Giá trị văn hóa du lịch

Một phần của tài liệu So sánh lễ hội Cướp Phết xã Hiền Quan huyện Tam Nôg tỉnh Phú Thọ với lễ hội Cướp Phết xã Bàn Giản huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúcn (Trang 62 - 65)

- Giặc sớm yên là có “âm phù thần trợ”.

3.4. Giá trị văn hóa du lịch

Lễ hội truyền thống là dạng tài nguyên du lịch đặc biệt, một sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng để các địa phương góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, quảng bá hình ảnh và những nét riêng của địa phương mình. Lễ hội truyền thống được coi như một bảo tàng sống. Bởi lẽ, lễ hội truyền thống là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa – lịch sử, tín ngưỡng dân gian, lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa đặc sắc, những truyền thống quý báu của dân tộc. Nơi mở hội thường là những danh lam thắng cảnh gắn liền với các cơng trình kiến trúc văn hóa, tín ngưỡng, tơn giáo có giá trị nghệ thuật cao, trong mơi trường trong lành giàu tính văn hóa. Lễ hội cướp phết Hiền Quan và Bàn Giản, là những lễ hội giàu tiềm năng du lịch văn hóa. Đây là những tài nguyên du lịch văn hóa q báu, tài ngun vơ tận nếu ta biết khai thác và sử dụng hợp lý. Lễ hội sẽ trở thành một sản phẩm cho sự phát triển du lịch cũng như góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương nói riêng và đất nước nói chung nếu ta biết khai thác đúng hướng và đảm bảo phát triển bền vững.

Ngay từ thời kỳ xa xưa, khi nhu cầu đi du lịch của con người còn nhiều hạn chế bởi điều kiện kinh tế khó khăn thiếu thốn, giao thơng đi lại cịn nhiều khó khăn và khơng thuận lợi. Vậy mà những người biết đến hội cướp phết vẫn mọi nẻo kéo về chảy hội, dù nắng dù mưa, họ phải đi bộ hàng chục cây số để tới tham dự lễ hội. Họ đến hội để vui chơi, để thỏa mãn nhu cầu tâm linh và mang chút lộc chút may mắn về nhà. Tất cả những điều này chứng tỏ, lễ hội cướp phết Hiền Quan và Bàn Giản có sức cuốn hút mạnh mẽ. ngày nay, trong một xã hội hiện đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm cho đời sống con người được nâng cao, điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, giao thông thuận tiện và hiện đại…v.v thì nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng trở nên cấp thiết “Du lịch là một nhu cầu cốt yếu của cuộc sống con người và xã hội hiện đại”. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, tạo điều kiện việc làm cho người dân địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống.

Do hồn cảnh xã hội và những biến cố lịch sử đã làm cho lễ hội cướp phết phải gián đoạn một thời gian. Cũng như nhiều lễ hội dân gian truyền thống khác, lễ hội cướp phết Bàn Giản cũng có khoảng thời gian bị lãng quên, mai một. Mãi đến năm 1993, cùng với việc một số di tích văn hóa địa phương được cơng nhận ở cấp Quốc gia thì một số phong tục, tập quán truyền thống cũng được khơi dựng lại, trong đó có lễ hội cướp phết. Từ đó cho đến nay, hàng năm, lễ hội đều thu hút rất đông nhân dân trong và ngồi vùng tham gia, đem lại khơng khí náo nhiệt, phấn khởi khi xuân về. Cũng chính nhờ sự quảng bá hình ảnh, những lời ca ngợi của những người đã từng xem hội mà hội cướp phết càng ngày càng có số lượng người tham gia đơng đảo hơn. Đây cũng chính là cơ hội thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch lễ hội ở địa phương, cơ hội thu hút vốn đầu tư du lịch nói chung, phát triển kinh tế nói riêng, đồng thời góp phần nâng cao vị thế dịa phương.

Sau những năm bị gián đoạn, lễ hội cướp phết đã được khôi phục và ngày càng được phát huy mở rộng trên cơ sở kế thừa, gìn giữ những nét văn hóa đặc

sắc của địa phương những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Bên cạnh những giá trị văn hóa lịch sử, tín ngưỡng được khơi phục, quá trình tổ chức lễ hội cướp phết đã mang lại cho xã Hiền Quan và xã Bàn Giản nói riêng, huyện Tam Nơng và huyện Lập Thạch nói chung những giá trị về kinh tế.

Việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy được lễ hội cướp phết truyền thống, một di sản văn hóa phi vật thể của thế hệ ơng cha ta hàng ngàn năm nay để lại. Cho đến ngày nay lễ hội cướp phết đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần và ăn sâu vào tiềm thức của người dân Hiền Quan và Bàn Giản. Việc tổ chức thành công lễ hội cướp phết hàng năm đã củng cố thêm tình đồn kết và sự tin tưởng lẫn nhau trong nhân dân, cũng như lòng tin của người dân đối với các cấp chính quyền địa phương. Đó là yếu tố tinh thần để nhân dân yên tâm, tin tưởng, là động lực để nhân dân không ngừng tư duy và sáng tạo trong lao động sản xuất, là động lực thúc đẩy kinh tế gia đình góp phần làm giàu cho xã hội và thay đổi diện mạo quê hương.

Sự thành công trong tổ chức của lễ hội cướp phết với sự tham gia đông đảo của du khách thập phương đã góp phần nâng cao vị thế của Hiền Quan cũng như Bàn Giản. Đó là cơ hội tốt để nhân dân Hiền Quan và Bàn Giản giao lưu với bạn bè cả nước đồng thời giới thiệu quảng bá hình ảnh quê hương cũng như những nét văn hóa đặc sắc riêng của địa phương mình. Từ đó thúc đẩy nền kinh tế địa phương từng bước đi lên, đưa lễ hội truyền thống vào khai thác phục vụ hoạt động du lịch trên cơ sở bảo tồn và phát huy góp phần vào việc “giữ gìn và

phát huy nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” đúng theo chủ chương

định hướng của Đảng và Nhà nước.

Lễ hội có vai trị quan trọng trong việc quảng bá sản vật cũng như hàng hóa truyền thống của địa phương, tạo điều kiện giao lưu sản phẩm hàng hóa giữa các địa phương với nhau góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu học hỏi và đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Các lễ hội dân gian truyền thống đều mang giá trị văn hóa - du lịch cao, là tiềm năng lớn để phát triển loại hình du lịch văn hóa đặc biệt là du lịch lễ hội, du

lịch tâm linh. Lễ hội truyền thống là một loại tài nguyên vô tận của ngành kinh tế du lịch nếu chúng ta biết khai thác và sử dụng đúng hướng, đúng mục đích trên cơ sở tơn trọng, kế thừa, gìn giữ và phát huy. Nếu có sự đầu tư quan tâm đích đáng với những phương pháp quản lý phù hợp thì lễ hội truyền thống sẽ là nội lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế du lịch cũng như nền kinh tế đất nước nói chung.

Một phần của tài liệu So sánh lễ hội Cướp Phết xã Hiền Quan huyện Tam Nôg tỉnh Phú Thọ với lễ hội Cướp Phết xã Bàn Giản huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúcn (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w