- Giặc sớm yên là có “âm phù thần trợ”.
2.2.1. Mục đích của lễ hộ
Lễ hội cướp phết Hiền Quan và lễ hội cướp phết Bàn Giản đã có từ lâu đời và tồn tại cho đến ngày nay, tuy khác nhau về thời gian, về tính chất nhưng đều giống nhau về mục đích tổ chức lễ hội.
Cả hai lễ hội cướp phết Hiền Quan và Bàn Giản tuy mang đặc trưng của lễ hội đua tài đấu sức nhưng mục đích sâu xa của hai lễ hội cướp phết này vẫn là thờ phụng các vị thần đã có cơng đánh giặc giữ nước, giữ làng và bảo vệ cuộc sống cho con người. Đó là cơng chúa Thiều Hoa nữ tướng thời Hai Bà Trưng, vị
nhân thần đã có cơng đánh giặc bảo vệ nhân dân. Bà còn là chủ nhân sáng tạo ra trò chơi cướp phết để luyện binh ở vùng đất Tam Nơng; đó là Đệ nhất tên là Xá Sơn, Đệ nhị tên là Lê Sơn, Đệ tam tên là Tròn Sơn, Đệ tứ tên là Xui Sơn - bốn vị tướng thời Hùng Vương đã có cơng đánh giặc bảo vệ giang sơn bờ cõi, đã từng dùng đả phết, cướp phết để rèn luyện quân lính.
Cũng như bao lễ hội truyền thống khác, bên cạnh nhu cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, cả hai lễ hội cướp phết Hiền Quan và Bàn Giản tổ chức cũng khơng nằm ngồi ước nguyện về một cuộc sống no đủ, giàu có và bình an, cụ thể là “nhân khang vật thịnh”, mùa màng bội thu, gặp may mắn cả năm, cầu được ước thấy….Những ước mong ấy của bà con được gửi gắm trong lời cầu khấn và lễ vật dâng cúng – là những mâm bánh dầy dẻo, gà béo (ở Bàn Giản); lương khô, chè lam (ở Hiền Quan) lên các vị Thành Hoàng làng mình. Đó là sự gửi gắm những ước mơ, niềm tin và hi vọng của bà con trong cả năm đó.
Có thể nói, lễ hội cướp phết Hiền Quan là nơi biểu hiện tư tưởng, tình cảm, ước mơ và nguyện vọng của nhân dân hai địa phương Hiền Quan và Bàn Giản. Đó là tinh thần thượng võ (kế thừa truyền thống luyện binh qua hình thức đả phết, cướp phết), là tín ngưỡng thờ cúng thần linh, thờ Thành hoàng làng và là ước mơ, nguyện vọng về một cuộc sống may mắn, bình an và thịnh vượng.