Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế toàn cầu. Với việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO vào năm 2007, chúng ta đón nhận nhiều cơ hội đầu tư hợp tác, giao lưu và phát triển các hoạt động ngoại thương với nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với những cơ hội luôn đi kèm với thách thức, đó là sự cạnh tranh khốc liệt và dĩ nhiên ngành sữa sẽ không thể dứng ngoài cuộc. Vinamilk được biết đến là công ty sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong nhiều năm qua, tuy nhiên liệu rằng vị thế số một này sẽ tồn tại được bao lâu? Trả lời câu hỏi này cần xem xét nhiều khía cạnh khác nhau, thế nhưng có một yếu tố không thể bỏ qua đó là đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Xuất phát từ lý do trên, em đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2005 2011” Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở tài liệu dãy số thời gian, áp dụng các phương pháp thống kê như hồi quy tương quan và phân tích dãy số thời gian để tiến hành phân tích.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THỐNG KÊ
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) GIAI ĐOẠN 2005 – 2011
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Cao Quốc Quang
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Đạt
Sinh: 18/9/1990
Mã SV: CQ500507
Lớp: Thống kê kinh doanh 50
HÀ NỘI – Tháng 11 năm 2011
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1: Lý luận chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2
1.1 Khái niệm kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2
1.2 Hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5
1.2.1 Giá trị sản xuất (GO) 5
1.2.2 Giá trị gia tăng (VA) 6
1.2.3 Giá trị gia tăng thuần (NVA) 7
1.2.4 Lợi nhuận kinh doanh (M1) 7
1.2.5 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 8
1.2.6 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần 8
Chương 2: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2005 - 2011 9
2.1 Phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 10
2.1.1 Phương pháp phân tích hồi quy tương quan 9
2.1.2 Phương pháp dãy số thời gian 15
2.1.2.1 Phân tích đặc điểm biến động qua thời gian 15
2.1.2.2 Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng 18
2.1.2.3 Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn 20
2.2 Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích biến động kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) giai đoạn 2005 – 2011 21
2.2.1 Tổng quan về công ty cổ phần sữa Việt Nam 21
2.2.1.1 Giới thiệu chung 21
Trang 32.2.1.2 Một số đặc điểm về công ty và sản phẩm của công ty 21
2.2.2 Đặc điểm nguồn dữ liệu của công ty cổ phần sữa Vinamilk 24
2.2.3 Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2005 – 2011 25
2.2.3.1 Vận dụng phương pháp hồi quy - tương quan phân tích biến động của doanh thu và lợi nhuận theo vốn và chi phí quảng cáo 26
2.2.3.1.1 Doanh thu 26
2.2.3.1.2 Lợi nhuận 28
2.2.3.2 Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động của doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2005 - 2010 30
2.2.3.2.1 Doanh thu 30
2.2.3.2.2 Lợi nhuận 32
2.2.3.3 Dự đoán doanh thu và lợi nhuận của công ty cho các quý của năm 2012 và 2013………. 35
2.2.3.3.1 Doanh thu 36
2.2.3.3.2 Lợi nhuận 38
Kết luận và kiến nghị 41
Phụ lục
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 4đoạn 2005 – 2010 33Bảng 5 : Kết quả dự đoán doanh thu cho các quý của năm 2012 và
2013 38Bảng 6: Kết quả dự đoán lợi nhuận cho các quý của năm 2012 và
2013 40
Danh mục biểu
Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm của Vinamilk năm 2008
23Biểu đồ 2: Quy mô lợi nhuận các năm theo tổng vốn 29Biểu đồ 3: Doanh thu của Vinamilk giai đoạn 2005-2010 30Biểu đồ 4: Tỷ trọng lợi nhuận trong tổng doanh thu của Vinamilk
giai đoạn 2005-2010 34Biểu đồ 5 : Dự đoán doanh thu của Vinamilk cho các quý năm 2012
và 2013 37Biểu đồ 6: Dự đoán lợi nhuận cho các quý của năm 2012 và 2013 40
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập ngàycàng sâu vào nền kinh tế toàn cầu Với việc gia nhập tổ chức thương mạiquốc tế WTO vào năm 2007, chúng ta đón nhận nhiều cơ hội đầu tư hợptác, giao lưu và phát triển các hoạt động ngoại thương với nhiều nước trênthế giới Tuy nhiên, cùng với những cơ hội luôn đi kèm với thách thức,
đó là sự cạnh tranh khốc liệt và dĩ nhiên ngành sữa sẽ không thể dứngngoài cuộc Vinamilk được biết đến là công ty sản xuất sữa hàng đầu tạiViệt Nam trong nhiều năm qua, tuy nhiên liệu rằng vị thế số một này sẽtồn tại được bao lâu? Trả lời câu hỏi này cần xem xét nhiều khía cạnhkhác nhau, thế nhưng có một yếu tố không thể bỏ qua đó là đánh giá kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Xuất phát từ lý do trên,
em đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2005- 2011”
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở tài liệu dãy số thời gian, ápdụng các phương pháp thống kê như hồi quy - tương quan và phân tíchdãy số thời gian để tiến hành phân tích
Về bố cục, đề tài gồm có 2 chương:
Chương 1: Lý luận chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chương 2: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2005 - 2011
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù có nhiều cố gắng songkhông tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, vì thế em rất mong nhậnđược ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và các bạn
Em cũng xin chân thành cám ơn thầy Cao Quốc Quang đã tận tìnhgiúp đỡ để em có thể hoàn thành đề án này
Trang 6CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HỆ THỐNG
CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là gì?
