Đánh giá kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Hà Đông – thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2013.

66 598 2
Đánh giá kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Hà Đông – thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2013.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN HUY Tên đề tài: “ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài Nguyên Khóa học : 2010 – 2014 Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Lợi Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, bản thân em đã đươc dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường, cùng các thầy giáo, cô giáo trong Ban giám hiệu, các phòng ban của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Đây là một khoảng thời gian rất quý báu, bổ ích và có ý nghĩa vô cùng lớn đối với bản thân em. Quá trình học tập và rèn luyện tại trường đã giúp em được trang bị kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và một lượng kiến thức về xã hội nhất định để sau này khi ra trường em không phải bỡ ngỡ và để có thể đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, trở thành công dân có ích cho xã hội. Để hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp được giao và hoàn chỉnh các nội dung của khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự phấn đấu và nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ tận tình và tâm huyết của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường. Đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của cô giáo TS. Nguyễn Thị Lợi. Đồng thời em còn nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của các chú, các cô, các anh, các chị trong Phòng Tài nguyên môi trường của quận Hà Đông – TP Hà Nội. Với tấm lòng biết ơn của mình, em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc và chân thành tới các thầy, các cô trong Khoa Quản Lý Tài nguyên- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng các chú, các cô, các anh, các chị trong Phòng Tài nguyên môi trường của quận Hà Đông – TP Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập được giao. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song bản khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Văn Huy MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 6 1.2. Mục đích nghiên cứu 7 1.3. Yêu cầu của đề tài 7 1.4. Ý nghĩa của đề tài 8 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập 8 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 8 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 9 2.1.1. Cơ sở pháp lý 9 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 11 2.2. Các nội dung về chuyển quyền sử dụng đất 12 2.2.1. Các hình thức chuyển quyền sử dụng đất 12 2.2.2. Điều kiện thực hiện quyền chuyển quyền sử dụng đất 15 2.2.3. Hồ sơ thực hiện các quyền chuyển quyền sử dụng đất 15 2.3 Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất ở thành phố Hà Nội 18 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 19 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 19 3.2.1. Địa điểm tiến hành 19 3.2.2. Thời gian tiến hành 19 3.3. Nội dung nghiên cứu 19 3.4. Phương pháp nghiên cứu 20 3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 20 3.4.2. Phương pháp thống kê 20 3.4.3. Phương pháp kế thừa 20 3.4.4. Phương pháp so sánh 20 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Hà Đông 21 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 21 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 26 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất đai 37 4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất tại quận Hà Đông – thành phố Hà Nội 38 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của quận Hà Đông 38 4.2.2. Tình hình quản lý đất đai 41 4.3. Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất tại địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2010 – 2013. 