Kết quả quan trắc chất lượng nước sông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt sông thương đoạn chảy qua địa bàn thành phố bắc giang tỉnh bắc giang (Trang 63 - 73)

- Thành phố là thủ phủ, là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học công nghệ; đã và đang được ưu tiên đầu tư phát triển làm hạt nhân thúc đẩy phát

3.2.1. Kết quả quan trắc chất lượng nước sông

Sông Thương có vai trò rất quan trọng trong cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, vận tải... trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung và thành phố Bắc Giang nói riêng. Chất lượng nước sông chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như biến đổi của thủy văn, các nguồn thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh, các đô thị, cụm dân cư... Hiện nay nhiều nguồn xả thải nước thải vào sông còn chưa xử lý triệt để trước khi xả thải ra môi trường, gây nên những tác động ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước sông.

Để đánh giá chất lượng nước sông Thương đoạn qua thành phố Bắc Giang, đề tài đã tiến hành lấy 14 mẫu nước tại 2 thời điểm là mùa khô (tháng 12/2013) và mùa mưa (tháng 7/2014) và so sánh với quy chuẩn Việt Nam (QCVN 08:2008/BTNMT cột B1), kết quả đánh giá như sau:

Từ các kết quả phân tích cho thấy, nước sông Thương đoạn chảy qua thành phố Bắc Giang đang bị ô nhiễm chủ yếu bởi các chất ô nhiễm hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng BOD5,COD) chất dinh dưỡng (NH4+, NO2-). Các thông số chất lượng nước còn lại hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép theo cột B1 của QCVN 08:2008/BTNMT.

* Các chỉ tiêu vật lý:

- Giá trị pH tại các điểm lấy mẫu trên sông Thương đều nằm trong giới hạn cho phép cột B1 của QCVN08:2008/BTNMT và dao động trong khoảng 6,55 – 6,91. Kết quả phân tích cho thấy giữa mùa mưa và mùa khô giá trị pH dao động không lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

Giá trị pH trong nước

0 2 4 6 8 10 NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 Mẫu nước Mùa khô Mùa mưa QCVN Giới hạn dưới QCVN Giới hạn trên

Hình 3.2. Biểu đồ giá trị pH nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang

- Hàm lượng chất rắn lơ lửng đo được ở tất cả các đoạn sông dao động từ 25 – 86 mg/l. So sánh với QC cho phép theo cột B1 của QCVN 08:2008/BTNMT thì nước sông Thương tại các vị trí quan trắc trong mùa khô đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên trong mùa mưa thì hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt quy chuẩn cho phép từ 1,36 đến 1,72 lần.

Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 Mẫu nước mg/l Mùa khô Mùa mưa QCVN

Hình 3.3. Biểu đồ hàm lượng chất rắn lơ lửng của nước sông Thương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 - Thông số độ đục trong mùa mưa cao hơn mùa khô rất nhiều do nước sông có chứa phù sa. Mùa khô thông số độ đục giao động trong khoảng từ 31 tới 41 NTU, mùa mưa dao động trong khoảng 111 tới 145 NTU.

ĐộĐục 0 20 40 60 80 100 120 140 160 NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 Mẫu nước NTU Mùa khô Mùa mưa

Hình 3.4. Biểu đồđộđục của nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang

* Các chỉ tiêu hóa sinh.

Mức độ ô nhiễm bởi các chất hữu cơ được đặc trưng bằng giá trị nồng độ các thông số nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) và oxy hòa tan (DO). Nhu cầu oxy sinh hóa đại diện cho nhóm các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học nên sự hiện diện các chất thuộc nhóm này thường đi kèm với sự suy giảm hàm lượng oxy hòa tan, do đó chúng được sử dụng để chỉ thị cho khu vực nước bị ô nhiễm hữu cơ.

Oxy hòa tan trong nước tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng cho quá trình phát triển, sinh sản của các vi sinh vật nước. Hàm lượng Oxy hòa tan trong nước thay đổi theo mùa, nhiệt độ, các hoạt động quang hợp của thực vật nước và sự phân hủy sinh học của các chất hữu cơ trong nước làm tiêu thụ Oxy.

