Xuất phát từ thực tế trên, qua quá trình thực tập tại Tổng công ty, sau khitìm hiểu thực tế tổ chức công tác kế toán quản trị, chúng em xin lựa chọn đề tài“Khảo sát công tác tổ chức thực
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệpmuốn tồn tại và phát triển thì mục tiêu hàng đầu của họ không gì khác hơn là lợinhuận Dĩ nhiên, lợi nhuận đạt được càng cao càng tốt, tuy vậy trong các sáchlược hoạch định của từng nhà quản trị để đi đến mục tiêu lợi nhuận không phải
là giống nhau Một doanh nghiệp được đánh giá có tình hình tài chính sáng sủaphải có mức lợi nhuận ổn định và phát triển qua từng năm tài chính, nếu trongquá trình hoạt động không có những rủi ro khách quan bất ngờ và đáng kể Điềunày đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có các quyết định đúng đắn và kịp thời trongcông tác chỉ đạo mọi mặt của doanh nghiệp
Muốn vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong việc thiết lậpcác báo cáo tài chính cho các đối tượng sử dụng bên ngoài, người quản trị cầnphải hiểu biết, tổ chức, phối hợp, tiên liệu, ra quyết định và kiểm soát mọi thứbên trong doanh nghiệp, chỉ đạo và hướng dẫn doanh nghiệp hoạt động có hiệuquả cao nhất Muốn thực hiện được điều này, cần phải nắm vững tình hình tàichính của mình, thông qua số liệu kế toán tài chính, phân tích đánh giá và đề ranhững dự toán cho tương lai
Tổng công ty Giấy Việt Nam với đặc điểm của một doanh nghiệp sảnxuất các loại sản phẩm như: giấy in, giấy viết, giấy Tisue, giấy photocopy…
và có khối lượng sản phẩm tiêu thụ tương đối lớn Để hòa nhập với điềukiện chung của nền kinh tế hiện nay, trong suốt quá trình hình thành và pháttriển Tổng công ty đã không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý cũng như tổ chức công tác kế toán quản trị nhằm đẩy mạnh và nâng caohiệu quả hoạt động để ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường.Tuy nhiên công tác kế toán quản trị của Tổng công ty còn tồn tại một số hạnchế cần khắc phục
Trang 2Xuất phát từ thực tế trên, qua quá trình thực tập tại Tổng công ty, sau khitìm hiểu thực tế tổ chức công tác kế toán quản trị, chúng em xin lựa chọn đề tài
“Khảo sát công tác tổ chức thực hiện kế toán quản trị, lập Dự toán sản xuất kinh doanh và lập các Báo cáo kế toán quản trị tại Tổng công ty Giấy Việt Nam” làm bài thu hoạch cho chuyên đề Kế toán quản trị.
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Vận dụng lý luận vào nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức thực hiện kếtoán quản trị tại Tổng công ty Giấy Việt Nam, lập dự toán sản xuất kinh doanh
và báo cáo kế toán quản trị Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức
thực hiện kế toán quản trị tại Tổng công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng công tác tổ chức kế toán quản trị, lập dự toán sản xuất kinhdoanh và báo cáo kế toán quản trị tại Tổng công ty Giấy Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Kế toán quản trị, lập dự toán sản xuất kinh doanh
và báo cáo kế toán quản trị
- Phạm vi về không gian: Tại Tổng công ty Giấy Việt Nam Địa chỉ: Khu 9,
Trang 3- Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu của đề tài trong thời gian từnăm 2010 – 2012, tập trung vào quý I năm 2013.
