Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Thương đoạn quaTP Bắc Giang

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt sông thương đoạn chảy qua địa bàn thành phố bắc giang tỉnh bắc giang (Trang 47 - 52)

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.1. Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Thương đoạn quaTP Bắc Giang

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Bắc Giang, nằm ở tọa độ địa lý từ 21015’ đến 21019’ vĩ độ Bắc và từ 106008’ đến 106014’ kinh độ Đông, với các vị trí tiếp giáp như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 - Phía Bắc giáp xã Quế Nham thuộc huyện Tân Yên và xã Xuân Hương, thuộc huyện Lạng Giang.

- Phía Đông giáp xã Tân Dĩnh, Thái Đào thuộc huyện Lạng Giang, xã Hương Gián thuộc huyện Yên Dũng.

- Phía Nam giáp xã Tân Liễu, Tiền Phong, Nội Hoàng huyện Yên Dũng - Phía Tây giáp xã Nghĩa Trung, Hồng Thái, Tăng Tiến, thuộc huyện Việt Yên

Thành phố Bắc Giang là một trong bốn huyện của tỉnh được xác định là trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội, nằm trong “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, liền kề các cụm công nghiệp lớn của tỉnh như: Quang Châu, Đình Trám, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng..., nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước, đầu mối giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ và thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hoá và các hàng tiêu dùng khác.

Tóm lại, vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có các tuyến đường bộ, đường sắt đã và đang chuẩn bị được nâng cấp, thành phố Bắc Giang có điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thành phố Bắc Giang có địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ (00 - 80). Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8 - 10 mét, nhiều khu vực trong thị xã có địa hình thấp hơn so với mực nước sông Thương vào mùa mưa lũ. Ao, hồ trên địa bàn thị xã khá nhiều nhưng phần lớn có diện tích nhỏ, hẹp, nông, nên khả năng tiếp nhận cũng như cung cấp nước hạn chế. Dễ ngập úng và làm suy giảm chất lượng nước ao, hồ cũng như chất lượng nước sông Thương vào mùa mưa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân và mùa Thu là hai mùa chuyển tiếp có khí hậu ôn hòa, mùa Hạ nóng ẩm, mưa nhiều, mùa Đông lạnh giá, mưa ít.

Một số nét đặc trưng về khí hậu của thành phố:

- Nhiệt độ trung bình năm 24,30 C, cao nhất 26,90 C (tháng 4 đến tháng 10), thấp nhất là 20,50 C (từ tháng 11 đến tháng 3 sang năm).

- Lượng mưa trung bình năm 1.518 mm (thuộc khu vực có lượng mưa trung bình trong vùng), lượng mưa tập trung vào các tháng 6,7,8,9,10, chiếm đến 80% lượng mưa cả năm (có những trận mưa lớn 100 – 200 mm), lượng mưa ít nhất vào các tháng 12 và tháng 1 năm sau.

- Nắng: Thành phố nằm trong khu vực có bức xạ trung bình so với vùng khí hậu nhiệt đới. Tổng số giờ nắng trung bình cả năm 1730 giờ.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình 81%, cao nhất 86% vào tháng 4 và thấp nhất 76% vào các tháng 12.

- Chế gió, bão: Thành phố nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa, ít khi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, nhưng thỉnh thoảng có những trận mưa lớn do nằm trong dải hội tụ nhiệt đới.

Nhìn chung, thành phố Bắc Giang có điều kiện khí hậu, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

3.1.1.4. Thủy văn

Thành phố Bắc Giang chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Thương có chiều dài 157 km, đoạn chảy qua thành phố dài khoảng 7 km, chiều rộng trung bình từ 140 - 150 mét. Tốc độ chảy trung bình khoảng 1,5 mét/giây, lòng sông có độ dốc nhỏ, nước chảy điều hòa, lưu lượng nước hàng năm 2,5 tỷ m3. Ngoài ra, còn có ngòi Xương Giang, ngòi Chi Ly, ngòi Đa Mai và nhiều hồ, ao nhỏ có chức năng điều tiết nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Cũng như các sông ở Bắc Bộ, sông Thương cũng có 2 mùa nước rõ rệt: mùa cạn và mùa lũ. Mùa cạn bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10. Đỉnh điểm của mùa cạn vào tháng 1 - 2 hàng năm. Đỉnh điểm mùa lũ vào tháng 8 hàng năm. So với các con sông khác, thì sông Thương là con sông hiền hòa nhất. Tuy nhiên do địa hình thấp hơn mực nước sông Thương vào mùa lũ và dung tích của các ao, hồ nhỏ nên khi có mưa lớn, tập trung khả năng tiêu thoát nước kém, gây ngập úng cho các khu vực thấp, trũng đồng thời làm tăng khả năng ô nhiễm nước sông và các ao hồ trong địa bàn thành phố Bắc Giang.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của thành phố gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm:

