Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 90 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
90
Dung lượng
11,21 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG THỊ KIM ANH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT SÔNG THƯƠNG ĐOẠN CHẢY QUA ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC GIANG – TỈNH BẮC GIANG CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ : 60.44.03.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIẾM HÀ NỘI - 2014 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu của luận văn là những đóng góp riêng dựa trên số liệu khảo sát thực tế, trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Những kết quả nghiên cứu kế thừa các công trình khoa học khác đều được trích dẫn theo đúng quy định. Nếu luận văn có sự sao chép từ các công trình khoa học khác, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Hoàng Thị Kim Anh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều cá nhân và cơ quan đơn vị. Nay luận văn đã hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới: PGS.TS. Đoàn Văn Điếm người đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài. Các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi trường, Học viện nông nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học. Các cán bộ, kỹ thuật viên Trung tâm Quan trắc Môi trường– Sở Tài nguyên Môi trường Bắc Giang đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập. Bắc Giang, tháng 9 năm 2013 Học viên Hoàng Thị Kim Anh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục từ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình vii MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 3 Yêu cầu của đề tài 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Thực trạng môi trường nước mặt trên trái đất 3 1.1.1 Thực trạng môi trường nước mặt trên thế giới 3 1.1.2 Thực trạng môi trường nước mặt tại Việt Nam 4 1.2 Vấn đề môi trường các lưu vực sông ở Việt Nam 8 1.2.1 Lưu vực sông Đông Nai 8 1.2.2 Lưu vực Sông Cầu 10 1.2.3 Lưu vực sông Nhuệ - Đáy 11 1.2.4 Thực trạng nước mặt các dòng sông tại Bắc Giang 14 1.3 Tổng quan về chất lượng môi trường nước mặt 18 1.3.1 Các loại ô nhiễm môi trường nước mặt 18 1.3.2 Các thông số đặc trưng cho chất lượng môi trường nước mặt 23 1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước 26 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1 Đối tượng nghiên cứu 31 2.2 Phạm vi nghiên cứu 31 2.3 Nội dung nghiên cứu 31 2.4 Phương pháp nghiên cứu 31 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv 2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 31 2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 32 2.4.3 Phương pháp tổng hợp và so sánh 34 2.4.4 Phương pháp đánh giá chất lượng sử dụng chỉ số WQI 34 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Bắc Giang 39 3.1.1 Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang 39 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 44 3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường 52 3.2 Hiện trạng chất lượng nước sông Thương đoạn chảy qua thành phố Bắc Giang 55 3.2.1 Kết quả quan trắc chất lượng nước sông 55 3.2.2 Đánh giá chất lượng nước sông theo phương pháp tính chỉ số chất lượng nước (WQI) 67 3.3 Các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước sông Thương 75 3.3.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường 75 3.3.2 Tăng cường nguồn nhân lực, bộ máy tổ chức, kinh phí và trang thiết bị cho công tác bảo vệ môi trường 75 3.3.3 Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt và kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. 76 3.3.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. 76 3.3.5 Đối với các cơ sở xả nước thải. 76 3.3.6 Giám sát ô nhiễm nguồn nước sông Thương 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79 1 Kết luận 79 2 Kiến nghị 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CLN Chất lượng nước CN - TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp NM Nước mặt QCCP Quy chuẩn cho phép QCVN Quy chuẩn Việt Nam TB Trạm bơm TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố TTCN Tiểu thủ công nghiệp TPBG Thành phố Bắc Giang TSS Chất rắn lơ lửng WQI Chỉ số chất lượng nước mặt Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1 Trữ lượng nước 3 con sông lớn của tỉnh Bắc Giang 15 2.1 Chỉ tiêu quan trắc và phương pháp phân tích 34 2.2 Bảng quy định các giá trị q i , BP i 35 2.3 Các giá trị q i , BP i đối với giá trị DO% bão hòa 36 2.4 Bảng quy định các giá trị BP i và q i đối với thông số pH 37 2.5 Xác định giá trị WQI tương ứng với mức chất lượng nước 38 3.1 Cơ cấu GTSX năm 2005 - 2010 (%) 44 3.2 Dân số trung bình 5 năm Thành phố Bắc Giang (2005 - 2010) phân theo giới tỉnh và địa bàn cư trú 47 3.3 Kết quả phân tích các mẫu nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang trong mùa khô 65 3.4 Kết quả phân tích các mẫu nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang trong mùa mưa 66 3.5 Chỉ số chất lượng nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang trong mùa khô 73 3.6 Chỉ số chất lượng nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang trong mùa mưa 74 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Sơ đồ lưu vực sông thương chảy qua thành phố Bắc Giang 33 3.1 Sơ đồ thành phố Bắc Giang 39 3.2 Biểu đồ giá trị pH nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang 56 3.3 Biểu đồ hàm lượng chất rắn lơ lửng của nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang 56 3.4 Biểu đồ độ đục của nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang 57 3.5 Biểu đồ hàm lượng DO của nước sông Thương qua TP. Bắc Giang 58 3.6 Biểu đồ hàm lượng BOD của nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang 59 3.7 Biểu đồ hàm lượng COD của nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang 59 3.8 Biểu đồ hàm lượng amoni nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang 60 3.9 Biểu đồ hàm lượng nitrit của nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang 61 3.10 Biểu đồ hàm lượng PO 3 3- nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang 62 3.11 Biểu đồ hàm lượng coliform nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang 62 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội, phát triển con người và bảo vệ môi trường là nền tảng cơ bản cho sự phát triển bền vững của một địa phương hay một khu vực. Để đạt được mục tiêu trên cũng như đảm bảo bền vững về môi trường luôn được lồng ghép vào nhiều chương trình hoạt động của tỉnh Bắc Giang. Trong nhiều năm gần đây, khi kinh tế phát triển kéo theo môi trường bị tác động mạnh. Sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội nhưng đã để lại hậu quả đáng kể cho môi trường. Kết quả là ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, huỷ hoại hệ thực vật, động vật và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Sông, hồ vừa là nguồn cung cấp nước nhưng đồng thời vừa là nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, sản xuất công nghiệp và nước thải đô thị. Đây là nguyên nhân chính làm cho nước sông, hồ bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến các hoạt động sống của con người và các loài sinh vật…. Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua là sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp trong tỉnh nhưng lại đang có nguy cơ ô nhiễm cao do nước thải trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, nước thải sinh hoạt từ các hộ dân sống xung quanh, các chất thải rắn, rác thải vứt xuống sông, hồ không qua xử lý, ảnh hưởng đến chất lượng nước,… và ảnh hưởng đến hệ sinh thái vùng đáy. Kết quả dẫn đến là ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất và sức khỏe của người dân. Để hạn chế những tác động xấu đến môi trường cần phải có những biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường, tránh được những tác nhân tự nhiên hay nhân tạo ảnh hưởng đến môi trường. Việc phân tích đánh giá chất lượng nước Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 từ đó đưa ra các giải pháp để kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tốt hơn, đây là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt sông Thương đoạn chảy qua địa bàn thành phố Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang” nhằm tìm cơ sở giải quyết các vấn đề môi trường, đề ra các biện pháp cải thiện chất lượng nguồn nước sông Thương. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng nước mặt sông Thương đoạn chảy qua địa phận thành phố Bắc Giang. - Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước mặt sông Thương. 3. Yêu cầu của đề tài - Các mẫu phân tích nước đảm bảo có thể đánh giá chính xác, khách quan chất lượng nước sông Thương trong khu vực trước, trong và sau khi chảy qua địa bàn thành phố Bắc Giang. - Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước mặt sông Thương phải dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam đã được bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua. - Các giải pháp đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước mặt sông Thương phải khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố Bắc Giang. [...]