Hiện nay, người dân cũng đã có sử dụng một số giải pháp để giảm thiểu bụi nhưng không phải là giải pháp tối ưu nhất.

Nhìn chung, qua các ý kiến cho thấy cộng đồng có nhận thức được thực trạng ô nhiễm, song chưa thấy hết được mức độ nguy hại của tình trạng này. Đa phần vẫn đặt lợi ích kinh tế lên trên hết. Tư tưởng của họ như là chấp nhận “sản xuất và sống chung với ô nhiễm” cho tới khi nào nhà nước có cách giải quyết tốt hơn. Nhưng xét về nhiều góc độ cũng cần lưu ý rằng, người sản xuất đa số còn hạn chế về trình độ, họ chủ yếu là các lao động phổ thông và sản xuất với quy mô nhỏ lẻ từng hộ gia đình, vì thế họ thiếu một cái nhìn tổng thể đối với các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường. Trong khi nhu cầu cuộc sống lại tăng lên không ngừng, vì vậy rất khó có thể thuyết phục họ sản xuất gắn với bảo vệ môi trường trong giai đoạn này mà chưa có những giải pháp cân đối giữa kinh tế, xã hội và môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề mộc truyền thống Thủ Độ, xã An Tường - huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)