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Để tiến hành những nội dung nghiên cứu của chuyên đề, quan điểm thốngnhất và xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu là quan điểm duy vật biện chứng.Mọi sự vật, hiện tượng liên quan đến nhau, tuân theo những quy luật nhất định,chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau
4.2 Phương pháp thống kê kinh tế
Phương pháp khảo sát tình hình hoạt động tại phòng kế toán
Phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo của phòng kế toán
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phântích xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích Để so sánhngười ta có thể dùng số tuyệt đối, số tương đối
4.4 Phương pháp kế toán quản trị
- Phương pháp chứng từ kế toán: Dựa vào hệ thống chứng từ bắt buộc vàchứng từ hướng dẫn sử dụng trong kế toán tài chính để thu thập các thông tinthực hiện (quá khứ) chi tiết theo yêu cầu của kế toán quản trị (sử dụng chungnguồn thông tin đầu vào cùng với kế toán tài chính)
- Phương pháp tài khoản kế toán: Dựa vào hệ thống tài khoản của kế toántài chính (tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết) để tập hợp số liệu thông tin thực
Trang 4hiện (quá khứ) chi tiết theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Trên cơ sở yêucầu quản trị cụ thể đối với từng đối tượng mà kế toán quản trị quan tâm, cần tổchức chi tiết hơn nữa các tài khoản đến các cấp 3,4,5,
- Phương pháp tính giá: Đối với kế toán quản trị việc tính giá các loại tàisản mang tính linh hoạt cao hơn kế toán tài chính(không đòi hỏi tuân theo nguyêntắc chung về tính giá) và gắn với mục đích sử dụng các thông tin về giá theo yêucầu quản trị doanh nghiệp
- Phương pháp tổng hợp cân đối: thường được kế toán quản trị sử dụngtrong việc lập báo cáo thực hiện (số liệu quá khứ) Đồng thời nó còn được sửdụng để lập các báo cáo, các bảng phân tích số liệu chi phí, doanh thu,kết quả để
so sánh các phương án đang xem xét và quyết định trong tương lai
4.5 Phương pháp chuyên gia
Đây là phương pháp mà trong quá trình làm báo cáo có sự tham khảo ýkiến của những người có kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu như ban giám đốc,nhân viên kế toán tại công ty, sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, sự kế thừa cáckiến thức đã được các chuyên gia đúc kết qua các cuốn sách chuyên ngành
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài gồm có 3 chương:
Phần 1: Một số vấn đề chung về lập dự toán sản xuất kinh doanh và báo
cáo trong kế toán quản trị doanh nghiệp
Phần 2: Lập dự toán báo cáo sản xuất kinh doanh và báo cáo kế toán quản
trị tại Tổng công ty Giấy Việt Nam
Phần 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực hiện kế toán quản
trị tại Tổng công ty Giấy Việt Nam
Trang 5NỘI DUNG Phần 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ BÁO CÁO TRONG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.1 Khái quát chung về kế toán quản trị
1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị
Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tinkinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội
bộ đơn vị kế toán
1.1.2 Vai trò kế toán quản trị
Vai trò của kế toán quản trị thể hiện trong các khâu của quá trình quản lýđược thể hiện cụ thể như sau:
Trong giai đoạn lập kế hoạch và dự toán
Lập kế hoạch là xây dựng các mục tiêu phải đạt và vạch ra các bước thựchiện để đạt ra các mục tiêu đó Các kế hoạch này có thể là kế hoạch dài hạn,ngắn hạn
Kế toán quản trị thu thập thông tin thực hiện (quá khứ) và những thông tinliên quan đến tương lai (thông tin dự toán, dự tính) để phục vụ cho việc lập kếhoạch dự toán
Trong giai đoạn tổ chức thực hiện
Kế toán quản trị có vai trò thu thập và cung cấp các thông tin đã và đangthực hiện để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị và chỉđạo thực hiện các quyết định Ngoài ra còn thu thập thông tin thực hiện để phục
vụ cho việc kiểm tra đánh giá sau này
Trong giai đoạn kiểm tra đánh giá
Trang 6Nhà quản trị sau khi đã lập kế hoach đầy đủ và hợp lý, tổ chức thực hiệncác kế hoạch, đòi hỏi phải kiểm tra, đánh giá hoạt động (kết quả công việc) vàđánh giá việc thực hiện các kế hoạch.
Trong khâu ra quyết định
Kế toán quản trị có vai trò cung cấp các thông tin, soạn thảo các báo cáophân tích số liệu, thông tin; thực hiện việc phân tích số liệu, thông tin thích hợpgiữa các phương án đưa ra để lựa chọn; tư vấn cho nhà quản trị lựa chọn phương
án, quyết định phù hợp và tối ưu nhất
1.1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ của kế toán quản trị đối với doanh nghiệp
1.1.3.1 Mục tiêu
Liên kết giữa việc tiêu dùng các nguồn lực (chi phí) và nhu cầu tài trợ vớicác nguyên nhân của việc tiêu dùng các nguồn lực đó (chi phí phát sinh) để thựchiện các mục đích cụ thể của đơn vị
Tìm cách tối ưu hóa mối quan hệ giữa chi phí với giá trị (lợi ích) mà chiphí đó bỏ ra
1.1.3.2 Nhiệm vụ
Ngoài những nhiệm vụ của kế toán nói chung là: thu thập, xử lý, phân tíchthông tin, số liệu; kiểm tra, giám sát tình hình tài chính, tài sản; Cung cấp thôngtin, tổ chức phân tích thông tin, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị vàquyết định kinh tế, tài chính của đơn vị, nhiệm vụ cụ thể của kế toán quản trị là:
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toánquản trị của đơn vị xác định theo thời kỳ
- Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự đoán
- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báocáo kế toán quản trị
- Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra
Trang 71.1.4 Nội dung kế toán quản trị