... Thị Hường, 2011) 1.2.4 Thực trạng nước mặt các dòng sông tại Bắc Giang Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có ba con sông lớn là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu Sông Lục Nam với chiều dài chảy qua tỉnh là 150km bắt nguồn từ tỉnh Lạng Sơn, chảy qua các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam Sông Cầu chảy ở phía Tây Nam làm ranh giới với thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh, qua địa bàn các huyện Hiệp Hoà, Việt... càng tăng: Đoạn chảy qua phường Thọ Xương - Thành phố Bắc Giang, nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu do tiếp nhận nguồn nước thải của công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc, nước thải của công ty cổ phần XNK Phân bón Bắc Giang và nước thải của khu dân cư xung quanh thải vào Đoạn sông Thương chảy qua phường Mỹ Độ - TP Bắc Giang ô nhiễm do nước thải của các hộ dân xung quanh và nước thải... chiều dài chảy qua tỉnh là 110km Sông Thương bắt nguồn từ vùng núi của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy qua các huyện Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang, chiều dài sông chảy qua địa bàn tỉnh là 87km Sông có nhiều Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14 phụ lưu xuất phát từ các vùng có địa hình và địa chất khác nhau nên nước chảy đôi... lượng nước (tỷ m3/ năm) 1 Sông Thương 3.650 1,46 2 Sông Lục Nam 3.050 1,8 3 Sông Cầu 6.064 4,2 Tổng 12.764 7,46 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, 2011 Những năm gần đây, hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển mạnh kéo theo đó là việc xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, đặc biệt là xuống các dòng sông chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Giang Nước thải... và Môi trường tỉnh Bắc Giang, 2011) 1.3 Tổng quan về chất lượng môi trường nước mặt 1.3.1 Các loại ô nhiễm môi trường nước mặt Trong việc phân tích đánh giá chất lượng nước mặt, ô nhiễm môi trường thường được phân loại là ô nhiễm vật lý, ô nhiễm hóa học, ô nhiễm sinh học 1.3.1.1 Ô nhiễm vật lý: Nước được xác định là ô nhiễm vật lý khi các chỉ tiêu vật lý gồm nhiệt độ, độ đục, màu sắc, mùi vị của nước. .. tiếp nhận nước từ ngòi Cầu Sim chảy về Đoạn chảy qua xã Trí Yên, xã Tân Liễu, xã Đồng Phúc - huyện Yên Dũng nguyên nhân ô nhiễm do toàn bộ nước thải sinh hoạt của thành phố Bắc Giang và khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng thải vào, đồng thời nước sông Thương ô nhiễm do toàn bộ nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình và cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang Về... ao hồ sau đó chảy xuống sông Xã Vân Hà hiện là một trong 64 điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong toàn quốc cần phải giải quyết triệt để Sông Cầu đoạn chảy qua huyện Việt Yên còn phải hứng chịu hàng trăm m3 nước chưa qua xử lý mỗi ngày từ làng giết mổ gia súc Phúc Lâm, xã Hoàng Ninh Sông Thương phải tiếp nhận nước thải sinh hoạt của toàn thành phố Bắc Giang và nước thải chưa qua xử lý của... 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Thực trạng môi trường nước mặt trên trái đất 1.1.1 Thực trạng môi trường nước mặt trên thế giới Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại Tiến độ ô nhiễm nước mặt phản ánh trung thực tiến bộ phát triển khoa học công nghệ Hiện nay rất nhiều nơi trên thế giới nguồn nước mặt đã và đang bị ô nhiễm trầm trọng do tác động của nước thải... (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu á về mức độ ô nhiễm bụi 1.2 Vấn đề môi trường các lưu vực sông ở Việt Nam 1.2.1 Lưu vực sông Đông Nai Sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ... là các đoạn sông chảy qua các đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề Đoạn thượng lưu từ thượng nguồn sông đến Thác Bưởi, nước sông vẫn còn giữ được tính tự nhiên vốn có do chảy qua vùng dân cư thưa thớt và công nghiệp chưa phát triển Chất lượng nước của đoạn sông này còn khá tốt Các chỉ tiêu chất lượng nước đều bảo đảm giới hạn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A Đoạn trung lưu, từ ngã ba sông Đu . nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng nước mặt sông Thương đoạn chảy qua địa phận thành phố Bắc Giang. - Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước mặt sông Thương. 3. Yêu cầu của đề tài - Các mẫu. của nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang 61 3.10 Biểu đồ hàm lượng PO 3 3- nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang 62 3.11 Biểu đồ hàm lượng coliform nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang. vực sông thương chảy qua thành phố Bắc Giang 33 3.1 Sơ đồ thành phố Bắc Giang 39 3.2 Biểu đồ giá trị pH nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang 56 3.3 Biểu đồ hàm lượng chất rắn lơ lửng của nước