Khái quát về lễ hội cướp phết ở xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu So sánh lễ hội Cướp Phết xã Hiền Quan huyện Tam Nôg tỉnh Phú Thọ với lễ hội Cướp Phết xã Bàn Giản huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúcn (Trang 29 - 33)

Vĩnh Phúc

Bàn Giản là một làng cổ, xưa có tên là trang Bàn Giản nay thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Bàn Giản thờ các vị tướng đã có cơng dẹp loạn từ thời Hùng Vương, mùng 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm thường mở hội cướp phết để tưởng nhớ công lao của các vị tướng này.

Vào thời đại Hùng Vương dựng nước quốc hiệu Văn Lang nước ta được chia làm 15 bộ. Thuở đó loạn lạc, giặc giã nổi lên ở khắp nơi, Hùng Vương đời

thứ 3 giao cho 4 vị tướng lĩnh là các con trai của mình: Đệ nhất tên là Xá Sơn, Đệ nhị tên là Lê Sơn, Đệ tam tên là Tròn Sơn, Đệ tứ tên là Xui Sơn về trấn ải miền Đông Lai, Bàn Giản, Lập Thạch để dẹp loạn chấn an đất nước, hộ quốc phù dân. Thực hiện chỉ dụ, 4 vị tướng đã trải qua nhiều trận chiến với nhiều chiến công oanh liệt bảo toàn thành cổ Văn Lang, xây dựng và giữ gìn đất nước.

Trong thời gian chiến tranh liên miên, để rèn luyện sức khỏe, tài khéo léo cho binh sĩ, các vị tướng đã nghĩ ra một trò chơi khá độc đáo, hấp dẫn: Đẽo gọt một quả cầu gỗ nhẵn, tròn tựa quả bưởi lớn rồi cho lăn ra giữa sân. Các binh lính sẽ tranh cướp nhau, ai giành được quả cầu đem về đặt ở nơi quy định sẽ giành được phần thưởng lớn. Trị chơi này khơng những cổ vũ tinh thần binh sĩ sau những trận chiến căng thẳng, quyết liệt mà cịn tạo ra khơng khí vui vẻ, lạc quan nơi chiến trường khói lửa. Đồng thời, qua đó cũng khẳng định đức độ, tình yêu thương, quan tâm, san sẻ gánh nặng của các vị tướng lĩnh đối với quân dân.

Về sau, nhân dân trong vùng đã lập 4 ngơi đình để thờ 4 vị tướng, gồm: Đơng Lai, Trụ Thạch, Ngọc Xn và Vườn Đào. Trên mỗi ngơi đình có khắc 1 quả cầu như một lời nhắc nhở con cháu sau này phải luôn khắc ghi công lao của 4 vị tướng anh hùng. Trước kia, làng Tây Hạ vốn thuộc địa phận xã Liên Hịa sau đó gộp vào địa phận xã Bàn Giản cũ vì vậy hai làng Tây Hạ và Đơng Lai thuộc xã Bàn Giản có những khác biệt trong phong tục văn hóa. Hai làng đều có lễ hội cướp phết với diễn trình tương đối giống nhau nhưng mỗi làng lại có một truyền thuyết về nguồn gốc của hội phết khác nhau, thờ thành hoàng làng khác nhau.

Làng Tây Hạ: Trong thần tích, ngọc phả của đình Tây Hạ cịn ghi:

Làng thờ vị thần là nhân vật thời Hùng Duệ Vương, người đã cùng 3 vị “Tản Viên Sơn tam vị đại vương” có cơng trong cuộc chiến tranh Hùng Thục. Ơng tên là Trương Định Xá, sau ngày ơng chiến thắng quân Thục Phán, Hùng Duệ Vương phong cho ông ăn lộc ở đất khu Tây, nay là làng Tây Thượng xã Liên Hòa và làng Tây Hạ xã Bàn Giản. Sau khi ơng mất, nhân dân lập miếu đình

thờ ơng. Có ngày tiệc đầu xuân hồi cố sự kiện ngày ông kén tướng, luyện quân với trò chơi “bố dương cầu quả” nay gọi là trò “cướp phết”.

Ngồi ra, dân gian trong vùng cịn kể câu chuyện đầy màu sắc đã được truyền miệng từ đời này sang đời khác ở nơi đây, câu chuyện đó như sau:

Thời Hùng Vương thứ 18 Hùng Duệ Vương có hai vợ chồng nọ làm nghề chài lưới lên Tây Thiên cầu tự. Hai vợ chồng ăn ở phúc đức nên thánh thần ứng linh cho người vợ mang thai. Từ Tây Thiên xuôi về hai vợ chồng gặp mưa bão lớn, nước chảy từ núi xuống thành dòng thác lớn cuốn hai vợ chồng đi, may nhờ làm nghề chài lưới mà hai vợ chồng thoát chết, dạt vào ven bờ thuộc địa phận thôn Tây Hạ xã Bàn Giản bây giờ. Ít lâu sau người vợ sinh hạ người con trai, mặt mũi khôi ngô thông minh tuấn tú. Hai vợ chồng vất vả nuôi con khôn lớn, làm nghề chài lưới sống qua ngày. Cậu bé ngày càng khôn lớn khỏe mạnh hơn người, thích luyện binh đao, giỏi võ nghệ và chữ nghĩa, bố mẹ cậu rất hài lịng.

