1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh lễ hội Cướp Phết xã Hiền Quan huyện Tam Nôg tỉnh Phú Thọ với lễ hội Cướp Phết xã Bàn Giản huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúcn

82 990 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 16,81 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trong cuộc sống hiện đại ngày nay cuộc sống vật chất của con người đã cơ bản được đảm bảo và nhu cầu về tinh thần của con người ngày càng cao. Tuy nhiên những nhu cầu về tinh thần này hiện nay chủ yếu còn tập chung vào các sân chơi giải trí như thể thao, âm nhạc, các trò chơi hiện đại khác mà lãng quên đi những trò chơi dân gian, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chính bởi điều này mà lễ hội ít được quan tâm đến, bị biến tướng, mai một, thậm chí là 1 biến mất. Trước những nguy cơ này theo chúng tôi việc nghiên cứu các lễ hội nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy chúng là một hướng nghiên cứu cấp thiết. Nghiên cứu so sánh lễ hội Cướp Phết ở xã Hiền Quan huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ với lễ hội Cướp Phết xã Bàn Giản huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc sẽ góp phần vào công cuộc khôi phục, bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Xây dựng và củng cố môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc; tiếp tục đẩy mạnh nếp sống văn minh, lịch sự trong sinh hoạt văn hóa lễ hội của từng vùng miền địa phương cụ thể. Hơn nữa, trên thực tế việc tổ chức lễ hội ở các địa phương khác nhau đang đặt ra những vấn đề bức thiết. Loại hình Lễ hội cướp phết trong những năm gần đây là một trong những biểu hiện của cả ưu và nhược điểm của trào lưu lễ hội, điều này đặt ra những câu hỏi cần có lời đáp nhằm tác động điều chỉnh đến định hướng tổ chức, các giải pháp bảo tồn và phát huy cũng như việc hạn chế những nguy cơ và tiêu cực. Nghiên cứu so sánh lễ hội cùng loại hình sẽ giúp ta, một mặt thấy được những liên hệ giữa chúng trong cấu trúc văn hóa tổng thể mang đặc trưng truyền thống văn hóa dân tộc, mặt khác có thể chỉ ra sự phân hóa, những biến thể, đặc thù tương hợp giữa môi trường văn hóa cụ thể, những nét dị biệt sẽ tạo nên sự đa dạng, nét riêng của lễ hội văn hóa cụ thể. Những nét tương đồng và dị biệt giữa hai lễ hội cùng loại hình như lễ hội Cướp Phết ở xã Hiền Quan huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ với lễ hội Cướp Phết xã Bàn Giản huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc sẽ giúp chúng ta cắt nghĩa được một số vấn đề cơ bản của quy luật văn hóa nói chung cũng như những đặc trưng độc đáo của truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam. Đây cũng là cơ sở là hướng đi cho sự phát triển du lịch văn hóa của hai địa phương góp phần phát triển kinh tế. 2 Như vậy, đề tài “so sánh lễ hội Cướp Phết xã Hiền Quan huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ với lễ hội Cướp Phết xã Bàn Giản huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc” có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Những tiếp cận về quá trình hình thành và phát triển của lễ hội Trong tác phẩm “Những làng văn hóa văn nghệ dân gian tỉnh Phú Thọ” của các tác giả Đoàn Hải Hưng - Trần Văn Thục - Nguyễn Phi Nga, lễ hội Cướp Phết xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đã có giới thiệu về lịch sử hình thành của lễ hội theo góc độ truyền thuyết. Tương truyền, năm 16 tuổi Thiều Hoa tới tu tại chùa Phúc Khánh (Hiền Quan) nghe tin Trưng Trắc dấy binh khởi nghĩa, Thiều Hoa tập hợp được khoảng 500 