1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Core banking và biện pháp nâng cao hiệu quả đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng tại các trường đại học ở việt nam hiện nay

81 303 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 3,97 MB

Nội dung

- Sử dụng phương pháp học tập tổng hợp: kết hợp lý thuyết được đào tạo ở trường và thực hành thực tế trên hệ thống Ngân hàng lõi Core-banking của Viet Victory có nâng cao chất lượng đào

Trang 1

KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

HÀNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

SVTH: TRẦN THỊ MỸ LINH

MSSV: 1154030241 NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG GVHD: TS.NGUYỄN THỊ THÙY LINH

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2015

Trang 3

Đề hoàn thành bài báo cáo này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình, những lời góp ý chân thành từ các Thầy Cô, các Anh Chị trong Công ty Cổ phần Đào tạo Việt Thành Công

Em xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Minh Kiều đã góp ý giúp em định hướng về phương pháp nghiên cứu vấn đề

Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn chân thành đến Cô Nguyễn Thị Thùy Linh vì đã luôn dõi theo và góp ý chỉnh sửa khóa luận cho em từ đề cương chi tiết cho đến cách hành văn, sắp xếp bố cục hợp lý nhất Nhờ sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của Cô

em đã có được những kiến thức quý báu về cách thức nghiên cứu vấn đề cũng như nội dung của đề tài, từ đó em có thể hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp của mình

Em cũng xin chân thành cảm ơn tình cảm và sự truyền thụ kiến thức của các Thầy Cô giáo khoa Đào tạo Đặc biệt - trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt quá trình em học tập và nghiên cứu

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Công ty, tới toàn thể cán

bộ, nhân viên của Công ty về sự giúp đỡ tận tình của các Anh Chị trong thời gian thực tập vừa qua Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến quý Anh Chị đang làm việc tại Công ty Cổ phần Đào tạo Việt Thành Công:

 Anh: Trần Xuân Huy - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc

 Chị : Phạm Thị Thanh Hà - Giám đốc Chuyên môn

 Chị: Nguyễn Thị Thúy Kiều - Giám đốc Phát triển Kinh doanh

 Chị: Thái Thị Xuân Diễm - Giám đốc Dự án

 Anh: Vũ Xuân Vinh - Giám đốc Đào tạo

Cảm ơn Anh Chị đã nhiệt tình hướng dẫn, giải thích, tư vấn, cung cấp thông tin, số liệu, các dự án,… liên quan đến đề tài nghiên cứu, tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành bài báo cáo đúng thời gian, nội dung quy định Chính sự giúp đỡ đó đã giúp em nắm bắt được những kiến thức thực tế Những kiến thức này sẽ là hành trang ban đầu cho quá trình công tác, làm việc của em sau này Qua đây, em xin kính chúc quý Công ty ngày càng phát triển, kính chúc các Anh Chị luôn thành đạt trên cương vị công tác của mình

Em xin chân thành cảm ơn !

TP Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 04 năm 2015

Sinh viên Trần Thị Mỹ Linh

Trang 4

Đồng ý cho sinh viên Trần Thị Mỹ Linh được bảo vệ khóa luận trước Hội đồng

TP Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 04 năm 2015

Giáo viên nhận xét

TS Nguyễn Thị Thùy Linh

Trang 5

VTC, Viet Victory : Công ty Cổ phần Đào tạo Việt Thành Công

Techcombank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam

Std Error of Mean : Sai số của trung bình

Cumulative Percent : Phần trăm tích lũy

Trang 6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1

1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6

1.5 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 8

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8

2.2 TÌNH HÌNH NHÂN SỰ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THỜI GIAN QUA 12

2.3 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 13

2.3.1 Phương pháp truyền thống 15

2.3.2 Phương pháp tổng hợp và sự khác biệt giữa hai phương pháp 20

2.3.3 Ưu điểm và hạn chế của hai phương pháp đào tạo 25

CHƯƠNG 3: CORE-BANKING VÀ CÁC KHÓA ĐÀO TẠO CHỨC DANH NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG TẠI VIET VICTORY 28

3.1 TỔNG QUAN VỀ PHẦN NGÂN HÀNG LÕI CORE-BANKING VIET VICTORY 28

3.1.1 Phân hệ tiền gửi 28

3.1.2 Phân hệ chuyển tiền 29

3.1.3 Phân hệ tín dụng 30

3.1.4 Phân hệ tài trợ thương mại: 31

3.2 CÁC KHÓA ĐÀO TẠO CHỨC DANH NGÂN HÀNG TẠI VIET VICTORY 34

3.2.1 Giao dịch viên Ngân hàng 36

3.2.2 Chuyên viên Khách hàng cá nhân 37

3.2.3 Chuyên viên Khách hàng doanh nghiệp 38

3.2.4 Chuyên viên Thanh toán quốc tế 38

3.2.5 Chuyên viên Kinh doanh tiền tệ 39

3.2.6 Thực hành phần mềm hệ thống Ngân hàng lõi ( Core-banking) 40

Trang 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 43

4.1 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG 43

4.2 BIỆN PHÁP ĐƯA CORE-BANKING VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 44

4.2.1 Nhà trường đưa sinh viên đến Viet Victory học thực tế 44

4.2.2 Kết hợp thực hành hệ thống Core-banking đối với một số môn học chuyên ngành Tài chính ngân hàng 44

4.2.3 Mô hình ngân hàng giả lập tại Nhà trường 46

4.1.2 Chương trình thực tập tại Ngân hàng mô phỏng tại Viet Victory 49

4.1.3 Thành lập Viện chuyên đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng trong tương lai

52

KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

PHỤ LỤC 56

Trang 8

Bảng 2.1 : Phương pháp khảo sát 9

Bảng 2.2 : Kết quả hai phương pháp 10

Bảng 2.3 : Ý nghĩa giá trị trung bình theo thang đo khoảng 15

Bảng 2.4 : Mục tiêu chương trình đào tạo 16

Bảng 2.5 : Kỹ năng mềm trong đào tạo 16

Bảng 2.6 : Đội ngũ giảng viên 18

Bảng 2.7 : Mục tiêu nghề nghiệp của sinh viên 19

Bảng 2.8 : Mục tiêu đào tạo của trường 21

Bảng 2.9 : Kỹ năng mềm từ Viet Victory 22

Bảng 2.10 : Kinh nghiệm làm việc thực tế 22

Bảng 2.11 : Đội ngũ giảng viên 23

Bảng 2.12 : Mục tiêu nghề nghiệp 24

Bảng 2.13 : Ưu điểm và hạn chế của hai phương pháp 26

Bảng 2.14 : Ưu điểm, nhược điểm những phướng án khác 27

Bảng 3.1 : Phân hệ tiền gửi 27

Bảng 3.2 : Phân hệ chuyển tiền 30

Bảng 3.3 : Phân hệ tín dụng 31

Bảng 3.4(a): Phân hệ tài trợ thương mại 32

Bảng 3.4(b): Phân hệ tài trợ thương mại 33

Bảng 3.5 : Giao dịch viên chuyên nghiệp 36

Bảng 3.6 : Chuyên viên khách hàng cá nhân 37

Bảng 3.7 : Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp 38

Bảng 3.8 : Chuyên viên thanh toán quốc tế 39

Bảng 3.9 : Chuyên viên kinh doanh tiền tệ 40

Bảng 3.10 : Thực hành hệ thống phần mềm Ngân hàng lõi (Core-banking) 41

Bảng 4.1 : Tư vấn xây dựng 48

Bảng 4.2 : Tư cài đặt sử dụng phần mềm Ngân hàng lõi Core-banking Viet Victory 49 Bảng 4.3 : Tư vấn Phí đào tạo giảng viên và tư vấn chương trình, giáo trình đào tạo 49 Bảng 4.4 : Giao dịch viên Ngân hàng 50

Bảng 4.5 : Chuyên viên Khách hàng cá nhân 51

Bảng 4.6 : Chuyên viên Thanh toán quốc tế 52

Trang 9

Hình 2.1: Thực hành trên hệ thống như NVNH 17

Hình 2.2: Hiểu về công việc ở NH 17

Hình 2.3: Sinh viên tự tin đi làm sau khi tốt nghiệp 17

Hình 2.4: Lý do SV chọn ngành TCNH 20

Hình 2.5: Nâng cao CLĐT ngành TCNH 20

Hình 2.6: Sinh viên TCNH nên tham gia khóa học chức danh 23

Hình 2.7: So sánh giữa hai phương pháp đào tạo 25

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Đào tạo Việt Thành Công 35

Hình 4.1: Kế hoạch triển khai Ngân hàng giả lập 48

Trang 10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ LÝ DO

CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực, bên cạnh cơ hội tìm kiếm được công việc tốt thì cũng không ít bạn trẻ e ngại với những thách thức mà xã hội yêu cầu Một đất nước muốn phát triển tốt thì yếu

tố tiên quyết là mỗi cá nhân, tập thể, tổ chức trong đó phải thật vững về chuyên môn, nhạy bén về thị trường, có chiến lược về lâu dài đúng đắn và phù hợp Nhìn nhận trên phương diện khách quan, do đang trong giai đoạn hồi phục sau cuộc suy thoái chung của toàn thế giới và chính sách phát triển chưa được thi hành mạnh mẽ dẫn đến nền kinh tế Việt Nam đang tồn tại những điểm yếu hiện nay như: bội chi ngân sách lớn, nợ công áp trần, doanh nghiệp phá sản ngừng hoạt động, người lao động thất nghiệp… Khảo sát cho thấy người lao động ở Việt Nam đang có xu hướng già đi trong khi nước

ta đang đẩy mạnh chính sách kế hoạch hóa gia đình khiến cho số người trong độ tuổi lao động không đủ thay thế cho lượng người về hưu, tương ứng quy mô lao động không thể tăng như trong giai đoạn 2005 - 2010, điều này gây nên nhiều khó khăn cho

sự phát triển của nền kinh tế Bên cạnh đó, vấn đề năng suất lao động ở Việt Nam chưa cao luôn là bài toán khó đối với các nhà chức trách, song nó lại càng đáng lưu tâm hơn trong bối cảnh hòa nhập khu vực và thế giới của cộng đồng kinh tế ASEAN cuối 2015 Thực tế cho thấy năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp so với thế giới và so với khu vực Cụ thể là năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn hai lần so với năng suất bình quân của ASEAN và là một trong ba nước có năng suất lao động thấp nhất ASEAN, chỉ cao hơn Myanma và Campuchia; thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần, Malaysia 5 lần, Thái Lan 2,5 lần (Theo Tổ chức lao động Quốc

tế (ILO), 2013) Liệu rằng với chất lượng lao động kém: đông về số lượng nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, ít qua đào tạo; hệ thống giáo dục thiên về lý thuyết, thiếu đào tạo kỹ năng, chưa nhịp nhàng về cung đào tạo và cầu thị trường và những bất cập của hệ thống đào tạo hàng năm (Anh Thi, 2015) thì chúng ta nên làm gì để xóa bỏ sự thật: có đến 50% lao động chưa qua đào tạo, năng suất lao động Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất Châu Á - Thái Bình Dương?

