Giá trị văn hóa lịch sử

Một phần của tài liệu So sánh lễ hội Cướp Phết xã Hiền Quan huyện Tam Nôg tỉnh Phú Thọ với lễ hội Cướp Phết xã Bàn Giản huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúcn (Trang 56 - 58)

- Giặc sớm yên là có “âm phù thần trợ”.

3.1. Giá trị văn hóa lịch sử

Các lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam có lịch sử hình thành từ rất sớm, ln gắn liền với đời sống của nhân dân trong suốt trường kỳ lịch sử tồn tại và phát triển của đất nước. Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa điển hình và phổ biến nhất của cộng đồng cư dân. Trong tính nguyên hợp, lễ hội dân gian vừa là hoạt động tín ngưỡng thờ cúng thần linh vừa là hoạt động vui chơi giải trí, là sinh hoạt văn hóa tinh thần gắn bó trực tiếp với hoạt động sản xuất vật chất.

Lễ hội cổ truyền là một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần, bắt nguồn và phát triển từ thực tiễn hoạt động của đời sống xã hội, sự giao lưu, tiếp biến văn hoá của cộng đồng. Lễ hội cổ truyền chứa đựng tất cả những khát vọng, những ước muốn tâm linh vừa linh thiêng, vừa trần tục của cộng đồng dân cư trong những hoàn cảnh cụ thể. Đây là một bộ phận quan trọng của văn hoá dân tộc, được lưu truyền qua hàng nghìn năm lịch sử. Muốn nghiên cứu văn hố truyền thống, lẽ đương nhiên là phải tìm đến lễ hội, đặc biệt là lễ hội cổ truyền. Hoạt động lễ hội là biểu hiện vô cùng phong phú và sinh động nội dung lịch sử và ý nghĩa giáo dục truyền thống. Đồng chí Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân

dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người ưa thích”.

Những truyền thuyết dân gian ấy ln gắn chặt trong nội dung của các lễ hội và được phản ánh bằng các lễ hội hay nói cách khác là lễ hội ln chứa đựng những cốt lõi của lịch sử, mỗi lễ hội phản ánh một thời kỳ lịch sử nhất định. Hoạt động của lễ hội bao gồm phần lễ và phần hội nhưng chủ yếu tập trung ở phần lễ. Đây là phần mang ý nghĩa tâm linh, thể hiện sự sùng bái, ngưỡng vọng, nhớ ơn của cộng đồng đối với các danh nhân được tôn thờ. Thông qua hoạt động lễ hội đã giúp cho mọi người trong cộng đồng và đông đảo du khách thập phương tới dự hội, hồi tưởng về thời kỳ lịch sử và những sự kiện lịch sử đã qua, công lao và sự nghiệp của các danh nhân qua đó bồi dưỡng đạo lý “uống nước nhớ nguồn; Ăn quả nhớ người trồng cây”, bồi dưỡng lịng tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa q hương đất nước, tăng cường ý thức bảo tồn và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc cho mọi thế hệ trong cộng đồng. Có thể nói, hoạt động lễ hội ở các làng xã là một phương thức giáo dục lịch sử truyền thống hết sức đặc biệt và độc đáo. Nó cuồn hút hàng ngàn người tham gia, được lặp đi, lặp lại định kỳ hàng năm, làm cho nội dung lịch sử và giá trị truyền thống được bồi dưỡng liên tục, sâu rộng tới mọi tầng lớp, mọi thế hệ cộng đồng dân cư. Chính nhờ điều

này, truyền thống lịch sử - văn hóa của quê hương, đất nước được bảo tồn và phát huy. Lễ hội, vì thế trở thành một hoạt động xã hội mang nội dung lịch sử - văn hóa, đáp ứng nhu cầu cần tìm về cội nguồn của mỗi người và của cả cộng đồng làng xã, lễ hội cướp phết chính là lễ hội mang giá trị văn hóa lịch sử đó.

Hội cướp phết là biểu tượng của tinh thần thượng võ, sức mạnh đoàn kết của dân tộc ta, được thể hiện bằng một sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng, mượn hình ảnh tranh cướp phết nói lên ý chí, nguyện vọng của chính con người. Đây không phải là điều mới trong kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhưng nó thể hiện cho đặc trưng văn hóa, thể hiện cho nét đặc sắc độc đáo của từng địa phương nơi hay chính là khơng gian mà nó tồn tại. Thơng qua lễ hội cướp phết như gợi nhắc đến cho tất cả mọi người về truyền thống lịch sử oai hùng trong sự nghiệp đấu tranh chống kẻ thù xâm lược của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, thấy được tinh thần thượng võ, lịng u nước và sức mạnh đồn kết của dân tộc ta.

Lễ hội cướp phết khiến ta nhớ tới vị nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng đó là Thiều Hoa cơng chúa (lễ hội cướp phết Hiền Quan) và các vị tướng thời vua Hùng, đó là những vị thủ lĩnh quân đội của nước ta từ những buổi đầu lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước chống lại kẻ thù xâm lược. Ý chí ấy, tinh thần ấy được nhân dân gửi gắm trong những trận cướp phết bởi đó khơng chỉ là đấu tài, đấu lực mà cịn thể hiện cho sức mạnh đoàn kết cộng đồng, tinh thần thượng võ của nhân dân.

Một phần của tài liệu So sánh lễ hội Cướp Phết xã Hiền Quan huyện Tam Nôg tỉnh Phú Thọ với lễ hội Cướp Phết xã Bàn Giản huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúcn (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w