người, hàng ngày luyện tập võ nghệ, chơi trò đánh phết, phóng lao rồi về Hát Môn tụ nghĩa. Hàng năm tại đền thờ Thiều Hoa ở Hiền Quan có tổ chức lễ hội tưởng niệm nữ tướng và chơi trò đánh Phết vào ngày 12 – 13 tháng Giêng [4;325]. Tác phẩm “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam tổng tập” của tác giả Phạm Gia Khiêm cũng đã nghiên cứu lễ hội Cướp Phết xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ dưới góc độ tiếp cận về quá trình hình thành và phát triển của lễ hội. Tác giả đã giải thích về nguồn gốc hình thành lễ hội và bước đầu đã giải mã một số mã văn hóa chứa đựng trong lễ hội như những tín ngưỡng văn hóa cổ của cư dân nông nghiệp. Tác giả đã miêu thuật lại toàn bộ quá trình diễn ra của lễ hội từ phần lễ cho đến phần hội. Đặc sắc của lễ hội còn chứa đựng trong ý nghĩa của quả phết và hành động cướp phết (may mắn, bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt). Tác phẩm cũng đã trình bày về quá trình phát triển của lễ hội trong suốt quá trình lịch sử cho tới ngày nay. Tác phẩm “Lễ hội Việt Nam” của các tác giả Lê Hồng Lý – Lê Trung Vũ cũng đã nghiên cứu lễ hội cướp phết Hiền Quan dưới góc độ tiếp cận quá trình hình thành và phát triển. Các tác giả đã giải thích sự ra đời của hội cướp phết theo truyền thuyết, là do tưởng nhớ tớ công lao của nữ tướng Thiều Hoa dưới 3 thời Hai Bà Trưng đã có công lớn đối với quê hương nói riêng và đất nước nói chung. Trò chơi cướp phết hay còn gọi là hất phết là trò chơi dân gian được nữ tướng Thiều Hoa thường chơi lúc thủa nhỏ khi đi chăn châu và khi luyện quân cũng dùng trò này vừa để luyện quân vừa để cho quân sĩ vui chơi giải trí lúc giờ nghỉ luyện binh “Bà cho đẽo phần gỗ Xoan làm quả cầu, lấy thân tre phần gốc (có gộc) làm gậy ôn lại trò chơi thủa nhỏ chăn trâu, quân lính những lúc nghỉ ngơi lại cùng nhau đánh vật, đánh phết vừa để rèn luyện vừa để giải trí” [28;329]. Góc độ tiếp cận này cũng đã được của tác giả Lê Kim Thuyên đề cập trong tác phẩm “Lễ hội Vĩnh Phúc”. Tác giả đã giới thiệu một cách khái quát về lịch sử hình thành của lễ hội qua góc độ truyền thuyết và nêu quá trình phát triển của lễ hội cướp phết ở xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo tác giả, lễ hội cướp phết Bàn Giản được hình thành nhằm ghi nhớ công ơn của bốn vị đại vương “Đệ Nhất Xá Sơn, Đệ Nhị Lê Sơn, Đệ Tam Tròn Sơn, Đệ Tứ Xui Sơn” đã có công lớn với làng. Trò chơi cướp phết cũng là trò “hí tiếu” mà bốn vị đại vương thường chơi lúc rảnh rỗi và sau được dùng để luyện binh, có tác dụng tăng sự dẻo dai, sức bền, sự nhanh nhẹn quan sát và đặc biệt là sự đoàn kết phối hợp với nhau. Góc độ tiếp cận về nguồn gốc hình thành của lễ hội cướp phết cũng đã được nhắc tới trong tác phẩm “Văn hóa dân gian” của tác giả Bùi Đăng Sinh. Ở góc độ tiếp cận này tác giả đã đưa ra nguồn gốc của lễ hội cướp phết thông qua truyền thuyết của thôn Đông Lai (liên quan đến bốn vị đại vương tướng lĩnh thời vua Hùng đã có công “hộ nước giúp dân” trong cuộc chiến tranh Hùng Thục) và thôn Tây Hạ (liên quan đến một vị tưỡng lĩnh thời Hùng Vương đã có công lớn trong cuộc chiến tranh Hùng Thục, ông là Trương Định Xá người thôn Tây Hạ). Điều này cho thấy, lễ hội cướp phết có nguồn gốc hình thành từ việc cảm kích và biết ơn những người có công với địa phương với đất nước. Dùng trò chơi cướp phêt, trò hí tiếu mà những vị thần đã từng chơi tái hiện lại trong lễ hội để toàn dân luôn biết ơn và nhớ đến công lao của các thần. 4 Nói chung dưới góc độ tiếp cận về nguồn gốc hình thành và phát triển của lễ hội cướp phết, các