Các vấn đề an toàn thực phẩm có thể làm người tiêu dùng e ngại sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2005 đến 2011 (Trang 28)

thể làm người tiêu dùng e ngại sử dụng sản phẩm sữa.

2.2.2. Đặc điểm nguồn dữ liệu của công ty cổ phần sữa Vinamilk

Như đã trình bày ở phần trên, Vinamilk là một công ty cổ phần và cổ phiếu của công ty lần đầu tiên được niêm yết trên sàn giao dịch Hồ Chí Minh vào năm 2005. Xuất phát từ đặc điểm của loại hình công ty cổ phần là hàng quý và hàng năm đều phải công bố báo cáo tài chính công khai cho các cổ đông và nhà đầu tư nhằm cung cấp thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh cho những nhà đầu tư đã và đang rót vốn vào công ty cũng như những nhà đầu tư tiềm năng khác. Đây là một điểm rất thuận lợi cho việc thu thập thông tin, việc có được số liệu báo cáo tài chính chi tiết của các quý trong năm cũng như các năm từ 2006-2011 sẽ là tiền đề quan trọng để áp dụng có hiệu quả một số phương pháp thống kê như dãy số thời gian hay phương pháp hồi quy tương quan nhằm phản ánh biến động của các chỉ tiêu kết quả cũng như dự báo cho tương lai.

2.2.3. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2005 – 2011

Bảng 2: Số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2005 - 2011

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng vốn (tr.đồng) 3.897.936 3.909.403 5.425.117 5.966.959 8.482.036 10.773.032 Chi phí quảng cáo (tr.đồng) 10.326 23.315 28.292 25.471 38.201 83.473 Doanh thu (tr.đồng) 5.638.783 6.619.102 7.237.750 8.208.035 10.613.771 15.752.866 Lợi nhuận (tr.đồng) 559.832 624.621 865.427 1.306.006 2.486.325 3.642.656

(Nguồn: trích dẫn từ báo cáo tài chính hàng năm của Vinamilk giai đoạn 2005 - 2011, số liệu được download tại website của cổng thông tin, dữ liệu tài chính- chứng khoán Việt Nam CafeF.vn)

2.2.3.1. Vận dụng phương pháp hồi quy - tương quan phân tích biến động của doanh thu và lợi nhuận theo vốn và chi phí quảng cáo

Như đã trình bày trong mục đặc điểm vận dụng phương pháp hồi quy tương quan trong nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk (thuộc mục 2.1.1), hai tiêu thức nguyên nhân có ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty được lựa chọn là vốn và chi phí quảng cáo. Sau đây xin được đi vào từng nội dung chi tiết.

2.2.3.1.1. Doanh thu

Ta có thể xây dựng mô hình hồi quy đơn của từng biến vốn và chi phí quảng cáo tới doanh thu, tuy nhiên nếu có thể xây dựng một mô hình hồi quy bội với điều kiện mô hình được kiểm định không mắc các khuyết tật thì mô hình đa nhân tố sẽ tỏ ra hiệu quả hơn so với mô hình đơn nhân tố trong việc phân tích.

Sử dụng phần mềm SPSS chạy số liệu của bảng 2 ta có phương trình hồi quy tuyến tính bội cho biết ảnh hưởng của vốn và chi phí quảng cáo tới doanh thu hàng năm của công ty Vinamilk (với mức ý nghĩa α = 0,05)

 Phương trình hồi quy:

DT = 2.077.359,142+ 0,61 V + 77,483 C

Trong đó: DT là doanh tu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ V là tổng vốn

C là chi phí quảng cáo

Theo bảng số liệu chạy được (xem phụ lục – hệ thống bảng 1) ta có:

+ P_value của kiểm định F = 0,001 (bảng 1d) < α = 0,05 => bác bỏ giả thiết H0 (R2= 0) P_value (βv) = 0,032 (bảng 1e) < 0,05 => βv ≠ 0

P_value (βc) = 0,025 (bảng 1e) < 0,05 => βc ≠ 0

 Phương trình hồi quy có ý nghĩa

+ D (Durbin- Watson) = 2,751 (bảng 1c) nằm trong (1;3) => mô hình không có tự tương quan

+ VIF= 6,821 (bảng 1e) < 10 => mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến

 Phương trình hồi quy không có khuyết tật

 Giải thích ý nghĩa hệ số hồi quy:

+ β0 = 2.077.359,142 nói lên ảnh hưởng của tất cả các tiêu thức nguyên nhân trong đó không có vốn và chi phí quảng cáo tới doanh thu.

+ βv = 0,61 có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi vốn sản xuất tăng lên 1 triệu đồng sẽ làm doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng thêm 0,61 triệu đồng.