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉtiêu tổng hợp biểu hiện bằng tiền toàn bộ thành quả lao động do nhữngngười lao động của đơn vị đó (hoặc lao động làm thuê cho đơn vị ấy) làm
ra trọng một khoảng thời gian nhất định như một ngày, một tháng, mộtquý hay một năm Nó chỉ được coi là kết quả sản xuất của một đơn vị khi:+ Nó là kết quả do lao động hữu ích
+ Của những người lao động trong đơn vị đó làm ra trong thời gian tínhtoán
Vì vậy, những sản phẩm mua về mà đơn vị cơ sở không có đầu tư gì thêm
để gia công, chế biến thì không được coi là kết quả hoạt động sản xuấtcủa đơn vị
Các dạng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
+ Thành phẩm: là sản phẩm đã trải qua toàn bộ các khâu của quy trìnhsản xuất của đơn vị, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật mà đơn vị đề ra, đã được tiếnhành kiểm tra chất lượng và đã hoặc đang làm thủ tục nhập kho – đối vớisản phẩm vật chất Với sản phẩm dịch vụ thì không có những đặc điểmtrên Sản phẩm dịch vụ có đặc điểm là: Sản xuất đến đâu tiêu dùng ngayđến đấy nên không có sản phẩm lưu kho, nơi sản xuất là nơi tiêu dùng,quá trình sản xuất đồng thời là quá trình hưởng thụ sản phẩm
Theo quy định của Tổng cục Thống kê, không tính vào thành phẩmnhững sản phẩm sau:
Trang 7- Sản phẩm mua vào với mục đích bán ra mà không phải qua bất kỳ mộtchế biến gì thêm,
- Sản phẩm thuê đơn vị khác gia công, chế biến, khi chuyển về đơn vị cơ
sở không phải chế biến gì thêm,
- Những sản phẩm chưa làm xong thủ tục nhập kho (đối với ngành côngnghiệp),
- Sản phẩm có khuyết tật, không đạt tiêu chuẩn chất lượng nhưng chưasửa chữa lại
+ Bán thành phẩm (còn gọi là nửa thành phẩm): là sản phẩm đãđược hoàn thành ở một hoặc một số khâu của quy trình sản xuất nhưngchưa đến khâu sản xuất cuối cùng Bán thành phẩm có thể đem đi tiêu thụđược
+ Tại chế phẩm: là sản phẩm đã được hoàn thành ở một hoặc một
số khâu của quy trình sản xuất nhưng chưa đến khâu sản xuất cuối cùng
và hiện tại đang được chế biến ở một khâu nào đó Nó không đem đi tiêuthụ được
+ Sản phẩm sản xuất dở dang : gồm toàn bộ bán thành phẩm, tạichế phẩm có tại thời điểm nghiên cứu
+ Sản phẩm chính: là sản phẩm thu được thuộc mục đích chính củaquy trình sản xuất
+ Sản phẩm phụ: là sản phẩm thu được thuộc mục đích phụ củaquy trình sản xuất
Ví dụ, trong nhà máy chế biến gỗ kết quả thu được có gỗ cắt khúc
và mạt gỗ Gỗ cắt khúc là sản phẩm chính còn mạt gỗ là sản phẩm phụ
+ Sản phẩm song đôi: Hai hoặc nhiều sản phẩm cùng là sản phẩmchính thu được trong một quy trình sản xuất Ví dụ, trong chăn nuôi cừuthu được lông và thịt, nuôi ong thu được mật, phấn hoa mật ong, sữa ongchúa và sáp ong
Trang 8+ Hoạt động sản xuất chính: là hoạt động tạo ra giá trị gia tăngnhiều nhất của một đơn vị sản xuất.
