1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu về hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thẩm định giá tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay

31 886 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 59,04 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Thẩm định giá là một hoạt động tồn tại khách quan trong đời sống kinh tế xã hội. Ngay từ đầu những năm 1940, thẩm định giá được thừa nhận là một nghề có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hay đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường. Đặc biệt, trong những năm sau thời kỳ 1970 của thế kỷ XX, khi thị trường tài chính quốc tế xuất hiện và việc toàn cầu hóa, đầu tư diễn ra nhanh chóng, người ta càng nhận thấy tầm quan trọng của thẩm định giá phục vụ cho hoạt động của thị trường này. Thẩm định giá vào nước ta khi nền kinh tế chuyển cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hoạt động thẩm định giá ra đời nhằm đáp ứng mạnh mẽ nhu cầu của thị trường như: xác định giá trị tài sản góp vốn, thế chấp bảo đảm cho vay, mua bán chuyển nhượng, đặc biệt là trong cổ phần hóa các doanh nghiệp… Trong khi thị trường đang có nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng trên mọi ngành nghề lĩnh vực thì nguồn nhân lực chính cả thẩm định giá là các thẩm định viên lại đang thiếu sót trầm trọng. Vì thế, hiện nay nguồn nhân lực chính là mối quan tâm hàng đầu, là yếu tố then chốt để phục vụ cho sự phát triển của ngành thẩm định giá nói riêng, cũng như phục vụ cho những yêu cầu của nền kinh tế hiện nay. Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo được số lượng thẩm định biên và đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành với chất lượng cao. Đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn lực đang là giải pháp cơ bản và cần được ưu tiên số một để nguồn nhân lực đạt chất lượng tốt nhất. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành thẩm định giá đối với nền kinh tế - xã hội cũng như thách thức mà ngành phải đối mặt trong bối cảnh kinh tế thị trường phát triển nhanh chóng hiện nay, em đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu về hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thẩm định giá tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay”

Trang 1

Đề tài: Nghiên cứu về hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thẩm định giá tại các trường đại học

ở Việt Nam hiện nay.

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU CHUNG 1

CHƯƠNG 1: THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THẨM ĐỊNH GIÁ 3

I Khái niệm thẩm định giá 3

1 Thẩm định giá là gì? 3

2.Chức năng của thẩm định giá 5

II.Vai trò của ngành thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường 6

1.Thẩm định giá là công tác cơ bản để thực hiện bố trí vàkinh doanh một cách hiệu quả 6

2.Thẩm định giá giúp định giá đúng giá trị thị trường của các nguồn lực góp phần để cơ chế thị trường tự động phân bố tối ưu các nguồn lực nhằm đạt hiệu quả tốt nhất 6

3.Thẩm định giá giúp huy động nguồn đầu tư từ nước ngoài, duy trì sự minh bạch thị trường, thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài sản trong nước cũng như trên toàn thế giới 7

III.Nguồn nhân lực thẩm định giá 7

1.Khái niệm nguồn nhân lực 7

2.Nguồn nhân lực thẩm định giá 8

3.Mục đích đào tạo nguồn nhân lực thẩm định giá 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH THẨM ĐỊNH GIÁ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 11

I.Sự cần thiết phát triển chuyên ngành thẩm định giá ở nước ta hiện nay 11

1.Xuất phát từ nhu cầu thị trường 11

2.Thực tế trong thời gian qua hoạt động thẩm định giá đã và đang trở thành yêu cầu bức thiết của nền kinh tế thị trường 12

3.Từ yêu cầu phải khắc phục những bất cập hiện tại để phát triển ngành thẩm định giá 13

4.Kinh nghiệm các quốc gia trên khu vực và trên thế giới cho thấy, nguồn nhân lực thẩm định giá là yếu tố then chốt quan trọng hàng đầu trong công tác thẩm định giá 14

II.Nhu cầu của nước ta về nguồn nhân lực thẩm định giá hiện nay 14

Trang 3

1.Trường Đại học Tài chính – Marketing 18

2.Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội 19

3.Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 19

4.Học viện Tài chính 20

5.Trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh 20

IV.Khó khăn và hạn chế đối với việc đào tạo chuyên ngành thẩm định giá tại các trường đại học hiện nay 21

1.Hạn chế về công tác đào tạo nguồn nhân lực thẩm định giá tại các trường đại học 21