công trình nêu trên khá hữu ích cho những ai quan tâm đến lễ hội văn hóa này. Nhưng một hạn chế có thể dễ dàng nhận thấy đó là các công trình nghiên cứu này ra đời tương đối muộn và nhiều chỗ các tác giả còn giải thích chưa thấu triệt về thời điểm khởi phát của Lễ hội. Dưới sự pha trộn của quá trình thương mại hóa, kinh tế thị trường và những trào lưu văn hóa “Đông - Tây” đã làm cho lễ hội cướp phết không còn thuần nhất như lúc khởi thủy. Và như vậy, đương nhiên sẽ không thể nào tìm về ngọn nguồn của thời điểm ra đời và các bước phát triển nhất là khi nó gắn với tư duy của mỗi hoàn cảnh thời đại xã hội. 2.2. Những tiếp cận về đặc sắc của lễ hội Cướp Phết Trong tác phẩm “Những làng văn hóa văn nghệ dân gian tỉnh Phú Thọ” của các tác giả Đoàn Hải Hưng - Trần Văn Thục - Nguyễn Phi Nga đã giới thiệu về đặc sắc của lễ hội Cướp Phết xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ thông qua việc tả thuật quá trình diễn ra của lễ hội và những nét đặc sắc độc đáo. Tác phẩm đã nêu lên những sự đặc sắc độc đáo và giá trị văn hóa của lễ hội. Từ sáng sớm, những con đường về Hiền Quan trở nên đông vui tấp nập. Hàng vạn người đổ về đây để được đắm mình trong không khí của ngày hội. Khi có ánh nắng mặt trời (khoảng giờ ngọ) thì lễ rước kiệu bắt đầu. Cũng như hôm trước, dân làng rước kiệu, long ngai án gian ra đền, theo sau là cả một đoàn quân trai thanh gái tú, thắt lưng màu xanh đỏ, tay giơ cao dùi phết, cờ quạt, vừa đi vừa cất tiếng hú, tiếng reo, tiếng trống chiêng vang động. Thật là một đám rước tưng bừng nhộn nhịp, rộn rã âm thanh, lung linh màu sắc [4;325]. Tuy nhiên, những điều đó chỉ mang tính chất tả thuật, chưa cho người đọc thấy được sự đặc sắc độc đáo của nó so với các lễ hội cùng loại hình. Vấn đề đặc sắc của lễ hội cướp phết cũng đã được tiếp cận trong tác phẩm “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam tổng tập” của tác giả Phạm Gia Khiêm thông qua nghiên cứu lễ hội cướp phết xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, 5 tỉnh Phú Thọ. Tác phẩm đã nêu lên sự đặc sắc của lễ hội thông qua tả thuật và giải mã một số mã văn hóa chứa đựng trong lễ hội. Theo tác giả thì rất có thể quá trình cướp phết và những luật lệ có liên quan đến tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp đó là tín ngưỡng thờ mặt trời, hành động đưa phết xuống lồ phết tượng trưng cho hành động tra hạt trong lao động của cư dân nông nghiệp. Tác giả thể hiện sự độc đáo của lễ hội thông qua sức hấp dẫn, sự thu hút của lễ hội và những ý nghĩa, những điều huyền bí chứa đựng trong quả phết (sự may mắn, những ước mơ, nguyện vọng). Bên cạnh đó, tác giả cũng đã khẳng định những đặc sắc, độc đáo của lễ hội thông qua việc khẳng định giá trị của lễ hội trong hệ thống lễ hội dân gian tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên tác phẩm chưa đặt lễ hội trong tương quan so sánh với lễ hội cùng loại hình để thấy được sự đặc sắc, độc đáo riêng của nó. Dưới góc độ tiếp cận này tác giả Lê Hồng Lý – Lê Trung Vũ cũng đã đề cập đến trong tác phẩm “Lễ hội Việt Nam”. Ở tác phẩm này đặc sắc của lễ hội được thể hiện thông qua diễn trình lễ hội gồm rước kiệu, tế lễ, cướp phết và các trò chơi dân gian. Bên cạnh đó đặc sắc của lễ hội còn được thể hiện ở ngay ở quá trình chuẩn bị hội như là chuẩn bị lễ vật, chuẩn bị quả, phết dùi phết và đặc biệt là tính thiêng của lễ hội (nhân khang vật thịnh, may mắn, mùa màng tốt tươi). Đánh phết hay hất phết là trò chơi phong tục nổi tiếng nhất của làng Hiền Quan nhằm nhắc lại sự luyện tập dân binh dấy cờ nghĩa