+ Hoạt động sản xuất phụ: là các hoạt động của một đơn vị sảnxuất được thực hiện nhằm tận dụng các yếu tố dôi thừa của hoạt độngchính để sản xuất ra các loại sản phẩm mà giá trị gia tăng của nó thườngnhỏ hơn giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất chính
+ Hoạt động sản xuất hỗ trợ: là các hoạt động sản xuất của đơn vị cơ
sở để tự thỏa mãn nhu cầu cho sản xuất chính hoặc sản xuất phụ của đơn
vị cơ sở
Đơn vị đo lường kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Đơn vị tự nhiên: đơn vị tự nhiên được dùng để đo lường kết quả sảnxuất kinh doanh mang tính chất tự nhiên thường dùng trong cuộc sốngnhư: chiếc, cái, con, ca, vụ,…Khả năng tổng hợp của đơn vị tự nhiên bịhạn chế Cùng đơn vị đo lường như nhau, cùng một loại sản phẩm nhưngkhác nhau về chủng loại không thể tổng hợp được
+ Đơn vị vật lý: đơn vị vật lý là những đơn vị được đo theo tiêu chuẩn
lý học quốc tế như: tấn, tạ, lít, m3… Khả năng tổng hợp của loại đơn vị đonày tốt hơn cách đo bằng đơn vị tự nhiên Song khả năng tổng hợp vẫn bịhạn chế Cùng đơn vị đo lường như nhau, nhưng khác nhau loại sảnphẩm; hoặc cùng loại sản phẩm nhưng khác nhau về chất lượng thì khôngthể tổng hợp được
+ Đơn vị quy chuẩn: quy đổi về một loại sản phẩm chuẩn: lương thựcquy thóc, máy kéo tiêu chuẩn… Khả năng tổng hợp của loại đơn vị đolường này tốt hơn hai loại đơn vị đo lường trên Song mức độ tổng hợpcũng còn hạn chế vì nó chỉ quy đổi của một số loại sản phẩm ra sản phẩmtiêu chuẩn mà thôi
+ Đơn vị tiền tệ: với đơn vị đo lường này người ta có thể tổng hợpđược tất cả sản phẩm chính, sản phẩm phụ, sản phẩm sản xuất dở dangcủa mọi loại sản phẩm
Trang 9+ Đơn vị kép: đây là loại đơn vị đo lường được hình thành do tính chấtđặc thù khi thống kê một số hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc do kếtquả của quá trình tính toán như: khối lượng hàng hóa luân chuyển tínhbằng tấn.km, số khách du lịch tính bằng lượt người, lương thực bình quânđầu người tính bằng kg/người…
1.2 Hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Giá trị sản xuất (GO)
Khái niệm:
Giá trị sản xuất (GO-Gross Output) của đơn vị cơ sở là chỉ tiêuphản ánh toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích dolao động của đơn vị đó làm ra trong một thời kỳ nhất định
Xét về cấu trúc giá trị: GO = C + V + M
Chỉ tiêu GO có thể tính cho đơn vị kinh tế, ngành kinh tế, khu vựckinh tế hoặc toàn bộ nền kinh tế quốc dân Thông thường chỉ tiêu này tínhtheo phạm vi từng bộ phận của nền kinh tế tức cho đơn vị kinh tế vàngành kinh tế
Nguyên tắc tính: 5 nguyên tắc chung
+ Tính theo nguyên tắc thường trú
+ Tính theo thời điểm sản xuất, tức sản phẩm được sản xuất trong thời
kỳ nào thì tính cho thời kỳ đó
+ Tính theo giá hiện hành và giá so sánh, trong đó giá hiện hành là giáthực tế giao dịch của thời kỳ nghiên cứu Giá thực tế giao dịch tức là giáthị trường, giá của người mua và người bán trao đổi trên thị trường
+ Tính toàn bộ giá trị sản phẩm, theo nguyên tắc này chỉ tiêu GO cónhược điểm là tính trùng, độ trùng lặp phụ thuộc vào trình độ phân cônglao động, trình độ phát triển của nền kinh tế
Trang 10+ Tính toàn bộ kết quả sản xuất, tức tính tất cả giá trị thành phẩm, bánthành phẩm và sản phẩm dở dang là kết quả sản xuất trong thời kỳ nghiêncứu.