Bấy giờ có qn nhà Thục ở phương Bắc đem quân sang xâm lược nước ta, giặc giã hồnh hành khắp nơi, cướp bóc đốt phá làm cho đời sống nhân dân cực khổ.

Chàng trai đã tới tuổi trưởng thành càng tỏ rõ phí phách anh hùng xuất chúng. Chàng đã chiêu binh cầm quân đánh giặc, trở thành vị tướng tài giỏi dưới thời Hùng Duệ Vương. Chàng xuất binh trăm trận trăm thắng, chẳng mấy chốc đã đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi mang lại bình n cho xóm làng. Thắng giặc trở về, chàng nghỉ ngơi nơi bờ sông, nơi mẹ đã sinh ra chàng, bỗng trên trời có tấm lụa đào bng xuống, chàng trai vốn là thánh thần nên theo đó về trời. Nhân dân nhớ ơn người anh hùng đã có cơng đánh giặc nên lập bài vị thờ cúng, tôn làm Thành hồng làng. Đền thờ và đình được chọn theo hướng quay ra hướng sông, riêng ngôi đền tương truyền là được lập tại nơi cha mẹ đã nuôi thần trưởng thành. Vị thần thánh ấy chính là Trương Định Xá, tướng quân của vua Hùng, người có cơng lớn trong cơng cuộc dẹp giặc Thục”.

Làng Đơng Lai: Theo ngọc phả đình Đơng Lai, phần cước thuyết được

dịch từ chữ nho vào năm 1990.

Thời vua Trần Thái Tơng (1225 – 1257), có người Ngun xâm lấn nước ta với thế lực rất mạnh. Kinh thành bị chiếm, vua cùng quân và các tướng sĩ đã lập mưu chiếm lại kinh thành. Cuộc đấu tranh trong tình thế địch mạng ta yếu nhưng quân sĩ đánh trả rất quyết liệt và anh dũng truy kích quân địch.

Trần Quốc Tuấn (1226 – 1300) vâng lệnh khẩn cầu bách thần ở các đền. Khi đến Sơn Tây đạo – Tam Đái phủ - Lập Thạch huyện, ơng tới Bàn Giản, Đồng Ngõ thấy có một đột cao (đống mả cao), ông gặp tứ nam nhân dung mạo kỳ dị đang đả cầu (đánh một quả cầu) hí tiếu (vui đùa). Trần Quốc Cơng đốn rằng là nãi quái, ông đến vấn hỏi bốn người:

- Người là ai? Ở đâu đến?

Quốc công hỏi chưa dứt lời bốn người đã biến mất, bốn bên tứ phía mây lên khói tỏa khí lành ngùn ngụt giữa khí trời mùa xuân ngày 15 tháng 2. Trần quốc công cho rằng điềm tốt trời ban, tức nhận cho binh sĩ trú tại đất này xem tình ý ra sao.

Tối hơm đó ơng vào yết thần tại đền, cầu thần xin thần giáng phúc ân phù đánh giặc chóng n. Đêm cuối canh ba Quốc cơng mơ màng nhắm mắt đi, vụt thấy bốn lão tre mặt, mặc áo sắc vàng kỳ lạ đi từ bên đường lại và tự xưng là Lạc Long Quân chi tử (con vua Lạc Long Quân) chi quan bốn vị:

Đệ nhất là Xá Sơn Đệ nhị là Lê Sơn Đệ tam là Tròn Sơn Đệ tứ là Xui Sơn

Nay quân tử (con vua) muốn theo cùng tướng đông chinh tự nghuyện âm phù để theo sư tướng lập cơng. Bốn vị nói xong rồi biến mất. Đến gần khua Quốc công tỉnh dậy mới biết là thần ứng mộng.

Sáng hôm sau, Trần Quốc Công triệu tập các bô lão trang Bàn Giản lại hỏi:

- Trang đây thờ thần hiệu gì? Các cụ bơ lão trang Bàn Giản tâu rằng:

- Chúng tôi thờ phụng bốn vị thần ấy từ lâu.

Trần Quốc Công quay về đề binh xuất Nguyên. Binh – thực hẳn đánh thắng phá tan được giặc Ô Mã Nhi, bắt được cả tướng giặc. Vâng mệnh trên, tống về kinh sư khải hoàn hậu hưởng cùng tướng sĩ. Trần Quốc Công vào tâu vua rằng:

Một phần của tài liệu So sánh lễ hội Cướp Phết xã Hiền Quan huyện Tam Nôg tỉnh Phú Thọ với lễ hội Cướp Phết xã Bàn Giản huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúcn (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w