- Giặc sớm yên là có “âm phù thần trợ”.
2.3. Những dị biệt
2.3.1. Lịch sử hình thành
Xét về mặt nguồn gốc của hai lễ hội mặc dù có những điểm tương đồng, nhưng xét một cách cụ thể thì ở hai lễ hội vẫn có những điểm khác biệt. Lễ hội cướp phết Hiền Quan và Bàn Giản tuy cùng nằm trong vùng văn hóa xứ Đồi nhưng vẫn mang những nét đặc sắc riêng của mỗi địa phương.
Qua các truyền thuyết của cả hai lễ hội ta có thể nhận thấy hai lễ hội cướp phết Hiền Quan và Bàn Giản đã có từ rất lâu đời và cũng có thể nhận thấy lễ hội cướp phết Hiền Quan có lịch sử ra đời muộn hơn (thời hai Bà Trưng) lễ hội cướp phết Bàn Giản (thời Hùng Vương thứ 3 trong cuộc chiến tranh Hùng - Thục).
Hội cướp phết có từ bao giờ? Đó là câu hỏi khó có lời đáp. Có nhiều truyền thuyết hay sự tích giải thích về nguồn gốc hình thành lễ hội cướp phết Hiền Quan và Bàn Giản.
Truyền thuyết về lễ hội cướp phết Hiền Quan
Theo thần tích kể lại, vào khoảng 2000 năm về trước, ở động Lăng Xương có một đơi vợ chồng nghèo làm nghề kiếm củi sinh nhai. Một hôm hai vợ chồng lên núi Tản Viên kiếm củi, nằm ngủ dưới gốc Tùng, người vợ nằm mộng thấy một người con gái xinh đẹp tuyệt trần tự xưng là Sơn Thần, tên gọi là Hoa Nương. Từ đó bà thụ thai, sau sinh được một người con gái tuyệt đẹp đặt tên là Thiều Hoa. Năm 16 tuổi cha mẹ lần lượt qua đời, Thiều Hoa bèn tìm đến tu tại chùa Phúc Khánh, xã Song Quan, huyện Tam Nông, phủ Thao Giang. Nàng rất siêng năng, chịu khó, thương người nên ai cũng mến. trong lúc đất nước gặp cảnh bị bọn giặc Phương Bắc xâm lược, chúng cướp phá, đàn áp, giết hại dân lành. Trước cảnh đau thương đó, Bà vơ cùng căm giận, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù. Tại đây, Bà tìm được nhiều bạn tốt, hàng ngày đến chùa học chữ, đêm về luyện tập võ nghệ, mài chí lớn chờ dịp đứng lên đánh đuổi kẻ thù cứu dân, cứu nước. Từ đó tài năng và dũng khí của Bà ngày một song tồn và được mọi người thán phục.
Giữa lúc đó, được tin ở Mê Linh có Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi giặc phương Bắc. Bà vui mừng tìm đến và được yết kiến Hai Bà Trưng, bà đã được chủ soái chấp nhận, giao nhiệm vụ. Trở lại làng Song Quan, dựng cờ chiêu binh, luyện tập võ nghệ tại Đình làng để chuẩn bị đánh giặc. Khi chiêu mộ được 500 quân sỹ và huấn luyện tinh thông, bà cho mở tiệc đãi binh và thống lĩnh toàn quân tiến về Hát Môn - Mê Linh giúp Hai Bà Trưng đánh giặc, được Hai Bà Trưng phong chức “Tiền Tả Tướng Quân”.
