- Giặc sớm yên là có “âm phù thần trợ”.
2.1. Quan điểm so sánh
Lễ hội từ trước đến nay đã được nghiên cứu trên nhiều phương diện: khảo tả, tìm hiểu giá trị văn hóa, tìm hiểu khám phá những nét đặc sắc... Trong q trình tiến hành những nghiên cứu đó, các nhà nghiên cứu chắc chắn khơng ít thì nhiều đều từng làm cơng việc so sánh. “Tất cả đều được nhận thức bằng so sánh”, câu cách ngơn cổ đó đã trở nên phổ biến. Tất nhiên không phải tất cả mọi
sự vật đều có thể đem ra so sánh được, thật vô nghĩa khi chúng ta đem so sánh hai sự vật hồn tồn chẳng liên quan gì với nhau, chẳng có một mối tương đồng nào. Tuy nhiên khi sự so sánh là hợp lý và chính đáng, nó có thể trở thành phương tiện nhận thức thật sự, giúp người ta xác định các đặc tính của những hiện tượng có liên quan đến nhau và từ đó đánh giá được các giá trị hay tìm ra những quy luật phát triển chung hay đặc thù.
Lễ hội được so sánh về nhiều mặt ở nhiều mức độ khác nhau như nguồn gốc, mục đích, khơng gian, thời gian, quy mơ tổ chức….Lễ hội có thể được nghiên cứu trong mối quan hệ với lễ hội khác cùng loại hình với phương pháp so sánh lịch sử, phương pháp so sánh loại hình….So sánh loại hình và so sánh lịch sử là hai phương pháp dựa trên quan điểm triết học duy vật biện chứng, xem xét lễ hội như một phạm trù lịch sử bao gồm mối quan hệ bên trong và mối quan hệ bên ngoài.
Tất cả các lễ hội văn hóa đều được hình thành trong một bối cảnh lịch sử dân tộc cụ thể. Các nhà nghiên cứu loại hình lễ hội cho rằng những quy luật chung của q trình phát triển lịch sử cho phép nói đến những hiện tượng tương đồng xuất hiện trong các lễ hội cùng loại hình mà khơng phải là kết quả của sự giao lưu trực tiếp và từ đó có thể nói đến quy luật phát triển chung của hai lễ hội cùng loại hình.
Nghiên cứu lễ hội khác với các khoa học khác, nhưng như thế khơng có nghĩa là nghiên cứu lễ hội khơng cần đi tìm những cái mang tính chất quy luật, phổ biến. Cái khác biệt của nghiên cứu lễ hội văn hóa là tìm thấy cái chung, cái phổ biến mang tính quy luật trong sự thống nhất hữu cơ với cái cá biệt đặc thù.
Theo chúng tôi phương pháp so sánh lịch sử và phương pháp so sánh loại hình là những phương pháp quan trọng mang lại hiệu quả đối với việc nghiên cứu so sánh. So sánh được tiến hành với lễ hội cùng loại hình nhất là khi lễ hội được chọn để so sánh với nhau là lễ hội khơng có sự giao lưu trực tiếp với nhau. Trong một số trường hợp rất khó giải thích sự tương đồng giữa các lễ hội chỉ bằng những lý do ảnh hưởng. Thế nhưng, có thể tìm thấy và lý giải ngun do
của những tương đồng đó khi nhìn vào những điều kiện lịch sử xã hội từ đó có thể rút ra kết luận về tính quy luật của sự phát triển các lễ hội, đồng thời thấy được vị trí vai trị của lễ hội trong đời sống nhân dân.
Đối tượng của nghiên cứu so sánh loại hình nói chung cũng khơng chỉ đơn thuần là những tương đồng. Việc nghiên cứu những khác biệt giữa các lễ hội cũng vô cùng quan trọng. Một mặt, giúp xác định sự phân thuộc của lễ hội trong các loại hình lễ hội. Mặt khác, nó cịn cho thấy những tính chất đặc thù, riêng biệt của từng lễ hội, là điều kiện hết sức quan trọng. Sự giống và khác nhau giữa hai lễ hội cùng loại hình khơng phải là sự giống nhau và khác rành mạch, đơn giản mà thường phức tạp. Bởi trong những lễ hội văn hóa, bên cạnh những tiếp thu, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc thì cái độc đáo, cái đặc sắc, cái không lặp lại vẫn luôn là giá trị quan trọng khiến chúng trở thành bất diệt.
Phương pháp so sánh loại hình như đã nói là nhằm tìm ra những quy luật chung, nguồn gốc của lễ hội nhưng cũng không bỏ qua những nét riêng biệt, đặc thù. Việc so sánh để định giá trị hơn kém, cao thấp giữa các lễ hội văn hóa
hồn tồn khơng phải là mục đích của việc so sánh loại hình. Như vậy khi sử
dụng phương pháp nghiên cứu này đòi hỏi người nghiên cứu bên cạnh những vốn kiến thức cấn thiết còn phải hết sức cẩn trọng và tinh tế khi tiến hành công việc nghiên cứu của mình.