Nội dung chủ yếu, phổ biến của kế toán quản trị trong doanh nghiệp gồm:+ Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm: nhận diện, phân loại chiphí, giá thành; Lập dự toán chi phí; Tập hợp tính toán, phân bổ chi phí, giá thành,
+ Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh: phân loại doanh thu,xác định giá bán, lập dự toán doanh thu,…
+ Phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận
+ Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định
+ Lập dự toán sản xuất, kinh doanh
+ Kế toán quản trị một số khoản mục khác như tài sản cố định, hàng tồn kho,
1.2 Khái quát chung về dự toán sản xuất kinh doanh
1.2.1 Khái niệm:
Dự toán là những dự kiến chi tiết chỉ rõ cách huy động và sử dụng vốn vàcác nguồn lực khác theo định kỳ và được biểu diễn một cách có hệ thống dướidạng số lượng và giá trị
- Xác định rõ các mục tiêu cụ thể làm căn cứ đánh giá thực hiện sau này
- Lường trước những khó khăn khi chúng chưa xảy ra để có phương ánđối phó kịp thời và đúng đắn
- Kết hợp toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bằng các kế hoạch củatừng bộ phận khác nhau Nhờ vậy phải dự toán đảm bảo cho các kế hoạch củatừng bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp
1.2.3 Kỳ dự toán
Trang 8- Dự toán về mua sắm TSCĐ, đất đai, nhà xưởng nói chung cho cáckhoản mục thuộc loại tài sản cố định được lập cho một kỳ thời gian dài, có thể là
20 năm hoặc lâu hơn.Thời gian kết thúc đảm bảo được nguồn vốn luôn sẵn sàng
để đáp ứng nhu cầu mua sắm TSCĐ của doanh nghiệp
- Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm được lập cho kỳ 1năm, phù hợp với năm tài chính của doanh nghiệp để tiện cho việc so sánh đánhgiá giữa kế hoạch và thực hiên
- Dự toán hàng năm được chia thành 4 quý, sau đó quý 1 được chia theotừng tháng, các quý còn lại của năm dự toán vẫn giữ nguyên, khi quý 1 kết thúcthì quý 2 được chia theo từng tháng Cứ thế tiếp tục cho đến hết năm Dự toánhàng năm cũng được lập theo kỳ 12 tháng và cứ tháng đầu kỳ thực hiện sau thìlại cộng thêm dự toán của một kỳ vào kế tiếp tháng cuối cùng của kỳ đó Dựtoán lập theo cách này được gọi là dự toán liên tục vì lúc nào nhà quản trị cũngphải suy nghĩ và hoạch định trước cho kỳ 12 tháng sắp tới
1.2.4 Trình tự lập dự toán
Dự toán được chuẩn bị từ cấp cơ sở trở lên Trình tự chuẩn bị số liệu dựtoán được mô tả trên sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Trình tự chuẩn bị dự toán
Trình tự dự toán như trên có những ưu điểm sau :
Trang 9- Mọi cấp quản lý của doanh nghiệp, từ thấp đến cao, đều góp phần vàoquá trình xây dựng dự toán.
- Dự toán được lập từ cấp cơ sở nên có dộ tin cậy và tính chính xác cao
- Do được tham gia vào quá trình dự toán,và các chỉ tiêu được tự đề đạtnên nhà quản trị cấp cơ sở sẽ thực thiện kế hoạch một cách chủ động hơn, thoảimái hơn và khả năng hoàn thành kế hoạch sẽ cao hơn Ngược lại, nếu khônghoàn thành kế hoạch thì trách nhiệm trước hết là ở cấp cơ sở đó
1.2.5 Hệ thống dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm
Hệ thống hoạt động sản xuất kinh doanh hang năm bao gồm những bản
dự toán riêng biệt nhưng có quan hệ qua lại lẫn nhau như sơ đồ 9 sau:
Sơ đồ 1.2: Hệ thống dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh
Dự toán chi phí
lao đông trực
tiếp
Dự toán chi phí NVL trực tiếp Dự toán chi phísản xuất
Dự toán báo cáo
KQHĐKD
Dự toán bảng cân đối kế toán
Dự toán báo cáo lưu chuyển tiền
tệ
Dự toán tiền mặt
Trang 10Dự toán tiêu thụ: Việc soạn thảo dự toán SXKD được bắt đầu bằng dự
toán tiêu thụ sản phẩm Dự thảo tiêu thụ sản phẩm trình bày chi tiết dự kiến việctiêu thụ sản phẩm trong các kỳ sắp tới Dự toán tiêu thụ là chìa khóa của toàn bộquá trình lập dự toán vì tất cả các dự toán khác trong dự toán SXKD đều phụthuộc vào dự toán này Chính vì thế các nhà quản lý thường phải mất nhiều thờigian và công sức để lập bảng dự toán này được chính xác
Các dự toán hoạt động:
Doanh nghiệp sẽ xây dựng các dự toán hoạt động chỉ rõ các hoạt động củadoanh nghiệp phải như thế nào để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.Trình tự lập các dự toán hoạt động như sau:
Căn cứ trên dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất được thiết lập, chỉ rõ sốlượng sản phẩm cần phải sản xuất Từ dự toán sản xuất, các dự toán nguyên vậtliệu, dự toán lao động trực tiếp và dự toán chi phí sản xuất chung sẽ được thiết lập
Dự toán chi phí lưu thông và chi phí quản lý được soạn căn cứ trên dựtoán tiêu thụ Các dự toán này có tác động vào dự toán về tiêu thụ sản phẩm
Căn cứ vào các dự toán trên, dự toán tiền mặt sẽ được thiết lập Nó là một
kế hoạch chi tiết, chỉ ra các khoản tiền thu và các khoản tiền chi ra cho các hoạtđộng của doanh nghiệp
Các dự toán báo cáo tài chính:
Các dự toán báo cáo tài chính gồm báo cáo KQHĐKD dự kiến, bảng cânđối kế toán dự kiến, báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến Những dự toán này trìnhbày các kết quả tài chính của các hoạt động của doanh nghiệp cho kỳ dự toán
1.3 Khái quát chung về báo cáo kế toán quản trị
1.3.1 Các yêu cầu thiết lập đối với hệ thống báo cáo kế toán quản trị
- Hệ thống báo cáo quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụ thể
- Nội dung hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy
đủ và đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành và ra các quyết định kinh tế của doanh nghiệp
Trang 11- Các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán quản trị cần phải được thiết kế phù hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhưng có thể thay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp.