+ βc = 77,483 cho thấy trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi chi phí quảng cáo tăng thêm 1 triệu đồng sẽ làm doanh thu tăng thêm 77,483 triệu đồng.

+ R2 = 99,3% cho biết mô hình nói trên (yếu tố tổng vốn và chi phí quảng cáo) giải thích được 99,3% sự biến động của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, còn lại 0,7% sự biến động của doanh thu là do sai số ngẫu nhiên bao gồm cả những yếu tố khác chưa đưa vào mô hình. Trong hai biến tổng vốn và chi phí quảng cáo thì biến chi phí quảng cáo tác động đến doanh thu nhiều hơn tổng vốn (cho hệ số hồi quy chuẩn hóa của chi phí quảng cáo = 0,531 lớn hơn mức 0,485 của tổng vốn).

+ Vì hệ số tương quan riêng phần giữa tổng vốn và doanh thu trong khi chi phí quảng cáo không đổi = 0,91 (bảng 1e) nhỏ hơn hệ số tương quan riêng

phần giữa chi phí quảng cáo và doanh thu trong khi tổng vốn không đổi = 0,923 (bảng 1e) nên giữa vốn và chi phí quảng cáo thì chi phí quảng cáo có mối liên hệ chặt chẽ hơn với doanh thu.

Bằng việc xây dựng phương trình hồi quy vốn và chi phí quảng cáo đến doanh thu, ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vinamilk chịu ảnh hưởng rất nhiều của hai biến trên, đặc biệt chi phí quảng cáo là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự gia tăng doanh số của công ty. Xuất phát từ thực tiễn đó, Vinamilk nên tăng cường đầu tư cho chiến lược marketing nhằm quảng bá sản phẩm của mình tới đông đảo người dân, thúc đẩy sức mua trong dân chúng, qua đó làm tăng doanh thu cho công ty.

2.2.3.1.2. Lợi nhuận

Khi xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính bội cho biết ảnh hưởng của vốn và chi phí quảng cáo tới lợi nhuận hàng năm của công ty Vinamilk (với mức ý nghĩa α = 0,05) thì kết quả kiểm định cho thấy hệ số βc không có ý nghĩa. Như vây biến chi phí quảng cáo không phải nguyên nhân gây ra biến động của lợi nhuận. Dưới đây ta sẽ xây dựng mô hình hồi quy đơn phân tích ảnh hưởng của tổng vốn tới lợi nhuận của công ty.

 Phương trình hồi quy:

Tuyến tính Parabol bậc2 Parabol bậc 3 Hyperbon Hàm mũ SE 180.797,391 133.401,645 115.399,301 545.735,752 4.105.162,748

Hồi quy biến động của lợi nhuận theo tổng vốn theo các mô hình tuyến tính, parabol bậc 2, parabol bậc 3, hyperbon, hàm mũ ta có SE của hàm parabol bậc 3 = 115.399,301 nhỏ nhất so với các sai số chuần ước lượng của các mô hình còn lại. Do đó phương trình hồi quy được lựa chọn là dạng hàm parabol bậc 3

Đơn vị: triệu đồng

LN = 2.117.194 - 1,027 V + (1,931×10-7)V2 – (7,8616×10-15)V3 Trong đó: LN là lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

V là tổng vốn

Theo bảng số liệu chạy được (xem phụ lục – hệ thống bảng 2) ta có:

+ P_value của kiểm định F = 0,005 (bảng 2b) < α = 0,05 => bác bỏ giả thiết H0 (R2= 0) + P_value của các hệ số hồi quy đều < 0,05 (bảng 2c)

+ R2 = 99,7% cho biết biến nguồn vốn giải thích được 99,7% sự biến động của lợi nhuận.

Với việc giải thích được 99,7% sự biến động của lợi nhuận, ta thấy rằng vốn là nhân tố có ảnh hưởng hàng đầu tới lợi nhuận của Vinamilk. Lý do được giải thích ở đây chính là lợi thế của quy mô. Khi doanh nghiệp tăng vốn đồng nghĩa với mở rộng quy mô sản xuất, quá trình mở rộng quy mô sẽ tạo ra cho doanh nghiệp những ưu thế nhất định trong mô hình chuỗi giá trị của tổ chức, kết quả làm giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng.

2.2.3.2. Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động của doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2005 - 2010

2.2.3.2.1. Doanh thu

Biểu đồ 3: Doanh thu của Vinamilk giai đoạn 2005-2010

Đơn vị tính: triệu đồng

Doanh thu của Vinamilk trong giai đoạn 2005 – 2010 đã không ngừng tăng lên (từ trên 5.638 tỷ đồng vào năm 2005 lên trên 15.752 tỷ vào năm

2010 tương ứng là tăng 10.114 tỷ đồng hay 179,37%). Đây đều là những con số hết sức ấn tượng thể hiện sự phát triển không ngừng của Vinamilk.