- Nguồn nước mặt: Chủ yếu được khai thác sử dụng từ các sông, ngòi, ao, hồ có trên địa bàn, trong đó sông Thương là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Ngoài ra, còn có mạng lưới ao, hồ, ngòi nhỏ khá dày đặc, đây là nguồn cung cấp, dự trữ nước khi mực nước sông Thương xuống thấp, đặc biệt vào mùa khô. Ngoài ra lượng nước mưa hàng năm cũng là nguồn cung cấp, bổ sung nước ngọt quan trọng cho sản xuất và cho sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế xã hội chất lượng nước các ao hồ bị suy giảm. Nhiều ao, hồ bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng từ đó ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nước sông Thương đoạn chảy qua thành phố Bắc Giang.

- Nguồn nước ngầm: Theo kết luận sơ bộ của Tổng cục Địa chất thì tầng chứa nước ngầm của thành phố nghèo, khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất chỉ đạt được ở mức thấp.

Nhìn chung, nguồn nước ngầm của thành phố có lưu lượng nhỏ khả năng cung cấp nước hạn chế, nhưng chất lượng tương đối tốt, chưa bị ô nhiễm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

* Tài nguyên khoáng sản

Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn Thành phố Bắc Giang không có tài nguyên khoáng sản nào ngoài cát, sỏi, … ở lòng sông Thương với trữ lượng hạn chế. Nhìn chung, tài nguyên của thành phố nghèo cả về chủng loại và trữ lượng. Việc khai thác cát sỏi ở lòng sông Thương là một trong những nguyên nhân ô nhiễm nước sông đồng thời cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đê.

* Tài nguyên nhân văn

Thành phố Bắc Giang xưa thuộc trấn Kinh Bắc, có vị trí quân sự trọng yếu, một trong những trung tâm kinh tế - văn hoá được hình thành và phát triển từ thời kỳ đầu Công Nguyên.

Trên địa bàn thành phố còn nhiều phong tục, tập quán như: Tục lệ kết nghĩa, kết chạ, hội du Tiên, hội chạy chữ … Ngoài ra thành phố còn bảo tồn được các làn điệu dân ca lâu đời (hát giao duyên, hát cửa đình) và các truyện kể dân gian mang đậm triết lý đạo Lão (Nam Bình Giang Sử Lều Văn Minh, Nam Quốc Trấn Thủy Thần…).

Thành phố Bắc Giang còn là cái nôi của nhiều nghề truyền thống như: Nghề làm bún Đa Mai, nghề tráng bánh đa Dĩnh Kế, ... Nước thải của các làng nghề này chưa được xử lý triệt để đã và đang gây ô nhiễm nước mặt sông Thương đoạn chảy qua thành phố Bắc Giang.

* Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch trên địa bàn thành phố gồm: 02 điểm du lịch tự nhiên và 50 tài nguyên du lịch nhân văn - đều đã được khai thác, song có quy mô nhỏ.

Nhìn chung, tài nguyên du lịch khá phong phú, trong đó chiếm phần lớn là di tích lịch sử, văn hoá; một số tài nguyên du lịch thu hút khách du lịch đến thăm quan. Tài nguyên du lịch nhân văn cấp độ nhỏ, diện tích hẹp, giá trị không cao, khả năng thu hút khách du lịch còn thấp. Không gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường nói chung và môi trường nước mặt sông Thương đoạn chảy qua thành phố nói riêng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt sông thương đoạn chảy qua địa bàn thành phố bắc giang tỉnh bắc giang (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)