2.Hạn chế cơ sở vật chất, thông tin dữ liệu 22

CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THẨM ĐỊNH GIÁ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG TƯƠNG LAI 23

I.Mục tiêu phát triển đào tạo nguồn nhân lực thẩm định giá tại các trường đại học 23 II.Giải pháp phát triển đào tạo nguồn nhân lực thẩm định giá tại các trường đại học 23

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 4

GIỚI THIỆU CHUNG

1 Lý do chọn đề tài

Thẩm định giá là một hoạt động tồn tại khách quan trong đời sống kinh tế

xã hội Ngay từ đầu những năm 1940, thẩm định giá được thừa nhận là một nghề

có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hay đánh giá lại giá trị của tài sản phùhợp với thị trường Đặc biệt, trong những năm sau thời kỳ 1970 của thế kỷ XX,khi thị trường tài chính quốc tế xuất hiện và việc toàn cầu hóa, đầu tư diễn ranhanh chóng, người ta càng nhận thấy tầm quan trọng của thẩm định giá phục

vụ cho hoạt động của thị trường này

Thẩm định giá vào nước ta khi nền kinh tế chuyển cơ chế kế hoạch hóa tậptrung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN Hoạt động thẩm địnhgiá ra đời nhằm đáp ứng mạnh mẽ nhu cầu của thị trường như: xác định giá trịtài sản góp vốn, thế chấp bảo đảm cho vay, mua bán chuyển nhượng, đặc biệt làtrong cổ phần hóa các doanh nghiệp… Trong khi thị trường đang có nhu cầungày càng tăng và đa dạng trên mọi ngành nghề lĩnh vực thì nguồn nhân lựcchính cả thẩm định giá là các thẩm định viên lại đang thiếu sót trầm trọng Vìthế, hiện nay nguồn nhân lực chính là mối quan tâm hàng đầu, là yếu tố thenchốt để phục vụ cho sự phát triển của ngành thẩm định giá nói riêng, cũng nhưphục vụ cho những yêu cầu của nền kinh tế hiện nay Yêu cầu đặt ra là phảiđảm bảo được số lượng thẩm định biên và đáp ứng được yêu cầu phát triển củangành với chất lượng cao Đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn lực đang làgiải pháp cơ bản và cần được ưu tiên số một để nguồn nhân lực đạt chất lượngtốt nhất

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đào tạo và phát triển nguồnnhân lực ngành thẩm định giá đối với nền kinh tế - xã hội cũng như thách thức

mà ngành phải đối mặt trong bối cảnh kinh tế thị trường phát triển nhanh chóng

Trang 5

hiện nay, em đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu về hoạt động đào tạo nguồn nhân

lực thẩm định giá tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay”

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu được hướng tới đối tượng là các trường đại học đào tạochuyên ngành Thẩm định giá Các nghiên cứu sẽ được tìm hiểu và thực hiện ởnước ta, nhằm có thể tìm hiểu rõ được thực trạng đào tạo nguồn nhân lực thẩmđịnh giá và đưa ra các giải pháp thiết thực nhất giúp nâng cao chất lượng đàotạo

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu

Số liệu phục vụ cho nghiên cứu được lấy từ các tài liệu tham khảo bao gồm

dữ liệu thứ cấp

Thu nhập từ dữ liệu liệu thứ cấp thông qua: các đề tài, bài báo, tạp chítrong và ngoài nước, các trang web thống kê dữ liệu

5 Kết cấu của đề tài

Với mục đính nghiên cứu, bài viết được chia ra làm 3 phần chính:

- Chương 1: Thẩm định giá và nguồn nhân lực thẩm định giá.

- Chương 2: Thực trang đào tạo nguồn nhân lực ngành Thẩm định giá tại

các trường đại học ở Việt Nam

- Chương 3: Mục tiêu và giải pháp phát triển đào tạo nguồn nhân lực thẩm

Trang 6

CHƯƠNG 1: THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THẨM

ĐỊNH GIÁ

I Khái niệm thẩm định giá

Hoạt động thẩm định giá là một dịch vụ chuyên nghiệp rất cần thiết đối với

sự vân hành của nền kinh tế thị trường Thẩm định giá là việc xác định giá củatài sản trên thị trường Nhưng thẩm định giá là một dạng đặc biệt của việc xácđịnh giá bởi công việc thẩm định giá do các nhà chuyên môn được đào tạo, cókiến thức, có kinh nghiệm và có tính trung thực cao trong nghề nghiệp thựchiện

