TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI LÀNG NGHỀ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề mộc truyền thống Thủ Độ, xã An Tường - huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 29)

THỦĐỘ

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam của Vĩnh Phúc (Hình 4.1), cách Thành phố Vĩnh Yên gần 10 km dọc theo QL2A, QL2C và tỉnh lộ

304. Huyện gồm 3 Thị trấn và 26 xã với tổng diện tích tự nhiên là 14.189,98 ha.

Hình 4.1. Bản đồ vị trí huyện Vĩnh tường

Làng nghề mộc Thủ Độ thuộc địa giới hành chính xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 556 ha, dân số 8.670 người, có bình quân đất canh tác đất nông nghiệp thấp.

Làng nghề Thủ Độ nằm bên phía Tây của xã An Tường. Phía Đông giáp thôn Bích Chu, phía Nam giáp xã Minh Châu - Ba Vì - Hà Nội; phía Tây và Bắc giáp xã Lý Nhân.

An Tường nằm trải dài theo trục đường QL2C là đường liên tỉnh nối liền Thị Xã Sơn Tây và Thành Phố Tuyên Quang thuận lợi cho việc buôn bán, trao đổi hàng hóa khắp các tỉnh phía Bắc. Từ QL2C vào đến Thủ Độ khoảng 1km, thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm ra các tỉnh bạn.

b. Địa hình, địa mạo

Làng Thủ Độ thuộc cùng bãi bồi ngoài đê Sông hồng địa hình bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Tây Bắc có đồi thấp thuộc các xã Lũng Hòa, Bồ Sao, Yên Lập, ngược lại phía Tây và Tây Nam có nhiều đầm sâu, ruộng mấp mô thường tạo thành những lòng chảo nhỏ.

Do địa hình thấp hơn các vùng khác nên vào mùa mưa làng Thủ Độ

thường bị úng lụt gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

c. Khí hậu

Thủ Độ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân theo 4 mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trong đó mùa Hạ và mùa Đông là hai mùa chính. Mùa Hạ mưa nhiều hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam. Mùa Đông ít mưa, lạnh, hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc. Hai mùa Xuân, Thu là hai mùa chuyển tiếp.

Theo số liệu thống kê một số chỉ tiêu về khí hậu như sau:

- Nhiệt độ bình quân hàng năm: 26,6 0C

- Nhiệt độ thấp nhất và cao nhất trong năm: 6,7 0C - 39,40C

- Độẩm không khí bình quân: 82 %

- Độẩm thấp nhất và cao nhất: 47% - 100%

- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1552 mm, với năm cao nhất là 2106 mm, năm thấp nhất 1069 mm. Lượng mưa phân bố tương đối đều từ

tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85% - 90% lượng mưa cả năm.

Khí hậu thời tiết nhìn chung thuận lợi, tuy nhiên có những năm thời tiết diễn biến bất thường như có bão (vào mùa mưa). Gió mạnh kèm theo mưa lớn và gió Tây Nam khô nóng. Hai loại gió này ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.

d. Địa chất thủy văn, địa chất công trình

Khu vực làng nghề nằm ngoài đê Trung ương nên bị ảnh hưởng bởi lũ

lụt theo chu kỳ. Đất đai thì thuộc đất phù sa cổ, tuy chưa có tài liệu khoan thăm giò địa chất, nhưng qua kinh nghiệm đã xây dựng một số công trình trên

địa bàn cho thấy đối với nhà xây dựng 1 ÷ 2 tầng không phải gia cố móng, từ

3 tầng chở lên cần phải xử lý gia cố móng cho phù hợp.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

a. Điều kiện kinh tế:

Cơ cấu kinh tế của xã An Tường và làng Thủ Độ theo các khối ngành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được trình bày trong Bảng 4.1

Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế năm 2012 của xã An Tường và làng Thủ Độ

STT Ngành Xã An Tường (%) Làng Thủ Độ (%)

1 Nông nghiệp 35 15

2 Tiểu thủ công nghiệp 44 45

3 Dịch vụ và thu khác 21 40

(Nguồn: UBND xã An Tường, 2012)

Cơ cấu kinh tế xã An Tường và làng Thủ Độ có xu hướng giảm tỷ

trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành CN - TTCN và thương mại dịch vụ. Tập trung phát triển thế mạnh về các ngành truyền thống đem lại việc làm, thu nhập và lợi nhuận cho người dân như nghề mộc, kim khí và buôn bán.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã trong năm 2012 vừa qua: tổng giá trị

thu nhập đạt 152,5 tỷ/năm tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 16,3 triệu đồng/người/năm tăng 14,1% so với cùng kỳ. Trong đó ngành tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất (44% so với tổng doanh thu của xã). Tỷ trọng ngành này ở làng Thủ Độ cũng khoảng tương