1.3.2 Nội dung báo cáo kế toán quản trị
Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chủ yếu của một doanh nghiệp thường bao gồm:
Báo cáo tình hình thực hiện:
- Báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
- Báo cáo khối lượng hàng hóa mua vào và bán ra trong kỳ theo đối tượng khách hàng, giá bán, chiết khấu và các hình thức khuyến mãi khác
- Báo cáo chi tiết khối lượng sản phẩm hoàn thành, tiêu thụ
- Báo cáo chấp hành định mức hàng tồn kho
- Báo cáo chi tiết sản phẩm, công việc hoàn thành
- Báo cáo cân đối nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa
- Báo cáo chi tiết nợ phải thu theo thời hạn nợ, khách nợ và khả năng thu nợ
- Báo cáo chi tiết các khoản nợ vay, nợ phải trả theo thời hạn nợ và chủ nợ
- Báo cáo bộ phận lập cho trung tâm trách nhiệm
- Báo cáo chi tiết tăng giảm vốn chủ sở hữu
Báo cáo phân tích
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận
- Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tài chính
- Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu quản lý, điều hành của từng giai đoạn cụthể, doanh nghiệp có thể lập các báo cáo kế toán quản trị khác
Trang 12Phần 2 LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ BÁO CÁO KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
2.1 Khái quát chung về Tổng công ty Giấy Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam
2.1.1.1 Tên và địa chỉ Tổng công ty
- Tên công ty: Tổng công ty Giấy Việt Nam
- Tên viết tắt: VINAPACO
- Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM PAPER CORPORATION
- Mã số thuế: 0600357502
- Vốn điều lệ: 1.521.000.000 đồng
- Trụ sở hoạt động văn phòng Tổng công ty tại Hà Nội:
Địa chỉ: 25A- Lý Thường Kiệt- Hoàn Kiếm- Hà NộiĐiện thoại: ( 043)8 247 773, Fax: ( 043)8 260 381Email: vp@vinapaco.com.vn
- Trụ sở hoạt động văn phòng Tổng công ty tại Phú Thọ
Địa chỉ: Thị trấn Phong Châu – Phù Ninh – Phú ThọĐiện thoại: ( 0210) 3 829 755, Fax: ( 0210) 3 829 177Email: bapaco@hn.vnn.vn
- Giám đốc: Vũ Thanh Bình
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty
Tổng công ty Giấy Việt Nam tiền thân là công ty Giấy Bãi Bằng thành lập
và đi vào hoạt động từ 26/11/1982 Đây là kết quả của sự lao động sáng tạokhông mệt mỏi của tập thể lãnh đạo, chuyên gia kỹ thuật, các kỹ sư và tập thểcông nhân Việt Nam và Thụy Điển trong suốt 8 năm ( từ năm 1974 đến năm1982), bằng vốn viện trợ không hoàn lại gần 2,7 tỷ Kuron (tương đương với 448triệu USD) của Chính phủ Vương quốc Thụy Điển Địa điểm kinh doanh chínhcủa Tổng công ty đặt tại Thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọvới tổng diện tích khoảng 100 ha Sản phẩm chính của Tổng công ty là bột giấy
Trang 13Từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã trải qua 4 giaiđoạn phát triển.