Nhu cầu oxy hóa học đại diện cho nhóm các chất có thể phân hủy được bằng các chất oxy hóa mạnh, bao gồm cả các chất phân hủy sinh học và không hay khó phân hủy sinh học. Nồng độ cao của COD là một biểu hiện nguy hiểm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 về chất lượng nước.

- Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng DO đều nằm trong giới hạn cho phép của QC và dao động trong khoảng 5,7 – 6,2 mg/l.

Hàm lượng DO trong nước

0 1 2 3 4 5 6 7 NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 Mẫu nước mg/l Mùa Khô Mùa Mưa QCVN

Hình 3.5. Biểu đồ hàm lượng DO của nước sông Thương quaTP. Bắc Giang

Trong mùa mưa do nước sông có chứa phù sa và rác từ thượng lưu mang về làm gia tăng sự ô nhiễm hữu cơ nên hàm lượng DO trong mùa mưa thấp hơn mùa khô.

Giá trị các thông số BOD5, COD ở tất cả các đoạn sông đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, điều này chứng tỏ rằng nguồn nước sông Thương đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ. Cùng do nguyên nhân trong mùa mưa do nước sông có chứa phù sa và rác từ thượng lưu mang về làm gia tăng sự ô nhiễm hữu cơ nên hàm lượng BOD5, COD ở tất cả các vị trí quan trắc trong mùa mưa đều lớn hơn mùa khô. Cụ thể:

- Hàm lượng BOD5 dao động trong khoảng từ 43 đến 60 mg/l. So sánh với QC cho phép theo cột B1 của QCVN 08:2008/BTNMT thì hàm lượng BOD5 ở tất cả các điểm đều vượt quy chuẩn cho phép. Giá trị BOD5 thấp nhất là tại vị trí sông Thương chảy qua địa phận xã Xuân Hương huyện Lạng Giang (vượt QCCP 2,9 lần vào mùa khô) và cao nhất là nước sông thương tại vị trí cách cống xả 420 thuộc công ty TNHH MTV Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc khoảng 100m về phía Tây Nam (vượt QC cho phép 4 lần vào mùa mưa).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

Hàm lượng BOD trong nước

0 20 40 60 80 NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 Mẫu nước mg/l Mùa khô Mùa mưa QCVN

Hình 3.6 Biểu đồ hàm lượng BOD của nước sông Thương

đoạn qua TP. Bắc Giang

- Hàm lượng COD tại các vị trí quan trắc dao động trong khoảng từ 75 đến 108 mg/l. So sánh với QCCP theo cột B1 của QCVN 08:2008/BTNMT thì hàm lượng COD ở tất cả các điểm đều vượt quy chuẩn cho phép. Giá trị COD thấp nhất là tại vị trí sông Thương chảy qua địa phận xã Xuân Hương huyện Lạng Giang (vượt QCCP 2,5 lần vào mùa khô) và cao nhất là nước sông thương tại vị trí cách cống xả 420 thuộc công ty TNHH MTV Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc khoảng 100m về phía Tây Nam (vượt QCCP 3,6 lần vào mùa mưa).

Hàm lượng COD trong nước

0 20 40 60 80 100 120 NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 Mẫu nước mg/l Mùa khô Mùa mưa QCVN

Hình 3.7 Biểu đồ hàm lượng COD của nước sông Thương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60

* Các hợp chất của Nito và photpho

Các hợp chất của nitơ và phốt pho được đưa vào nguồn nước chủ yếu là do hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Đây là các chất dinh dưỡng đối với thực vật, ở nồng độ thích hợp chúng tạo điều kiện cho cây cỏ, rong tảo phát triển. Khi nồng độ chất dinh dưỡng quá cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng.

Hàm lượng amoni (NH4+) là một trong những thông số quyết định để đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt cũng như chất lượng nước nói chung. Trong điều kiện bình thường, hàm lượng NH4+ là một trong các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật cũng như thực vật nói chung. Tuy nhiên, khi hàm lượng NH4+ trong nước quá lớn thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước cũng như khả năng sinh trưởng, phát triển của các loại sinh vật. Mặt khác, trong nước thải sinh hoạt thường chứa một hàm lượng NH4+ rất lớn.