đương so với xã (45%) nhưng tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ chiếm 15%, ít hơn một nửa so với xã. Bù lại ngành thương mại, dịch vụ và các nguồn thu khác lại chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn (40% so 21%). Nhìn chung về cơ cấu kinh tế của xã An Tường nói chung, và làng ThủĐộ nói riêng đã có những chuyển

biến tích cực theo định hướng phát triển của huyện Vĩnh Tường trong giai đoạn mới, đó là tận dụng lợi thế để phát triển công nghiệp, TTCN, dịch vụ. Nhờ sự

chuyển đổi này mà vấn đề lao động và việc làm đã được giải quyết và đời sống người dân nơi đây cũng không ngừng được cải thiện.

b. Dân số và lao động:

Theo kết quả điều tra của xã An Tường năm 2012 toàn xã có 6.343 người. Riêng làng nghề Thủ Độ có 1.181 người, trong đó số người trong độ

tuổi lao động là 900 người (chiếm 76,2% dân số), số người tham gia sản xuất làng nghề là 750 người (chiếm 63.5% dân số, 83,3% lao động). Làng nghề Thủ Độ có 273 hộ gia đình, trong đó có 255 hộ gia đình sản xuất làng nghề (chiếm 93,4%) (Bảng 4.2). Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của xã năm 2012 là 19,73%.

Bảng 4.2. Dân số và lao động ở làng nghề Thủ Độ

TT Chỉ số Đơn vị Số lượng

1 Dân số Người 1.181

2 Số người trong độ tuổi lao động Người 900 3 Số người tham gia sản xuất làng nghề Người 750

4 Tổng hộ gia đình Hộ 273

5 Số hộ gia đình sản xuất làng nghề Hộ 255

(UBND xã An Tường, 2012)

Với nguồn nhân lực dồi dào, tay nghề cao, Thủ Độ có nhiều thuận lợi cho phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề.

4.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề Mộc Thủ Độ

Nghề mộc gắn liền với nhu cầu đời sống của người dân nông thôn từ xa xưa nhưng phát triển không mạnh, chỉ đến những năm gần đây nghề mộc mới

được quan tâm chú trọng phát triển để trở thành hàng hóa, được khôi phục và phát triển mạnh như Nghề mộc ở Thanh Lãng - Bình Xuyên; Nghề Mộc ở Hội Hợp - T.P Vĩnh Yên; Nghề mộc Hiển Lễ - xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên; nghề mộc Bích Chu, ThủĐộ - An Tường, Vĩnh Tường.

Nằm ở vùng đất bãi bên bờ sông Hồng thuộc huyện Vĩnh Tường, ThủĐộ

gần đây. Từ rất lâu, Thủ Độ nổi tiếng về kỹ thuật làm đồ gỗ, khéo tay, có con mắt nghệ thuật cao. Người Thủ Độđã từng vác cưa, đục đi hành nghề ở khắp mọi nơi, tay nghề của họ có thể sánh với thợ Sơn Tây, Nam Định - những địa phương được xếp hàng trứ danh về nghề mộc. Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

truyền thống là sự kết hợp khéo léo giữa chất liệu tự nhiên là gỗ với bàn tay khối óc của người thợ. Mỗi sản phẩm làm ra đều đánh dấu sự phân công lao

động hợp lí, kết hợp với đồ họa, kiến trúc tỉ mỉ của con người.

Làng gồm 273 hộ thì có đến 255 hộ làm mộc. Trong toàn xã có tới 4 doanh nghiệp tư nhân thành lập đã 10 năm, 2 công ty TNHH thành lập từ 5 năm trước. Hiện nay, công cụ làm mộc đã được cơ khí hóa, điện khí hóa nên sản phẩm làm ra rất phong phú về chủng loại và đạt chất lượng cao cả hàng cao cấp, cả hàng thông dụng. Năm 2012 giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của xã ước

đạt gần 60 tỷđồng, chiếm trên 50% tổng giá trị sản xuất của toàn xã. Việc gìn giữ và phát triển nghề mộc đã góp phần nâng cao đời sống cho người dân trong xã, tỷ lệ hộ khá giàu tăng từ 40% lên trên 60%, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6,3% (cuối năm 2011) xuống còn 5,1% (cuối năm 2012) (Ngô Tuấn Anh, 2013).