* Giai đoạn 1 (1974 – 1982)
Đây là giai đoạn xây dựng và chuẩn bị sản xuất Ngày 5/10/1974, nhàmáy giấy Bãi Bằng được khởi công xây dựng Đến ngày 26/11/1982, kết thúc 8năm xây dựng, lế khánh thành nhà máy được tổ chức trọng thể Nhà máy đượclấy tên gọi chính thức là Nhà máy bột và giấy Vĩnh Phú
* Giai đoạn 2 ( 1983 – 1990)
Nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động đòi hỏi tập thể cán bộ công nhân viênphải sát cánh cùng các chuyên gia Thụy Điển cùng vươn lên để tiếp quản côngtrình, vừa sản xuất, vừa học tập, chuyển giao kiến thức tiến tới làm chủ vận hànhnhà máy Mặc dù có thuận lợi là được sự giúp đỡ toàn diện của các chuyên giaThụy Điển nhưng sản lượng giấy trong những năm 1990 trở về trước cao nhấtcũng chỉ đạt 55% công suất thiết kế Ngày 25/4/1986, Nhà máy bột và giấy VĩnhPhú đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp giấy Vĩnh Phú
* Giai đoạn 3 (1990 – 2005):
Giai đoạn Công ty giấy Bãi Bằng đổi mới toàn diện Tháng 7/1990 cácchuyên gia Thụy Điển về nước, bàn giao lại toàn bộ việc quản lý, điều hành,khai thác nhà máy cho cán bộ công nhân viên Việt Nam Bằng sự năng độngsáng tạo, kết hợp đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất và chế độ khenthưởng xứng đáng, các cán bộ công nhân viên của nhà máy đã khắc phục đượckhó khăn và dần làm chủ máy móc thiết bị Năm 1992 được nhà nước tặngthưởng huân chương lao động hạng nhì Năm 1993, Xí nghiệp liên hợp giấyVĩnh Phú đổ tên thành Công ty giấy Bãi Bằng
* Giai đoạn 4 ( 2006 đến nay):
Đây là giai đoạn phát triển vượt bậc với những thành tựu to lớn và năm
2006 cũng là thời điểm lịch sử đối với Công ty Giấy Bãi Bằng Theo Quyết định
số 29/QĐ/TTg ngày 01 tháng 02 năm 2005 và Quyết định số 09/QĐ-BCN ngày
04 tháng 03 năm 2005 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương): Chuyểnđổi hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công
Trang 14ty con Công ty mẹ - Tổng công ty giấy Việt Nam được hình thành trên cơ sở tổchức lại Văn phòng Tổng công ty và công ty giấy Bãi Bằng và các đơn vị hạchtoán phụ thuộc gồm các lâm trường nay là các Công ty Lâm Nghiệp, Công tyGiấy Tissue Sông Đuống, Công ty chế biến và xuất khẩu Dăm Mảnh, Ban quản
lý dự án Giấy Bãi Bằng giai đoạn II và các chi nhánh Năm 2007, thương hiệugiấy Bãi Bằng lọt vào Top 100 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam Ngày nayvới mô hình này, kinh doanh đa ngành của Tổng công ty Giấy Việt Nam, giấyBãi Bằng trở thành hạt nhân quan trọng, là một trong những nhân tố tọa nênnăng lực cạnh tranh của giấy Việt Nam trên thị trường quốc tế, đã, đang và sẽ cónhiều đóng góp cùng ngành giấy Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, cùng cả nước hội nhập và phát triển
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Giấy Việt Nam
2.1.2.1 Chức năng của Tổng công ty
- Sản phẩm sản xuất chủ yếu của Tổng công ty là bột giấy và các loại giấynhư: giấy in, giấy viết, giấy vệ sinh, giấy bao gói có chất lượng cao: bao gồmcác loại giấy cuộn, giấy ram từ khổ A0 – A4 , giấy photocopy, giấy tập, vở họcsinh, giấy vi tính, giấy telex…
- Sản xuất kinh doanh chế biến các loại nông lâm sản gỗ và các loại sảnphẩm chế biến từ gỗ…
- Sản xuất kinh doanh ngành in, các sản phẩm văn hóa phẩm…
Theo đó công ty có các quyền hạn sau:
- Có quyền tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp
- Kinh doanh những ngành nghề phù hợp với giấy phép đăng ký kinh doanh
- Được mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầucủa thị trường
- Có quyền tuyển chọn, thuê mướn sử dụng lao động và cho thôi việc theoquy định của của bộ luật lao động và pháp luật liên quan khác
- Có quyền thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của công ty
- Được hưởng chế độ ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật
Trang 15- Công ty có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp nguồn lực,nguồn hàng không được pháp luật quy định của bất kỳ tổ chức cá nhân nào.
