- Thành phố là thủ phủ, là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học công nghệ; đã và đang được ưu tiên đầu tư phát triển làm hạt nhân thúc đẩy phát
Bảng 3.6 Chỉ số chất lượng nước sông Thương đoạn quaTP Bắc Giang trong mùa mưa
STT Thông số NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 1 pH 100 100 100 100 100 100 100 2 BOD5 2 1 1 1 1 1 1 3 COD 1 1 1 1 1 1 1 4 Độđục 1 1 1 1 1 1 1 5 DO 82 78 74 79 77 77 80 6 TSS 41 37 38 37 35 36 36 7 Amoni 49 49 45 45 48 47 47 8 PO43- 100 100 100 100 100 100 100 9 Coliform 82 71 71 71 79 71 71 WQI 59 54 53 53 54 53 53
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75 Đánh giá chung là chất lượng nước sông Thương sau khi đi qua thành phố do ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề của thành phố và các huyện lân cận đổ về qua kênh, ngòi đã làm suy giảm chất lượng nước sông Thương.
3.3. Các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước sông Thương
3.3.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến văn bản pháp luật về Bảo vệ môi trường đến mọi tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, triển khai cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ Bảo vệ môi trường của địa phương.
3.3.2. Tăng cường nguồn nhân lực, bộ máy tổ chức, kinh phí và trang thiết bị cho công tác bảo vệ môi trường bị cho công tác bảo vệ môi trường
- Kiện toàn tổ chức hệ thống quản lý môi trường ở các cấp các ngành. - Xây dựng hệ thống quản lý môi trường chuyên ngành: Tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải bố trí cán bộ chuyên trách về Bảo vệ môi trường thực hiện nghiêm chính sách, các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, thực hiện việc quan trắc môi trường hàng năm và xây dựng hệ thống xử lý ô nhiêm môi trường trước khi xả vào môi trường nước mặt.
- Tăng cường nguồn nhân lực, kinh phí, trang thiết bị cho công tác bảo vệ môi trường.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường và các Sở, Ban, Ngành có liên quan, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
+ Ưu tiên kinh phí sự nghiệp môi trường cho thanh tra, kiểm tra, phân loại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, xử lý các đơn vị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, xây dựng các trạm xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh.
+ Tăng cường máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc quan trắc, giám sát chất lượng môi trường trên địa bàn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76
3.3.3 Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt và kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ
môi trường.
Kiên quyết không tiếp nhận các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao (sản xuất tinh bột sắn, sản xuất cao su, hoá chất, thuốc BVTV....) hoặc phải đưa vào khu, cụm công nghiệp được quy hoạch và chỉ cho phép hoạt động khi đã có hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
UBND các thành phố khi lựa chọn các dự án đầu tư phải gắn với bảo vệ môi trường, 100% các dự án đầu tư phải có xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, đẩy nhanh việc xác nhận đề án bảo vệ môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động thuộc thẩm quyền.
3.3.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
- UBND thành phố và Sở Tài Nguyên và Môi trường tăng cường tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm đối với các doanh nghiệp đã và đang gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, các cụm công nghiệp và làng nghề.
- Cần xây dựng kế hoạch định kỳ giám sát môi trường làng nghề, doanh nghiệp công ty, các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh đối với các đơn vị gây ô nhiễm môi trường.
3.3.5. Đối với các cơ sở xả nước thải.
3.3.5.1. Đối với cơ sở hiện đang xả nước thải vào sông Thương:
Hiện nay, các cơ sở xả nước thải trực tiếp vào sông Thương như công ty TNHH MTV phân đạm Hà Bắc, công ty cổ phần Habada… là những cơ sở có lượng xả nước thải vào sông Thương lớn, cần có một số biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ ô nhiễm cho nguồn nước sông Thương như sau:
+ Các cơ sở này tuy đã có hệ thống xử lý nước thải, nhưng một số chất ô nhiễm sau khi xử lý vẫn chưa đạt quy chuẩn cho phép, nên cần phải xử lý
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77 các chỉ tiêu này đạt quy chuẩn mới được phép xả nước thải vào sông Thương;
+ Cần phải có hệ thống quan trắc, giám sát lưu lượng, chất lượng nước thải tự động (24/24h) để kiểm soát triệt để lưu lượng, chất lượng thải trước khi xả vào sông Thương.