Thẩm định giá có vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đưa ra cácquyết định liên quan tới việc mua, bán, đầu tư, phát triển, quản lý, sở hữu, chothuê, cầm cố, kinh doanh tài sản…

Khi nghiên cứu về thẩm định giá, giới nghiên cứu học thuật trên thế giới đãđưa ra nhiều định nghĩa khác nhau:

Theo tự điển Oxford: “Thẩm định giá là sự ước tính giá trị bằng tiền củamột vật, của một tài sản”; “là sự ước tính giá trị hiện hành của tài sản trong kinhdoanh”

Theo giáo sư W.Seabrooke - Viện đại học Portsmouth,Vương quốc Anh:

“Thẩm định giá là sự ước tính giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằnghình thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác định”

Trang 7

Theo Ông Fred Peter Marrone - Giám đốc Marketing của AVO, Úc

“Thẩm định giá là việc xác định giá trị của bất động sản tại một thời điểm cótính đến bản chất của bất động sản và mục đích của thẩm định giá Do vậy, thẩmđịnh giá là áp dụng các dữ liệu của thị trường so sánh mà các thẩm định viên thuthập được và phân tích chúng, sau đó so sánh với tài sản được yêu cầu thẩm địnhgiá để hình thành giá trị của chúng”

Theo Gs Lim Lan Yuan - Singapore: Thẩm định giá là một nghệ thuậthay khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thểtại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản cũng nhưxem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường bao gồm các loại đầu tưlựa chọn

Theo Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 năm 2002 của Việt Nam,trong thẩm định giá được định nghĩa như sau:

Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợpvới thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của ViệtNam hoặc thông lệ quốc tế

Nhìn chung, các khái niệm trên đây khi đề cập đến thẩm định giá đều cóchung một số yếu tố là:

+ Sự ước tính giá trị hiện tại

+ Tính bằng tiền tệ

+ Về tài sản, bất động sản hoặc các quyền sở hữu đối với tài sản, bất độngsản

+ Theo yêu cầu, mục đích nhất định

+ Ở địa điểm, thời điểm, thời gian cụ thể

+ Trên cơ sở sử dụng các dữ liệu, các yếu tố của thị trường

Do vậy chúng ta có thể hiểu khái niệm về thẩm định giá như sau:

Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sảnphù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của

Trang 8

Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế (Theo Pháp lệnh giá số UBTVQH10 năm 2002 của Việt Nam, )

40/2002/PL-2.Chức năng của thẩm định giá

a Hoạt động tư vấn

Tư vấn về giá trị, giá cả tài sản giúp các chủ thể tài sản giúp các chủ thể tàisản và các bên có liên quan và công chúng đầu tư đưa ra các quyết định lên quanđến việc mua – bán, đầu tư, cho vay tài sản

Đây có thể nói là chức năng quan trọng nhất của thẩm định giá Thẩm địnhviên hoạt động với tư cách là người thứ 3, cung cấp các kết quả định giá mộtcách khách quan, độc lập cho khách hàng nhằm đưa ra giá đề nghị bán hoặc giá

đề nghị mua một cách thích hợp

b Chức năng môi giới

Thẩm định giá như một bên trung gian, đưa ra các mức giá mua hoặc giábán cho các bên tham gia Các tài sản được mua bán là đối tượng của thẩm địnhgiá khi môi giới

c Chức năng bảo lãnh thương mại

Thẩm định giá xác định giá trị tài sản để thế chấp trong các trường hợp chovay, cầm cố, bảo lãnh các khoản vay mà các tổ chức tài chính thực hiện chứcnăng kinh doanh của mình

d Hoạt động quản lý nhà nước

Hoạt động thẩm định giá của các doanh nghiệp thẩm định giá được thànhlập và thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Giá để cung ứngdịch vụ thẩm định giá theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước, của tổ chức, cá nhân

có tài sản và các bên liên quan để phục vụ cho các mục đích ghi trong hợp đồngthẩm định giá

e Hoạt động quản lý nhà nước

Trang 9

Hoạt động thẩm định giá của các cơ quan quản lý nhà nước về giá đượcthực hiện đối với tài sản nhà nước để cung cấp kết quả thẩm định giá phục vụcho quản lý nhà nước và hoạt động của bộ máy nhà nước.

