Khái quát về lễ hội Cướp Phết ở xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu So sánh lễ hội Cướp Phết xã Hiền Quan huyện Tam Nôg tỉnh Phú Thọ với lễ hội Cướp Phết xã Bàn Giản huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúcn (Trang 26 - 29)

Phú Thọ và xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

1.2.2.1. Khái quát về lễ hội Cướp Phết ở xã Hiền Quan, huyện Tam Nông,tỉnh Phú Thọ tỉnh Phú Thọ

Hiền Quan là làng cổ, nguyên có tên là làng Song Quan, thuộc huyện Cổ Nông, nay là huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Làng Hiền Quan thờ bà Thiều Hoa, nữ tướng của Hai Bà Trưng. Tương truyền, ở động Lăng Xương ven sơng Đà có hai vợ chồng nghèo làm nghề kiếm củi. Một hôm, ông bà qua sông sang núi Tản, trưa nắng ông bà nằm ngủ dưới gốc Tùng cùng nằm mơ thấy thánh Tản Viên đến cho một người con gái. Khi về bà mang thai và ít lâu sau sinh ra Thiều Hoa. Mười tuổi cơ gái Thiều Hoa đã có sức khỏe hơn người, biết chèo chống lũ, vượt sông, lặn và bơi giỏi như cá. Năm 13 tuổi, Thiều Hoa đã cầm đá ném hai tên lính Hán đi cướp của dân chài, 14 tuổi nàng mồ côi cả cha lẫn mẹ phải đi ở chăn trâu. Khi đi thả trâu, Thiều Hoa đã bày trò chơi đánh phết chơi với lũ trẻ trong làng. Năm 16 tuổi, Thiều Hoa đến tu tại chùa Phúc Thánh (Hiền Quan). Nghe tin Trưng trắc dấy binh khởi nghĩa, Thiều Hoa tập hợp được một đội quân 500 người, hàng ngày luyện tập võ nghệ, chơi trị đánh phết, phóng lao để rèn luyện nghĩa binh rồi về Hát Môn tụ nghĩa. Để tưởng nhớ nữ tưỡng Thiều Hoa, người dân ở xã Hiền Quan, huyện Tam Nông đã lập đền thờ Bà. Hàng năm để tưởng nhớ Bà, tại đền thờ nữ tướng Thiều Hoa ở xã Hiền Quan có tổ chức lễ hội Cướp Phết vào ngày 12 – 13 tháng Giêng âm lịch.

Ngày 12 là ngày cáo hội hay còn gọi là cáo tế. Buổi sáng ngày 12 dân làng rước kiệu và án nhang từ đền thờ Thiều Hoa về đình, trên kiệu có đặt long ngai và quả phết, đám rước vừa đi vừa hú. Sau khi tế lễ thì tổ chức điểm binh – kéo quân rồi đánh thử hai bàn phết. Sáng ngày 13 là hội chính, khi có ánh nắng mặt trời (khoảng giờ Ngọ) thì lễ rước kiệu bắt đầu. Cũng như ngày hôm trước, dân làng rước kiệu, long ngai và án nhang ra đình. Phía sau là một đồn trai

thanh gái tú thắt lưng màu xanh đỏ, tay giơ cao dùi phết, cờ quạt, vừa đi vừa hú vừa hò reo cùng tiếng trống chiêng vang động, tưng bừng rộn rã [4].

Sau lễ dâng hương tưởng niệm dân làng làm lễ trước sân đình theo nghi thức truyền thống tơn nghiêm và thành kính. Cuộc tế lễ được kéo dài cho tới trưa, buổi chiều là phần cướp phết. Cướp phết là phần hấp dẫn nhất của ngày hội, đó là trị kéo quân đánh phết hay còn gọi là luyện quân, đả quân. Trai làng được chia làm hai phe mỗi phe có một người chỉ huy dẫn đầu, trong tay cầm cờ lệnh điều khiển đội. Mỗi phe khoảng 50 – 60 người xếp thành hai hàng dọc trước bàn thờ, tay cầm dùi phết, cờ quạt, gươm giáo. Các chàng trai mặc quần dài cởi trần áo, thắt lưng màu bỏ múi, mỗi phe chọn một màu thắt lưng để dễ phân biệt. Đứng đầu hai hàng có hai cụ già tay cầm cờ đi nheo, đầu chít khăn đỏ. Sau khi làm lễ trước bàn thờ các cụ cầm cán cờ đưa chéo ngang đầu, đi dọc hai hàng quân như điểm binh hay điểm kỳ binh pháp, sau đó các cụ dẫn hai hàng quân chạy ra bãi hội. Đi đầu là hàng cờ, giáo gươm rực rỡ, theo sau là hai cánh quân vừa đi vừa giơ cao dùi phết móc từng đơi vào nhau, tầng tầng lớp lớp. Mỗi cánh quân kéo 3 vòng lớn vừa chạy vừa reo hú trong tiếng trống chiêng, giục giã liên hồi. Kéo xong 3 vòng, hai cánh qn tụ lại xếp thành vịng xốy trơn ốc trước bàn thờ, tương truyền đây là cuộc kéo quân vây thành, rồi lại được gỡ ra bên nào tiến về bên ấy xếp thành hai hàng đứng trước sân đình, mặt quay vào nhau tay cầm dùi phết móc vào nhau thành từng đơi.

Bắt đầu trò cướp phết, thoạt tiên chủ tế làm lễ rước bàn thờ rồi rước một quả phết ra bãi. Xung quanh có các chàng trai đan tay nhau thành hàng rào hộ tống. Khi cả đoàn tiến ra giữa bãi, chủ tế đứng bên lò phết (một hố sâu khoảng 60cm) đọc bài hò phết, còn gọi là pháo phết, căn dặn quả phết. Nội dung bài văn trình bày về việc đánh phết hàng năm của làng như một tục lệ bất di bất dịch, nhằm nhớ ơn đức thánh bà Thiều Hoa. Qua nghi lễ này, để cầu mong đức thánh phù hộ, giúp cho dân làng được “già già sức khỏe, trẻ trẻ bình an, lục súc thành phần, chư tai tống viễn, lúa tốt bằng đầu, dâu tốt bằng mạ”. Đọc bài văn xong ơng thả quả phết xuống lị phết. Khi đó hai đội cử mỗi bên một người cầm gậy

phết ngoắc sẵn vào nhau để dưới lồ phết. Khi phết được thả xuống hai người từ từ cầm gậy phết lên lần thứ nhất dò 3 lần, lần thứ hai dò 5 lần, lần thứ ba dò 10 lần. Trong những lần thả xuống ngoắc lên như vậy, khi nào ngoắc được quả phết lên thì hai bên bắt đầu thi nhau tranh cướp. Đây là phần gay go, hào hứng và hấp dẫn nhất trong ngày hội. Quả phết được đánh bổng lên, hàng trăm gậy phết nhấp nhơ trên đầu người chờ đón quả phết. Quả phết cứ như thế bay ngược bay xuôi liên hồi trên không trung qua lại ở hai bên. Trong sân chơi người ta cắm mốc quy định cho từng phe, bên nào để quả phết bay khỏi giới hạn của mình là thua. Do đó tất cả phải hết sức chú ý đánh sao cho quả phết không bay ra khỏi giới hạn của mình đồng thời phải cướp và đánh quả phết bay ra khỏi giới hạn của đối phương hoặc đưa vào lồ phết phe mình, như vậy là thắng. Xưa kia, trên bãi hội đào ba lò phết, một lò ở giữa và hai lò hai bên, cả hai phe phải ra sức dùng dùi phết đánh quả phết rơi vào lị phết bên mình. Bên nào thắng sẽ được thưởng, mỗi lần quả phết bay quá giới hạn của sân phe nào hoặc phe nào đưa được phết xuống lồ của bên mình thì kết thúc một bàn. Cứ lặp lại như vậy cho tới bàn hai, bàn ba. Sau ba bàn phết chủ tế vào làm lễ rồi rước ba quả chúi trên mâm phủ lục điều đến bãi hội, chủ tế ném từng quả về ba phía theo hướng xi dịng sơng. Một lần nữa hàng trăm người lại tham gia vào cuộc tranh cướp chúi để mong nhận được quả lộc đem về.