Cách tính:
Đối với hoạt động của từng ngành và từng loại hình kinh tế khác nhau
sẽ có cách tính GO khác nhau, nhưng tựu chung lại có ba cách tính cơbản Ở đây xin trình bày cách tính thứ ba là cách tính có nhiều thuận lợi
vì những thông tin trong công thức đều có thể tập hợp được từ báo cáo tàichính của doanh nghiệp
GO = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ + Doanh thubán phế liệu, phế phẩm trong kỳ + Chênh lệch giá trị sản xuất dở dangcuối kỳ so với đầu kỳ + Chênh lệch giá trị sản phẩm hàng hóa tồn khocuối kỳ so với đầu kỳ + Giá trị các công việc làm thuê cho bên ngoài +Giá trị cho thuê phương tiện sản xuất, máy móc thiết bị thuộc dây chuyềnsản xuất của doanh nghiệp (trừ một số ngành yêu cầu có người điều khiển
Ý nghĩa:
Trên giác độ vĩ mô, chỉ tiêu VA là cơ sở để tính GDP, GNI, VAT…Đối với đơn vị cơ sở nó là cơ sở để tính toán trong việc phân chia lợi ích
Trang 11giữa người lao động của đơn vị cơ sở (V) với lợi ích của đơn vị cơ sở và
xã hội (M), giá trị thu hồi vốn do khấu hao TSCĐ (C1)
Phương pháp tính:
+ Phương pháp sản xuất: VA = GO - IC
+ Phương pháp phân phối: VA = V + M + G + C1
Trong đó: IC là chi phí trung gian
V là thu nhập lần đầu của người lao động
M là thu nhập lần đầu của đơn vị cơ sở
G là thu nhập lần đầu của chính phủ ( từ thuế sản xuất và thuế sản phẩm) G bao gồm: Thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế VAT, các lệ phí coi như thuế…
1.2.3 Giá trị gia tăng thuần (NVA)
Khái niệm:
Giá trị gia tăng thuần là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ giá trị mới đượcsáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định (không kể C1) của tất cả các hoạtđộng sản xuất và dịch vụ của đơn vị cơ sở
Về cấu trúc giá trị: NVA = V + M
Ý nghĩa:
Dùng để tính GDP, GNI…của nền kinh tế quốc dân; dùng để tínhVAT; tính cơ cấu thu nhập; tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, kinhdoanh của đơn vị cơ sở
Phương pháp tính:
+ Phương pháp sản xuất: NVA = VA – C1 = GO – IC – C1
+ Phương pháp phân phối: NVA = V + M = V + M1 + G
1.2.4 Lợi nhuận kinh doanh (M 1 )
Khái niệm:
Lợi nhuận kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hoặcmức hiệu quả kinh doanh mà đơn vị cơ sở thu được từ các hoạt động kinhdoanh Lợi nhuận kinh doanh được xác định bằng công thức sau:
Trang 12Lợi nhuận kinh doanh = Doanh thu kinh doanh – Chi phí kinh doanhLợi nhuận kinh doanh của đơn vị cơ sở gồm 3 bộ phận:
+ Lợi nhuận từ kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
+ Lợi nhuận từ kết quả hoạt động bất thường
Tổ chức hạch toán đơn vị cơ sở: tính 3 chỉ tiêu lợi nhuận thu từ kếtquả sản xuất, kinh doanh như sau:
+ Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu thuần – Tổng giá vốn hàng bán+ Lợi nhuận thuần trước thuế = Tổng doanh thu thuần – Tổng giáthành hoàn toàn sản phẩm bán
hoặc Lợi nhuận thuần trước thuế = Lợi nhuận gộp – Tổng chi phí bánhàng và chi phí quản lý đơn vị cơ sở
Mặt khác, theo SNA cũng có thể tính lợi nhuận thuần trước thuế (L)theo công thức:
L = GO – IC – V – G – C1
+ Lợi nhuận thuần sau thuế = Lợi nhuận thuần trước thuế - Thuế thunhập doanh nghiệp
1.2.5 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng số tiền mà đơn vịthực tế đã thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phátsinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho kháchhàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếucó) trong kỳ nhờ bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của mình
1.2.6 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần = Tổng doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ - (Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế xuất khẩu+ Các khoản giảm trừ phát sinh trong kỳ: chiết khấu thương mại, giảmgiá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại…)
Trang 13CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SỮA VINAMILK GIAI ĐOẠN 2005 – 2011