2.1.2.2 Nhiệm vụ của Tổng công ty
Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủcác quy định của pháp luật
- Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuấtvới Bộ công nghiệp và nhà nước giải quyết các vấn đề vướng mắc trong sản xuấtkinh doanh
- Quản lý và sử dụng vốn, đầu tư đổi mới trang thiết bị, đảm bảo kinhdoanh có lãi và làm nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước
- Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý vật tư chặt chẽ,nâng cao chất lượng các mặt hàng sản xuất kinh doanh nhằm tăng cương sứccạnh tranh và mở rộng thị trường
- Quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để theo kịp sự đổimới của yêu cầu sản xuất kinh doanh đặt ra
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Tổng công ty hoạt động theo Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 06 tháng
6 năm 2011 của Thủ tướng Chính Phủ, VINAPACO có cơ cấu tổ chức quản lý,điều hành gồm:
Trang 16Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý tại Tổng công ty Giấy Việt Nam
KẾ TOÁN TRƯỞNG TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
Phó TGĐ Tài chính Kinh doanh
- Phòng Kế hoạch
- Phòng XNK và Thiết bị phụ tùng
Phó TGĐ Lâm nghiêp KIỂM SOÁT NỘI BỘ
- Phòng QL TN rừng
- Cty CB&XNK dăm mành
- Cty vận tải và CB lâm sản
- Cty Khảo sát và thiết kế lâm sản
- Các Cty lâm nghiệp
Trang 17- Hội đồng thành viên: Là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà
nước tại VINAPACO và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tại cáccông ty con
- Ban kiểm soát nội bộ: Do Hội đồng thành viên lập để giúp HĐ thành viên
kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác, trung thực trong quản lý, điều hành hoạtđộng kinh doanh trong việc ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hànhđiều lệ của VINAPACO
- Tổng Giám đốc: điều hành hoạt động hàng ngày của VINAPACO theo
mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, chịu tráchnhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
- Phó Tổng giám đốc: Các Phó Tổng giám đốc giúp các TGĐ điều hành
VINAPACO theo phân công và ủy quyền của TGĐ; chịu trách nhiệm trước TổngGiám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được TGĐ phân công hoặc ủy quyền
- Kế toán trưởng: Thực hiện công tác kế toán của công ty, đề xuất các giải
pháp và điều kiện tạo nguồn vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triểnVINAPACO; giúp Tổng Giám đốc giám sát tài chính và phát huy các nguồn lực tàichính tại VINAPACO theo pháp luật về tài chính, kế toán; có các quyền hạn, nghĩa
vụ theo quy định của pháp luật
- Bộ máy giúp việc: gồm văn phòng, các ban (phòng) chuyên môn, nghiệp vụ
của VINAPACO có chức năng tham mưu, giúp việc cho hội đồng thành viên, TổngGiám đốc trong quản lý, điều hành công việc của VINAPACO
2.1.4 Mô hình kế toán quản trị tại Tổng công ty
Tại tổng công ty áp dụng mô hình kết hợp kế toán quản trị với kế toán tàichính
Loại mô hình này được sử dụng ở hầu hết các nước Theo mô hình này kếtoán trưởng chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công tác kế toán trong doanhnghiệp từ việc tổ chức xây dựng bộ máy kế toán, lưu chuyển chứng từ, vận dụngtài khoản, hệ thống báo cáo…nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị Các bộphận kế toán có chức năng thu thập và cung cấp thông tin kế toán vừa tổng hợp,
Trang 18vừa chi tiết đồng thời lập dự toán tổng hợp và chi tiết theo yêu cầu quản lý kếtoán quản trị đặt trọng tâm vào việc xây dựng, kiểm tra, xác định và hoạch địnhcác chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty được thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
Kế toán trưởng: Phụ trách chung bao quát toàn bộ hoạt động của phòng
phân công công việc cho các Phó trưởng Phòng Tài Chính - Kế toán và toàn bộcác nhân viên trong phòng
Phó kế toán trưởng về tài chính: Giúp kế toán trưởng trực tiếp điều hành
tổ máy tính và tổ tài chính
Trang 19Phó kế toán trưởng về xây dựng cơ bản: Giúp kế toán truởng phụ trách
điều hành theo dõi trực tiếp toàn bộ mảng xây dựng cơ bản và các hạm mục đầu
tư về vấn đề tài chính
Phó kế toán trưởng tổng hợp: Giúp kế toán trưởng trực tiếp điều hành
chung các phần hành kế toán phụ trách lập báo cáo tổng hợp
Các kế toán viên thì được phân công cụ thể với từng phần hành và các chức năng:
Kế toán đời sống ăn ca: Theo dõi tiền chi ra cho các bếp ăn hàng tuần,
nhận chứng từ mua hàng vào sổ chi tiết, cuối tháng lên NKCT số 10
Kế toán tiền lương và bảo hiểm XH: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ phân
xuởng, tổ, đội SX gửi lên để phối hơp với các bộ phận khác thanh toán lương
Kế toán thanh toán: Theo dõi thu chi tiền mặt, thanh toán với ngân hàng.