f Thẩm định giá như một khâu trong hoạt động đầu tư

Hầu hết tất cả các dự án đầu tư đều cần được thẩm định giá trước khi raquyết định đầu tư Thẩm định giá trị dự án để đánh giá khía cạnh chi phí mà dự

án có thể đòi hỏi và lợi ích mà nó có thể mang lại theo những yếu tố và điềukiện dự kiến trong quá trình thực hiện dự án sau này

II.Vai trò của ngành thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường

1.Thẩm định giá là công tác cơ bản để thực hiện bố trí vàkinh doanh một cách hiệu quả

- Bất cứ ở lĩnh vực nào, ở tầm vĩ mô hay vi mô, việc bố trí và kinh doanh

tài sản đều nhằm mục đích đạt hiệu quả cao Muốn thế phải nắm bắt được giá trịcủa các tư liệu sản xuất, tài sản, phản ánh đúng giá trị tài sản, tình hình tăngtrưởng và thu lợi

- Đánh giá thực tế tài sản không phù hợp, giá trị không đúng, giá cả cơ bản

của tài sản bị sai lệch sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, tính cạnh tranh,làm cho việc hạch toán lợi nhuận bị sai lệch, ảnh hưởng đến tính trung thựctrong kinh doanh Giá cả tài sản không chính xác khiến cho công tác phân tích vĩ

mô không chính xác, ảnh hưởng đến việc quản lý tài sản, bố trí tài sản bị sailệch, việc sử dụng tài sản thiếu hiệu quả

2.Thẩm định giá giúp định giá đúng giá trị thị trường của các nguồn lực góp phần để cơ chế thị trường tự động phân bố tối ưu các nguồn lực nhằm đạt hiệu quả tốt nhất

- Giá cả của hàng hóa không ngừng thay đổi Nếu như giá cả mất chuẩn

xác, tất cả những định hướng sai sẽ làm tổn hại đến các mặt quan hệ liên quancủa quyền lợi tài sản

Trang 10

- Với điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở

nước ta, thực hiện hợp tác đầu tư trong và ngoài nước, hợp tác kinh doanh, cổphần hóa doanh nghiệp, chuyển nhượng, cho thuê, liên doanh… đều cần phảitiến hành thẩm định giá Thẩm định giá tài sản có lợi cho việc thúc đẩy pháttriển nền kinh tế, bảo hộ quyền lợi cho người sở hữu, phát huy ngày càng lớn tácdụng cải cách mở cửa

3.Thẩm định giá giúp huy động nguồn đầu tư từ nước ngoài, duy trì sự minh bạch thị trường, thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài sản trong nước cũng như trên toàn thế giới.

- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay cần phải ổn định, tích cực kêu gọi

đầu tư của nước ngoài và ứng dụng các kỹ thuật quản lỹ tiên tiến, trong đó tiếnhành hợp tác và góp vốn liên doanh là loại hình có hiệu quả

- Đầu tư trong và ngoài nước rất phức tạp, tài sản thị trường mang tính đặc

thù, sự khác biệt giữa thị trường trong và ngoài nước rất lớn, có nhiều nhân tốkhông xác định được, do đó cần phải có trình độ quốc tế về thẩm định giá, đây

là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi cho quốc gia

III.Nguồn nhân lực thẩm định giá

1.Khái niệm nguồn nhân lực

- Nguồn nhân lực:

Là tổng hợp thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xãhội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao độngsáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vậtchất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước (TheoKinh tế Chính trị)

- Đào tạo nguồn nhân lực

Trang 11

Là quá trình trang bị những kiến thức nhất định về chuyên môn, nghiệp vụcho người lao động để họ có thể đảm nhận một nghề nào đó, hay để làm tốt hơnmột công việc nào đó, hoặc để làm những công việc khác trong tương lai.