của bà Thiều Hoa. Tổ chức hội phết không chỉ để tưởng niệm Bà mà còn là một sự nhắc nhở cho con cháu đương thời một giai đoạn lịch sử oanh liệt đã qua của dân tộc. Thực hiện tục hất phết đồng thời cũng là lúc để dân làng Hiền Quan cầu mong sự che chở tâm linh của đức thánh, phù hộ cho dân làng được nhân khang vật thịnh, tránh được những tai ương, dịch bệnh trong năm [28;231]. Trong tác phẩm “Di sản văn hóa huyện Tam Nông” của Chi hội văn nghệ dân gian huyện Tam Nông đặc sắc lễ hội cũng đã được đề cập đến. 6 Hội phết Hiền Quan đã trở thành truyền thống thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc với lòng dũng cảm, mưu trí nhanh nhẹn linh hoạt trong thời chiến cũng như thời bình. Hội phết diễn tả lại cảnh luyện tập võ nghệ thuở xưa cái khí thế hào hùng của dân tộc ta được thể hiện trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước những năm đầu công nguyên. Hội làng nói chung và hội phết Hiền Quan nói riêng ngoài ý nghĩa để mội người cùng nhau tưởng nhớ những vị anh hùng có công trong công cuộc và bảo vệ và xây dựng đất nước, nó còn phản ánh mặt nào đó triết lý “Sinh vi danh tướng, tử vi thần” mang đậm đời sống tâm linh của không chỉ một vùng quê mà còn thể hiện quốc hồn quốc túy của bản sắc dân tộc Việt Nam [tr72]. Tác phẩm đã nêu khái quát về tiểu sử và công lao của nữ tướng Thiều Hoa, lễ hội cũng được tái hiện lại qua sự mô tả tỉ mỉ. Tuy nhiên, tác phẩm chưa đặt lễ hội trong tương quan so sánh với lễ hội cùng loại hình để làm bật lên nét riêng đặc sắc của nó. Tác phẩm “Lễ hội Vĩnh Phúc” của tác giả Lê Kim Thuyên, sự đặc sắc của lễ hội cũng được đề cập tới thông qua quá trình miêu thuật lễ hội cướp phết xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Điều này, giúp người đọc thấy được những nét đặc sắc, hấp dẫn của nó. Lễ hội cướp phết Bàn Giản gồm có thi làm cỗ thờ, có “Ông gà” và lễ “vật gà”, thi giã bánh Dầy. Diễn ra đồng thời là phần tế lễ, rước kiệu và phần hấp dẫn nhất của lễ hội là trò chơi cướp phết cầu may. Tuy nhiên những đặc sắc của lễ hội chưa được làm nổi bật thông qua sự so sánh để thấy được những nét đặc sắc riêng của nó. Đối với tác phẩm “Văn hóa dân gian” của tác giả Bùi Đăng Sinh, cũng giống như Lê Kim Thuyên, ông thể hiện sự đặc sắc của lễ hội thông qua quá trình miêu thuật lễ hội qua phần lễ, phần hội và những giá trị tâm linh của lễ hội. Tác giả còn trình bày khá rõ về ý nghĩa và sự may mắn chứa đựng trong quả phết mà người ta gọi là “ngọc cầu”. Tuy nhiên, tác giả chưa có những nhận định về giá trị văn hóa của lễ hội, chưa đặt lễ hội cướp phết Bàn Giản trong tương 7 quan so sánh với các lễ hội cụ thể cùng loại hình để làm bật lên nét độc đáo vốn có của nó. Trong khóa luận tốt nghiệp, “Giá trị văn hóa của lễ hội cướp phết xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch tỉnh, Vĩnh Phúc” của tác giả Bùi Thị Hường, trường Đại học Hùng Vương, những nét đặc sắc của lễ hội đã được tìm hiểu thông qua những miêu thuật tỉ mỉ về lễ hội để người đọc thấy được sự đặc sắc của nó. Công trình trên bước đầu đã có sự tiếp cận nghiên cứu lễ hội dưới góc độ so sánh. Tuy nhiên cách so sánh vẫn chưa bao quát một cách kỹ càng những tiêu chí cần nhận diện mà chỉ mang tính chất liên hệ. Cũng có thể tác giả không tập trung so sánh lễ hội cướp phết xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc với một lễ hội cướp phết cụ thể nào mà chủ yếu so sánh để thấy nét khác biệt của lễ hội cướp phết tại đây với lễ hội cướp phết ở những nơi khác, nhằm tìm ra đặc sắc văn hóa. Đặc sắc của hội phết Hiền Quan và Bàn