Nguồn nhân lực không chất lượng trong khi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang rất cần nguồn lao động Người lao động không đáp ứng được công việc nguyên nhân phải kể đến đầu tiên đó là chương trình đào tạo hiện nay tại các trường Đại học không mang tính cọ xát và thực tiễn cao cho sinh viên Thời điểm hiện tại Việt Nam có khoảng 202 trường Đại học và 218 trường Cao đẳng, tổng số lượng sinh viên tốt nghiệp hằng năm khoảng 234.000 người, trong đó số lượng sinh viên tại các trường Đại học gần như gấp đôi Cao đẳng Theo thống kê của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho thấy, trong tổng số lượng sinh viên tốt nghiệp chỉ có 19% làm

Trang 11

hành”, lý thuyết sẽ chỉ mãi là lý thuyết suông nếu không được áp dụng vào thực tiễn Thực tế cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên mới tốt nghiệp ở Việt Nam ngày càng tăng Theo bản tin cập nhật thị trường lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Tổng cục Thống kê công bố, trong quý IV-2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp (tăng 48.000 người so với cùng kỳ năm 2012) trong đó có tới 72.000 cử nhân, thạc sỹ; hơn nữa tỷ lệ này ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn nhiều so với không có chuyên môn kỹ thuật: 54,4% so với 39,6% (nguồn: Dân trí, 2014) Con số này trong năm 2014 như thế nào? Theo bản tin cập nhật thị trường nguồn lao động Việt Nam vừa được công bố vào tháng 7/2014 thì: cả nước có hơn 162.400 người có học vấn từ đại học trở lên và 79.100 người có trình độ cao đẳng thất nghiệp (nguồn: hanoimoi.com.vn) Phải chăng là nghịch lý khi mà doanh nghiệp vẫn đăng tin tuyển dụng ồ ạt trong khi sinh viên tốt nghiệp lại không được tuyển dụng? Đặc biệt phải kể đến khối ngành kinh tế, sự lựa chọn của hơn 28% sinh viên hiện nay Thời gian trôi qua, dù nền kinh tế có nhiều biến chuyển nhưng Tài chính – Ngân hàng luôn là lựa chọn đầu tiên của nhiều bạn sinh viên khi thi tuyển vào Đại học, Cao đẳng Theo khảo sát về xu hướng kinh doanh năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước, 40% Ngân hàng cho biết họ đang thiếu người và chắc chắn sẽ có nhu cầu tuyển dụng thêm Tuy nhiên, hầu hết các Ngân hàng này khi đăng tin tuyển dụng đều nhấn mạnh đến kinh nghiệm làm việc – điều khó khăn không chỉ với những người lao động nhất đối với sinh viên mới ra trường Kết quả khảo sát dành cho sinh viên khối này lại lần nữa phản ánh tình trạng chung của sinh viên: chỉ 30% cử nhân ra trường có việc làm, 80% không có việc làm trong ba tháng, 50% thất nghiệp trong 6 tháng hoặc làm trái nghề và 30% cử nhân thất nghiệp trong một năm (Trung tâm Dự báo Nguồn nhân lực, 2014)

Vì sao số lượng cử nhân thất nghiệp lại nhiều như vậy? Theo phân tích đánh giá của hầu hết các chuyên gia thì một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc cử nhân ra trường không thể đảm nhận tốt công việc tại các doanh nghiệp trong khi họ lại phải đi tuyển công nhân, kỹ sư nước ngoài là do đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội Nói một cách cụ thể hơn, việc đào tạo đang tách biệt với các doanh nghiệp

vì không đáp ứng được kỹ năng, kiến thức chuyên môn,… và chiến lược phát triển lâu dài tại các doanh nghiệp (Nguyễn Minh Đường, 2014)

Nhà nước luôn quan tâm đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó Giáo dục lại càng đặc biệt hơn hết trong thời gian qua Ngân hàng thế giới đã đầu tư cho giáo dục Việt Nam qua nhiều dự án lên đến hàng trăm triệu đô nhưng thực tế cho thấy tình hình giáo dục vẫn không được cải thiện Chú trọng đào tạo theo khung của Bộ giáo dục ban hành, cố gắng chuyển tải tất cả nội dung lý thuyết, ít nghiên cứu thảo luận, đặt nặng vấn đề thi cử là những gì đang diễn ra khiến cho học sinh, sinh viên ngày càng mất khả năng tự học và làm việc thực tế - điều khác biệt của nước ta với các nước phát triển trên thế giới Cho tới thời điểm hiện nay, các trường Đại học Việt Nam vẫn chưa xác

Trang 12

trường Đại học trên thế giới là hướng dẫn sinh viên áp dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn như thế nào để làm việc còn ở Việt Nam thì lại không được như vậy, các Giảng viên chỉ chú trọng đến chương trình giảng dạy thiêng về lý thuyết mà không chú trọng đến dạy nghề cho sinh viên; bên cạnh đó việc ít cập nhật kiến thức chuyên môn liên quan đến nhu cầu thực tế cũng khiến cho sinh viên rơi vào tình trạng không xác định được mình có khả năng gì và thích ứng với nhu cầu của xã hội như thế nào (Vũ Minh Giang, 2009)

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chặt chẽ chương trình khung và yêu cầu các trường tuân thủ, tuy nhiên bất cứ vấn đề gì cũng có mặt trái của nó Sinh viên được trang bị kiến thức đầy đủ, được dạy nhiều khái niệm, công thức và những liên hệ do Giảng viên hoặc sách vở cung cấp, tuy nhiên họ lại không có được khả năng thực hành thực tế, không giải quyết được những vấn đề thực tiễn phát sinh Cần bằng cấp hay cần khả năng làm việc? Hiện nay các doanh nghiệp khi tuyển dụng đều phải mất từ 3 đến 6 tháng và chi phí tài chính lớn để đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp, và thêm một khoảng thời gian nữa sinh viên mới có thể làm việc tốt Vì sao sinh viên lại bỡ ngỡ khi tiếp cận với các doanh nghiệp trong khi các em đã được trang bị kiến thức từ phía nhà trường? Vấn đề ở đây là gì? Với tâm lý ỷ lại, nghĩ rằng sau khi tốt nghiệp với tấm bằng “ngành này, trường này” sẽ kiếm được nhiều tiền và sự mô hồ trong định hướng nghề nghiệp tương lai nên dù vững vàng về kiến thức chuyên môn nhưng hầu hết các bạn sinh viên đều tỏ ra lúng túng khi thực tập hoặc làm việc chính thức (Phạm Minh Tuấn, 2014) Một cuộc khảo sát về thái độ học tập của sinh viên cho thấy hầu hết sinh viên không

có khả năng tự học, tự nghiên cứu hay thực sự tin vào khả năng chính bản thân mình (Nguyễn Công Khanh, 2014) Chủ quan mà nói, chương trình đào tạo ở các trường còn mang nặng tính lý thuyết, ít thực hành và ít vận dụng kiến thức thực tế vào chương trình học nên mới dẫn đến hệ quả như vậy

Những phát biểu và nghiên cứu trên đã cho ta thấy rõ mặt hạn chế trong việc đào tạo hiện nay Việc sinh viên sau khi tốt nghiệp không có khả năng làm việc thực tế tại các doanh nghiệp như một hồi chuông cảnh báo về việc ngoài lý thuyết được học trên trường, sinh viên cần trang bị cho mình thêm kỹ năng làm việc, kỹ năng mềm, cách xử

lý những tình huống thực tế để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Những nghiên cứu và đánh giá từ những chuyên gia trên cung cấp cơ sở cho việc đưa ra những biện pháp đưa sinh viên đến gần hơn đến thực tiễn, định hình được công việc trong tương lai Áp dụng điều này trong tất cả các ngành nghề nói chung và đặc biệt là ngành Tài chính - Ngân hàng nói riêng, việc kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống với thực hành trên hệ thống như chính những nhân viên Ngân hàng thực thụ mang lại hiệu quả cao không chỉ đối với nhận thức của sinh viên mà còn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng từ phía các Tổ chức, Ngân hàng Tổ chức phát triển khi những con người trong lòng tổ chức đó có năng lực và hoàn thành xuất sắc công việc chứ không phải chỉ cần

Trang 13

tình hình hoạt động tại doanh nghiệp mà đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, việc kết hợp thực hành trên hệ thống phần mềm Ngân hàng lõi Core-banking như chính nhân viên Ngân hàng xen kẽ các tiết lý thuyết trong chương trình giảng dạy sẽ rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết suông và khả năng làm việc thực tế, rút ngắn thời gian đào tạo tân tuyển, cụ thể hóa môn học và giảm thiểu tình trạng lựa chọn sai ngành Bên cạnh đó, việc xác định rõ mục tiêu và thao tác thực

tế đóng vai trò quyết định công việc mà sinh viên theo đuổi trong tương lai Gắn liền giữa lý thuyết và thực tế góp phần quan trọng tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cho các đơn vị tuyển dụng, giảm thiểu chi phí đào tạo cho đối tượng tân tuyển

Với suy nghĩ về ý nghĩa, tầm quan trọng và hiệu quả cao về mọi mặt mà việc kết hợp mang lại, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu về đề tài “Core-banking và biện pháp nâng cao hiệu quả đào tạo chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng tại các trường Đại học

ở Việt Nam hiện nay”

MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện nhằm cung cấp cái nhìn thực tế về một phương pháp đào tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực hành thực tế trong ngành Tài chính - Ngân hàng cho giảng viên, sinh viên, cũng như những tổ chức, cá nhân làm công tác đào tạo Điều này góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao tình hình giáo dục hiện nay, giảng viên có thể vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn trong quá trình giảng dạy, sinh viên có khả năng làm việc thực tế cao sau khi tốt nghiệp; mặt khác, các trường Đại học Cao đẳng có thể áp dụng chương trình này trong việc giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo từ phía nhà trường và học viên

Câu hỏi nghiên cứu là cơ sở để giải quyết vấn đề nghiên cứu:

- Các bạn sinh viên chỉ học chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng

ở trường nhìn nhận như thế nào về chương trình đào tạo và định hướng công việc mình

sẽ làm sau khi tốt nghiệp?

- Sử dụng phương pháp học tập tổng hợp: kết hợp lý thuyết được đào tạo ở trường và thực hành thực tế trên hệ thống Ngân hàng lõi Core-banking của Viet Victory có nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng tại các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay xét trên mục tiêu đào tạo, khả năng làm việc thực

tế cho sinh viên hay không?

- Với phương pháp học tập tổng hợp này có giúp sinh viên trong việc định hướng, xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp hay không?