Bảng 3: Hệ thống chỉ tiêu biến động doanh thu của Vinamilk giai đoạn 2005 – 2010

Chỉ

Doanh thu (tr.đ)

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (tr.đ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm) (%) Liên hoàn δi Định gốc Δi Liên hoàn ti Định gốc Ti Liên hoàn ai Định gốc Ai (1) (2) (3)= yi-yi-1 (4)= yi-y1 (5)= yi/yi-1 (6)= yi/y1 (7)=(5)- 100 (8)=(6)- 100 2005 5.638.783 - - - - - - 2006 6.619.102 980.319 980.319 117,39 117,39 17,39 17,39 2007 7.237.750 618.648 1.598.967 109,35 128,36 9,35 28,36 2008 8.208.035 970.285 2.569.252 113,40 145,56 13,40 45,56 2009 10.613.771 2.405.736 4.974.988 129,31 188,23 29,31 88,23 2010 15.752.866 5.139.095 10.114.083 148,42 279,37 48,42 179,37 Bình quân 9.011.718 2.022.816,6 122,81 22,81

Xét chung cho giai đoạn 2005 – 2010, doanh thu bình quân của Vinamilk là 9.011,718 tỷ đồng, lượng tăng tuyệt đối bình quân là 2.022,816 tỷ đồng trong đó mức tăng cao nhất thuộc về năm 2010 (5.139,095 tỷ đồng chiếm tương ứng 50,81 % tổng lượng tăng trong cả thời kỳ). Về số tương đối, tốc độ tăng bình quân của doanh thu là 22,81% trong đó mức tăng ấn tượng nhất thuộc về năm 2010 (48,42% - gấp hơn hai lần tốc độ tăng bình quân tính cho cả giai đoạn 2005 – 2010).

Như vậy có thể thấy rằng tình hình kinh doanh của Vinamilk trong thời gian qua đang diễn ra rất khả quan (tốc độ tăng trưởng luôn trên 109,35%). Dù rằng trong giai đoạn này diễn ra khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu và đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng dựa

vào số liệu thống kê thu được, ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vinamilk vẫn luôn tăng trưởng (năm 2008 là 13,4%). Năm 2010 cũng là năm đánh dấu nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã thoát khỏi khủng hoảng, đó là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự gia tăng doanh số của Vinamilk. Cũng phải nói thêm rằng, trong năm 2010 Vinamilk đã rất chú trọng tới khâu marketing và truyền thông quảng cáo (chi phí quảng cáo của năm 2010 là trên 83 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2009 và hơn 8 lần so với năm 2005) mà như phần trên đã phân tích, quảng cáo có tác động rất lớn đến sự gia tăng doanh thu của công ty, do đó thật dễ hiểu khi năm 2010 doanh thu của Vinamilk đã tăng vọt, cao nhất trong giai đoạn 2005 – 2010, đạt ngưỡng trên 15.752 tỷ đồng.

2.2.3.2.2. Lợi nhuận

Trong kinh tế, hiện còn tồn tại hai luồng quan điểm về lợi nhuận:

Quan điểm thứ nhất cho rằng lợi nhuận là một chỉ tiêu kết quả phản ánh phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội.

Quan điểm thứ hai cho rằng lợi nhuận là một chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối và bằng doanh thu trừ chi phí.

Dù hiểu theo quan điểm nào thì lợi nhuận cũng là một chỉ tiêu quan trọng không thể thiếu khi ta xem xét, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Giai đoạn 2005 – 2010 đánh dấu một sự tăng trưởng khá về doanh thu của Vinamilk, nhưng liệu rằng mức tăng của doanh thu có bù đắp được mức tăng về chi phí, hay nói cách khác doanh nghiệp có thực sự là đang có lãi?

Bảng 4: Hệ thống chỉ tiêu biến động lợi nhuận của Vinamilk giai đoạn 2005 – 2010

Chỉ (tr.đ) đối (tr.đ) (%) (%) Liên hoàn δi Định gốc Δi Liên hoàn ti Định gốc Ti Liên hoàn ai Định gốc Ai (1) (2) (3)= yi-yi-1 (4)= yi-y1 (5)= yi/yi-1 (6)= yi/y1 (7)=(5)- 100 (8)=(6)- 100 2005 559.832 - - - - - - 2006 624.621 64.789 64.789 111,57 111,57 11,57 11,57 2007 865.427 240.806 305.595 138,55 154,59 38,55 54,59 2008 1.306.006 440.579 746.174 150,91 233,29 50,91 133,29 2009 2.486.325 1.180.319 1.926.493 190,38 444,12 90,38 344,12 2010 3.642.656 1.156.331 3.082.824 146,51 650,67 46,51 550,67 Bình quân 1.580.811 616.564,8 145,44 45,44

Dựa vào bảng trên ta thấy, lợi nhuận của Vinamilk năm sau đều cao hơn năm trước cả về số tuyệt đối và số tương đối (cá biệt có năm 2010 dù lợi nhuận tăng hơn 1.156 tỷ so với năm 2009 nhưng tốc độ tăng lại giảm từ 90,38% xuống còn 46,51%).