Thâm niên nghề của lao động làng ThủĐộ cũng khá cao, chủ yếu có thâm niên trên 20 năm. Với 30 hộ được hỏi có tới 16 hộ đã làm nghề trên 20 năm chiếm 53,3%, 5 hộđã làm nghề khoảng 10 năm chiếm 16,7% và 9 hộ làm mới làm nghề khoảng 5 năm chiếm 30%. Điều này đã phần nào cho thấy tính ổn định của làng nghề ThủĐộ

Bảng 4.3 . Kinh nghiệm nghề mộc của lao động làng nghề Thủ Độ (N=30)

Số năm ≥5 năm ≥10 năm ≥20 năm

Số hộ 9 5 16

Thủ Độ vốn là nơi đất chật người đông, từ lâu đời người dân nơi đây sống dựa vào nghề mộc. Từ trước những năm 2003, khi nghề mộc còn chưa phát triển cuộc sống của họ khá khó khăn, nhiều người phải đi làm nghề ở nơi khác kiếm sống. Vài năm trở lại đây nghề mộc phát triển mạnh mẽ, rất nhiều người đã trở về quê hương mở xưởng tại nhà, kiếm sống ngay trên chính mảnh đất của cha ông để lại. Có thể thấy nghề mộc chính là nguồn sống, là

miếng cơm manh áo của những người dân nơi đây, vì thế các cơ quan đoàn thể, các cấp chính quyền cần phải có những chính sách phát triển hợp lý nhằm nâng cao điều kiện sống và trình độ dân trí của người dân nơi đây.

Làng nghề mộc ThủĐộ có đặc điểm phát triển sản xuất chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, các sản phẩm chính là tủ, giường, bàn, ghế, cót và các loại vật dụng gỗ. Hiện nay hầu hết các cơ sở sản xuất của làng nghề đã trang bị các thiết bị cơ khí chuyên dụng hiện đại như máy xẻ, máy bào, máy đục, máy soi, máy dọc, máy trà, máy phun sơn, bể luộc và sấy gỗ nhằm giải phóng sức lao

động, mở rộng quy mô sản xuất đưa sản xuất làng nghề theo hướng công nghiệp hóa.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của làng nghề ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống hàng ngày và tới sức khỏe của cộng đồng..

4.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ PHÁT SINH CHẤT THẢI TẠI LÀNG NGHỀ

MỘC THỦĐỘ

4.2.1. Tình hình sản xuất của làng nghề Thủ Độ

4.2.1.1. Quy mô sn xut

Quy mô sản ngày càng phát triển, hiện nay làng nghề có trên 255 hộ gia

đình chuyên sản xuất đồ gỗ, thu hút 750 lao động tham gia. Sản lượng trung bình hàng năm đạt gần 400.000 sản phẩm/năm. Doanh thu từ làng nghề

thường đạt 60 - 65% tổng thu nhập của toàn xã. Tuy nhiên việc phát triển làng nghề truyền thống ở Thủ Độ vẫn mang tính tự phát, sản phẩm còn đơn điệu, sản phẩm làm ra tính sáng tạo không cao.

4.2.1.2. Nguyên liu và định mc s dng trong sn xut

Gỗ là nguyên liệu cơ bản cho quá trình sản xuất. Gỗ nguyên liệu được sử dụng bao gồm các loại gỗ trong đó có các loại gỗ có giá trị cao thuộc nhóm quý hiếm như gụ, trắc, mun, lim trong đó nhiều nhất là gỗ mun và gụ. Bên cạnh đó quá trình sản xuất còn sử dụng nhiều nguyên vật liệu và hóa chất khác như keo cồn, bột đắp, giấy ráp và đối với sản phẩm hoàn thiện gồm sơn và vecni các loại.

Theo số liệu điều tra, các loại vật liệu, mục đích sử dụng, mẫu mã và loại sản phẩm rất phong phú nên định mức nguyên liệu và hóa chất đối với

từng loại và từng cơ sở sản xuất rất khác nhau. Các nguyên liệu được sử dụng và định mức trong sản xuất đồ gỗđược trình bày ở Bảng 4.4.

Bảng 4.4. nguyên liệu và định mức sản xuất Nguyên vật liệu Định mức (tính theo 1m3 gỗ nguyên liệu) Mục đích sử dụng Gỗ 1 m3 Nguyên liệu

Giấy giáp 0,8 - 1,6 kg Gia công, làm nhẵn bề mặt gỗ

Keo cồn 0,8 - 4 kg Làm chất kết dính và đóng rắn trong quá trình lắp ghép, tạo sản phẩm thô Bột đắp (bột đá,

bột đất, mùn trà) 1 kg

Gia công bề mặt, pha chế, cồn keo, khắc phục khuyết tật của sản phẩm Xăng + củ xi 1,2 lít Đánh bóng tạo màu bề mặt

Sơn, vecni 1,1 - 2 lít Xử lý, làm bóng bề mặt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường, năm 2012)

Như vậy, trung bình nếu 1 m3 gỗđược sử dụng để tạo ra sản phẩm sẽ tiêu thụ hết khoảng 0,8 - 1,6 kg giấy ráp để làm nhẵn bề mặt gỗ và 0,8 - 4 kg keo cồn làm chất kết dính và đóng rắn trong quá trình lắp ghép tạo sản phẩm thô (Bảng 4.4). Thực tế lượng giấy ráp và keo cồn phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng gỗ, diện tích bề mặt sản phẩm cần đánh bóng (kiểu dáng), mức độ gia công bề mặt (loại sản phẩm). Ngoài ra, trong sản xuất còn sử dụng bột đá, bột đắp với số

lượng ít. Đối với sản phẩm hoàn chỉnh còn sử dụng thêm sơn và vecni.