2.1 Phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Để phân tích dữ liệu kinh tế xã hội, ta có thể sử dụng nhiều phươngpháp khác nhau Trong thống kê, có 4 phương pháp hay được sử dụngtrong quá trình tổng hợp và phân tích số liệu, đó là:
+ Phương pháp đồ thị
+ Phương pháp phân tích hồi quy tương quan
+ Phương pháp dãy số thời gian
+ Phương pháp chỉ số
Sau đây xin được trình bày những phần lý thuyết căn bản nhất vềphương pháp hồi quy tương quan và dãy số thời gian là hai phương phápchính được sử dụng trong đề tài
2.1.1 Phương pháp phân tích hồi quy tương quan
Liên hệ hàm số và liên hệ tương quan
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Các hiện tượng tồn tạitrong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau Phương pháp phân tích hồi quytương quan là một trong những phương pháp thường được sử dụng trongthống kê để nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc
Khi nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc, nếu xét theo mức độ chặtchẽ của mối liên hệ, có thể phân thành hai loại: Liên hệ hàm số và liên hệtương quan
+ Liên hệ hàm số là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ giữa tiêu thứcnguyên nhân – ký hiệu là x và tiêu thức kết quả - ký hiệu là y Dạng tổngquát của liên hệ hàm số: y = f(x), tức là: cứ mỗi giá trị của tiêu thức
Trang 14nguyên nhân sẽ có một giá trị tương ứng của tiêu thức kết quả Mối liên
hệ này có thể thấy được không những ở toàn bộ tổng thể, mà cả trên từngđơn vị cá biệt Liên hệ hàm số thường gặp khi nghiên cứu các hiện tượng
tự nhiên như trong vật lý, hóa học…
+ Liên hệ tương quan là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ giữatiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả: cứ mỗi giá trị của tiêu thứcnguyên nhân sẽ có nhiều giá trị tương ứng của tiêu thức kết quả Vì lý dotrên, liên hệ tương quan không được biểu hiện một cách rõ ràng trên từngđơn vị cá biệt Do đó, để phản ánh mối liên hệ tương quan thì phải nghiêncứu hiện tượng số lớn, tức là thu thập tài liệu về tiêu thức nguyên nhân vàtiêu thức kết quả của nhiều đơn vị Liên hệ tương quan thường gặp khinghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội
Nhiệm vụ của phân tích hồi quy tương quan
+ Xác định mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ giữa các hiện tượngCăn cứ vào nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể để chọn ra một, hai, ba, v.v…tiêu thức nguyên nhân và một tiêu thức kết quả Các tiêu thức nguyênnhân được chọn là các tiêu thức có ảnh hưởng lớn đến tiêu thức kết quả
Từ đó có thể xây dựng mô hình hồi quy giữa một tiêu thức nguyên nhân
và một tiêu thức kết quả và được gọi là mô hình hồi quy đơn Mô hìnhhồi quy đơn có thể là mô hình tuyến tính hoặc mô hình phi tuyến Hoặc
có thể xây dựng mô hình hồi quy giữa hai, ba, v.v… tiêu thức nguyênnhân và một tiêu thức kết quả Mô hình này thường được xây dựng dướidạng tuyến tính và được gọi là mô hình hồi quy tuyến tính bội
+ Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan
Việc đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan được thựchiện thông qua việc tính toán hệ số tương quan, tỷ số tương quan, hệ sốtương quan bội, hệ số tương quan riêng phần Dựa vào kết quả tính toán
có thể kết luận về mức độ chặt chẽ của mối liên hệ, giúp cho việc nhậnthức hiện tượng được sâu sắc, từ đó đề ra những giải pháp cụ thể
Trang 15 Đặc điểm vận dụng phương pháp hồi quy tương quan trong nghiêncứu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phầnsữa Vinamilk
Như phần trên đã trình bày, hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm sáu chỉ tiêu cơ bản, là
GO, VA, NVA, M1, Doanh thu, Doanh thu thuần Như vậy, tiêu thức kếtquả đã có, vấn đề đặt ra là phải xác định được tiêu thức nguyên nhân.Trong khuôn khổ của đề án này, xin phép chỉ nghiên cứu hai tiêu thứckết quả cơ bản là Doanh thu và M1 (lợi nhuận) Vậy thì đâu là nhân tố tácđộng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp?