Bài nghiên cứu nhằm trả lời một cách đầy đủ nhất những câu hỏi trên, có nhiều cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau nhưng trong phạm vi bài nghiên cứu này chỉ tập trung vào đánh giá hiệu quả khi áp dụng việc thực hành phần mềm Ngân hàng

Trang 14

Đại học – phương pháp tổng hợp, căn cứ trên cách nhìn thực tế của các bạn sinh viên chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng Tuy không khách quan khi đánh giá hiệu quả của một hương thức đào tạo dựa vào thành quả mà nó đạt được trong thời gian ngắn, tuy nhiên vì Công ty chỉ mới thành lập không lâu, bên cạnh đó, xét đến nhưng giá trị kinh tế và xã hội mà biện pháp mang lại kết hợp với ý kiến thực tế từ cách nhìn nhận của các bạn sinh viên đang học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, các bạn học viên sau khi hoàn thành khóa học tại Công ty Viet Victory tự nhận ra sự khác biệt so với chương trình đào tạo tại trường, tác giả tin tưởng rằng đây là một trong những phương pháp khả thi nên triển khai trên diện rộng trong công tác đào tạo vì lợi ích của nhà trường, sinh viên và sự phát triển của xã hội

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mẫu khảo sát được thiết kế và chỉnh sửa nhiều lần bởi Giảng viên hướng dẫn và các anh chị Giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo Việt Thành Công – đối tượng nghiên cứu hiện là công ty duy nhất tại Việt Nam có được phần mềm Ngân hàng lõi Core-banking gần giống với các Ngân hàng dành cho sinh viên thực hành thực tế Gần hai tuần tiến hành khảo sát vất vả trên diện rộng ở các trường Đại học và nhập liệu kết quả vào hệ thống tác giả mới có được cơ sở vững chắc cho vấn đề nghiên cứu cũng như các số liệu thực tế phân tích ở chương hai Loại bỏ những phiếu trả lời không chọn đầy

đủ các câu hỏi quy định, mẫu cuối cùng cho toàn bộ phần khảo sát là 700

Khảo sát được tiến hành trên hai nhóm đối tượng chính: (1) nhóm sinh viên ở các trường Đại học chỉ học lý thuyết trên lớp và (2) nhóm sinh viên vừa được học lý thuyết trên lớp vừa được thực hành trên hệ thống phần mềm Ngân hàng lõi Core-banking Nhưng sinh viên viên này sẽ được làm khảo sát phù hợp với nhóm đối tượng Khảo sát được trực tiếp thu thập thực tế từ sinh viên năm ba, năm tư chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng trên địa bạn thành phố Hồ Chí Minh Những sinh viên thuộc nhóm đối tượng (1) sẽ điền vào mẫu khảo sát 1 (xem chi tiết ở phụ lục 1) liên quan đến chương trình đào tạo tại trường học của mình Tương tự như vậy, các sinh viên thuộc nhóm (2) sẽ phải làm đồng thời cả 2 phiếu khảo sát 1 và 2 (nội dung mẫu khảo sát 2 xem chi tiết ở phụ lục 2) Thực hiện khảo sát và cùng đánh giá trên một số tiêu chí chung: (i)mục tiêu đào tạo từ phía nhà trường, (ii) đội ngũ giảng viên và (iii)mục tiêu tương lai của sinh viên nhằm thấy được sự khác biệt trong cách nhìn nhận của sinh viên thuộc hai nhóm đối tượng

Kết quả khảo sát sẽ được nhập liệu vào hệ thống và sử dụng phần mềm SPSS để phân tích số liệu, từ đó so sánh, đối chiếu giữa hai phương pháp học tập Trên cơ sở thực tiễn này thấy được sự nổi bật và tầm quan trọng của một phương pháp học tập mới và đề ra các biện pháp đưa phần mềm Ngân hàng lõi (Core-banking) vào chương

Trang 15

nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dạy và học từ phía nhà trường và sinh viên

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này tập trung vào đối tượng là sinh viên chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, đặc biệt là các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp ở các trường Đại học, do đó phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau:

Do việc khảo sát số liệu sơ cấp gặp nhiều khó khăn về việc tiếp cận toàn bộ sinh viên cũng như thời gian nghiên cứu hạn chế, vì vậy báo cáo chỉ giới hạn ở phạm vi hẹp

ở một số trường học ở Thành phố Hồ Chí Minh như: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Sài Gòn, Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tôn Đức Thắng, Cao đẳng bán công Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp, … và là các bạn sinh viên năm ba, năm tư khoa Tài chính - Ngân hàng Trong phạm vi nghiên cứu này tác giả không tiến hành khảo sát ở một số trường Đại học đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng rất mạnh như Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Ngân hàng,… cũng như một số trường liên kết đào tạo quốc tế vì hai lý do chính: (1)thời gian thực hiện nghiên cứu hạn hẹp và (2)bản thân tác giả gặp khó khăn trong việc gặp gỡ sinh viên các trường trên để tiến hành khảo sát Cụ thể hơn đối tượng là các bạn sinh viên chỉ học chương trình giảng dạy chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng ở trường Đại học (300 phiếu khảo sát) và sinh viên là học viên đang tham gia hoặc đã tốt nghiệp các khóa học tại Viet Victory (400 phiếu khảo sát) Việc phân tích, so sánh và đưa ra kết luận, nhận xét dựa trên câu trả lời của sinh viên

Thời gian: tình hình đào tạo thực tế của Công ty Cổ phần Đào tạo Việt Thành Công

từ lúc đi vào hoạt động (9/2014) đến nay Các bạn sinh viên năm ba, năm tư tại các trường Đại học là đối tượng chính của bài nghiên cứu vì thời điểm hiện tại các bạn chuẩn bị tốt nghiệp – mục tiêu nghiên cứu muốn hướng đến Bên cạnh đó, nhằm nâng cao tính chân thật và hiệu quả cho bài báo cáo, tác giả sử dụng số liệu tuyển dụng hiện tại ở một số Ngân hàng Thương mại và tình hình nguồn nhân lực trong thị trường lao động ở Việt Nam giai đoạn 2012 cho đến nay

KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN

Vì đây là đề tài tương đối mới do đó cách sắp xếp bố cục sẽ có chút thay đổi theo quy định trình bày khóa luận từ phía Nhà trường để giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được ý tưởng và nội dung, mục tiêu của nghiên cứu Tuy nhiên, đề tài vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu và nội dung quy định do Nhà trường yêu cầu Khóa luận bao gồm 4 phần chính:

Trang 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CHƯƠNG 3: CORE-BANKING VÀ CÁC KHÓA ĐÀO TẠO CHỨC DANH DÀNH CHO NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG TẠI VIET VICTORY

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ĐỀ TÀI VÀ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG CORE-BANKING VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TẠI

Trang 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY

Chương này sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu, khảo sát của tác giả về nhu cầu tuyển dụng, đào tạo từ phía Ngân hàng và thực trạng đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng tại các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay dựa trên sự nhìn nhận, đánh giá của các bạn sinh viên chuyên ngành này trên cả hai nhóm đối tượng mà chương 1

đã nêu Tác giả dựa vào kết quả khảo sát từ các nhóm đối tượng và sử dụng phần mềm SPSS để phân tích số liệu, qua đó cho thấy tầm quan trọng, ý nghĩa việc kết hợp chương trình giảng dạy lý thuyết và thực hành trên hệ thống đối với sinh viên chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng Từ đó đề ra biện pháp góp phần đưa phần mềm Core-banking vào chương trình giảng dạy hiện nay tại các trường Đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng hiện nay Đồng thời nhằm cung cấp khung lý thuyết vững chắc cho phần phân tích trên, tác giả sẽ trình bày cô đọng lý thuyết làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu và tóm tắt các đề tài đã được thực hiện trước đây nhằm cung cấp một khung khái niệm, lý thuyết giải thích rõ hơn cho câu hỏi

và phương pháp nghiên cứu

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ CÁC NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Rất khó để tìm được các nghiên cứu trước đây về đề tài mà tác giả đang nghiên cứu, có chăng là những nghiên cứu sử dụng cùng phương pháp học tập tổng hợp nhưng trên lĩnh vực khác hay những bài báo, bài viết về tình hình bất cập trong giáo dục hiện nay Tuy nhiên những nghiên cứu, khảo sát này đã phản ánh chân thực và khách quan nhất thực tế đang tồn tại về việc học tập và kết quả của sinh viên trong và ngoài nước

Theo như nghiên cứu của nhóm tác giả Pereira, Pleguezuelos, Merı´, Ros, Molina-Toma´s & Masdeu (2007) về hiệu quả của việc sử dụng chiến lược học tổng hợp – phương pháp kết hợp công nghệ mới trong việc dạy về giải phẫu con người, bằng những phương pháp khảo sát thực hiện trên nhóm sinh viên y khoa năm nhất thuộc trường Cao đẳng Pompeu Fabra nhóm tác giả đã đưa đến kết luận: Việc học tổng hợp mang lại hiệu quả cao hơn dạy truyền thống trong việc giảng dạy từ phía nhà trường (Jose´ A Pereira và các cộng sự , 2007, tr.189) Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm đối tượng có thuộc tính và sử dụng cách kiểm tra như nhau Sau khi phân tích kết quả, các chuyên gia đã đúc kết được những lợi ích mà phương pháp mang lại

Trang 18

Molina-cho sinh viên Không chỉ cải thiện tình hình học tập, nâng cao khả năng tự nghiên cứu, tích lũy kiến thức cho sinh viên, phương pháp hiện đại trong giảng dạy này còn giúp

họ tìm được niềm đam mê, hứng thú trong việc học cũng như công việc trong tương lai của bản thân, từ đó giảm thiểu tối đa việc lựa chọn sai ngành – một bất cập hiện nay của giáo dục

Phương pháp sư phạm truyền thống duy nhất của tổng giải phẫu là thông qua các bài giảng giáo khoa và mổ xẻ tử thi Tuy nhiên khả năng tiếp cận công nghệ mới, đã khiến nhiều trường đại học và cao đẳng xác định lại các phương pháp giảng dạy do đó

đã nâng cao hiệu quả truyền đạt các kiến thức tổng giải phẫu học (Udaya Kumar P., Seema Madan, 2013).1

Các sinh viên được Pereira và cộng sự chia thành hai nhóm đối tượng để phục

vụ cho việc khảo sát tuy nhiên chất lượng hai nhóm và tổng số 45 giờ học là như nhau: (i) nhóm được áp dụng phương pháp học hiên đại áp dụng công nghệ mới - họ có 13 giờ học lý thuyết, thời gian còn lại họ phải sử dụng máy tính với mục đích thiết kế giám sát có liên quan, cả trực tuyến cũng như phải có mặt tại 3 cuộc hội thảo mà học sinh phải tham dự để hỗ trợ cho môn học Nhóm thứ hai có 30 giờ lý thuyết và 15 giờ thực hành Chi tiết được thể hiện như bảng 2.1:

Bảng 2.1: Phương pháp khảo sát

Phương pháp truyền

thống

Phương pháp tổng hợp

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy nhóm học sinh thực nghiệm theo phương pháp học tập tổng hợp tốt hơn so với nhóm truyền thống, bên cạnh việc học sinh có điểm số cao, giảm tình trạng bỏ thi thì phương pháp này còn giúp học sinh chủ động trong việc học, tăng số giờ truy cập hệ thống để xem tài liệu (1043 giờ so với 555 giờ truy cập),