Kế toán sử dụng bảng kê, nhật ký chứng từ số 1,2 sổ chi tiết, sổ quỹ tiền mặt
Kế toán tiêu thụ: Theo dõi tình hình N-X-T kho của thành phẩm giấy
Cuối tháng lên bảng kê số 11, lên NKCT số 8 và các báo cáo khác
Kế toán vật liệu: Ghi chép số liệu tổng hợp tình hình mua, vận chuyển,
bảo quản, N-X-T kho nguyên vật liệu, tính giá thực tế vật liệu xuất kho Hàngtháng lên bảng kê số 3, bảng phân bổ
Kế toán thống kê tổng hợp: Thống kê sản lượng, tính giá trị sản xuất
Thông tin kinh tế hàng ngày về tình hình sản xuất kinh doanh để chỉ đạo cho việc SXhàng ngày
Kế toán XDCB: Căn cứ vào bảng kê, bảng phân bổ để tập hợp chi phí
giá thành XDCB phát sinh trong kỳ
Kế toán tổng hợp giá thành: căn cứ vào bảng kê, bảng phân bổ của kế toán
chi tiết, tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành chi tiết theo khoản mục yếu tốđịnh kỳ
Trang 202.1.5 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2010 – 2012
Bảng 2 1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm ( 20 10 – 201 2 )
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ tăng trưởng(%)
Nhận xét: Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
năm 2011 – 2012 ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2012
có sự giảm sút so với năm 2011 Điều này có thể do ảnh hưởng chung của sự
suy thoái kinh tế năm 2012, năm 2012 được coi là một trong những năm nền
kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, làm cho tăng trưởng kinh tế chậm lại Chịu
sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế, kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng
công ty Giấy Việt Nam cũng thể hiện sự giảm sút, cụ thể qua các chỉ tiêu:
- Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2012 giảm 29.673.710.507
đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ giảm 42,93% Lợi nhuận sau thuế
giảm là do mức tăng của tổng doanh thu nhỏ hơn mức tăng của tổng chi phí, cụ
thể:
+ Tổng doanh thu năm 2012 tăng 56.459.728.318 đồng so với năm 2011,
tương ứng với tỷ lệ tăng 1,70%,
+ Tổng chi phí lại tăng 90.522.869.301 đồng so với năm 2011, tương ứng
với tỷ lệ tăng 2,79%
Lợi nhuận trước thuế do đó mà cũng giảm 34.063.140.983 đồng, tương
đương với tỷ lệ giảm 41% và thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 4.389.430.468
đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 31,46%
Trang 212.2 Lập dự toán sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Giấy Việt Nam
2.2.1 Xây dựng các định mức chi phí sản xuất
Xây dựng định mức chi phí là việc xác định số tiền tối thiểu để hoànthành một đơn vị sản phẩm Xây dựng các định mức chi phí phải đảm bảo cácyêu cầu:
- Dựa vào tài liệu lịch, căn cứ vào tính chất của sản phẩm để xem xét tìnhhình chi phí thực tế cả về hiện vật và giá trị liên quan đến đơn vị sản phẩm
- Phù hợp với đặc điểm tổ chức SXKD và yêu cầu quản lý của đơn vị
- Đảm bảo tính khách quan, trung thực
- Xem xét các yếu tố ảnh hưởng của thị trường
Dưới đây nhóm em sẽ xây dựng định mức chi phí sản xuất cho sản phẩmgiấy 84 ISO
2.2.1.1 Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đối với nguyên vật liệu, khi xác định mức chi phí cần xem xét 2 yếu tố: Sốlượng NVL tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm và Đơn giá vốn thực tế của NVL đó
Định mức CP NVL tiêu
hao cho 1 đv sản phẩm =
Số lượng NVLtiêu hao cho 1 đvsản phẩm
x Đơn giá NVL tiêuhoa cho 1 ĐVSP
Ví dụ: Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 1 tấn giấy 84 ISO
Định mức CP NVL chính trực tiếp:
- Định mức giá cho 1 đơn vị NVL chính trực tiếp phản ánh giá cuối cùng của 1
đv NVL chính trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu
Trang 22- Định mức lượng cho 1 đv sản phẩm về NVLC TT phản ánh số lượng NVL tiêu
hao trong 1đv thành phẩm, có cho phép những hao hụt bình thường
Bảng 2: Định mức lượng NVLC tiêu hao trong 1 tấn giấy
ĐVT: tấn
Như vậy, định mức chi phí NVLC TT của 1 tấn giấy là:
BẢNG 3: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP CỦA 1 TẤN GIẤY