45 4.3.1. Đánh giá kết quả công tác chuyển đổi quyền sử dụng đất của quận Hà Đông giai đoạn 2010 – 2013 45 4.3.2. Đánh giá kết quả công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất của quận Hà Đông giai đoạn 2010 – 2013 46 4.3.3. Kết quả công tác tặng cho quyền sử dụng đất 48 4.3.4. Kết quả công tác thừa kế QSDĐ 50 4.3.5. Kết quả công tác thế chấp quyền sử dụng đất 51 4.3.6. Kết quả cho thuê và cho thuê lại QSDĐ tại quận Hà Đông giai đoạn 2010 – 2013 53 4.3.7. Kết quả công tác bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ tại địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2010 – 2013 53 4.3.8. Kết quả công tác góp vốn bằng giá trị QSDĐ tại địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2010 – 2013 54 4.3.9.Tổng hợp và đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất từ 2010 – 2013 54 4.4 . Đánh giá công tác chuyển QSDĐ qua ý kiến người dân và cán bộ làm công tác chuyển QSDĐ 55 4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển quyền sử dụng đất và nguyên nhân, giải pháp khắc phục. 61 4.5.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển QSDĐ đất. 61 4.5.2. Một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục 61 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 63 5.1. Kết luận 63 5.2. Đề nghị 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Chuyển dịch kinh tế giai đoạn 2010-2013 26 Bảng 4.2. Giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp (Giá cố định) 27 Bảng 4.3. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp 27 Bảng 4.4. Hiện trạng SDĐ của quận Hà Đông năm 2013 39 Bảng 4.6. Kết quả tặng cho QSDĐ giai đoạn 2010 - 2013 48 Bảng 4.7. Kết quả thừa kế QSDĐ giai đoạn 2010 – 2013 50 Bảng 4.8. Kết quả công tác thế chấp bằng giá trị QSDĐ giai đoạn 2010 – 2013 52 Bảng 4.9 . Bảng tổng hợp kết quả chuyển QSDĐ giai đoạn 2010 -2013 54 Bảng 4.10. Đánh giá công tác chuyển QSDĐ qua ý kiến cán bộ Phòng TNMT 56 Bảng 4.11. Đánh giá công tác chuyển QSDĐ qua ý kiến cán bộ 57 VPĐK QSDĐ 57 Bảng 4.12. Đánh giá công tác chuyển QSDĐ qua ý kiến người SDĐ 59 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ngữ Nghĩa NĐ : Nghị định CP : Chính phủ TT : Thông tư BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường BTC : Bộ Tài Chính QĐ : Quyết định TTTL : Thông tư liên tịch BXD : Bộ xây dựng GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất UBND : Ủy ban nhân dân SDĐ : Sử dụng đất QSDĐ : Quyền sử dụng đất PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại, phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nơi sinh sống, lao động của con người. Đất đai là tài nguyên có hạn về số lượng, về diện tích, có tính cố định về vị trí. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dẫn đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng diễn ra ồ ạt, cùng với nó là nhu cầu sử dụng đất cho các hoạt động: Nhà ở, kinh doanh, dịch vụ ngày càng phát triển, dẫn đến việc quỹ đất nông nghiệp ngày càng giảm mạnh. Vấn đề cấp bách đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về đất đai là phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ và có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như tránh tình trạng xảy ra tranh chấp đất đai gây mất trật tự xã hội. Xuất phát từ nhu cầu thực tế phát triển và hội nhập, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến việc hoàn thiện hệ thống pháp Luật Đất đai. Chuyển quyền sử dụng đất là một trong những quyền lợi cơ bản của người sử dụng đất. Trên thực tế, chuyển quyền sử dụng đất là một hoạt động diễn ra từ xưa đến nay và tồn tại dưới nhiều hình thức rất đa dạng. Tuy nhiên chỉ đến Luật Đất đai 1993 chuyển quyền sử dụng đất mới được quy định một cách có hệ thống về các hình thức chuyển quyền cũng như trình tự thủ tục thực hiện các quyền đó. Theo luật đất đai 1993, người sử dụng đất có thể tham gia 5 hình thức chuyển quyền sử dụng đất đó là: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất. Trong quá trình thực hiện và sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2003 ra đời, hoàn thiện hơn và khắc phục những tồn tại của Luật Đất đai năm 1993, những vấn đề về chuyển quyền sử dụng đất được quy định chặt chẽ và cụ thể về số hình thức chuyển quyền (thêm 3 hình thức chuyển quyền sử dụng đất là tặng cho, góp vốn và bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất) và thủ tục chuyển quyền cũng như nhiều vấn đề liên quan khác. Trong những năm qua, đặc biệt là nhiều năm trở lại đây việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Nhà nước đại diện chủ sở hữu và chủ sử dụng đất trong quản lý và sử dụng đất đai đã đạt được nhiều thành tích đáng kể song vẫn gặp nhiều khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện Luật Đất đai. Do đó, để thấy được những mặt tồn tại và yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước về Đất đai nói chung và trong việc đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của Nhà nước