Sau khi thắng giặc, đất nước thái bình, bà được Trưng Vương phong tướng và giữ lại ở Mê Linh nhưng bà lạy tạ nhà Vua mà tâu rằng: “Kẻ Hạ thần đã nguyện chốn tu hành nên chức trọng, quyền cao nào có ích gì, nếu Bệ Hạ nghĩ tới cơng lao mà ban thưởng xin Bệ Hạ gia ân cho Thần được thực ấp tại bản địa nơi tu hành là đủ”. Nhà vua rất đỗi khâm phục và phong cho Thiều Hoa là “Đông Cung Công Chúa” và gia ban cho 100 cân vàng, 40 tấm vóc. Bà trở về Song Quan đem tiền Vua ban xây dựng lại đình, chùa, tậu ruộng, mua đất chia
cho nhân dân và dạy nhân dân làm ăn. Khi bà thác, lăng mộ của bà được đặt trên bờ sông Hồng, Vua phong là “Đức Thánh Mẫu Đại Vương” và cho lập Đền thờ tại nơi này. Các triều vua Đinh, Lê, Trần, Nguyễn đều có sắc phong gia tặng Thiều Hoa công chúa là: “Chinh uyển dực bảo trung tôn thần”.
Để tưởng nhớ công lao của bà, cứ đến ngày mùng hai tháng Giêng hàng năm làng Song Quan lại tổ chức động thổ, khai binh, dựng bia, đâm lao tại Đình làng để kỷ niệm ngày sinh của Bà.
Đến ngày 12 và 13 tháng Giêng hàng năm, nhân dân làng Hiền Quan lại tổ chức hội duyệt quân, cướp Phết - một trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc mà thiếu thời bà Thiều Hoa rất thích chơi, sau này được dùng là một môn thể thao để rèn luyện sức khoẻ cho binh sỹ và cũng là để tưởng nhớ ngày xuất quân đi đánh giặc của bà.
Truyền thuyết 1 về lễ hội cướp phết Bàn Giản
Thời Hùng Vương thứ 18 Hùng Duệ Vương có hai vợ chồng nọ làm nghề chài lưới lên Tây Thiên cầu tự. Hai vợ chồng ăn ở phúc đức nên thánh thần ứng ling cho người vợ mang thai. Từ Tây Thiên xuôi về hai vợ chồng gặp mưa bão lớn, nước chảy từ núi xuống thành dòng thác lớn cuốn hai vợ chồng đi, may nhờ làm nghề chài lưới mà hai vợ chồng thoát chết, dạt vào ven bờ thuộc địa phận thơn Tây Hạ, xã Bàn Giản bây giờ. Ít lâu sau người vợ sinh hạ người con trai, mặt mũi khôi ngô, thông minh, tuấn tú. Hai vợ chồng vất vả nuôi con khôn lớn, làm nghề chài lưới sống qua ngày. Cậu bé ngày càng khôn lớn khỏe mạnh hơn người, thích luyện binh đao, giỏi võ nghệ và chữ nghĩa, bố mẹ cậu rất hài lịng.
Bấy giờ có qn nhà Thục ở phương bắc đem quân sang xâm lược nước ta, giặc giã hồnh hành khắp nơi, cướp bóc đốt phá làm cho đời sống nhân dân cực khổ. Chàng trai đã tới tuổi trưởng thành càng tỏ rõ phí phách anh hùng xuất chúng. Chàng đã chiêu binh cầm quân đánh giặc, trở thành vị tướng tài giỏi dưới thời Hùng Duệ Vương. Chàng xuất binh trăm trận trăm thắng, chẳng mấy chốc đã đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi mang lại bình n cho xóm làng. Thắng giặc trở về chàng nghỉ ngơi nơi bờ sông, nơi mẹ đã sinh ra chàng, bỗng
trên trời có tấm lụa đào bng xuống, chàng trai vốn là thánh thần nên theo đó về trời. Nhân dân nhớ ơn người anh hùng đã có cơng đánh giặc nên lập bài vị thờ cúng, tơn làm Thành hồng làng. Đền thờ và đình được chọn theo hướng quay ra hướng sông, riêng ngôi đền tương truyền là được lập tại nơi cha mẹ đã ni thần trưởng thành. Vị thần thánh ấy chính là Trương Định Xá, tướng quân của vua Hùng, người có cơng lớn trong cơng cuộc dẹp giặc Thục”.