Trang 19

đây là điều mà phương pháp muốn hướng đến Thang điểm từ 1 đến 10 được trình bày như bảng kết quả 2.2:

Bảng 2.2: Kết quả hai phương pháp

(Pereira và cộng sự, 2007, tr.193)

Điểm trung bình mà nhóm này nhận được cao hơn so với nhóm còn lại (6.3 so với 5),

tỷ lệ vượt qua kỳ thi đầu tiên ở nhóm học phương pháp mới là 87.9% còn nhóm học theo phương pháp truyền thống là 71.4% và tỷ lệ học sinh bỏ thi ở nhóm này cũng thấp hơn theo kết quả nghiên cứu (4.3% so với 13.8%) (Pereira và cộng sự, 2007, tr.192) Kết quả mà nhóm chuyên gia ghi nhận cộng với việc hài lòng theo kết quả khảo sát từ nhóm sinh viên cho thấy việc học theo phương pháp mới không những giúp sinh viên tiếp thu bài tốt hơn, có kỹ năng thực tế nhiều hơn mà kết quả học cũng được nâng cao hơn rất nhiều

Một nghiên cứu tương tự cũng đã cho thấy hiệu quả việc giáo dục đào tạo kết hợp truy cập tìm kiếm thông tin trên Internet, kết quả phản hồi cho thấy học sinh có thể kiểm soát tốt nội dung, tốc độ học, thời gian và mục tiêu học tốt hơn rất nhiều (Jorge G Ruiz, 2006) Những thay đổi trong đào tạo góp phần quan trọng trong việc cải thiện kết quả, hiệu suất công việc và những thay đổi tích cực khác Arthur (2003)

đã tiến hành phân tích dựa trên kích thước mẫu là 1152 từ 165 nguồn, kết quả cho thấy

so với việc không đào tào hoặc giai đoạn trước đào tạo thì việc đào tạo mang lại hiệu quả tác động đến tổng thể toàn bộ hành vi, kỹ năng làm việc Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp và chương trình đào tạo chứ không bị chi phối bởi quy mô đào tạo (Herman Aguinis, Kurt Kraiger, 2009, tr.453-454) Một nghiên cứu được tiến hành trên các công ty tài chính, phiếu câu hỏi được khảo sát trên 1.530 giám đốc cho thấy các chương trình đào tạo giúp định hướng con người liên quan trực tiếp đến nhân viên, khách hàng, và chủ sở hữu hay cổ đông hài lòng vì những giá trị mà nó mang lại cho hiệu quả kinh doanh (Herman Aguinis, Kurt Kraiger, 2009, tr.458)… Rất nhiều những nghiên cứu đã được tiến hành để chứng minh lợi ích của việc đào tào đúng đắn đối với

sự phát triển cá nhân, tổ chức, đoàn thể; không chỉ nâng cao hiệu suất công việc mà biện pháp này còn góp phần lớn giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận cho tổ chức

Trang 20

Bên cạnh những nghiên cứu tương đối phổ biến ở nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục liên quan đến hiệu quả đào tạo hoặc các phương pháp đào tạo mới ở bậc Đại học, một số ít nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay cũng tập trung vào chủ đề tương tự và cho những kết quả khác nhau Nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Công Khanh - trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trên nhóm sinh viên một số trường Đại học đã phản ánh chân thật tình hình học tập của sinh siên hiện nay Kết quả cho thấy sự thụ động trong cách học, không va chạm thực tiễn khiến cho sinh viên có tâm thế ỷ lại, không cố gắng; chính điều này làm suy giảm khả năng và tư duy của sinh viên, từ đó khiến chất lượng nguồn lao động trong tương lai kém chất lượng Khảo sát được tiến hành với mẫu được chọn theo phương pháp tăng theo cụm bán ngẫu nhiên gồm 448 sinh viên của khoa Toán, Lí (184 sinh viên Đại học Khoa học tự nhiên), Văn và Sử (266 sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) Cấu trúc của mẫu phân phối theo giới tính gồm 155 sinh viên nam (chiếm 34,6%) và 293 sinh viên nữ (chiếm 65,4%); cấu trúc của mẫu phân phối theo năm học: năm thứ hai 247 sinh viên (55,1%), năm thứ ba 171 sinh viên (38,2%), năm thứ tư 30 sinh viên (6,7%) Dưới đây là kết quả khảo sát thu thập được: 64% sinh viên chưa tìm được phương pháp học phù hợp với đặc điểm nhận thức của cá nhân; có tới 36,1% sinh viên biểu lộ phong cách học thụ động: ngại thắc mắc, ngại nói ra ý tưởng riêng của mình trong các cuộc thảo luận trên lớp; có 22,9% sinh viên chỉ thích giáo viên giảng cho mình nghe hơn là chủ động hỏi, nêu thắc mắc; 41,1% cho rằng mình học chủ yếu từ vở ghi, giáo trình và ít có thời gian tìm đọc những tài liệu tham khảo; 31,4% số sinh viên được khảo sát cho rằng chiến lược học của mình hướng vào việc nắm kiến thức hơn là phát triển các năng lực tư duy Theo Giáo sư, làm nên sự thụ động của sinh viên lỗi chính là của giảng viên, theo kết quả khảo sát: “có 88,8% sinh viên muốn các bài giảng của giảng viên bao gồm cả những tri thức mới không có trong giáo trình; 73,3% sinh viên thích được giảng viên giao làm những bài tiểu luận để giúp họ phát triển khả năng suy nghĩ độc lập, tư duy phê phán; 82,4% sinh viên thích giảng viên hỏi, khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi, hướng dẫn sinh viên đào sâu suy nghĩ để hiểu bản chất hơn là thuyết trình suốt cả tiết học; 85,6% sinh viên muốn khi bắt đầu mỗi môn học, giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn phương pháp học, tài liệu tham khảo và cách khai thác thông tin từ các tài liệu tham khảo này; 79,2% sinh viên mong muốn các môn học có nhiều giờ tự học (có hướng dẫn và giải đáp thắc mắc) hơn so với hiện nay, tuy nhiên, chỉ có 34,7% sinh viên thích hỏi và đưa

ra những quan điểm của cá nhân” (Nguyễn Công Khanh, 2014)

Từ những nghiên cứu trên cùng với số liệu thực tế về chất lượng đào tạo tại Việt Nam, câu hỏi được đặt ra ở đây là vì sao sinh viên lại ngày càng trở nên thụ động? Một trong những lý giải đầu tiên đó chính là thực tế hiện nay ở các trường Đại học vẫn chủ yếu áp dụng phương pháp giảng dạy truyền thống “thầy đọc, trò chép”, tuy phương pháp này không gây hứng thú cho sinh viên nhưng lại có thể truyền tải hết nội dung

Trang 21

yêu cầu của giáo trình Chính điều này làm cho sinh viên có tâm thế ỷ lại, học để đối phó, để qua môn chứ không vì mục tiêu nghề nghiệp sau này

Khi thời gian thay đổi, chắc chắn những phương pháp học tập truyền thống bao nhiêu năm qua sẽ là chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao với sự tiến bộ của xã hội Việc chỉ học lý thuyết theo chương trình đào tạo sẽ tạo nên thói quen ỷ lại cho học sinh, không tạo được sự va chạm thực tế xét trên mọi lĩnh vực, trong đó có cả ngành Tài chính - Ngân hàng

Sự thành công trên nhiều lĩnh vực khi áp dụng phương pháp học tập mới có sự gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành là tiền đề để bài nghiên cứu của tác giả có được khung lý thuyết vững chắc hơn Áp dụng biện pháp học tập tổng hợp – phương pháp hiện đại đã thành công trên nhiều lĩnh vực lên lĩnh vực Giáo dục, cụ thể hóa trong việc đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh việc học lý thuyết chuyên ngành ở các trường Đại học sinh viên còn được hướng dẫn tác nghiệp thực tế trên phần mềm Ngân hàng lõi Core-banking, được thao tác thực tế các công việc tại Ngân hàng theo chức danh, được xử lý những tình huống thực tế xảy ra trong quá trình làm việc,… Để thấy được sự khác biệt giữa phương pháp hiện đại này

và phương pháp học tập truyền thống vẫn được áp dụng lâu nay, ở nội dung tiếp theo tác giả sẽ trình bày kết quả khảo sát và phân tích hai nhóm đối tượng sinh viên thuộc hai phương pháp này, qua đó đánh giá thực trạng đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng

ở Việt Nam hiện nay

Đứng trước những bất cập và khiếm khuyết trong đào tạo và tình trạng sinh viên thất nghiệp như hiện nay nhưng ngành Ngân hàng vẫn đăng tin tuyển dụng ồ ạt Điều này như động lực thúc đẩy ngành Giáo dục phải nâng cao việc đào tạo để đầu ra ở các trường Đại học thật chất lượng và đáp ứng nhu cầu từ phía các tổ chức Dưới đây là một số thông tin tác giả thu thập được cho thấy Ngân hàng chưa bao giờ bão hòa

2.2 TÌNH HÌNH NHÂN SỰ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THỜI

GIAN QUA

Các Ngân hàng đã bắt đầu công bố báo cáo tài chính quý III với kết quả nhìn chung lạc quan hơn so với các quý trước, điển hình là lợi nhuận tăng và nợ xấu giảm Cùng với sự lạc quan về kinh doanh, nhiều ngân hàng cũng đẩy mạnh bổ sung nhân sự trong 9 tháng qua

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2014 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-STB), tại thời điểm 30/9, Ngân hàng này có tổng cộng 12.299 nhân sự, tăng 637 nhân sự so với thời điểm cuối 2013 Báo cáo của Ngân hàng TMCP Á Châu(ACB) trong khi đó cho thấy Ngân hàng đã tuyển thêm 431 nhân sự từ đầu năm tới nay, đưa tổng số cán bộ nhân viên lên 9.222 người, PVcomBank tuyển dụng thêm 400 người, ABBank cũng có thêm 384 nhân sự,… Đặc biệt so với cuối năm

Trang 22

2013, nhân sự của Ngân hàng VPBank tăng thêm tới 2.417 người, riêng nhân sự trong

9 tháng đã bằng tổng nhân sự của hai Ngân hàng quy mô nhỏ cộng lại

Theo kết quả cuộc điều tra về xu hướng kinh doanh quý IV/2014 của Vụ Dự Báo, thống kê Ngân hàng Nhà nước, hầu hết các Tổ chức Tín dụng đánh giá các nhân tố nội tại của đơn vị mình diễn biến tích cực hoặc ổn định trong quý 3/2014 và dự kiến tiếp tục cải thiện trong cả năm 2014 Trong số các đơn vị được hỏi, có 47,8% TCTD dự kiến bổ sung lao động trong quý 4/2014 và 59,8% TCTD cho biết số lao động của đơn

vị mình tại thời điểm cuối năm 2014 (Tùng Lâm, 2014)