và chủ sở hữu trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, ta cần đánh giá một cách khách quan trong những kết quả đã đạt được, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả nhất. Xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên & Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Nguyễn Thị Lợi, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả công tác chuyển QSDĐ trên địa bàn quận Hà Đông – thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2013” để có cái nhìn đúng đắn về công tác chuyển quyền SDĐ, phát huy ưu điểm, hạn chế những nhược điểm và khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Hà Đông trong thời gian tới. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng công tác chuyển QSDĐ ở quận Hà Đông trong giai đoạn 2010 – 2013. - Phân tích những thuận lợi, khó khăn từ đó tìm ra các nguyên nhân và đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện nay và cho tương lai. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Nắm vững nội dung của công tác chuyển quyền SDĐ đai theo quy định của Luật Đất đai 2003, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai của trung ương và địa phương. - Xác định thực trạng của công tác chuyển QSDĐ đang diễn ra ở địa phương trong thời gian qua. Thu thập số liệu điều tra đảm bảo tính trung thực, khách quan. - Tìm hiểu các nguyên nhân từ đó đưa ra các kiến nghị và đề xuất các giải pháp cho các cấp có thẩm quyền phải phù hợp với thực tế của địa phương và phù hợp với luật pháp do Nhà nước quy định nhằm đẩy mạnh công tác ở địa phương. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập Thông qua thời gian thực tập sẽ giúp sinh viên tiếp cận với các công việc thực tế tại địa phương nhằm áp dụng được các kiến thức đã được học trong nhà trường, đồng thời làm phong phú hơn các kiến thức thực tế, linh hoạt trong áp dụng lý thuyết ra thực tiễn đặc biệt là xung quanh những vấn đề nghiên cứu. Mặt khác, trong quá trình thực tập tạo cơ hội khẳng định mình, từ đó sẽ làm tốt các công việc sau khi tốt nghiệp ra trường. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Từ quá trình nghiên cứu sẽ rút ra những kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác chuyển QSDĐ nói riêng. Đề xuất những ý kiến nhằm giúp cơ quan chức năng ở địa phương có những phương hướng trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc ở địa phương. PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở pháp lý 2.1.1.1. Một số các văn bản pháp quy của Nhà nước ban quy định liên quan tới công tác chuyển quyền sử dụng đất - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. - Luật Đất đai 2003 ban hành ngày 26/11/2003 được Quốc hội thông qua gồm 8 hình thức chuyển QSDĐ: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị QSDĐ. - Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành Luật Đất đai. - Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của chính phủ về thu tiền SDĐ. - Luật dân sự năm 2005 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005. - Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT ngày 18/04/2005 hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người SDĐ thực hiện nghĩa vụ tài chính. - Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/06/2005 của Bộ tư pháp và Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ, tài sản gắn liền với đất. - Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/06/2006 về sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16 tháng 06 năm 2005 của Bộ tư pháp và Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ, tài sản gắn liền với đất. - Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/06/2006 của Bộ tư pháp và Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người SDĐ. [...]... và SDĐ trên địa bàn quận * Tình hình quản lý và sử dụng đất đai Quận Hà Đông - Hiện trạng SDĐ đai năm 2013 - Tình hình quản lý đất đai * Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất tại địa bàn Quận Hà Đông giai đoạn 2010 – 2013 - Đánh giá công tác chuyển đổi QSDĐ Quận Hà Đông - Đánh giá công tác chuyển nhượng QSDĐ Quận Hà Đông - Đánh giá công tác tặng cho QSDĐ Quận Hà Đông - Đánh giá công tác thừa... QSDĐ Quận Hà Đông - Đánh giá công tác thế chấp QSDĐ Quận Hà Đông - Đánh giá công tác cho thuê, cho thuê lại QSDĐ Quận Hà Đông - Đánh giá công tác bảo lãnh QSDĐ Quận Hà Đông - Đánh giá công tác góp vốn QSDĐ Quận Hà Đông * Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất qua ý kiến người dân và cán bộ làm công tác chuyển quyền sử dụng đất * Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển quyền sử dụng. .. GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 2.1.1.2 Các văn bản pháp quy của quận Hà Đông thành phố Hà Nội quy định về việc chuyển quyền sử dụng đất - Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thu phí thẩm định cấp QSDĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội - Quyết định số 84/2009/QĐ-UBND ngày 1/7/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định... của thành phố Hà Nội đã có những thành tựu nhất định song sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý đất đai mang lại hiệu quả và bền vững PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Công tác chuyển quyền SDĐ tại Quận Hà Đông – thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2013 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Tất cả các hình thúc chuyển quyền SDĐ trên địa. .. trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất ở thành phố Hà Nội Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam có nền kinh tế, văn hóa, xã hội rất phát triển Vì thế công tác quản lý và SDĐ đai rất được chú trọng và quan tâm Trong đó công tác chuyển quyền SDĐ cũng là một hoạt động diễn ra rất sôi nổi trên địa bàn thành phố Ở đây tập trung hầu như toàn bộ các hình thức chuyển quyền SDĐ như chuyển. .. trên địa bàn Quận Hà Đông – thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2013 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 3.2.1 Địa điểm tiến hành Phòng Tài nguyên & Môi trường Quận Hà Đông – thành phố Hà Nội 3.2.2 Thời gian tiến hành Từ tháng 01/2014 đến tháng 04/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu * Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hà Đông Điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý... tái định cư phường Kiến Hưng; Khu đô thị Xa La Tổng diện tích các khu đô thị trên khoảng 300 ha 4.1.2.4 Cơ sở hạ tầng Quận Hà Đông được thành lập từ Thành phố Hà Đông - tỉnh Hà Tây (thành phố Hà Đông thì được hình thành và nâng cấp từ thị xã Hà Đông là trung kinh tế chính trị của tỉnh Hà Tây) Vì vậy cơ sở hạ tầng của quận Hà Đông mang đầy đủ cở sở hạ tầng thiết yếu của một trung tâm trực thuộc tỉnh Các... khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính sang toàn bộ tỉnh Hà Tây và huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội trở thành thủ đô có diện tích lớn nhất cả nước theo đó hoạt động chuyển quyền cũng diễn ra sâu rộng, phức tạp hơn đòi hỏi sự quản lý được quan tâm nhiều hơn Trong đó Hà Đông là một quận mới xác nhập, công tác quản lý đất đai còn gặp nhiều khó khăn, hiện đang đẩy mạnh các công tác quản lý về đất. .. thông trong giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân tại các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội - Quyết định số 121/2009/QĐ-UBND ngày 22/12/2009 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định về trình tự thủ tục cho phép hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích SDĐ vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng chưa được công nhận là đất ở và đất nông nghiệp xen kẽ trong... được yêu cầu Trên địa bàn quận hiện tại có tất cả 212 tổ dân phố hiện đã xây dựng được 190 nhà họp dân phố còn 22 tổ dân phố chưa có nhà văn hóa Di tích lịch sử - văn hoá và lễ hội truyền thống trên địa bàn quận rất đa dạng về loại hình và kiến trúc nghệ thuật: Trên địa bàn quận có 78 di tích được xếp hạng Trong đó có 68 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 10 di tích được xếp hạng cấp thành phố Cụ thể . lý đất đai 41 4.3. Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất tại địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2010 – 2013. 45 4.3.1. Đánh giá kết quả công tác chuyển đổi quyền sử dụng đất của quận Hà Đông. Đông giai đoạn 2010 – 2013 45 4.3.2. Đánh giá kết quả công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất của quận Hà Đông giai đoạn 2010 – 2013 46 4.3.3. Kết quả công tác tặng cho quyền sử dụng đất 48. Công tác chuyển quyền SDĐ tại Quận Hà Đông – thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2013. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Tất cả các hình thúc chuyển quyền SDĐ trên địa bàn Quận Hà Đông – thành phố Hà Nội

Ngày đăng: 22/07/2015, 12:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan