- Giặc sớm yên là có “âm phù thần trợ”.
3.2. Giá trị văn hóa tín ngưỡng
Việt Nam với bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Việt Nam được coi như một Đông Nam Á thu nhỏ với những nét văn hóa điển hình, tiêu biểu của nền văn hóa nơng nghiệp lúa nước với nhiều phong tục tập qn, tín ngưỡng, tơn giáo đa dạng phong phú mà trong đó tín ngưỡng thờ cúng là một trong những nét tiêu biểu nhất cho Văn hóa Việt. Nhắc đến tín ngưỡng là nhắc tới q trình thiêng liêng hóa những nhân vật lịch sử mà con người gửi gắm vào đó một niềm
tin tưởng, ước vọng và những mong muốn. Q trình đó có thể là q trình huyền thoại hóa, lịch sử hóa nhân vật thờ phụng. Mặt khác, trong các tín ngưỡng đều có sự đan xen những nét văn hóa và trong các tín ngưỡng chứa đựng nhiều tầng lớp văn hóa lắng đọng.
Tín ngưỡng thờ Thành hồng làng là một trong những tín ngưỡng điển hình của nền văn hóa nơng nghiệp lúa nước mà văn hóa Việt Nam cũng nằm trong nền văn hóa ấy. Đây là một loại hình tín ngưỡng có từ rất lâu đời, đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới tâm thức người dân Việt Nam và đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn ta đang thực hiện công cuộc xây dựng, khôi phục và phát huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hoạt động tín ngưỡng thờ Thành hồng làng là tín ngưỡng phổ biến rộng rãi trong các làng quê vùng nơng thơn Việt Nam, hầu như làng nào cũng có đình, lễ hội đình làng.
Thành Hồng là vị thần được tơn thờ chính trong các đình làng của người Việt. Vị thần này dù có hay khơng có lai lịch họ tên, dù xuất thân từ bất kỳ tầng lớp xã hội nào thì cũng là chủ thể trên cõi linh thiêng và đều mang tính chất chung là “phù dân giúp nước” trên chính những địa phương đó. Làng Hiền Quan cũng như bao làng quê truyền thống trên đất nước Việt Nam, làng thờ người có cơng với đất nước với làng đó là Thiều Hoa công chúa một nữ tướng tài giỏi dưới thời Hai Bà Trưng. Với công lao to lớn trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và công lao to lớn đối với dân làng Hiền Quan. Làng Bàn Giản cũng khơng nằm ngồi quy luật đó, làng Bàn Giản thờ bốn vị tường thời vua Hùng đã có cơng giúp dân đánh giặc giữ nước giữ làng. Nhớ cơng ơn đó dân làng Bàn Giản lập đền thờ và tổ chức lễ hội thường niên để tưởng nhớ công lao các vị thần này.
Với cư dân nơng nghiệp thì yếu tố tự nhiên đống vai trị quyết định trong sự được mất của sản xuất nơng nghiệp chính bởi vậy các yếu tố như trời, đất, nước là vơ cùng quan trọng. Do đó việc tổ chức lễ hội cướp phết cũng thấp thống bóng dáng của hoạt động trồng trọt (tra hạt vào hố đất), lễ hội tổ chức nhằm cầu cho mưa thuận gió hịa, cầu mong sự may mắn, nhân khang vật thịnh,
mùa màng bội thu…v.v. Quả phết trước khi đem ra cướp đã được làm lễ tế trước thần, thành hoàng làng một cách trang trọng và thần thánh gửi vào đó những ước mong, nguyện vọng mà con người cầu cúng. Chính vì lẽ này mà tất cả mọi người đều quan niệm cướp được phết là được may mắn được tất cả những gì người ta mong đợi trong năm đó.
Lễ hội cướp phết là một bảo tàng bảo tồn văn hóa tín ngưỡng của nhân dân, đó là tín ngưỡng thờ thành hồng, tín ngưỡng thờ cúng nhân thần, những vị thần có thật hoặc khơng có thật trong lịch sử đã có cơng “hộ quốc phù dân”. Tuy họ xuất hiện với vai trò khác nhau trong những thời điểm không đồng thời của lịch sử nhưng nhân dân vẫn thần thánh hóa, linh thiêng hóa thành các vị thần và thờ tự trong các ngơi đền, ngơi đình. Họ gửi vào các vị thần một niềm tin tuyệt đối, luôn dành cho thần một sự tôn trọng tối thượng, họ coi các vị thần là lực lượng siêu nhiên. Thơng qua hoạt động tế lễ, thờ cúng họ có thể xin thần ban cho những thứ mà họ muốn như sức khỏe, may mắn, tài lộc, công danh…v.v.