Giá trị văn hóa giáo dục

Một phần của tài liệu So sánh lễ hội Cướp Phết xã Hiền Quan huyện Tam Nôg tỉnh Phú Thọ với lễ hội Cướp Phết xã Bàn Giản huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúcn (Trang 60 - 62)

- Giặc sớm yên là có “âm phù thần trợ”.

3.3. Giá trị văn hóa giáo dục

Tinh thần độc lập tự chủ đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam ta từ ngàn xưa cho tới bây giờ và truyền thống ấy được tiếp tục, kế thừa liên tiếp từ thế hệ này đến thế hệ kia. Chính điều này đã tạo nên một lối sống văn hóa mang bản sắc riêng, tỏa sáng lịng nhân nghĩa, thể hiện tính nhân văn cao cả của con người Việt Nam.

Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng điển hình tái diễn lại tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc ta ở các vùng miền vào những thời điểm khác nhau của lịch sử dân tộc. Lễ hội truyền thống được coi như “bảo tàng sống, tồn tại đồng hành và tạo nên ký ức văn hóa của dân tộc, có sức sống lâu bền và lan tỏa trong đời sống nhân dân”, thể hiện nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp xã hội, chính điều đó đã góp phần giáo dục mọi thế hệ về những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Lễ hội cướp phết Hiền Quan và lễ hội cướp phết Bàn Giản là một trong

những lễ hội truyền thống ấy, đã góp phần giáo dục thế hệ sau về cơng lao của thế hệ cha ông ta với những truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc.

Lễ hội cướp phết vừa là nghi lễ tín ngưỡng vừa là lễ hội vui chơi, là trị diễn, nó mang một ý nghĩa thiêng liêng trong lòng người dân Hiền Quan và Bàn Giản. Trò diễn này, mang một ý nghĩa quan trọng, nó được linh thiêng hóa, phép màu hóa. Đến dự hội, mọi người đều mang theo một ước nguyện, một niềm tin muốn gửi gắm tới bậc thần thánh. Đó là cầu may mắn, cầu lộc, cầu tài, cầu bình an, sức khỏe, cầu cơng danh phú q đặc biệt họ cịn cầu tự (cầu con). Người chảy hội đều tin rằng quả phết sẽ mang lại lộc, tài, bình an và may mắn. Mọi người quan niệm, người hiếm con mà cướp được quả phết thì năm đó sẽ có con, người sinh con một bề cướp được phết thì năm đó sẽ sinh con như ý muốn. Trai trẻ cướp được phết thì năm đó có tin mừng như là lấy được vợ, sinh con trai, cơng danh đỗ đạt, gia đình phát lộc phát tài, bà con hàng xóm cũng được hưởng nhờ “ân thánh”. Thơn nào cướp được phết thì cả năm đó sẽ gặp nhiều may mắn, mùa màng bội thu. Chính tính “thiêng” này tạo nên sức hấp dẫn cuốn hút và sự trường tồn của lễ hội.

Lễ hội cướp phết đề cao và khuyến khích những phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng, đồng thời cũng đề cao tinh thần thượng võ và là cơ hội để những cá nhân trong cộng đồng phát huy tài năng và sức mạnh của mình. Cái đẹp mà lễ hội đề cao, khuyến khích đó chính là những nhân vật anh hùng lịch sử và những chiến cơng của họ trong q khứ. Đó là vẻ đẹp của nhân vật được tơn thờ, những nhân vật này dù có thực hay hư cấu đều bắt nguồn từ ý thức cộng đồng và gắn bó với đời sống cộng đồng trong quá khứ cũng như hiện tại. Lễ hội cướp phết góp phần giáo dục truyền thống lịch sử của địa phương cũng như dân tộc một cách sống động cụ thể nhằm giáo dục lịng u nước, tự tơn dân tộc tới các thế hệ sau. Lễ hội thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” một truyền thống văn hóa quý báu của con người Việt Nam.

Lễ hội cướp phết không chỉ là nơi đề cao và tôn vinh những phẩm chất, giá trị tốt đẹp của con người và những vị thần thánh mà còn bộc lộ khả năng

thẩm mỹ của cộng đồng. Khả năng thẩm mỹ đó được thể hiện thơng qua q trình chuẩn bị của lễ hội từ con người cho đến lễ vật đều phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định. Bên cạnh đó lễ hội cướp phết cịn góp phần biểu dương, khuyến khích những thành quả lao động sản xuất của người dân để làm gương và là cơ hội để người dân học hỏi lẫn nhau cùng tiến bộ trong lao động sản xuất.

Đến với lễ hội cướp phết ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tâm linh, vui chơi giải trí, ta cịn được học hỏi rất nhiều điều về văn hóa truyền thống, về lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương và những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc được tái hiện trong từng lễ hội. Nhờ có các trị diễn vui khỏe trong từng lễ hội mà chúng ta được rèn đức, luyện tài, đề cao tinh thần thượng võ và củng cố lịng u nước, đồn kết dân tộc. Lễ hội cịn góp phần khẳng định những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, tránh được sự đồng hóa hỗn tạp của các nền văn hóa khác, gìn giữ và phát huy nền văn hóa bản địa “hịa nhập chứ khơng hịa tan”.

Một phần của tài liệu So sánh lễ hội Cướp Phết xã Hiền Quan huyện Tam Nôg tỉnh Phú Thọ với lễ hội Cướp Phết xã Bàn Giản huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúcn (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w