Hàm lượng amoni (NH4+) ở tất cả các đoạn sông đều cao hơn quy chuẩn cho phép. Hàm lượng amoni đoạn qua xã Xuân Hương huyện Lạng Giang là thấp nhất vào mùa khô (vượt QCCP 1,25 lần) và cao nhất là đoạn cách cống xả 420 thuộc công ty TNHH MTV Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc khoảng 100m về phía Tây Nam (vượt QCCP 2,25 lần). Hàm lượng amoni trong nước sông vào mùa mưa cao hơn sao với mùa khô.

Hàm lượng Amoni trong nước

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 Mẫu nước mg/l Mùa khô Mùa mưa QCVN

Hình 3.8 Biểu đồ hàm lượng amoni nước sông Thương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61

Hàm lượng nitrit (NO2-) trong nước ở tất cả các đoạn sông đều vượt quy chuẩn cho phép. Hàm lượng nitrit thấp nhất là ở đoạn sông thương chảy qua xã Tân Liễu huyện Yên Dũng trong mùa mưa (vượt QCCP 1,1 lần) và hàm lượng nitrit ở đoạn sông Thương chảy qua khu vực tiếp nhận cống 5 cửa - cụm Tân Thành, xã Đa Mai trong mùa khô (vượt QCCP 3,48 lần).

Hàm lượng NO2- trong nước

0 0.05 0.1 0.15 NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 Mẫu nước mg/l Mùa khô Mùa mưa QCVN

Hình 3.9 Biểu đồ hàm lượng nitrit của nước sông Thương

đoạn qua TP. Bắc Giang

Hàm lượng phốt phát (PO43-) cũng là một trong những thông số quyết định để đánh giá chất lượng nước. Trong điều kiện bình thường, hàm lượng PO43- là một trong các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật cũng như thực vật nói chung. Tuy nhiên, khi hàm lượng PO43- trong nước quá lớn thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước cũng như khả năng sinh trưởng, phát triển của các loại sinh vật. Mặt khác, trong nước thải sinh hoạt thường chứa một hàm lượng PO43- khá lớn. Hàm lượng PO4 tại các vị trí giám sát đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn và dao động trong khoảng 0,031 – 0,061 mg/l, cao nhất tại đoạn sông Thương chảy qua địa phận xã Tân Liễu huyện Yên Dũng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62

Hàm lượng PO4 3- trong nước

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 Mẫu nước mg/l Mùa khô Mùa mưa QCVN

Hình 3.10 Biểu đồ hàm lượng PO33- nước sông Thương

đoạn qua TP. Bắc Giang

* Chỉ số Coliform.

Nguồn đưa Coliform vào nước chủ yếu là nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị, khu dân cư, các trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm. Do vậy, trên đoạn sông bắt đầu từ thành phố Bắc Giang đến hạ nguồn huyện Yên Dũng có hàm lượng Coliform cao hơn đầu nguồn khá. Hàm lượng coliform nằm trong khoảng 3500 – 5400 MNP/100ml và đều nằm trong giới hạn cho phép.

Hàm lượng coliform trong nước

0 2000 4000 6000 8000 NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 Mẫu nước MPN/ 100 ml Mùa khô Mùa mưa QCVN

Hình 3.11 Biểu đồ hàm lượng coliform nước sông Thương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 Qua các kết quả phân tích chất lượng nước cho thấy, nhìn chung nguồn nước sông Thương đoạn qua thành phố Bắc Giang đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và nhiễm khuẩn từ các hoạt động xả thải vào nguồn nước.

Sông Thương đoạn qua Phường Thọ Xương chịu tác động bởi nước thải sinh hoạt phường Thọ Xương, nước thải sinh hoạt của cụm công nghiệp Thọ Xương, công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, công ty cổ phần XNK Phân bón Bắc Giang. Tại vị các vị trí quan trắc cửa đề tài ở đoạn sông này thì giá trị của các thông số TSS, BOD5, COD, NH4, NO2 đều vượt quy chuẩn cho phép. Đoạn sông Thương sau cống xả 420 của công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc có giá trị các thông số BOD5, COD, NH4 đều vượt QCVN 08:2008 / BTNMT (cột B1) cao hơn so với các vị trí khác.