Truyền thuyết 2 về lễ hội cướp phết Bàn Giản
Vào thời đại Hùng Vương dựng nước quốc hiệu Văn Lang nước ta được chia làm 15 bộ. Thuở đó loạn lạc, giặc giã nổi lên ở khắp nơi, Hùng Vương đời thứ 3 giao cho 4 vị tướng lĩnh là các con trai của mình: Đệ nhất tên là Xá Sơn, Đệ nhị tên là Lê Sơn, Đệ tam tên là Tròn Sơn, Đệ tứ tên là Xui Sơn về trấn ải miền Đông Lai, Bàn Giản, Lập Thạch để dẹp loạn, trấn an đất nước, hộ quốc phù dân. Thực hiện chỉ dụ 4 vị tướng đã trải qua nhiều trận chiến với nhiều chiến cơng oanh liệt bảo tồn thành cổ Văn Lang, xây dựng và giữ gìn đất nước.
Trong thời gian chiến tranh liên miên, để rèn luyện sức khỏe, tài khéo léo cho binh sĩ, các vị tướng đã nghĩ ra một trò chơi khá độc đáo, hấp dẫn: Đẽo gọt một quả cầu gỗ nhẵn, tròn tựa quả bưởi lớn rồi cho lăn ra giữa sân. Các binh lính sẽ tranh cướp nhau, ai giành được quả cầu đem về đặt ở nơi quy định sẽ giành được phần thưởng lớn. Trị chơi này khơng những cổ vũ tinh thần binh sĩ sau những trận chiến căng thẳng, quyết liệt mà còn tạo ra khơng khí vui vẻ, lạc quan nơi chiến trường khói lửa. Đồng thời qua đó cũng khẳng định đức độ, tình yêu thương, quan tâm, san sẻ gánh nặng của các vị tướng lĩnh đối với quân dân.
Truyền thuyết 3 về lễ hội cướp phết Bàn Giản
Thời vua Trần Thái Tơng (1225 – 1257), có người Ngun xâm lấn nước ta với thế lực rất mạnh. Kinh thành bị chiếm vua cùng quân và các tướng sĩ đã lập mưu chiếm lại kinh thành. Cuộc đấu tranh trong tình thế địch mạnh ta yếu nhưng quân sĩ đánh trả rất quyết liệt và anh dũng truy kích quân địch.
Trần Quốc Tuấn (1226 – 1300) vâng lệnh khẩn cầu bách thần ở các đền. Khi đến Sơn Tây đạo – Tam Đái phủ - Lập Thạch huyện, ơng tới Bàn Giản
Đồng Ngõ thấy có một đột cao (đống mả cao), ông gặp tứ nam nhân dung mạo kỳ dị đang đả cầu (đánh một quả cầu) hí tiếu (vui đùa). Trần Quốc Cơng đốn rằng là nãi quái, ông đến vấn hỏi bốn người:
- Người là ai? Ở đâu đến?
Quốc công hỏi chưa dứt lời bốn người đã biến mất, bốn bên tứ phía mây lên khói tỏa khí lành ngùn ngụt giữa khí trời mùa xuân ngày 15 tháng 2. Trần quốc công cho rằng điềm tốt trời ban, tức nhận cho binh sĩ trú tại đất này xem tình ý ra sao.
Tối hơm đó ơng vào yết thần tại đền, cầu thần xin thần giáng phúc ân phù đánh giặc chóng n. Đêm cuối canh ba Quốc cơng mơ màng nhắm mắt đi vụt thấy bốn lão tre mặt mặc áo sắc vàng kỳ lạ đi từ bên đường lại và tự xưng là Lạc Long Quân chi tử (con vua Lạc Long Quân) chi quan bốn vị:
Đệ nhất là Xá Sơn Đệ nhị là Lê Sơn Đệ tam là Tròn Sơn Đệ tứ là Xui Sơn
Nay quân tử (con vua) muốn theo cùng tướng đông chinh tự nghuyện âm phù để theo sư tướng lập cơng. Bốn vị nói xong rồi biến mất. Đến gần khua Quốc công tỉnh dậy mới biết là thần ứng mộng.