Thứ nhất, phải kể đến vốn kinh doanh, khi vốn tăng đồng nghĩa vớiviệc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động đầu
tư khác, kết quả làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp nếunhư doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả Ngược lại, khi nguồn vốn eohẹp doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình sản xuấtkinh doanh, phải cân nhắc nhiều hơn đến những quyết định đầu tư củamình, quy mô sản xuất vì thế cũng khó có thể mở rộng được, kết quả tấtyếu làm ảnh hưởng không tốt đến doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.Nhân tố thứ hai là lao động, về cơ bản một doanh nghiệp có nhiều laođộng sẽ có quy mô lớn hơn một doanh nghiệp ít lao động, cũng vì quy môlớn hơn nên doanh thu và lợi nhuận của công ty đó nhiều khả năng sẽ caohơn Tuy nhiên, quan điểm này chỉ mang tính tương đối, trong nhiềutrường hợp sẽ không còn đúng khi mà khoa học công nghệ phát triển, quátrình tự động hóa ngày càng được ứng dụng phổ biến và đang trở thànhmột xu thế Việc sử dụng những dây chuyền tự động hóa cùng sự hỗ trợcủa máy tính và internet sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động vàgiảm chi phí thuê mướn nhân công, ở những doanh nghiệp như thế, số laođộng tuy ít nhưng doanh thu và lợi nhuận vẫn có thể rất cao Tuy nhiên,xét trong phạm vi một doanh nghiệp, khi số lao động thay đổi nhiều khả
Trang 16năng sẽ dẫn đến sự thay đổi tương ứng của doanh thu và lợi nhuận Để cóthể kết luận chính xác, ta cần phải xây dựng mô hình hồi quy và tiến hànhkiểm định để có kết luận cuối cùng.
Nhân tố thứ ba là chi phí quảng cáo Trong nền kinh tế thị trường cạnhtranh ngày càng khốc liệt, ngoài việc chú trọng đến chất lượng và giáthành sản phẩm thì một yếu tố khác quyết định rất nhiều đến sự thành bạicủa một công ty đó là việc xây dựng hình tượng về công ty và sản phẩmcủa công ty trong tâm trí khách hàng thông qua các chiến lược marketing
Cụ thể ở đây là thông qua việc truyền thông quảng cáo trên các phươngtiện truyền thông và các hội chợ triển lãm… Nếu làm tốt công tácmarketing, doanh nghiệp sẽ tạo ra những lợi thế vô hình giúp doanhnghiệp ngày càng lớn mạnh trong tương lai Xét về doanh thu, khi chi phíquảng cáo tăng gần như chắc chắn doanh thu sẽ tăng, tuy nhiên lợi nhuậnthì chưa thể kết luận được, nếu mức tăng của doanh thu lớn hơn mức tăngcủa chi phí quảng cáo thì lợi nhuận sẽ tăng và ngược lại
Như vậy, về cơ bản sẽ có ba nhân tố nguyên nhân chính tác động đếnkết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên dothiếu số liệu về số lao động của công ty trong giai đoạn 2005 – 2011 nên
ta chỉ có thể hồi quy tương quan biến động của doanh thu và lợi nhuậntheo hai tiêu thức nguyên nhân là là tổng vốn và chi phí quảng cáo
+ Hồi quy và tương quan đơn
Căn cứ vào đặc điểm biến động của doanh thu và lợi nhuận, ta có thểxây dựng phương trình hồi quy của từng nhân tố là vốn và chi phí quảngcáo tới từng tiêu thức kết quả (doanh thu và lợi nhuận) theo các mô hìnhsau ( x là vốn hoặc chi phí quảng cáo, y là doanh thu hoặc lợi nhuận):
Trang 17MH Tuyến tính Phi tuyến
- Tính chất: 1 r 1
+ r = 1: mối liên hệ hàm số+ r = 0: không có mối liên hệ+ -1 r 1: mối liên hệ càng chặt chẽ+ r dương: x và y có mối liên hệ thuận,
r âm x và y có mối liên hệ nghịch
Tỷ số tương quan:
2 2 ˆ
Trang 18 Hồi quy và tương quan tuyến tính bội
Do chỉ có nguồn số liệu của hai tiêu thức nguyên nhân là vốn và chi phíquảng cáo nên ở đây chỉ xin đề cập đến mô hình hai tiêu thức nguyên nhânảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