- Phát triển nguồn nhân lực

Là toàn bộ những hoạt động tác động vào người lao động, để người laođộng có đủ khả năng phục vụ cho nhu cầu về lao động trong tương lai

Đào tạo chỉ mang tính chất ngắn hạn, để khắc phục những sự thiếu hụt vềkiến thức và kỹ năng cho những công việc hiện tại Còn phát triển mang nghĩarộng hơn, nó không chỉ bao gồm vấn đề đào tạo mà còn rất nhiều những vấn đềkhác nhằm phát triển nguồn nhân lực trên mọi phương diện Về mặt thời gian,phát triển nguồn nhân lực mang tính chất dài hạn, lâu dài hơn trong nền kinh tế

2.Nguồn nhân lực thẩm định giá

Nguồn nhân lực thẩm định giá là nguồn lực được đào tạo về mặt chuyênmôn, biết áp dụng linh hoạt các phương pháp thẩm định giá nhằm là trung giangiúp tư vấn giá trị, giá cả tài sản, định giá đúng giá trị thị trường của các nguồnlực, góp phần minh bạch thị trường

3.Mục đích đào tạo nguồn nhân lực thẩm định giá

Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như vũ bão, cuộc cạnhtranh giữa các nước và các công ty, tổ chức… ngày càng khốc liệt Cuộc cạnhtranh đó thể hiện trên tất cả các mặt:công nghệ, quản lý, chất lượng, giá cả…Nhưng trên hết, yếu tố đứng đằng sau mọi cuộc cạnh tranh chính là yếu tố conngười Thực tế đã cho thấy rằng, đối thủ cạnh tranh có thể sao chép mọi bí quyếtcủa công ty về sản phẩm, công nghệ hiện đại… Duy chỉ có đầu tư vào yếu tốcon người là ngăn chặn được đối thủ cạnh tranh sao chép bí quyết

Ở Việt Nam, nghị quyết của Đảng cũng chỉ ra rằng Việt Nam chỉ có thể đitắt đón đầu sự phát triển trên thế giới bằng cách đầu tư vào yếu tố con người

Trang 12

Chính vì thế, đối với bất kỳ ngành nghề nào cũng cần đặt vấn đề đào tạo vàphát triển nhân lực lên hàng đào Đối với ngành thẩm định giá non trẻ, công tácnày càng cần được chú trọng.

- Đối với nền kinh tế thị trường

Nguồn nhân lực con người có vai trò đặc biệt quan trọng Đào tạo tốtnguồn nhân lực sẽ giúp:

+ Góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy sự phát triển thị trường tàisản trong nước cũng như trên toàn thế giới: Với nguồn nhân lực thẩm định giáđược đào tạo chuyên nghiệp, chất lượng sẽ giúp cho công tác thẩm định nhanhchóng, thẩm định viên có đạo đức nghề nghiệp hơn, giúp cho thị trường có sựminh bạch rõ ràng Chính vì thế, thị trường tài sản sẽ phát triển

+ Tư vấn các quyết định mua – bán, giúp nền kinh tế đạt hiệu quả cao: đàotạo ra một nguồn lực tốt sẽ giúp cho quá trình thẩm định giá trị, giá cả tài sảnnhanh chóng, chính các thúc đẩy sự đầu tư, buôn bán trên thị trường, cũng cóvai tròn một phần giúp thị trường phát triển Dịch vụ thẩm định giá có vai tròđặc biệt quan trọng khi nền kinh tế đã chuyển một cách cơ bản từ cơ chế giáhành chính sang cơ chế giá thị trường, cụ thể: qua thẩm định giá góp phần tíchcực trong việc tiết kiệm chi tiêu ngân sách Nhà nước trong đầu tư, mua sắm tàisản; chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ tài sản, của các nhà đầu tư

và của các bên có liên quan tham gia giao dịch.

+ Tạo điều kiện cho toàn cầu hóa và hội nhập thế giới: thẩm định giá củanước ta còn non trẻ, tuy nhiên trên thế giới thì ngành nghề này đã phát triển và

có một chỗ đứng nhất định Việc đào tạo tốt nguồn lực thẩm định giá là mộtphần giúp cho ngành thẩm định giá nước ta có cơ hội phát triển nhanh chóngnhư các nước trên thị trường thế giới, phụ vụ cho công tác thẩm định trong vàngoài nước

- Đối với ngành thẩm định giá

Trang 13

Trong thời gian qua, ngành thẩm định giá ở Việt Nam đang có những bướctiến nhanh chóng góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội Đối với ngànhthẩm định giá, nguồn nhân lực đang trở thành mối quan tâm hàng đầu do sựthiếu hụt trầm trọng về nhân lực Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo đủ số lượngnhân lực phục vụ cho thị trường với chất lượng nhân lực được đào tạo tốt nhất

về mặt chuyên môn Đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực thẩm định giá là giảipháp cơ bản và cần được ưu tiên số một để nguồn nhân lực đạt được đến chấtlượng như mong muốn Do vậy công tác đào tạo đang trở nên quan trọng hơnbao giờ hết