Đứng trước việc có quá nhiều sinh viên đặc biệt là sinh viên đại học chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng tốt nghiệp nhưng lại không tìm được việc làm phù hợp hay buộc phải làm trái ngành, trong khi đó con số tuyển dụng từ phía các Ngân hàng,

Tổ chức Tài chính lại tăng mạnh như hiện nay đã là hồi chuông cảnh báo trong công tác đào tạo, giữa việc dạy ở trường và vấn đề nguồn nhân lực mà xã hội yêu cầu Vấn

đề nằm ở chỗ sinh viên không thể thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc thực tế tại Ngân hàng do chưa từng tiếp xúc, va chạm trong suốt quá trình học tập; mặc khác, một số sinh viên đến khi đi làm mới nhận ra đây không phải công việc mà mình yêu thích, cảm thấy nhàm chán dẫn đến nhiều hệ lụy liên quan đến bản thân và kết quả hoạt động tại doanh nghiệp Thêm lần nữa, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu được nhấn mạnh Thực trạng đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng hiện nay dưới sự nhìn nhận của các bạn sinh viên như thế nào? Kết quả phân tích dưới đây của tác giả

có được dựa trên đánh giá của các bạn sinh viên được đào tạo theo hai phương pháp khác nhau, điều khác biệt tạo nên sự nổi bật cho một phương pháp đào tạo nên được cân nhắc áp dụng vì lợi ích của sinh viên, giá trị từ phía nhà trường và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

2.3 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH TÀI

CHÍNH - NGÂN HÀNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Hiện nay, các trường Đại học phần lớn đào tạo chuyên theo cơ cấu các môn học nghiêng về lý thuyết Hầu như cơ cấu này là giống nhau ở các trường đạo tạo cùng một chuyên ngành Giữa các môn này có tính liên kết và hỗ trợ về mặt nội dung với nhau Tuy nhiên, sau khi hoàn thành chương trình học sinh viên lại không có khả năng thực hành cao, “học đi đôi với hành” – các bạn có thể làm việc không khi mà bốn năm trôi qua chỉ học lý thuyết trên sách vở, chưa kể nhiều bạn không còn chút ấn tượng khi nhắc đến môn học nào đó, thậm chí là môn học chuyên ngành Hiện tại các bạn được học quá ít môn chuyên ngành, trong khi đó các môn học chung lại chiếm khoảng 80 –

90 tín chỉ trong số 125 – 130 tổng tín chỉ các môn Với 4 – 5 môn chuyên ngành có đủ cung cấp kiến thức cho các bạn làm việc say này hay không? (Ngô Đăng Thành,

Trang 23

2008) GS-TSKH Đỗ Trần Cát, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cho rằng Bộ phải xem xét và phân bổ lại chương trình học Ví dụ đối với môn chung như triết học, kinh tế chính trị trong các trường đại học nên phân bố số tiết ít hơn, để dành thời gian giảng dạy các môn chuyên ngành sẽ thiết thực hơn (Đỗ Trần Cát, 2005) Suy cho cùng, mục tiêu cuối cùng của mỗi sinh viên có phải là ra trường có được công việc phù hợp chuyên môn, khả năng và niềm đam mê với công việc đó hay không? Nhìn nhận thực tế đang diễn ra, chắc chắn nhiều bạn đang lo sợ sẽ rơi vào tình trạng chung đối với lao động Việt Nam – tốt nghiệp không có việc làm Vâng, tôi dám chắc các bạn sẽ rơi vào tình trạng đó nếu không biết thay đổi bản thân ngay từ bây giờ

Áp dụng phương pháp học tập tổng hợp mà ở chương hai tác giả đã giới thiệu, không chỉ cải thiện kết quả học tập mà sinh viên còn hài lòng với chương trình đào tạo, phương pháp cung cấp cho sinh viên nhiều kiến thức thực tế, kỹ năng hơn Bên cạnh đó, tình trạng mơ hồ về chương trình đào tạo và mục tiêu nghề nghiệp cũng được giảm thiểu đáng kể Các bạn sinh viên có thể cọ xát thực tế nhiều hơn, biết giải quyết các tình huống xảy ra trong quá trình làm việc, và quan trọng hơn hết, sinh viên biết xác định được công việc yêu thích của mình là gì Điều này góp phần quan trọng trong việc định hướng nghề, tối thiểu chi phí tài chính cho việc đào tạo tân tuyển, phát triển kinh tế xã hội

Nhằm giúp các bạn Sinh viên có khả năng thực hành cao, tránh những bỡ ngỡ khi

ra trường, hiện nay một số trường Đại học đã có những khóa học nghiệp vụ Ngân hàng như Trung tâm Kinh tế toàn cầu của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay các lớp ngắn hạn đào tạo về Nghiệp vụ Ngân hàng tại trường Đại học Ngân hàng Tuy nhiên mỗi trung tâm mang một sắc thái riêng, và cũng chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ chứ không thể giải quyết hết mọi lo ngại của Sinh viên

Dựa theo phương pháp học tập tổng hợp đã thành công trên thế giới, áp dụng trong phạm vi đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng, nghiên cứu dưới đây của tác giả không đi vào phân tích kết quả học tập của sinh viên chuyên ngành mà tập trung vào xem xét, đánh giá mức độ hiệu quả mà phương pháp mang lại dựa trên đánh giá của sinh viên trước và sau khi tham gia học tập trên khía cạnh nắm rõ công việc thực tế, xác định mục tiêu nghề nghiệp và những lợi ích khác mà phương pháp mang lại cho sinh viên

Để thực hiện việc khảo sát và phân tích, tác giả chọn phương pháp thống kê mô

tả và sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu từ 700 khảo sát thu thập từ các bạn sinh viên năm ba, năm tư khoa Tài chính – Ngân hàng ở một số trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Sài Gòn, Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tôn Đức Thắng, Cao đẳng bán công Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp, … chia thành hai nhóm đối tượng chính: (1)sinh viên ngành

Trang 24

Tài chính - Ngân hàng chỉ học chương trình đào tạo ở trường Đại học – phương pháp truyền thống và (2)sinh viên chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng được học tập theo phương pháp tổng hợp – kết hợp lý thuyết ở trường và thực hành trên phần mềm Ngân hàng lõi Core-banking hoặc các khóa học chức danh, nghiệp vụ trong Ngân hàng Nội dung chi tiết bảng khảo sát được trình bày trong phần phụ lục 1 và phụ lục 2 Các bạn sinh viên điền vào phiếu khảo sát bằng cách chọn lựa đáp án theo thang đo thứ bậc từ

1 đến 5, tương ứng (1)hoàn toàn đồng ý, (2)đồng ý, (3)chấp nhận được, (4)không đồng

ý, (5)hoàn toàn không đồng ý, và phiếu khảo sát được thu thập tùy thuộc vào nhóm đối tượng Khi sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu, vì câu trả lời theo thang đo khoảng nên ý nghĩa các giá trị trung bình được hiểu như sau (quy ước chung cho toàn bài bộ các khảo sát được sử dụng trong bài):

Giá trị khoảng cách = (Giá trị lớn nhất – Giá trị nhỏ nhất) / n = (5 -1) / 5 = 0.8

Nguồn: Hướng dẫn thực hành SPSS - Ths.Phạm Lê Hồng Nhung

Tương ứng ta được các khoảng giá trị tương ứng ý nghĩa sau:

Bảng 2.3:Ý nghĩa giá trị trung bình theo thang đo khoảng

Nguồn: Hướng dẫn thực hành SPSS - Ths.Phạm Lê Hồng Nhung

2.3.1 Phương pháp truyền thống

Khảo sát tiến hành trên nhóm sinh viên chỉ học chương trình đào tạo ở trường Đại học được tổng hợp và trình bày ở các nội dung bên dưới Nội dung bảng khảo sát chia thành 3 nhóm chính hướng đến đánh giá của sinh viên về chương trình đào tạo chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng từ mục tiêu đào tạo, đội ngũ giảng viên cho đến mục tiêu nghề nghiệp sau này Kết quả được thu thập từ 300 sinh viên chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng ở các trường Đại học được phân tích cụ thể thành các bảng chính theo nhóm nội dung (chi tiết các bảng phân tích ở phụ lục 3):

Trang 25

a) Mục tiêu chương trình đào tạo

Bảng 2.4: Mục tiêu chương trình đào tạo

Mục tiêu

chương trình

đào tạo

Sinh viên xác định được mục tiêu của chương trình đào tạo

Sinh viên được tham gia các buổi hội thảo, nghiên cứu khoa học, trình bày của chuyên gia liên quan đến vấn

đề

Sinh viên được thực hành trên

hệ thống như chính nhân viên Ngân hàng

Sinh viên hiểu

về các chức danh, công việc trong Ngân hàng

Sinh viên được trang bị kỹ năng mềm, tự tin đi làm sau khi tốt nghiệp

N Giá trị 300 300 300 300 300 Trung bình 2.40 2.63 4.43 3.48 3.26 Sai số trung

bình

.049 051 042 052 055

Độ lệch chuẩn 850 877 726 909 959 Phương sai 722 769 526 826 921

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Theo kết quả trên, trong số 300 sinh viên được làm khảo sát thì hầu hết các bạn được tham gia nhiều buổi hội thảo, kỹ năng mềm giúp phát triển khả năng bản thân và định hướng được mục tiêu đào tạo của chương trình học Tuy nhiên các bạn lại không nắm được công việc thực tế của một nhân viên Ngân hàng và hoàn toàn không được thực hành trên hệ thống phần mềm mà hiện tại các Ngân hàng đang sử dụng Nghĩa là

có kiến thức nhưng không có khả năng làm việc tốt Cụ thể hơn ở các bảng 2.5 bên dưới:

Bảng 2.5: Kỹ năng mềm trong đào tạo

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Phía nhà trường đã làm tốt vai trò của mình trong việc tổ chức, triển khai chương trình đào tạo Hơn 90% sinh viên ở các trường nhìn nhận được mục tiêu đào tạo, hướng đi từ phía nhà trường Tuy nhiên đối chiếu với câu hỏi liên quan đến mức độ hiểu biết về công việc sẽ làm trong tương lai nhiều bạn lại tỏ ra mơ hồ, thậm chí không biết các chức danh trong Ngân hàng bao gồm những gì trong khi đang là sinh viên chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng Hơn 50% sinh viên không biết được các chức danh, công việc trong Ngân hàng và gần 97% sinh viên không được tác nghiệp trên hệ thống phần mềm mà các Ngân hàng đang sử dụng