- Phương trình hồi quy: yˆx b0b x1 1b x2 2
x 1 và x 2 lần lượt là vốn và chi phí quảng cáo, yˆxdoanh thu hoặc lợi nhuận
- Ý nghĩa hệ số hồi quy:
+ b1: trong điều kiện x2 không đổi, x1 thay đổi 1 đơn vị làm y thay đổi trungbình = b1
+ b2: trong điều kiện x1 không đổi, x2 thay đổi 1 đơn vị làm y thay đổi trungbình = b2
- Hệ số tương quan:
+ Hệ số tương quan bội (R) đánh giá mức độ chặt chẽ mối liên hệ tươngquan tuyến tính giữa tất cả các tiêu thức nguyên nhân xi tới tiêu thức kết quảy
2 2 ˆ
1
i x i
Hs tương quan riêng phần giữa x1 và y trong khi x2 không đổi:
Trang 192.1.2 Phương pháp dãy số thời gian
Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian Trongthống kê, để nghiên cứu sự biến động này, người ta thường dựa vào dãy sốthời gian Phân tích dãy số thời gian cho phép nhận thức các đặc điểm biếnđộng của hiện tượng qua thời gian, tính quy luật của sự biến động, từ đó tiếnhành dự đoán về các mức độ của hiện tượng trong thời gian tới
2.1.2.1 Phân tích đặc điểm biến động qua thời gian
Để phân tích đặc điểm biến động của doanh thu và lợi nhuận của công ty
cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2005 – 2011 ta có thể sử dụng các chỉ tiêusau đây
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện của hiện tượng trong suốt thờigian nghiên cứu
Vì doanh thu và lợi nhuận là chỉ tiêu thời kỳ nên công thức tính như sau:
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của doanh thu,lợi nhuận giữa hai thời gian
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ)
Là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi)và mức độ kỳ đứng liền trước
đó (yi-1)
1
i y y i i
(với i = 2,3…n)
Trang 20 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc (tính dồn)
Là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ của một kỳ nào đóđược chọn làm gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình
Phản ánh mức độ đại diện của lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn vàđược tính theo công thức sau đây:
Tốc độ phát triển liên hoàn:
Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời gian sau
so với thời gian liền trước đó
1
i i
i
y t
Trang 21i i
y T y
( với i = 2,3 n)
Quan hệ giữa tốc độ phát triển liên hoàn với tốc độ phát triển định gốc:
- Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc:
T t
Lưu ý: Chỉ nên tính chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân đối với những
hiện tượng biến động theo một xu hướng nhất định
Tốc độ tăng ( giảm)
Chỉ tiêu này cho biết qua thời gian, hiện tượng đã tăng (giảm) bao nhiêulần hoặc bao nhiêu %
Tốc độ tăng ( giảm) liên hoàn ( ) ai
Phản ánh tốc độ tăng ( giảm) ở thời gian i so với thời gian i-1
Trang 22 Tốc độ tăng (giảm) bình quân (a )
Phản ánh tốc độ tăng ( giảm ) đại diện cho các tốc độ tăng (giảm) liênhoàn và được tính theo công thức sau đây:
1
a t ( lần )
Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng ( giảm) liên hoàn
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng lên hay giảm đi của tốc độ tăng(giảm) liên hoàn thì tương ứng với một lượng cụ thể là bao nhiêu
1(%) 100 100
1
i
i i
i
y g
Lưu ý: Chỉ tiêu này không tính đối với tốc độ tăng (giảm) định gốc vì luôn là
một số không đổi và bằng y1/100
2.1.2.2 Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng
Thống kê cung cấp nhiều phương pháp nhằm biểu hiện xu hướng biếnđộng cơ bản của hiện tượng Trong phạm vi của đề án, xin trình bày lýthuyết về xây dựng hàm xu thế và biến động thời vụ là hai phương phápđược sử dụng