Giản đã cùng được nhắc tới trong cuốn sách “Địa chí Vĩnh Phú”. Tuy nhiên chỉ là sự tiếp cận như một trò chơi dân gian chứ chưa nêu bật được nguồn gốc, đặc sắc hay ý nghĩa văn hóa của nó. Hội làng người Việt có một hình thức đua tài vui khỏe rất hấp dẫn đó là đánh phết, cướp cầu hay đả cầu cướp phết. Đánh phết là một hình thức cầm vào chiếc gậy mà đánh vào quả cầu để đưa cầu đi, đòi hỏi sức mạnh của tập thể và tinh thần đồng đội. Những người chơi phết chia làm hai phe, số người tham gia không hạn chế. Trên bãi phết, mỗi đầu bãi có một cái hố tròn đứng ngập tới đầu gối. Giữa bãi nhiều nơi còn đào một hố nông làm vị trí để đặt quả cầu. Quả cầu hay quả phết được làm bằng gỗ thường làm bằng gố mít, gỗ xoan hay củ tre to bằng quả bóng da ngày nay, có nơi gọi là ngọc cầu. Các đấu thủ mỗi người cầm một gốc tre dài bằng chiếc đòn gánh, gốc đẽo vát hình thìa được gọi là phết hay gậy phết. Khi chơi người ta lấy cây gậy phết đó mà đưa cầu, bên nào giành được cầu đánh cho lọt vào cái hố hay lò phết của phe mình là thắng [13; 220- 221], 8 Xã Hiền Quan (huyện Tam Nông) có hội phết lớn vào ngày 12, 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Chơi phết ở đây được tổ chức chơi ba ván gọi là ba bàn phết với luật chơi hay còn gọi là lệ khá nghiêm ngặt đó là khi chơi phết lúc nào cũng phải để cho phết sệt đất, không được hất tung lên khỏi mặt đất”[13;221] Xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch cũng có hội phết rất độc đáo. Lễ hội được tổ chức vào ngày 6, 7 tháng giêng âm lịch hàng năm. Xã có ba thôn Đông Lai, Trụ Thạch, Ngọc Xuân, thường thì năm nào cả ba thôn cũng tổ chức đánh phết. Tuy nhiên, năm nào mất mùa chỉ có duy nhất thôn Đông Lai mở hội. Hội phết Bàn Giản xưa kia quả phết được làm bằng gỗ Mít có khía cạnh hình múi và người ta lấy rào cắm thành một con đường từ cửa đình ra gò đất gọi là “mô cắc phết”, cuộc đấu phết chỉ diễn ra trong con đường cắm rào đó. Ngày nay, cũng như hội phết khác cướp phết Bàn Giản là cướp phết bằng tay không trên bãi rộng thậm chí là ở khắp làng và quả phết không còn khía múi như trước[13;222]. Vẫn với những thao tác này chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc đặt lễ hội cướp phết xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong tương quan với lễ hội cướp phết xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ mà quan trọng hơn là còn lý giải sự tương đồng, khác biệt từ chính quan niệm của người dân hai địa phương. Việc làm này sẽ giúp ích cho việc tìm ra những nét đặc sắc văn hóa của từng địa phương một cách thấu đáo hơn. 2.3. Những tiếp cận về kinh tế - du lịch Hướng tìm hiểu nghiên cứu lễ hội cướp phết dưới góc độ kinh tế - du lịch đã được đề cập đến trong khóa luận tốt nghiệp “Giá trị văn hóa của lễ hội cướp phết xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch tỉnh, Vĩnh Phúc” của Bùi Thị Hường, trường Đại học Hùng Vương một cách khái quát. Tác giả cho rằng, lễ hội cướp phết là một tiềm năng du lịch văn hóa lớn và lại được tổ chức vào đầu xuân vùa đúng dịp nhân dân đi lễ cầu may đầu xuân nên sẽ là một cơ hội để lễ hội cướp 9 phết có thể kết nối với các lễ hội lân cận để hình thành các tuyến điểm du lịch văn hóa. Qua thực tiễn đi khảo sát nhiều lần tại địa phương chúng tôi thấy du khách tới tham dự lễ hội thường có nhu cầu dừng chân nghỉ ngơi, ăn uống trong ngày hội. Tuy nhiên, hiện nay ở xã Bàn Giản chưa có một dịch vụ lưu trú, ăn uống nào tại đây nhằm tạo điều kiện tốt để du khách tham dự lễ hội được đáp ứng những nhu cầu cơ bản của mình. Việc làm này rất