Sáng hôm sau, Trần Quốc Công triệu tập các bô lão trang Bàn Giản lại hỏi:
- Trang đây thờ thần hiệu gì? Các cụ bơ lão trang Bàn Giản tâu rằng:
- Chúng tôi thờ phụng bốn vị thần ấy từ lâu.
Trần Quốc Công quay về đề binh xuất quân đánh giặc Nguyên. Binh – thực hẳn đánh thắng phá tan được giặc Ô Mã Nhi, bắt được cả tướng giặc. Vâng mệnh trên, tống về kinh sư khải hoàn hậu hưởng cùng tướng sĩ. Trần Quốc Công vào tâu vua rằng:
Vua Trần Thái Tông liền gia phong bách thần tặng phong 4 vị:
“Bản cảnh thành hoàng Linh phù chi thần
Sắc phong nguyên tự thần hiệu:
Nhất phong: Xá Sơn linh quang đại vương Nhất phong: Lê Sơn linh quang đại vương Nhất phong: Tròn Sơn linh quang đại vương Nhất phong: Xui Sơn linh quang đại vương”
Làm lễ mặc áo vàng đỏ, sắc phong Bàn Giản trang tượng tu sửa miếu đền thờ phụng. Từ đấy về sau có nhiệm tin nhiều đế vương gia phong mĩ tự.
Những tryền thuyết huyền thoại trên chưa thể là những lời giải thích có sức thuyết phục về nguồn gốc ra đời của hai lễ hội cướp phết song đó cũng là một trong những cứ liệu mang tính dân gian đặc sắc phản ánh màu sắc huyền thoại của cội nguồn hình thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân lao động. Ngày nay lễ hội cướp phết đã trở thành sinh hoạt văn hóa cổ truyền đặc sắc, là niềm tự hào của người dân địa phương.
2.3.2. Không gian, thời gian và địa điểm tổ chức
Mặc dù cả hai lễ hội cướp phết đều được tổ chức trong khơng gian đình, đền và vào dịp đầu xuân nhưng giữa hai lễ hội cướp phết vẫn có những điểm khác nhau trong khơng gian, thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội.
Lễ hội cướp phết Hiền Quan được tổ chức trong không gian rộng lớn bao gồm khu vực đền Hiền Quan và vùng bãi sơng rất rộng lớn phía trước đền. Bãi hội cướp phết của Hiền Quan rất rộng, thống và khơng có chướng ngại vật. Khác với Hiền Quan lễ hội cướp phết Bàn Giản được tổ chức trong khơng gian sân đình Đơng Lai và bãi hội trước đình. Bãi hội của Bàn Giản là một bãi đất bằng phẳng nhưng tương đối hẹp, có khi phải chạy cả quanh làng khi cướp phết. Vì bãi hội ngay ở giữa khu dân cư sinh sống nên khơng gian bị hạn chế và có nhiều chướng ngại vật.
Xét về thời gian tổng thể thì lễ hội cướp phết Hiền Quan có những điểm giống với lễ hội cướp phết Bàn Giản về thời gian tổ chức đó là vào dịp đầu xuân năm mới, nhưng xét một cách cụ thể thì chúng lại khác nhau. Lễ hội cướp phết Hiền Quan được tổ chức vào ngày 12, 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm còn lễ hội cướp phết Bàn Giản được tổ chức vào hai ngày mùng 6, 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
2.3.3. Quá trình chuẩn bị
Mặc dù cả hai lễ hội cướp phết đều có những điểm tương đồng nhưng xét một cách cụ thể thì cả hai lễ hội đều có những điểm riêng biệt trong q trình chuẩn bị. So với lễ hội cướp phết Bàn Giản thì lễ hội cướp phết Hiền Quan có quy mơ lớn hơn và nó được biểu hiện qua q trình chuẩn bị.