Kết quả phân tích mẫu nước sông Thương lấy tại vị trí cách cống 5 cửa - cụm Tân Thành, xã Đa Mai 100m về phía hạ lưu cho thấy: Trong mùa khô BOD5 vượt QCCP 3,4 lần; COD vượt QCCP 2,73 lần; Amoni vượt QCCP 1,63 lần; Nitrit vượt QCCP 3,48 lần. Trong mùa mưa BOD5 vượt QCCP 3,87 lần; COD vượt QCCP 3.47 lần; Amoni vượt QCCP 1,66 lần; Nitrit vượt QCCP 3,45 lần; TSS vượt QCCP 1,62 lần. Sông Thương đoạn chảy qua xã Đa Mai có nhiều chỉ tiêu vượt QCCP do chịu tác động bởi:

+ Ngòi Đa Mai (cống Năm Cửa): có điểm nhập lưu thuộc xã Đa Mai - TP.Bắc Giang là nguồn tiếp nhận nước thải của KCN Đình Trám; tiếp nhận nước thải sinh hoạt và nông nghiệp của xã Đa Mai, Tân Mỹ, phường Mỹ Độ - TP. Bắc Giang; xã Hồng Thái, Nghĩa Trung, Minh Đức, TT.Bích Động - huyện Tân Yên. Lưu lượng dòng chảy: 946.080 m3/ngày. Đánh giá cảm quan ngòi Đa Mai có màu nước tự nhiên, mùi hôi, dòng chảy xuôi ra sông Thương khá lớn.

+ Trạm bơm Chi Ly: thuộc phường Trần Phú, bơm tiêu thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất của phường Trần Phú 28.750m3/ngày .

Sông Thương đoạn chảy qua phường Mỹ Độ có kết quả phân tích nước cho thấy: Trong mùa khô BOD5 vượt QCCP 3,47 lần; COD vượt QCCP 2,03

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 lần; Amoni vượt QCCP 1,71 lần; Nitrit vượt QCCP 2,3 lần. Trong mùa mưa BOD5 vượt QCCP 3,93 lần; COD vượt QCCP 3,57 lần; Amoni vượt QCCP 1,72 lần; Nitrit vượt QCCP 2,18 lần; TSS vượt QCCP 1,56 lần. Thực trạng này diễn ra do sông Thương đoạn này chịu tác động bởi:

+ Trạm bơm Nhà Dầu: thuộc phường Trần Phú, bơm tiêu thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất của phường Trần Phú và một phần của công ty CP Habada từ hồ Nhà Dầu ra sông Thương 15.552m3/ngày;

+ Trạm bơm Đồng Cửa: thuộc phường Lê Lợi, bơm tiêu thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất của phường Lê Lợi 12.663m3/ngày.

+ Ngòi Bún: Ngòi Bún là nguồn tiếp nhận nước thải của KCN Đình Trám, KCN Song Khê- Nội Hoàng thuộc xã Song Khê và xã Nội Hoàng; là nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt và nước thải nông nghiệp của các xã Song Khê, Đồng Sơn, phường Mỹ Độ - TP. Bắc Giang; các xã Nội Hoàng, Tiền Phong - huyện Yên Dũng. Ngòi Bún chảy ra sông Thương bằng kênh tự tiêu vào mùa cạn, mùa mưa bị ngập úng thì sử dụng máy bơm tiêu của trạm bơm cống Bún để bơm nước ra sông Thương. Lưu lượng dòng chảy: 90.720 m3/ngày. Đánh giá nguồn nước ngòi bún có mùi hôi, màu nước đục, dòng chảy tự tiêu không lớn, tiết diện ngòi nhỏ.

+ Một phần nước thải sinh hoạt của phường Ngô Quyền, xã Xương Giang và xã Dĩnh Kế chảy tràn vào mùa mưa và theo kênh rạch vào mùa khô.

Sông Thương đoạn qua xã Tân Tiến có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ và các hợp chất nitơ do chịu tác động của:

+ Trạm bơm Châu Xuyên II: thuộc phường Lê Lợi, bơm tiêu thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất của phường Lê Lợi 182.250m3/ngày.

+ Trạm bơm Châu Xuyên I: thuộc phường Lê Lợi, bơm tiêu thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất của phường Lê Lợi 48.916m3/ngày.

+ Ngoài ra còn có các kênh mương thoát nước nội đồng, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi tại các xã Đồng Sơn và Tân Tiến.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt sông thương đoạn chảy qua địa bàn thành phố bắc giang tỉnh bắc giang (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)