thiết thực, nó giúp người dân nơi đây có thêm việc làm, nguồn thu nhập từ khách du lịch và quảng bá những đặc sản ẩm thực của vùng miền[5; 68]. Tác giả đã đưa ra một số hướng và giải pháp để phát triển lễ hội dưới khía cạnh kinh tế - du lịch Ngoài ra, khía cạnh tiếp cận này cũng được đề cập trên một số tờ báo, trang web (trang thông tin điện tử Vĩnh Phúc, Phú Thọ…) nhưng chủ yếu là khái quát, chung chung, chưa đưa ra được những hướng đi và biện pháp cụ thể rõ ràng có tính khả thi. Qua những công trình nghiên cứu tìm hiểu hai lễ hội cướp phết xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc và xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, ta có thể nhận thấy dưới các quan điểm tiếp cận khác nhau hai lễ hội cướp phết đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, khai thác ở nhiều lĩnh vực cả bao quát chung lẫn nhỏ lẻ, cụ thể. Điều này, làm cho hướng nghiên cứu của lễ hội cướp phết ngày càng được mở rộng hơn. Tuy nhiên, đặt hai lễ hội cướp phết này trong tương quan so sánh chúng tôi muốn hướng tới một cái nhìn biện chứng, không chỉ dừng lại ở tiếp cận văn hóa. Như thế vấn đề sẽ được sâu sắc và đáng tin cậy hơn. Qua việc tiếp cận hai lễ hội cướp phết dưới góc độ “so sánh” chúng tôi mong muốn sẽ quay lại làm rõ những nét văn hóa đặc trưng và hết sức độc đáo của hai địa phương. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 10 [...]... quát về lễ hội và lễ hội cướp phết Chương 2: Lễ hội cướp phết xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ và lễ hội cướp phết xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc – những tương đồng và dị biệt Chương 3: Giá trị văn hóa của lễ hội cướp phết từ cái nhìn tương quan giữa lễ hội ở Hiền Quan và lễ hội ở Bàn Giản 14 NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI VÀ LỄ HỘI CƯỚP PHẾT 1.1 Khái quát về lễ hội 1.1.1... Nông, tỉnh Phú Thọ với lễ hội cướp phết xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc 4.2 Phạm vi nghiên cứu So sánh về nguồn gốc, diễn trình của lễ hội cướp phết ở xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ và xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc từ góc độ văn hóa lịch sử, văn hóa tín ngưỡng và văn hóa du lịch 5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận loại hình: Đối với việc so sánh hai lễ hội. .. Giản, huyện Lập Thạch 26 1.2.2 Khái quát về lễ hội cướp phết ở xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ và xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc 1.2.2.1 Khái quát về lễ hội Cướp Phết ở xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ Hiền Quan là làng cổ, nguyên có tên là làng Song Quan, thuộc huyện Cổ Nông, nay là huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ Làng Hiền Quan thờ bà Thiều Hoa, nữ tướng của Hai Bà... về hai lễ hội cướp phết ở xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc và xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ So sánh để xác định nét đặc sắc của hai lễ hội ở cả các điểm giống và khác nhau Xây dựng hệ thống luận điểm, lập báo cáo về kết quả nghiên cứu 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Những điểm tương đồng và khác biệt giữa lễ hội cướp phết ở xã Hiền Quan, huyện Tam Nông,... cũng chơi phết trong hội làng như là thôn Cự Ấp xã Liên Châu (xã Vĩnh Lại ngày nay), xã Dữu Lâu (Việt Trì) ở đây còn gọi là đánh “lốc”, xã Tích Sơn (nay thuộc thành phố Vĩnh Yên), thôn Trấn Yên xã Đông Đạo (nay thuộc huyện Tam Đảo) Cho đến ngày nay, Lễ hội cướp phết chỉ còn tồn tại ở hai địa phương đó là lễ hội cướp