Trang 26

hoàn toàn đồng ý

đồng ý chấp nhận

được

không đồng ý

hoàn toàn không đồng ý

chấp nhận được không đồng ý hoàn toàn không đồng ý

Hình 2.1: Thực hành trên hệ thống như NVNH Hình 2.2: Hiểu về công việc ở NH

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

“Trăm hay không bằng tay quen”, kiến thức ở trường là lý thuyết nền tảng và nếu được kết hợp với kỹ năng, hiểu biết thì mới có thể làm việc tốt được Biểu đồ dưới đây cho ta cái nhìn cụ thể về thực trạng đào tạo sinh viên chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng hiện nay Có kiến thức, có bằng cấp nhưng trải nghiệm thực tế thì hoàn toàn không có, trong khi Ngân hàng là ngành đòi hỏi cần có kinh nghiệm, kỹ năng thực tế rất nhiều Mặc dù ở trường luôn tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các buổi kỹ năng, các câu lạc bộ để sinh viên phát triển bản thân nhưng câu trả lời của các bạn khi được hỏi về các kỹ năng cần có, sự tự tin để đi làm sau khi tốt nghiệp càng khiến cho nhiều người suy ngẫm: gần 85% sinh viên được khảo sát cho rằng không có các kỹ năng cần thiết và cảm thấy sợ hãi khi đi làm tại các Ngân hàng sau khi tốt nghiệp Chính thái độ chủ quan, ngại khó và không tự giác đã khiến nhiều bạn sinh viên đi sai mục tiêu đào tạo của nhà trường

Hình 2.3: Sinh viên tự tin đi làm sau khi tốt nghiệp

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

hoàn toàn không đồng ý 1,3% 1,3% 2,0%

44,0%

51,3%

Trang 27

b) Chất lượng giảng viên

Nhận xét về Giảng viên giảng dạy có lẽ là tiêu chí nhận được nhiều đồng tình nhất của các bạn sinh viên Cả sáu câu hỏi đưa ra liên quan đến Giảng viên liên quan đến kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, cách thức truyền đạt, thái độ giảng dạy,… đều nhận được sự đánh giá rất cao Giá trị trung bình trong 300 khảo sát của sáu câu hỏi này đều nằm trong khoảng từ 2.16 cho đến 2.5 và độ lệch chuẩn không đáng kể cho thấy mức độ hài lòng của toàn bộ sinh viên đối với Giảng viên ở hầu hết các trường Đại học

Bảng 2.6: Đội ngũ giảng viên

Giảng viên

có kinh nghiệm và

kiến thức

chuyên môn

Giảng viên thường xuyên cập nhật những kiến thức thực tế trong bài giảng

Giảng viên sẵn sàng giúp đỡ sinh viên trong học tập

Giảng viên đảm bảo thời gian giảng dạy trên lớp theo lịch học

Giảng viên đưa hướng gợi mở, tình huống thực tế để sinh viên phát triển khả năng học tập

Thái độ giảng dạy của Giảng viên nhiệt tình, dễ hiểu, truyền đạt tốt,

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Tuy nhiên, chỉ có giảng dạy tốt chưa đủ để sinh viên hội đủ điều kiện làm việc thực tế Trong khi chương trình đào tạo ở các trường Đại học nước ngoài chủ yếu đào tạo nghề cho sinh viên, định hướng và tìm kiếm đam mê trong công việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường thì nước ta lại không làm được vậy Nhằm tìm hiểu về mục tiêu nghề nghiệp cũng như suy nghĩ của các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng khi làm việc tại các Ngân hàng, nhóm nội dung cuối cùng mà bảng khảo sát thực hiện là tìm hiểu về mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của các bạn sinh viên

c) Mục tiêu nghề nghiệp của sinh viên

Hơn 50% các bạn sinh viên rơi vào tình trạng không xác định được mình sẽ làm sau khi tốt nghiệp, chỉ có 10% các bạn tự tin và 31% e dè, cảm thấy có thể sẵn sàng đảm nhận công việc tại Ngân hàng sau khi tốt nghiệp; và hơn 30% các bạn sinh viên hiện tại không xác định được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân Và đây lại là câu trả lời của hầu hết các bạn sinh viên khi được khảo sát

Trang 28

Bảng 2.7: Mục tiêu nghề nghiệp của sinh viên

Sinh viên xác định được công việc mình sẽ làm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên sẵn sàng đảm nhận công việc sau khi tốt nghiệp tại Ngân hàng

Sinh viên xác định được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân ngay từ bây giờ

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Đặc biệt đối với các bạn sinh viên thuộc nhóm đối tượng áp dụng phương pháp truyền thống, các bạn được làm hai câu hỏi mở: (1)tại sao lại chọn ngành Tài chính - Ngân hàng và (2)bạn mong muốn thay đổi điều gì để nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng ở trường Những câu trả lời thực tế mà tác giả thu thập được có lẽ đủ phản ánh chân thật việc chọn ngành nghề của sinh viên khi thi vào Đại học Xuất phát điểm từ ngành học không có đam mê, bạn sẽ không thể phát huy hết khả năng, và lại càng không thể làm công việc mà mình không yêu thích Thời điểm các bạn sinh viên thi vào Đại học năm 2011 trở về sau, ngành Ngân hàng đang là ngành khá nổi trội, dù nền kinh tế có nhiều biến chuyển nhưng Tài chính – Ngân hàng vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt Bên cạnh nhiều bạn yêu thích công việc ở Ngân hàng thì số đông bạn trẻ vì gia đình mong muốn hoặc chọn theo xu hướng lúc bấy giờ Hơn 40% các bạn học khối ngành này vì yêu thích, cảm thấy bản thân có những tố chất phù hợp, tuy nhiên 35% lựa chọn theo xu hướng, và 15% còn lại vì gia đình có người làm trong lĩnh vực này, hay được ba mẹ định hướng Cho dù lựa chọn ban đầu có khác nhau nhưng sau quá trình học tập ở trường suốt nhiều năm học, cách suy nghĩ và định hướng công việc trong tương lai của các bạn sinh viên ít nhiều đã thay đổi Nhiều bạn nhận ra mình rất thích công việc tại Ngân hàng, nhưng nhiều bạn lại hối hận và có hướng đi mới Hơn 70% các bạn sinh viên chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng muốn được thực hành nhiều hơn, có thể tác nghiệp trực tiếp trên hệ thống để hiểu rõ hơn về công việc, được giới thiệu về các chức danh để xác định hướng đi cho bản thân,… và hơn 17% các bạn khác trong nhóm khảo sát muốn được nhà trường đảm bảo đầu ra, liên kết với các Ngân hàng, doanh nghiệp để sinh viên có thể làm việc ngay sau khi tốt nghiệp Cụ thể các câu trả lời được thể hiện như trên hình 2.4 và 2.5

Trang 29

Thực tế hơn Giới thiệu chỗ

thực tập Giới thiệu công việc khi tốt

Có thể nói sinh viên được đội ngũ giảng viên giỏi, giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết hướng dẫn, truyền thụ kiến thức nhưng thái độ lơ đãng, không phát triển kỹ năng mềm

là một trong những nguyên nhân gây nên sự yếu kém, thiếu tự tin của sinh viên khi tốt nghiệp Để so sánh sự khác nhau giữa hai phương pháp: (i)học tập truyền thống và (ii)học tập hiện đại có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trên hệ thống đối với sinh viên chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, tác giả tiến hành khảo sát đối tượng là các bạn sinh viên năm ba, năm tư đã tham gia những khóa học chức danh/tổng quan về các công việc trong Ngân hàng tại Công ty Cổ phần Đào tạo Việt Thành Công 200 bạn sinh viên thuộc nhóm đối tượng (2) sẽ điền vào phiếu khảo sát đánh giá về giảng viên, chương trình đào tạo và mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của mình sau khi kết thúc khóa học tại Công ty bên cạnh phiếu khảo sát về chương trình đào tạo tại trường học Kết quả được thể hiện chi tiết ở nội dung tiếp theo

2.3.2 Phương pháp tổng hợp và sự khác biệt giữa hai

phương pháp

Hiện nay một số trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng phương pháp học tập tổng hợp với sự áp dụng kiến thức lý thuyết ở trường và thực hành trên hệ thống Core-banking tại Viet Victory nhằm giúp các bạn sinh viên tiếp cận thực tế, hiểu rõ hơn về công việc tại Ngân hàng Trong đó có thể kể đến trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Kinh tế - Tài chính, … Ngoài phiếu khảo sát về phương pháp học truyền thống như được trình bày ở nội dung phần trước, các bạn sinh viên sẽ làm thêm một phiếu khảo sát (phiếu khảo sát 2 trình bày chi tiết ở mục lục 2) với những nội dung tương tự: (1)đội ngũ giảng viên, (2)các kỹ năng mềm, và (3)mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai khi các bạn hoàn thành khóa học tại Viet Victory để phân tích sự khác biệt (nếu có), từ đó giải quyết các mặt hạn chế còn tồn tại và đưa ra

Trang 30

biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng ở các trường Đại học hiện nay Viet Victory hiện là công ty duy nhất sử dụng phần mềm Ngân hàng lõi (Core-banking) giống với các Ngân hàng thực tế trong việc đào tạo học viên Không chú trọng lý thuyết mà đi sâu vào thực hành, cầm tay chỉ việc – đến với Công ty, học viên được hướng dẫn thực hành, được giải đáp những tình huống thực tế,

và hơn hết, các bạn được tác nghiệp trên hệ thống Core-banking như ở các Ngân hàng Kết quả được tác giả trình bày theo ba nhóm nội dung để người đọc dễ hiểu (chi tiết các bảng phân tích ở phụ lục 4):

a) Mục tiêu đào tạo của trường

Bảng 2.8: Mục tiêu đào tạo tại trường

Mục tiêu đào tạo

tại trường

Sinh viên xác định được mục tiêu của chương trình đào tạo

Sinh viên được tham gia các buổi hội thảo, nghiên cứu khoa học, trình bày của chuyên gia liên quan đến chuyên ngành

Sinh viên được thực hành trên

hệ thống như chính nhân viên Ngân hàng

Sinh viên hiểu về các chức danh, các công việc trong Ngân hàng

Sinh viên được trang bị đầy đủ

kỹ năng mềm,

tự tin đi làm sau khi tốt nghiệp

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Phương pháp tổng hợp được đánh giá dựa trên 200 sinh viên thuộc một số trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh khi làm phiếu khảo sát 1, nhận xét của các bạn về mục tiêu chương trình đào tạo ở trường giống như quan điểm của 300 bạn sinh viên thuộc nhóm đối tượng (1) Nhà trường tổ chức nhiều buổi hội thảo, nghiên cứu khoa học, hướng dẫn về kỹ năng mềm nhưng sinh viên rất rụt tè, nhút nhát và thiếu tự tin khi đi làm tại các Doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp

Đối với phương pháp học tập tổng hợp, khi tham gia khóa học thực hành tại Viet Victory, các bạn được tham gia các buổi học về kỹ năng mềm như kỹ năng viết CV, chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc nổi bật, kỹ năng trả lời phỏng vấn, chinh phục nhà tuyển dụng hay những kỹ năng hỗ trợ công việc như kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp,… với niềm mong mỏi những buổi hướng dẫn này sẽ giúp các bạn sinh viên tự tin hơn, tránh những bỡ ngỡ, yếu điểm vẫn đang tồn đọng ở số đông các bạn sinh viên ngày nay; đồng thời những trải nghiệm thực tế cũng cho thấy qua đào tạo các bạn sinh viên