Lượng gỗ nguyên liệu sử dụng phụ thuộc vào quy mô của cơ sở sản xuất, với quy mô 4 - 6 bộ bàn ghế/tháng là khoảng 1 - 2 m3 gỗ/tháng, với quy mô lớn lượng gỗ sử dụng có thể lên tới trên dưới 10 m3/tháng. Như vậy có thể

thấy hàng tháng mỗi hộ tiêu thụ lượng nguyên liệu đi kèm có thể gấp 10 lần so với các con sốở trên Bảng 4.4.

4.2.1.3. Quy trình sn xut

Gỗ nguyên liệu

Sản phẩm

Hình 4.2. Quy trình sản xuất của làng nghề mộc Thủ Độ kèm dòng thải

Khảm trai Phun sơn bóng, đánh vecni Điện, keo cồn, giấy ráp Keo cồn, vỏ trai Sơn, vecni Bụi, tiếng ồn, Hơi keo cồn, Giấy ráp thải Bụi, tiếng ồn, Vỏ chai thải Hơi sơn, hơi vecni, sơn thừa, vecni thừa, giẻ lau dính sơn Làm nhẵn, sửa khuyết tật (cạo gọt, máy đánh giấy ráp) Bụi, tiếng ồn, gỗ vụn, mảnh Keo cồn Dựng thô: vào khung,

vào ván, gắn keo Bụi, tiếng ồn, gỗ vụn Phôi khoan Đục cắt mộng Điện Bụi, tiếng ồn, Phoi bào Điện Bào thẳng lấy mực (máy bào) Điện Bụi, tiếng ồn, mùn cưa Vạch mẫu, cưa gỗ theo hình (máy vạch) Bụi, tiếng ồn, mùn cưa Điện Cưa gỗ: xẻ xương, ván (máy cưa CD)

Quy trình sản xuất đồ gỗ gia dụng được chia thành 9 khâu chính, bao gồm:

Cưa gỗ khối

Khâu này sử dụng máy cưa lớn, (máy cưa CD) để xẻ gỗ khối kích thước thành từng khối nhỏ hơn làm chân bàn ghế hoặc thành tấm mỏng làm mặt bàn theo kích thước nhất định. Khâu này thường được thực hiện ở những xưởng chuyên cưa xẻ với máy cưa lớn.

Cưa gỗ theo hình

Gỗ khối nhỏđược vẽ định hình theo mẫu hình dáng của chi tiết, sau đó

được cưa định hình sơ bộ để thuận tiện gia công tiếp. Khâu này sử dụng máy vanh (một loại máy cưa trung bình).

Bào thẳng, lấy mực

Gỗđã cưa định hình được đưa vào bào thẳng và nhẵn, sau đó người thợ

lấy dấu chuẩn để gia công chi tiết theo mẫu hoa văn và kiểu dáng. Khâu này sử dụng máy bào cốđịnh.

Đục, cắt mộng

Các chi tiết của sản phẩm được liên kết với nhau chủ yếu bằng ghép mộng. Trong khâu này chi tiết gỗđược tạo mẫu theo dấu mực chuẩn bằng đục tay hoặc một số máy cầm tay. Đục mộng bằng tay thường tiến hành với những chi tiết nhỏ, phức tạp đòi hỏi sự khéo léo. Tạo mộng bằng máy (máy khoan, máy bào, máy toán) có hiệu quả và năng suất đối với các chi tiết lớn, ít phức tạp.

Dựng khung sơ bộ

Các chi tiết sau đã qua tạo mộng được ghép nối với nhau để dựng thành khung sản phẩm sơ bộ nhằm chỉnh sửa hình dáng và khắc phục hoàn thiện bề

mặt. Khi dựng khung người ta kết hợp cả ghép mộng và gắn keo để liên kết các chi tiết chính.

Làm phẳng và tạo hình

Khâu này sử dụng các loại máy chà, máy đánh nền cầm tay để gia công bề mặt nhẵn và phẳng. Máy chà là một loại máy mài để làm mất các chỗ lồi

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề mộc truyền thống Thủ Độ, xã An Tường - huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 29)