phết xã Hiền Quan huyện, Tam Nông và lễ hội cướp phết xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch 26... tộc mà ngày nay không nhiều lễ hội còn làm được, đó cũng chính là yếu tố tạo nên sự trường tồn của lễ hội cướp phết Chương 2 LỄ HỘI CƯỚP PHẾT XÃ HIỀN QUAN HUYỆN TAM NÔNG TỈNH PHÚ THỌ VÀ LỄ HỘI CƯỚP PHẾT XÃ BÀN GIẢN HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC – NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT 2.1 Quan điểm so sánh Lễ hội từ trước đến nay đã được nghiên cứu trên nhiều phương diện: khảo tả, tìm hiểu giá trị văn hóa, tìm... tương đồng và nét khác biệt của hai lễ hội cùng loại hình ở hai địa phương trên cùng một vùng văn hóa Đồng thời nhận diện đặc sắc văn hóa của lễ hội cướp phết xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc và lễ hội cướp phết xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ Qua đó, đánh giá về những liên hệ trong cấu trúc tổng thể của nền văn hóa dân tộc nói chung, sinh hoạt lễ hội nói riêng của văn hóa Việt Nam,... phơi phới chờ mùa hội năm sau 1.2.2.2 Khái quát về lễ hội cướp phết ở xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc Bàn Giản là một làng cổ, xưa có tên là trang Bàn Giản nay thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc Bàn Giản thờ các vị tướng đã có công dẹp loạn từ thời Hùng Vương, mùng 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm thường mở hội cướp phết để tưởng nhớ công lao của các vị tướng này Vào thời đại Hùng Vương... xã và lễ hội Việt Nam lại gánh một phần trách nhiệm là nơi bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 1.2 Khái quát về lễ hội cướp phết 1.2.1 Khái quát về lễ hội cướp phết ở Việt Nam Ở Việt Nam, lễ hội cướp phết có khá nhiều ở các làng người Việt và chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Bắc trong đó tiêu biểu là hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc Theo thống kê tài liệu hầu hết các huyện của hai tỉnh. .. phục hơn Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Lễ hội cướp phết có ở nhiều địa phương khác nhau trong vùng văn hóa Bắc Bộ, đặc biệt là vùng ven sông Lô của hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc Vì vậy khi nghiên cứu chúng ta phải đặt lễ hội trong tương quan so sánh với lễ hội cùng hệ thống để khảo cứu Việc phân tích tổng hợp sẽ giúp ta phát hiện và giải mã được nhiều vấn đề trong lễ hội cũng như giúp chúng . sánh với các lễ hội cụ thể cùng loại hình để làm bật lên nét độc đáo vốn có của nó. Trong khóa luận tốt nghiệp, “Giá trị văn hóa của lễ hội cướp phết xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch tỉnh, Vĩnh Phúc”. hiểu nghiên cứu lễ hội cướp phết dưới góc độ kinh tế - du lịch đã được đề cập đến trong khóa luận tốt nghiệp “Giá trị văn hóa của lễ hội cướp phết xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch tỉnh, Vĩnh Phúc”. tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp đó là tín ngưỡng thờ mặt trời, hành động đưa phết xuống lồ phết tượng trưng cho hành động tra hạt trong lao động của cư dân nông nghiệp. Tác giả thể hiện sự

Ngày đăng: 20/12/2014, 21:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Kim Biên (1999), Văn hiến làng xã vùng đất Tổ Hùng Vương, Sở Văn hoá Thông tin Thể thao Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hiến làng xã vùng đất Tổ Hùng Vương
Tác giả: Vũ Kim Biên
Năm: 1999
2. Chu Xuân Diên (1997), Về phương pháp so sánh trong nghiên cứu văn hóa dân gian, Tạp chí Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phương pháp so sánh trong nghiên cứu văn hóadân gian