Ở lễ hội cướp phết Hiền Quan, hàng năm để chuẩn bị cho hội phết Ban Thượng phân cơng cho một xóm lo đủ 3 quả Chúi và 6 quả Phết. Ngay từ những ngày trong năm, con trai trong làng rủ nhau đi tìm những gốc tre để làm quả phết, quả chúi và dùi phết. Việc tìm gốc tre phải hết sức cẩn thận, phải chọn ngày tốt, giờ tốt, chọn búi tre ở những nơi sạch sẽ mà đào. Trong khi đào tuyệt đối tránh tiếng động, nếu có chim kêu, chó sủa là điều khơng tốt, phải bỏ gốc tre đó đi tìm gốc tre khác. Quả Phết, quả Chúi (có kích thước nhỏ hơn quả phết) được đẽo tròn, sơn son thiếp vàng chờ đến ngày 10 tháng 10 âm lịch thắp hương tại bàn thờ tổ tiên sau đó đem gia đình giao cho làng, ban bàn thượng làm lễ cúng tế sau đó cất giữ tại hậu cung của đình làng chờ đến ngày 11 tháng Giêng rước ra đền để cầu cúng rồi giao cho ông Tiên Chỉ là người được tôn là “con trưởng bà Thiều Hoa”. Khác với hội phết Hiền Quan, hội phết Bàn Giản hàng năm không phải chuẩn bị phết mà chỉ dùng một quả phết, mỗi kì hội xong lại làm lễ tắm phết và mang cất vào hậu cung cạnh ban thờ thần, không ai được mang phết về nhà.
Những người được phân công làm cỗ thờ sau buổi họp Ban Thượng phải chuẩn bị cỗ thờ gồm bánh chưng, báng Dầy, xơi, chuối và rượu Mộng. Những gia đình được làm cỗ thờ năm ấy phải ăn tết to hơn mọi người, phải nhờ anh em
bà con đến giúp đỡ, kẻ vào người ra đông vui tấp nập, ăn uống linh đình vui vẻ. Người ta coi đó vừa là dịp để bà con họ, hàng gặp gỡ nhau nhân dịp đầu xuân, vừa là để hưởng chung lộc thánh. Do vậy việc làm cỗ thờ phải hết sức chu đáo, cịn người dân bình thường thì lo lễ vật dâng thánh cầu lộc.
Lễ hội cướp phết Hiền Quan cũng có những nét độc đáo trong quá trình chuẩn bị lễ vật. Một tháng trước lễ hội, Ban Thượng của làng họp và người ta phân công những người làm cỗ thờ. Khoảng trung tuần tháng Chạp người được phân công làm cỗ phải đi mua loại gạo nếp thơm ngon nhất, trắng và dẻo hạt gạo phải cịn ngun hạt khơng bị gãy và mua mật, lá dong, lá chuối. Lễ vật phải chuẩn bị là bánh Chưng, bánh Dầy, xôi, bánh mật, bánh gai, bánh nẳng, chuối và rượu mộng. Từ sau mồng 2 Tết, công việc chuẩn bị phải hết sức khẩn trương. Những gia đình được làm cỗ thờ năm ấy phải ăn Tết to hơn những nhà khác, phải nhờ anh em bà con đến giúp đỡ kẻ vào người ra đông vui tấp nập, ăn uống linh đình vui vẻ. người ta coi đây là dịp để bà con họ hàng gặp gỡ nhau nhân dịp đầu xuân và cũng là để hưởng chung lộc thánh, giúp gia đình được phân cơng làm cỗ cúng chuẩn bị làm các loại bánh cho lễ phân lương ngày mùng 2 tháng Giêng. Ngày 25 tháng Chạp làng tổ chức gói bánh thờ tại sân chùa đó là các loại bánh mật, bánh gai, bánh nẳng, chè lam…nhưng quan trọng nhất là bánh mật được chuẩn bị công phu đặc biệt là bánh tẻ mật (bánh mật làm bằng gạo tẻ). Mồng 1 Tết các cột lương được dựng hai bên ban thờ ở đại đình, đó là 3 cây tre