Về sau, mọi người nhận thấy, việc hất phết bằng gậy như vậy rất nguy hiểm nên người ta chuyển sang cướp bằng tay. Tuy nhiên, để đảm bảo phong tục, mở đầu cuộc chơi vẫn giữ nguyên nghi lễ, vẫn phải có dùi phết để làm nghi lễ tượng trưng. Về lệ chơi ngày nay, đơn giản hơn rất nhiều, chơi phết bằng hình thức cướp tay và chỉ cần cướp được quả phết rồi chạy qua giới hạn là thắng cuộc.

Trước đây, lệ làng quy định những người tham gia cướp phết phải là những người trong làng, tất cả trai tráng trong làng từ 18 tuổi trở lên nếu không phải làm cỗ thờ, chân kiệu hay những người lo việc chuẩn bị sân bãi, dọn dẹp đình đền đều phải tham gia cướp phết. Nếu ai không tham gia sẽ bị làng phạt vạ

bằng trầu cau, nộp phạt tuy không lớn nhưng mang tiếng với cả làng, có lỗi với thánh và “mất dơng” cả năm đó. Ngày nay, các xã ngồi cũng có thể tham gia cướp phết cầu may, bất cứ ai cũng có thể tham gia.

Ngày nay, do sự mở rộng về quy mô nên lễ hội cướp phết Hiền Quan có những thay đổi. Lễ tế ngày chính hội được diễn ra tại đền thờ bà Thiều Hoa, sân hội cướp phết là một bãi sơng rộng ngay phía trước đền. Ngày 11 tháng Giêng khoảng giờ Ngọ (khoảng 11h – 12h trưa) các cụ làm lễ tế ở đình sau đó làm lễ rước kiệu, long ngai, hương án ra đền cách đó khoảng 1km, tổ chức tế lễ tại đền. Trưa ngày 12 tháng giêng các cụ ra đền làm lễ cáo tế, điểm binh kéo quân và cho cướp 3 quả chúi sau đó làm lễ và rước kiệu, long ngai hương án về đình. Ngày 13 tháng giêng, ngày chính hội kiệu, long ngai, hương án lại được rước từ đình ra đền như hôm trước. Các nghi thức, nghi lễ vẫn giữ nguyên như ngày xưa từ tế lễ, điểm binh, kéo quân, rước phết ra bãi và cướp phết.

Cuộc cướp phết kết thúc, người giành được phết mang về đền làm lễ tạ và các cụ làm lễ kết thúc hội. Ngày hôm sau, tức ngày 14 tháng Giêng kiệu, long ngai, hương án lại được rước về đình chờ ngày mở hội năm sau.

Hội phết Hiền Quan tuy khơng có giải như những trị chơi thể thao khác nhưng vẫn thu hút đông đảo người dân tham gia với mong muốn cầu mong sự may mắn ấm no. Ngày nay, hội cướp phết đã vượt danh giới ra ngoài bãi hội xuống tận cánh đồng bờ sông và kéo dài đến tận chiều tối. Tan hội dân làng làm lễ tạ rồi rước kiệu từ đền về đình với niềm vui phơi phới chờ mùa hội năm sau.

Một phần của tài liệu So sánh lễ hội Cướp Phết xã Hiền Quan huyện Tam Nôg tỉnh Phú Thọ với lễ hội Cướp Phết xã Bàn Giản huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúcn (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w