Tác giả: Chu Xuân Diên
Năm: 1997
4. Đoàn Hải Hưng, Trần Văn Thục, Nguyễn Phi Nga (2010), Những làng văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc ở tỉnh Phú Thọ, NXB Từ điển bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những làng vănhóa, văn nghệ dân gian đặc sắc ở tỉnh Phú Thọ
Tác giả: Đoàn Hải Hưng, Trần Văn Thục, Nguyễn Phi Nga
Nhà XB: NXB Từ điển bách khoa
Năm: 2010
6. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện tại, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội truyền thống trong đời sống xãhội hiện tại
Tác giả: Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1993
7. Đinh Gia Khánh, Tổng tập về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam, sở VHTTDL Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng tập về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam
8. Nguyễn Xuân Lâm (2000), Địa chí vĩnh phúc, sở VHTTDL Vĩnh phúc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí vĩnh phúc
Tác giả: Nguyễn Xuân Lâm
Năm: 2000
9. Phan Huy Lê (1998), Tìm về cội nguồn, NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm về cội nguồn
Tác giả: Phan Huy Lê
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 1998
10. Thu Linh - Đặng Văn Long (1984), Lễ hội truyền thống và hiện đại, NXB Văn hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội truyền thống và hiện đại
Tác giả: Thu Linh - Đặng Văn Long
Nhà XB: NXB Vănhoá
Năm: 1984
11. Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc, NXB Đại học quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam khu vựcphía Bắc
Tác giả: Hoàng Lương
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 2002
12. Phan Đăng Nhật (1992), Lễ hội cổ truyền (chương I), NXB Viện khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội cổ truyền
Tác giả: Phan Đăng Nhật
Nhà XB: NXB Viện khoa học xãhội
Năm: 1992
15. Trần Ngọc Thêm (1994), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1994
16. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: NXB TP. Hồ ChíMinh
Năm: 1996
17. Lê Ngọc Thăng - Lê Bá Nam (1990), Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam
Tác giả: Lê Ngọc Thăng - Lê Bá Nam
Nhà XB: NXB Văn hoá dân tộc
Năm: 1990
18. Bùi Thiết (2001), Nữ Tướng thời Hai Bà Trưng, NXB Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nữ Tướng thời Hai Bà Trưng
Tác giả: Bùi Thiết
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 2001
19. Bùi Thiết (2000), Từ điển lễ hội Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển lễ hội Việt Nam
Tác giả: Bùi Thiết
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2000
20. Ngô Đức Thịnh (1994), Mấy nhận thức về lễ hội cổ truyền – TC Văn hóa nghệ thuật số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy nhận thức về lễ hội cổ truyền
Tác giả: Ngô Đức Thịnh
Năm: 1994
21. Trần Văn Thục (2004), Truyền thuyết Hùng Vương với tín ngưỡng phồn thực ở tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ khoa học Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thuyết Hùng Vương với tín ngưỡng phồnthực ở tỉnh Phú Thọ
Tác giả: Trần Văn Thục
Năm: 2004
22. Lê Kim Thuyên (2006), Lễ hội Vĩnh Phúc, sở VHTTDL Vĩnh Phúc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội Vĩnh Phúc
Tác giả: Lê Kim Thuyên
Năm: 2006
23. Lê Thị Nhâm Tuyết (1/1984), Nghiên cứu về hội làng cổ truyền, Tạp chí văn hoá dân gian Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về hội làng cổ truyền
24. Bùi Đăng Sinh, Văn hóa dân gian, sở VHTTDL Vĩnh Phúc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w