+ Cần phải có giải pháp xử lý sự cố ô nhiễm, để có thể kịp thời xử lý khi hệ thống xử lý bị sự cố, để không cho nước thải chưa qua xử lý xả thẳng ra sông Thương.
+ Các cơ sở phải có báo cáo quan trắc định kỳ tình hình xả nước thải vào nguồn nước về cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước (sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang).
3.3.5.2. Đối với nước thải chăn nuôi gia súc.
Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, từng bước hạn chế chăn nuôi xen kẽ trong các khu dân cư; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các hộ chăn nuôi; thực hiện nghiêm túc việc lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động đến môi trường của các trang trại, bảo đảm các trang trại đều phải có đầy đủ công trình biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu xử lý ô nhiễm; triển khai ứng dụng mô hình xử lý nước thải sau hệ thống hầm biogas để làm cơ sở hướng dẫn, nhân rộng áp dụng cho các trang trại. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đưa vào ứng dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và sử dụng công nghệ sạch trong chăn nuôi như hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải chăn nuôi cho các trang trại chăn nuôi, công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn…
3.7.5.3. Đối với nước thải nông nghiệp.
Để giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước cũng như đất sản xuất cần giám sát chặt chẽ sử dụng các hoá chất dùng trong nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Tổ chức thu gom, xử lý, chôn lấp tập trung chất thải rắn, chất thải nguy hại để hạn chế ảnh hưởng đến môi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78 trường nói chung và nguồn nước xung quanh và tiến tới không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu có nguồn gốc hoá học, tiến tới sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu vi sinh để giảm áp lực ô nhiễm nguồn nước trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
3.3.5.4. Đối với nước thải sinh hoạt.
Hiện nay, trạm bơm Châu Xuyên I, Châu Xuyên II, Chi Ly… tiêu thoát nước thải của thành phố Bắc Giang sau khi được thu gom tại các bể tách nước thải phần cặn lắng được thu gom về trạm xử lý nước thải thành phố Bắc Giang, phần nước thải được thu gom về các hồ chứa nước của các trạm bơm với lượng nước trung bình của các trạm bơm này khoảng 40.000m3/ngày. Vì vậy cần phải nâng cấp xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung thành phố Bắc Giang đảm bảo xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận. Các trạm bơm hiện tiêu thoát nước thải cho thành phố sẽ phục vụ tiêu thoát nước cho thành phố Bắc Giang khi có mưa lũ.
3.3.5.5. Đối với nước thải làng nghề.
Cần tiến hành, quy hoạch, tổ chức, phân bố lại sản xuất tại các làng nghề cho phù hợp với tính chất đặc thù của từng loại hình làng nghề. Đối với người sản xuất và cộng đồng tại các làng nghề tăng cường công tác phổ biến, giáo dục, tuyên truyền vận động về vệ sinh môi trường, an toàn lao động đến tận hộ sản xuất cá thể và tổ chức xã hội. Đối với người chủ sản xuất tại các làng nghề cần tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường một cách chặt chẽ.
Tiến tới sử dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn trong quá trình sản xuất, xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung của làng nghề, tận dụng các chất thải trong sản xuất để chăn nuôi tăng thu nhập và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
3.3.6. Giám sát ô nhiễm nguồn nước sông Thương
- Trong điều kiện chưa thiết lập được các trạm quan trắc tự đông như hiện nay hằng năm nên tiến hành quan trắc đánh giá chất lượng nước sông Thương theo định kỳ bằng phương pháp lấy mẫu phân tích hiện trường và trong phòng thí nghiệm như hiện nay.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79