Trang 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH THẨM ĐỊNH GIÁ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT

NAM I.Sự cần thiết phát triển chuyên ngành thẩm định giá ở nước ta hiện nay

1.Xuất phát từ nhu cầu thị trường

Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cácnguồn lực vốn vật tư, lao động, đất đai… đã trở thành hàng hóa và tham gia vàocác giao dịch kinh doanh rất đa dạng Khi Nhà nước “rời bỏ” quyền định giátrực tiếp đại bộ phận hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế thị trường thì xuất hiệnnhu cầu cần phải đánh giá khách quan Chính xác giá trị của các nguồn lực đểđảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất

Mặt khác, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng diễn ra sâurộng, nhu cầu về liên doanh liên kết kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài,vay nợ của Chính phủ và vay nơ nước ngoài của doanh nghiệp cần có sự bảolãnh của Chính phủ cho các dự án ngày một gia tăng, xuất hiện yêu cầu ngàycàng nhiều, đa dạng trên nhiều lĩnh vực của nước ta: xác định giá trị tài sản đểgóp vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp, thế chấp mua bán… của các bên liên quan.Việc xác định đúng giá trị của các nguồn lực, từng loại hình tài sản thuộc nguồnlực này là hết sức quan trọng, có ý nghĩa

Tuy nhiên, hoạt động giao dịch mua bán trên thị trường không phải bao giờgiá trị thị trường cũng xuất hiện và vận động đúng giá trị thị trường do các yếu

tố khác nhau chi phối Do vậy, khi đầu tư mua bán cả hai phía đều muốn có giátrị thị trường để thực hiện ra quyết định mua bán, đầu tư Họ cần có một tổ chứcthẩm định giá, và đội ngũ thẩm định viên đã được đào tạo để xác định chính xácnhất giá trị Nhu cầu này đang xuất hiện ngày càng nhiều và đang dạng trên cáclĩnh vực của nước ta: như xác định giá trị tài sản mua sắm từ nguồn vốn ngânsách Nhà nước, xác định giá trị tài sản để góp vốn, thế chấp, mua bán, chuyển

Trang 15

nhượng… Điều đó đòi hỏitổ chức trung gian tài chính có đủ điều kiện cung cấpdịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật, hơn thế nữa lại cần có cácthẩm định viên là lực lượng chính góp phần định giá giá trị thị trường tài sảnphục vụ cho công việc trao đổi, giao dịch về tài sản, hàng hóa trên thị trường tạomôi trường kinh doanh minh bạch, làh mạnh, góp phần đề cao trách nhiệm vàtinh thần tôn trọng kỷ cương, pháp luật của mọi người dân, mọi doanh nghiệp vàlàm cho nền kinh tế phát triển bền vững

Những nhu cầu nói trên đã và đang đòi hỏi đội ngũ thẩm định giá cần đượcphát triển về cả chất lượng cũng như số lượng, mang lại cho nền kinh tế dịch vụchuyên nghiệp, độc lập, khách quan, trung thực, có hiệu quả cao, đáp ứng nhucầu xã hội

2.Thực tế trong thời gian qua hoạt động thẩm định giá đã và đang trở thành yêu cầu bức thiết của nền kinh tế thị trường

Từ khi Pháp lệnh giá ra đời, nhất là nghị định số 101/2005/NĐ – CP ngày3/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá được ban hành, các cơ quan có thẩmquyền đã cho phép hơn 135công ty thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động thẩmđịnh giá theo yêu cầu của pháp luật

Qua quá trình hoạt động, thẩm định giá đã góp phần rất lớn vào viễ xácđịnh giá trị đất đai, tài nguyên, tài sản làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền phêduyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự án đầu tư trong nước, cổ phầnhóa doanh nghiệp Nhà nước, dự toán cấp phát kinh phí mua sắm từ nguồn ngânsách Nhà nước…Theo báo cáo của các doanh nghiệp thâtm định giá, kết quảthẩm định giá đã giúp tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước khoảng 10 – 15%giá trị thẩm định; góp phần tích cực vào việc ngăn chặn tiêu cực, lãng phí, thấtthoát nguồn lực của xã hội; làm cho hoạt động thị trường công khai minh bạchhơn

Ngày đăng: 22/07/2015, 13:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w