Lợi nhuận bình quân của Vinamilk trong giai đoạn này là 1.580,811 tỷ đồng, lượng tăng tuyệt đối bình quân là 616.564,8 tỷ đồng và tốc độ tăng bình quân là 45,44% gấp đôi tốc độ tăng của doanh thu (22,81%). Đây thực sự là một tín hiệu tốt cho thấy công ty đang hoạt động thực sự có hiệu quả. Bảng trên cũng chỉ ra rằng năm 2009 là năm đánh dấu mức tăng đột phá về lợi nhuận, so với năm 2008 lợi nhuận của Vinamilk đã tăng 1.180,319 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 90,38%, cao nhất trong cả giai đoạn. Nguyên nhân của sự tăng trưởng đột phá này có thể giải thích một phần là do sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng đã ảnh hưởng tích cực đến Việt Nam, chính sự phục hồi của nền kinh tế đã giúp Vinamilk kí kết thêm được nhiều đơn hàng xuất khẩu cũng như tiếp tục tăng cường sản

xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng sữa và các sản phẩm từ sữa đang gia tăng của thị trường nội đia. Kết quả làm tăng doanh số bán hàng qua đó làm tăng lợi nhuận.

Biểu đồ 4: Tỷ trọng lợi nhuận trong tổng doanh thu của Vinamilk giai đoạn 2005-2010

Đơn vị tính: %

Biểu đồ trên cho biết trong giai đoạn từ 2005 – 2010, tỷ trọng lợi nhuận trong doanh thu của Vinamilk đã không ngừng tăng lên, về cơ bản năm sau cao hơn năm trước (từ tỷ lệ 9,9% vào năm 2005 lên 23,1% vào năm 2010 tức đã tăng 13,2%). Tỷ trọng lợi nhuận qua các năm tăng lên đồng nghĩa với tỷ trọng chi phí giảm xuống (vì doanh thu = lợi nhuận + chi phí). Các con số thống kê trên đã phản ánh những tiến bộ trong việc cắt giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất qua đó góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty.

2.2.3.3. Dự đoán doanh thu và lợi nhuận của công ty cho các quý của năm 2012 và 2013

Như đã trình bày ở mục 2.1.2.3 “Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn”, có khá nhiều phương pháp được sử dụng để dự đoán các mức

độ của hiện tượng. Vấn đề quan trọng là làm sao xác định được mô hình dự đoán tối ưu. Để lựa chọn được mô hình dự đoán tối ưu, không những cần phải quan sát đặc điểm biến động của dãy số qua đồ thị để phát hiện ra xu hướng biến động mà còn phải tính hệ số SSE nhằm làm cơ sở để lựa chọn mô hình dự đoán phù hợp nhất.

Dựa vào số liệu về doanh thu và lợi nhuận của Vinamilk theo từng quý giai đoạn 2005 – 2011 (xem phụ lục – bảng 1), ta nhận thấy doanh thu và lợi nhuận giữa các quý có những biến động lên xuống không đồng đều đặc biệt là lợi nhuận. Vì lý do trên, ta không nên áp dụng mô hình dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân vì mô hình dự đoán này chỉ cho kết quả tốt khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau. Tương tự như vậy, cũng không nên dựa đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân vì mô hình này chỉ cho kết quả tốt khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau. Vậy ta nên dự đoán doanh thu và lợi nhuận theo mô hình nào trong những mô hình còn lại?

2.2.3.3.1. Doanh thu

 Lựa chọn mô hình dự đoán

Ngoại suy hàm xu thế biến doanh thu các quý theo các mô hình tuyến tính, hyperbon, parabol bậc 2, parabol bậc 3, hàm mũ ta thấy hàm xu thế dạng parabol bậc 3 cho SE nhỏ nhất (SE1= 2,306E11)

Tuyến tính Hyperbon Parabol bậc 2

Parabol bậc 3

Hàm mũ

SE 4,893E11 10,45E11 2,428E11 2,306E11 3,37E11

Dự đoán bằng san bằng mũ cho thấy mô hình san bằng mũ có xu thế tỏ ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2005 đến 2011 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w