- Giặc sớm yên là có “âm phù thần trợ”.
2.2.2. Lịch sử hình thành
Lễ hội cướp phết Hiền Quan và lễ hội cướp phết Bàn Giản đều có nguồn gốc từ những truyền thuyết, gắn với mục đích luyện quân của các vị tướng thời xưa. Lễ hội cướp phết Hiền Quan gắn với truyền thuyết về công chúa Thiều Hoa một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng; Các vị tướng dưới thời Hùng Vương : Đệ nhất tên là Xá Sơn, Đệ nhị tên là Lê Sơn, Đệ tam tên là Tròn Sơn, Đệ tứ tên là Xui Sơn.
Tương truyền năm 16 tuổi Thiều Hoa đến tu tại chùa Phúc Thánh – Hiền Quan. Nghe tin Trưng Trắc giấy quân khởi nghĩa, Thiều Hoa đã tập hợp được đội quân 500 người, hàng ngày luyện tập võ nghệ, chơi trò đánh phết, đánh lao để luyện quân rồi về hát môn tụ nghĩa. Đứng dưới lá cờ của hai bà Trưng được
Trưng Trắc phong làm Đông Cung tướng quân, lĩnh ấn tiên phong về Luy Lâu đánh Tô Định.
Bình xong giặc Trưng Vương phong thưởng các tướng, Thiều Hoa không nhận công chức ở triều xin được về bản xã. Trưng Vương ban cho xã Song Quan (Hiền Quan ngày nay) làm thực ấp. Một năm sau, Thiều Hoa mất nhân dân lập miếu thờ bà và Trưng Vương ban cho sắc phong là “ Phụ Quốc Công Chúc”. Kể từ đó, cứ ngày 12, 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm nhân dân trong vùng tổ chức hội Phết để tưởng nhớ công đức của bà.
Tương truyền, vào thời vua Hùng dựng nước, loạn lạc, giặc giã nổi lên ở nhiều nơi, nhà vua đã giao cho 4 vị tướng là đệ nhất Xá Sơn, đệ nhị Lê Sơn, đệ tam Tròn Sơn, đệ tứ Xui Sơn về trấn ải miền Đông Lai - Bàn Giản - Lập Thạch để dẹp loạn, dẹp giặc, hộ quốc, phù dân. Sau khi trải qua nhiều trận chiến oanh liệt, 4 vị tướng đã chiến thắng, bảo toàn thành cổ Văn Lang, đồng thời xây dựng và phát triển đất nước.
Về sau, nhân dân trong vùng đã lập 4 ngôi đình để thờ 4 vị tướng, gồm: Đông Lai, Trụ Thạch, Ngọc Xuân và Vườn Đào. Trên mỗi ngôi đình có khắc 1 quả cầu như một lời nhắc nhở con cháu sau này phải luôn khắc ghi công lao của 4 vị tướng anh hùng. Bởi vậy, cứ vào mùng 7 tháng Giêng hàng năm, tại đền Đông Lai xã Bàn Giản, dân làng lại mang quả cầu ra sân bãi mở hội, tái hiện lại tích xưa bằng trận “đả cầu cướp phết” đầy sôi động với niềm tin, lễ hội sẽ khởi đầu cho một năm mới đầy tốt lành, may mắn.