Tình hình môi trường nước của ThủĐộ theo đánh giá chung của người dân là có sự ô nhiễm về cả nước ngầm và nước mặt. Do xã An Tường chưa có hệ thống nước sạch theo tiêu chuẩn của bộ y tế, nên toàn bộ người dân trong xã đều phải sử dụng nước giếng khoan lấy từ hệ thống nước ngầm. Vì vậy mà nước ngầm có vai trò quan trọng đến cuộc sống của người dân trong xã nói chung và của thôn ThủĐộ nói riêng. Qua khảo sát điều tra có 67% số hộ cho rằng nguồn nước sinh hoạt đang bị ô nhiễm và 30% số hộ cho rằng có ô nhiễm nhưng không đáng kể .
.
Hình 4.3. Đánh giá của người dân về sự ô nhiễm nguồn nước ở làng Thủ Độ
a. Hiện trạng môi trường nước sông Hồng đoạn chảy qua Thủ Độ
Nhằm đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt của làng nghề mộc Thủ Độ, Trung tâm TN&BVMT - Sở TN&MT Vĩnh Phúc đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu ngày 20 tháng 11 năm 2012.
Kết quả phân tích chất lượng nước sông Hồng tại bến phà Vĩnh Thịnh
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước tại sông Hồng đoạn chảy qua Thủ Độ (20/11/2012)
ST
T Chỉ tiêu phân tích Phương pháp
phân tích Đơn vị Kết quả Giới hạn cho phép (cột B1) 1 Nhiệt độ Đo nhanh oC 24,6 - 2 pH* TCVN 6492:2011 - 7,6 5,5-9 3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)* TCVN 6625:2000 mg/l 63 50
4 Nhu cầu ôxy hòa tan
(DO) Đo nhanh mg/l 6,8 >4
5 Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5)*
TCVN 6001-
1:2008 mg/l 13,92 15
6 Nhu cầu ôxy hóa học (COD)* TCVN 6491:1999 mg/l 26,67 30 7 Amoni (NH4+)/N* TCVN 5988:1995 mg/l 0,179 0,5 8 Mangan (Mn)* SMEWW 3111B:2005 mg/l 0,089 - 9 Chì (Pb)* TCVN 6193:1996 mg/l <0,001 0,05 10 Asen (As)* TCVN 6626:2000 mg/l 0,004 0,05 11 Cadimi (Cd)* TCVN 6193:1996 mg/l <0,001 0,01 12 Sắt (Fe)* SMEWW 3111B:2005 mg/l 0,467 1,5 13 Thủy ngân (Hg) SMEWW 3112:2005 mg/l <0,0001 0,001 14 Crôm III (Cr3+) TCVN 6222:2008 mg/l 0,001 0,5 15 Dầu mỡ khoáng TCVN 4582:1988 mg/l 0,2 0,1 16 Tổng Colofom* TCVN 6187- 2:1996 MPN/100m l 7000 7,500
Ghi chú:
-Giới hạn cho phép: Trích theo QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về chất lượng môi trường nước mặt
-Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp.
-B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2
-(-) Quy chuẩn không quy định cụ thể.
-Các chỉ tiêu có dấu (*) đã được cấp chứng chỉ ISO/IEC 17025:2005 mã Vilas 329
Qua kết quả phân tích chất lượng nước mặt cho thấy chất lượng môi trường nước mặt nơi đây đang bị ô nhiễm bởi các chất: Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), dầu mỡ khoáng . Các thông số này vượt tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi trường nước mặt từ 1-2 lần. còn các thông số còn lại đều ở trong mức cho phép của tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT.
b. Hiện trạng nước thải thôn Thủ Độ
Nhằm đánh giá hiện trạng nước thải của làng nghề mộc Thủ Độ, Trung tâm TN&BVMT - Sở TN&MT Vĩnh Phúc đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu ngày 19 tháng 11 năm 2012.
Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại Thủ Độ và so sánh với tiêu chuẩn cụ thể theo bảng sau:
Bảng 4.7 : Kết quả phân tích chất lượng nước thải thôn Thủ Độ (19/11/2012)
STT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân
tích Đơn vị Kết quả Giới hạn cho phép 1 Nhiệt độ Đo nhanh oC 23,8 40 2 pH* TCVN 6492:2011 _ 6,19 5,5-9 3 Tổng chất rắn lơ lửng(TSS)* TCVN 6625:2000 mg/l 248 100
4 Nhu cầu ôxy hòa tan
(DO) Đo nhanh mg/l 2,71 _
5 Nhu cầu ôxy sinh hóa
(BOD5)* TCVN 6001-1:2008 mg/l 194,2 50
6 Nhu cầu ôxy hóa học
(COD)* TCVN 6491:1999 mg/l 288,4 150 7 Amoni (NH4+)/N* TCVN 5988:1995 mg/l 34,16 10 8 Mangan (Mn)* SMEWW 3111B:2005 mg/l 0,519 1 9 Chì (Pb)* TCVN 6193:1996 mg/l 0,011 0,5 10 Asen (As)* TCVN 6626:2000 mg/l 0,007 0,1 11 Cadimi (Cd)* TCVN 6193:1996 mg/l 0,006 0,1 12 Sắt (Fe)* SMEWW 3111B:2005 mg/l 0,467 5 13 Thủy ngân (Hg) SMEWW 3112:2005 mg/l 0,0002 0,01 14 Croom III (Cr3+) TCVN 6222:2008 mg/l 0,009 1 15 Dầu mỡ khoáng TCVN 4582:1988 mg/l 1,3 10 16 Tổng Colofom* TCVN 6187-2:1996 MPN/100ml 94000 5,000 16 Tổng Nitơ (N)* TCVN 66624- 1:2000 mg/l 38,49 40 16 Tổng Phospho (P)* TCVN 6202:2008 mg/l 19,14 6
Ghi chú
- Giới hạn cho phép: Trích theo QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn
này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm môi trường trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận.
- (-) Quy chuẩn không quy định cụ thể.
- Các chỉ tiêu có dấu (*) đã được cấp chứng chỉ ISO/IEC 17025:2005 mã Vilas 329.
Kết quả phân tích nước thải cho thấy tình trạng nước thải chưa đạt chuẩn được xả thẳng vào môi trường tiếp nhận đang ở mức báo động, có nhiều tiêu chí như: Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu ôxy hóa học (COD), amoni (NH4+/N), tổng Coliform, tổng phospho vượt quá tiêu chuẩn , cụ thể:
+ Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) vượt 2,5 lần so với tiêu chuẩn. + Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5) vượt 4 lần so với tiêu chuẩn. + Nhu cầu ôxy hóa học (COD) vượt 1,92 lần so với tiêu chuẩn. + Amoni (NH4+/N) vượt 3,41 lần so với tiêu chuẩn.
+ Tổng Coliform vượt 18,8 lần so với tiêu chuẩn. + Tổng phosphor vượt 3,19 lần so với tiêu chuẩn.
Nguyên nhân gây ra ra ô nhiễm là do hầu hết nước thải từ quá trình sinh hoạt của người dân, hoạt động chăn nuôi, hoạt động sản xuất đều không
được xử lý triệt để gây nên tình trạng nước thải không đạt chuẩn có nhiều chỉ
tiêu vượt quá giới hạn cho phép.