Trang 232.2.1.2 Định mức chi phí nhân công trực tiếp
Định mức CPNCTT phụ thuộc vào thời gian lao động trực tiếp cần thiết
để SX 1 đơn vị sản phẩm và đơn giá của thời gian lao động đó (đơn giá thời gian
lao động tính cho 1 giờ công)
Định mức CPNCTT cho
Định mức số lượngthời gian LĐTT cho 1
đv sản phẩm
x
Định mức đơn giá giờcông LĐTT cho 1 đvsản phẩm
Bảng 4: Định mức chi phí nhân công trực tiếp
Định mức chi phí nhân công trực tiếp = (1)x(2) đ 383,886
2.2.1.3 Định mức chi phí sản xuất chung
Bảng 5: Trích Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đơn vị SX 2012
Chi phí ĐVT Nhà máy hóa chất Nhà máy điện PX Giấy PX Bột
Chi phí SXC đ 26,743,864,590 64,886,186,883 99,867,448,223 142,208,275,256
KHTSCĐ đ 7,285,000,000 1,342,000,000 20,300,000,000 43,400,000,000 Chi phí bảo dưỡng đ 15,028,126,159 39,161,348,074 13,285,000,000 61,182,222,523 Chi phí vận tải đ 1,384,721,831 18,778,168,265 16,848,245,916 24,710,942,349 Chi phí chung PX đ 3,046,016,600 5,604,760,544 49,434,202,307 12,915,110,384
Trang 241) Tổng CPSXC thực hiện năm 2012 của PX Giấy là 99.867.448.223đ
- Trong đó: + Biến phí (BP) = 66.282.448.223đ
+ Định phí (ĐP) = 33.585.000.000đ2) Sản lượng sản phẩm năm 2012:
+ Sản phẩm: Giấy 84 ISO: 41.000 tấn
+ Sản phẩm: Giấy 90 ISO: 30.000 tấn
3) Dự kiến kế hoạch SX năm 2013:
+ Sản phẩm: Giấy 84 ISO: 61.500 tấn (tăng 50%)
+ Sản phẩm: Giấy 90 ISO: 45.000 tấn (tăng 50%)
4) Tiêu chuẩn phân bổ CPSX chung lựa chọn là giờ công định mức
+ Sản phẩm: Giấy 84 ISO: 61.500 tấn (tăng 50%)
+ Sản phẩm: Giấy 90 ISO: 45.000 tấn (tăng 50%)
Trang 25Bảng 6: Bảng tổng hợp định mức chi phí sản xuất Giấy 84 ISO
2.2.2 Lập dự toán sản xuất kinh doanh cho Quý II năm 2013
Lập các dự toán SXKD quý II năm 2013 cho Tổng công ty Giấy Việt Nam:
- Dự toán tiêu thụ sản phẩm (gồm cả kế hoạch thu tiền)
- Dự toán sản xuất
- Dự toán NVL trực tiếp
- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
- Dự toán chi phí sản xuất chung
- Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ
- Dự toán tiền mặt
- Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Dự toán bảng cân đối kế toán
Khối lượng tiêu thụ dự kiến hàng tháng không giống nhau, thường phụthuộc vào mức tiêu dùng ở những thời kỳ khác nhau trong năm
Trong quá trình lập dự toán tiêu thụ, kế toán quản trị cũng cần phải dựkiến lịch thu tiền bán hàng Dự kiến lịch thu tiền bán hàng, ngoài việc căn cứ
Trang 26vào doanh thu bán hàng trong kỳ kế hoạch còn phải xen xét đến tiền bán hàngphải thu của kỳ trước chuyển sang và tiền bán hàng kỳ kế hoạch chuyển sangthu ở kỳ sau.
Ví dụ: Tổng công ty Giấy Việt Nam, căn cứ vào tình hình tiêu thụ sản
phẩm kỳ trước, lập dự toán tiêu thụ sản phẩm giấy 84 ISO và dự kiến lịch thutiền cho quý II năm 2013 như sau:
Tổng công ty Giấy Việt Nam
Sản lượng sản
phẩm sản xuất =
Sản lượng sp dự kiến tiêu thụ +
Sản lượng sp dự kiến tồn kho -
Sản lượng sp
dự kiến tồn
Trang 27Ví dụ: Căn cứ vào dự toán tiêu thụ sản phẩm giấy 84 ISO ở bảng 1 và các
dự kiến về tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ của các tháng trong quý II để lập dự toán sản lượng sản xuất sản phẩm giấy 84 ISO:
Tổng công ty Giấy Việt Nam
(*) nhu cầu tồn kho cuối tháng là 20% nhu cầu tiêu thụ tháng sau
(**) lấy từ bảng tổng kết tài sản cuối quý I
2.2.2.3 Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí NVLTT là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm Chi phí NVLTT bị ảnh hưởng bởi số lượng NVL tiêuhao tính cho 1 đơn vị sản phẩm, đơn giá NVL xuất dùng cho sản xuất và khốilượng sản phẩm cần SX
Khối lượng sản phẩm sản xuất càng cao thì chi phí NVL trực tiếp càngcao và ngược lại Khi lập dự toán chi phí NVLTT, ngoài việc chú ý đến các yếu
tố ảnh hưởng nói trên còn cần thiết phải xem xét đến lượng NVL mua vào, tồnkho đầu kỳ và cuối kỳ Để xác định chi phí NVLTT, sử dụng công thức:
Đơn giá NVLxuất dùng
Trang 28Tổng công ty Giấy Việt Nam
Bảng 3: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(*) NVL tồn kho cuối kỳ = 5% Khối lượng NVL cần cho SX tháng sau