đã biết chỉnh chu từ bộ hồ sơ xin việc cho đến cách trả lời phỏng vấn tạo ấn tượng, giá trị trung bình dao động từ 1.64 cho đến 1.73, độ lệch chuẩn rất nhỏ cho thấy hầu hết các bạn đều hài lòng với những giá trị mà mình nhận được do Viet Victory mang lại:

Trang 31

Bảng 2.9: Kỹ năng mềm từ Viet Victory

Bạn biết cách chuẩn bị hồ sơ xin việc nổi bật

Những buổi kỹ năng mềm cung cấp nhiều kiến thức, kỹ năng cho học viên

Bạn biết cách trả lời thuyết phục trước nhà phỏng vấn

Cuộc phỏng vấn diễn ra gần giống với buổi hướng dẫn tại Viet Victory

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Khảo sát dành cho các bạn sinh viên đã kết thúc khóa học tại Viet Victory đang làm việc thực tế tại các Ngân hàng như Công tác viên, Thực tập viên hay Nhân viên chính thức,… cho thấy các bạn được trang bị nhiều kỹ năng cần thiết khiến bạn tự tin hơn từ bước phỏng vấn cho đến khâu làm việc, các bạn dễ dàng làm quen với công việc hơn rất nhiều:

Bảng 2.10: Kinh nghiệm làm việc thực tế

Bạn tự tin hơn khi thi tuyển,thử việc tại Ngân

hàng

Cuộc phỏng vấn diễn ra gần giống với buổi hướng dẫn tại Viet Victory

Bạn dễ dàng làm quen với công việc tại Ngân hàng vì đã được đào tạo tại Viet Victory

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Qua trải nghiệm thực tế, các bạn sinh viên ở phương án học tập tổng hợp đều đồng ý việc học sinh chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng nên được kết hợp thực hành trên hệ thống song song kiến thức ở trường (đánh giá trung bình là 1.07, độ lệch chuẩn 0.5) Nói một cách cụ thể hơn, sinh viên chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng nên tham gia những khóa học thực hành tại Viet Victory để có kiến thức về các công việc tại Ngân hàng, bổ sung những kỹ năng cần thiết để hoàn thiện bản thân hơn nữa

Trang 32

7%

hoàn toàn đồng ýđồng ý

Hình 2.6: Sinh viên TCNH nên tham gia khóa học thực hành

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

b) Chất lượng giảng viên

Đánh giá về đội ngũ giảng viên, ý kiến của các bạn sinh viên khi làm cả hai phiếu khảo sát để thấy được sự khác biệt được trình bày như bảng 2.11

Bảng 2.11: Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên Phương pháp

truyền thống

Phương pháp tổng hợp

Giảng viên có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn 2.2 1.25 Giảng viên thường xuyên cập nhật những kiến thức thực tế

Giảng viên sẵn sàng giúp đỡ sinh viên trong học tập 2.3 1.28 Giảng viên đưa hướng gởi mở, tình huống thực tế để sinh

Thái độ giảng dạy của giảng viên (nhiệt tình, dễ hiểu, kỹ

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Đối chiếu thang đo khoảng quy định từ đầu chương 3 theo quy tắc của SPSS, ta

dễ dàng nhận ra sự khác biệt trong cách nhìn nhận của sinh viên đối với Giảng viên ở hai phương pháp đào tạo Câu hỏi đa phần nghiên về hướng vận dụng kiến thức thực

tế, do đó kết quả của phương pháp tổng hợp cũng cao hơn khi sinh viên được những giảng viên là anh chị đang làm việc thực tế tại Ngân hàng trực tiếp hướng dẫn Hơn nữa, với phương pháp học tập tổng hợp, các bạn được trực tiếp thực hành trên hệ thống gần giống với các Ngân hàng đang sử dụng, được xử lý những tình huống thực

tế, chủ động trong việc tiếp cận kiến thức, giải quyết vấn đề Đánh giá chung về phương pháp giảng dạy, cách thức hướng dẫn và kiến thức thực tế mà Giảng viên mang lại, phương pháp học tập tổng hợp giúp sinh viên hứng thú trong việc học hơn,

và quan trọng hơn hết, đứng trước 70% sinh viên mong muốn ngành Tài chính - Ngân

Trang 33

hàng có thể cung cấp nhiều kiến thức thực tế, cho sinh viên cái nhìn cụ thể về công việc tại Ngân hàng thì phương pháp học tập tổng hợp này dường như đã đáp ứng được 100% các bạn tham gia được thực hành trực tiếp trên hệ thống và hiểu về các công việc tại Ngân hàng Qua đó các bạn xác định được công việc mình yêu thích và mục tiêu nghề nghiệp tương lai của bản thân Đây thực sự là sự điều khác biệt và có ý nghĩa cao đối với các bạn sinh viên nói riêng và đào tạo chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng nói chung

c) Mục tiêu nghề nghiệp của sinh viên

Bạn xác định được mục tiêu sự nghiệp tương

lai mình mong muốn (SD)

3.35(0.76) 1.38(0.55)

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Từ việc chỉ biết lý thuyết suông, không nắm rõ công việc các chức danh tại Ngân hàng như Giao dịch viên, Chuyên viên khách hàng cá nhân, Chuyên viên thanh toán quốc tế,… không biết nếu vào Ngân hàng mình sẽ làm những công việc gì, không định hướng được mục tiêu phát triển trong tương lai,… các bạn sinh viên đã thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ, cách nhận thức sau khi tham các lớp học về chức danh, nghiệp vụ tại Ngân hàng do Viet Victory tổ chức Nói cách khác, phương pháp học tập tổng hợp mang lại hiệu quả cao nhờ có sự tương tác giữa lý thuyết và thực hành, tiếp cận thực tế

từ công việc, xử lý tình huống phát sinh và giải đáp mọi thắc mắc liên quan Qua đào tạo, hướng dẫn từ những anh chị dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, các bạn sinh viên hoàn toàn nắm được các công việc tùy vào đối tượng nhân viên Ngân hàng, xác định được bản thân có phù hợp với tính chất công việc đó hay không, từ đó biết được mục tiêu nghề nghiệp sau này Minh họa cụ thể hơn được thể hiện như trong hình 2.7

Trang 34

Hình 2.7: So sánh giữa hai phương pháp đào tạo

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Dựa vào kết quả khảo sát khảo sát trên, qua phân tích đã thấy được hiệu quả khi

sử dụng phương pháp học tập tổng hợp so với phương pháp truyền thống Ngoài lý thuyết được học ở trường, sinh viên sẽ được hướng dẫn về các công việc thực tế tại Ngân hàng, được thực hành trực tiếp trên phần mềm Ngân hàng lõi Core-banking… từ

đó rút ngắn khoảng cách vô hình giữa lý thuyết và thực tiễn, mang lại nhiều trải nghiệm cho sinh viên hơn, các bạn cũng không còn mơ hồ về việc sau khi tốt nghiệp phải làm công việc gì khi học chuyên ngành này

2.3.3 Ưu điểm và hạn chế của hai phương pháp đào tạo

Thời gian thay đổi, cùng với sự phát triển và yêu cầu của xã hội thì phương pháp học tập truyền thống càng lộ rõ những mặt hạn chế của nó Tuy nhiên vì những lý do nhất định mà cho đến nay phương pháp học này vẫn được sử dụng rộng rãi ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên toàn quốc Phương pháp học tập tổng hợp giải quyết được tất cả băng khoăn trăn trở của các bạn sinh viên cũng như những điểm hạn chế của phương pháp truyền thống, nhưng để thực hiện được cần rất nhiều sự cố gắng giữa thầy và trò, chi phí tài chính, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm,… bảng 2.13 trình bày sơ lược về những ưu và hạn chế của cả hai phương pháp

Hiểu được công việc

tại NH Xác định công việc yêu thích Xác định mục tiêu sự nghiệp

Trang 35

Bảng 2.13: Ưu điểm và hạn chế của hai phương pháp

 Tồn tại nhiều điểm khiến sinh viên không hài lòng và mong muốn thay đổi

 Sinh viên định hướng công việc phù hợp với khả năng ngay từ khi con

học Đại học

 Tiết kiệm thời gian học các môn

lý thuyết trên lớp không phải môn

chuyên ngành

 Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, hướng dẫn sinh viên nhiều kỹ năng, kinh nghiệm khi tác nghiệp thực tế

 Tạo được sự hứng thú, chủ động trong việc học cho sinh viên

 Khó thực hiện một cách đồng bộ giữa tất cả các

trường Đại học

 Tốn chi phí cho việc kết hợp thực hành Core-banking tùy thuộc lựa chọn từ phía nhà trường: liên kết đào tạo, tự xây dựng, thuê,…giảng

viên,…

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp tổng hợp, ngoài việc kết hợp với Công ty Cổ phần Đào tạo Việt Thành Công trong việc đào tạo thực hành trên phần mềm Ngân hàng lõi, nhà trường có thể lựa chọn một số phương án khác như (1)Tự xây dựng hệ thống, (2)Thuê sử dụng, (3)Mua phần mềm từ công ty khác Tuy nhiên, mỗi phương

án lại tồn tại nhiều mặt ưu và nhược khác nhau:

Trang 36

Bảng 2.14: Ưu điểm, nhược điểm những phương án khác

Tự xây dựng

 Lợi ích về lâu dài

 Có quyền sở hữu kiểm soát

 Mất nhiều thời gian cho việc xây dựng

 Dễ dàng chấm dứt hợp đồng đến hạn khi không

có nhu cầu tiếp tục sử dụng

 Khó khăn trong việc đào tạo giảng viên

 Chi phí thuê hàng năm cao

 Chịu trách nhiệm bảo trì hệ thống

 Khó khăn trong việc đào tạo giảng viên

 Chi phí ban đầu cao

 Có thể xãy ra sự cố do không am hiểu hết chi tiết hệ thống

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Hiện nay nhiều trường đã sử dụng phương pháp học tập tổng hợp trong việc đào tạo sinh viên chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng Với mô hình thử nghiệm và lo ngại về mức chi phí lớn, chủ yếu các trường liên kết với Công ty Cổ phần Đào tạo Việt Thành Công để sinh viên kết hợp thực hành trên các phân hệ và giới thiệu về công việc tại Ngân hàng Đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời Hiện nay ở Việt Nam, Viet Victory là công ty duy nhất có phần mềm Ngân hàng lõi Core-banking giống với các Ngân hàng Vậy Core-banking là gì? Tại sao sinh viên chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng lại cần biết về hệ thống này? Nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn, ở nội dung tiếp theo tác giả sẽ trình bày về các phân hệ Core-banking của Viet Victory cũng những khóa học chức danh nhân viên Ngân hàng dành cho các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường hoặc những ai mong muốn được làm việc trong môi trường Ngân hàng

Trang 37

CHƯƠNG 3: CORE-BANKING VÀ CÁC KHÓA ĐÀO TẠO CHỨC DANH NHÂN VIÊN NGÂN

HÀNG TẠI VIET VICTORY

Để cụ thể hóa phương pháp học tập tổng hợp đã sử dụng thành công trên thế giới vào việc áp dụng trong đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam, chương này tác giả sẽ trình bày sơ lược về hệ thống phần mềm Ngân hàng lõi Core-banking, là phần mềm thực hành dành cho sinh viên thuộc khối ngành này hoặc sinh viên muốn làm việc tại Ngân hàng sau khi tốt nghiệp cùng những khóa học thực tế về công việc tại Ngân hàng; qua đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về Core-banking và hiểu được tại sao sinh viên chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng lại cần hiểu được hệ thống này đến như vậy Hiểu được tầm quan trọng ấy và đề ra biện pháp đưa Core-banking vào chương trình đào tạo tại các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay trong chương 4

TỔNG QUAN VỀ PHẦN NGÂN HÀNG LÕI

CORE-BANKING VIET VICTORY

Như đã trình bày ở trên, phương pháp học tập tổng hợp mang lại hiệu quả cao hơn so với truyền thống, với khung lý thuyết nền ấy đề tài nghiên cứu của tác giả áp dụng trong việc đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng Cụ thể hơn, sinh viên vừa được học lý thuyết vừa được thực hành trên hệ thống hoặc tham gia những khóa học chức danh giúp thực tế hóa ngành học, giúp sinh viên định hình một cách rõ ràng công việc mình sẽ làm trong tương lai, chương trình đào tạo được thực tế hơn Nhằm giải thích

rõ hơn về phương pháp này, nội dung dưới đây sẽ giải thích rõ về phần mềm thực hành dành cho sinh viên chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng cũng như lợi ích những khóa học về chức danh tại Ngân hàng

Core-banking chính là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin của một Ngân hàng, tất cả các giao dịch được chuyển qua hệ thống Core-banking và trong một khoản thời gian cực kỳ ngắn vẫn duy trì hoạt động đồng thời xử lý thông tin trong suốt thời gian hoạt động Viet Victory hiện là Công ty duy nhất ở Việt Nam tự thiết kế, xây dựng và

sử dụng Core-banking tương tự như Core-banking các Ngân hàng thương mại hiện nay đang sử dụng trong việc đào tạo sinh viên Hệ thống này bao gồm các phân hệ nghiệp

vụ của Ngân hàng như: quản lý khách hàng, tiền gửi, tiền vay, chuyển tiền, tài trợ thương mại,… cụ thể sẽ được trình bày ở nội dung bên dưới:

3.1.1 Phân hệ tiền gửi

Đây là phân hệ áp dụng cho việc xử lý các giao dịch liên quan đến tiền gửi, bao gồm chín nhóm chức năng chính: Quản lý khách hàng, Quản lý tài khoản Tiền gửi khách hàng, Thanh toán thẻ tín dụng, Quản lý séc, Chi lương, Giao dịch thu phí, Thu

Trang 38

đổi ngoại tệ và Quản lý tiết kiệm định kỳ Nhiệm vụ của phân hệ này là thực hiện các giao dịch liên quan đến việc tạo lập/quản lý tài khoản, tài sản tiền mặt của khách hàng như: thẻ, séc, tiết kiệm, thu chi tiền mặt,… Chi tiết được trình bày như trong bảng 3.1 (Hình ảnh minh họa ở phụ lục 5):

Bảng 3.1: Phân hệ tiền gửi

Nhóm chức năng Chức năng

Quản lý khách hàng Mở mã KH cá nhân Mở mã KH doanh nghiệp Open Individual Customer

Open Corp Customer Quản lý tài khoản Tiền gửi

khách hàng

Mở tài khoản TGTT Open Account Đóng tài khoản TGTT Closed Account Giao dịch tài khoản khách

hàng

Nộp tiền mặt vào TGTT Cash Deposit Rút tiền mặt từ TK TGTT Cash Withdrawal Giao dịch rút chuyển khoản Transfer Withdrawal Thanh toán thẻ tín dụng Thu tiền mặt thanh toán thẻ tín dụng Chuyển khoản thanh toán thẻ tín dụng Collection For Credit Card Payment

Transfer For Credit Card Payment

Quản lý séc

Rút tiền mặt bằng séc Cheque Withdrawal Drawn On Us Rút chuyển khoản bằng séc Cheque Transfer Drawn On Us Ngưng thanh toán séc Cheque/Payment Stop

Hủy lệnh ngưng thanh toán séc Cheque/Cancel Stop Payment Chi lương Chi lương thường xuyên Salary Payment-Frequency

Giao dịch thu phí Thu phí từ tài khoản KH Thu phí bằng tiền mặt Collect Charges from Account

Collect Charges by Cash

Thu đổi ngoại tệ

Nộp tiền mặt mua séc Cash Withdraw for buying TC Bán séc du lịch Sales Travellers Cheque Thu đổi séc du lịch Buy Travellers Cheque Thu đổi ngoại tệ nhiều mênh giá Exchange banknotes many deno Thu đổi ngoại tệ tiền mặt Foreign Exchange

Quản lý tiết kiệm định kỳ

Mở tài khoản Tiết kiệm lãi cuối kỳ Savings AC/Open/Arrear

Mở tài khoản lãi định kỳ (hàng tháng/hàng quý)

Nguồn: Phòng Đào tạo – Công ty Cổ phần Đào tạo Việt Thành Công

 Với cấu trúc chặt chẽ, phân hệ tiền gửi giúp hỗ trợ công việc cho giao dịch viên một cách tốt nhất Thông tin khách hàng được quản lý kĩ lưỡng, đầy đủ và đảm bảo Các giao dịch phát sinh được cập nhận và lưu trữ trên hệ thống thông qua phân hệ tiền gửi giúp Ngân hàng hoạt động hiệu quả

3.1.2 Phân hệ chuyển tiền

Học viên được hướng dẫn thực hiện các giao dịch chuyển tiền cùng hoặc khác chi nhánh, với thiết kế đơn giản gồm hai nhóm chức năng chính: xử lý điện đến và xử

lý điện đi, giao dịch viên sẽ là người trực tiếp làm việc trên phân hệ này Nhờ có phân

hệ chuyển tiền mà các giao dịch liên quan đến việc thu chi tiền mặt của khách hàng

Trang 39

được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả Bảng 3.2 minh họa cho phân hệ chuyển tiền (Hình ảnh minh họa ở phụ lục 5)

Bảng 3.2: Phân hệ chuyển tiền

Khách hàng nộp tiền mặt chuyển đi Ngân hàng khác thông

qua chi nhánh có sử dụng chương trình CITAD

Outward Transaction/Transfer by Account

Khách hàng trích tài khoản chuyển đi chi nhánh khác

trong hệ thống nhận bằng tiền mặt

Outward Transaction/Transfer by Cash

Khách hàng trích tài khoản chuyển đi ngân hàng khác

thông qua chi nhánh có sử dụng chương trình CITAD

Outward Transaction/Transfer by Account

Phân hệ tín dụng trong Core-banking Viet Victory được thiết kế để hỗ trợ người

sử dụng trong việc tạo lập, quản lý và lưu trữ thông tin tín dụng Chức năng của Phân

hệ tín dụng gồm 6 nhóm chính: Khởi tạo, Giao dịch, Tài sản đảm bảo, Tra soát điều chỉnh, Phê duyệt và Báo cáo Học viên được hướng dẫn các giao dịch liên quan đến tín dụng như mở tài khoản tiền vay, hạn mức khách hàng, thu phí, theo dẽo lịch trả nợ,…công việc mà một giao dịch viên và chuyên viên khách hàng cá nhân phải nắm

rõ Nội dung chi tiết được trình bày như trong bảng 3.3 (Hình ảnh minh họa ở phụ lục 5)

Trang 40

Bảng 3.3: Phân hệ tín dụng

1 Loan working account Mở tài khoản tiền vay

Khởi tạo (Initiation)

3 Input loan contract Mở hợp đồng vay

4 Cash (or transfer) withdrals Giải ngân

Giao dịch (Transaction)

- Past due loan repayment

Các giao dịch thanh toán nợ vay

9 Collateral information Thông tin chi tiết tài sản đảm bảo

10 Collateral contingent entry Nhập/xuất ngoại bảng tài sản đảm bảo

11 Credit enquiry Tra soát, điều chỉnh thông tin khoản vay Tra soát, điều

Nguồn: Phòng Đào tạo – Công ty Cổ phần Đào tạo Việt Thành Công

 Phân hệ tín dụng hỗ trợ tối đa người dùng trong việc cập nhật, quản lý và lưu trữ thông tin khách hàng Nhờ đó Ngân hàng có thể kiểm soát tình hình tín dụng một cách hiệu quả nhất

3.1.4 Phân hệ tài trợ thương mại:

Được xây dựng để hỗ trợ người sử dụng tạo lập, lưu trữ, quản lý thông tin

và điện SWIFT liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế bao gồm ba nhóm chức năng: Chuyển tiền quốc tế, Nhờ thu và tín dụng chứng từ Học viên không chỉ được hướng dẫn lý thuyết liên quan đến Thanh toán quốc tế - môn học chuyên ngành của sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng mà còn được thực hành trên những bộ hồ sơ giấy, thao tác trên hệ thống, được giải đáp tất cả thắc mắc liên quan… Tìm hiểu về phân hệ này, học viên nắm được quy trình chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ cùng những luật định liên quan

Liên quan đến hoạt động nhập khẩu hệ thống có nhờ thu nhập khẩu và tín dụng chứng

từ nhập khẩu Các hoạt động khai báo, tu chỉnh, từ chối, thanh toán,… được hướng dẫn kỹ và được tác nghiệp trên hệ thống, đọc trên hồ sơ thực tế của Ngân hàng Nội dung phân hệ được trình bày như trong bảng 3.4(a) (Hình ảnh minh họa ở phụ lục 5)

Ngày đăng: 03/01/2019, 22:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sinh viên xác định được mục tiêu của chương trình đào tạo 1 2 3 4 5 2. Sinh viên được tham gia các buổi hội thảo, nghiên cứu khoahọc, trình bày của chuyên gia liên quan đến chuyên ngành1 2 3 4 5 Khác
4. Sinh viên hiểu về các chức danh, các công việc trong ngân hàng 1 2 3 4 5 5. Sinh viên được trang bị đầy đủ kỹ năng mềm, tự tin đi làm saukhi tốt nghiệp1 2 3 4 5II. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Khác
6. Giảng viên có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn 1 2 3 4 5 7. Giảng viên thường xuyên cập nhật những kiến thức thực tế trongbài giảng1 2 3 4 5 Khác
8. Giảng viên sẵn sàng giúp đỡ sinh viên trong học tập 1 2 3 4 5 9. Giảng viên đảm bảo thời gian giảng dạy trên lớp theo lịch học 1 2 3 4 5 10. Giảng viên đưa hướng gởi mở, tình huống thực tế để sinh viênphát triển khả năng học tập1 2 3 4 5 Khác
11. Thái độ giảng dạy của giảng viên (nhiệt tình, dễ hiểu, kỹ năng truyền đạt tốt)1 2 3 4 5III. MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w