quận Hà Đông giai đoạn 2010 – 2013
Hiện nay, Luật Đất đai 2003 cho phép chuyển nhượng QSDĐ rộng rãi khi đất có đủ 4 điều kiện đã nêu ở Điều 106 Luật Đất đai 2003.
Bảng 4.5. Kết quả công tác chuyển nhượng QSDĐ
Năm Đối tượng Số lượng đăng ký Đã hoàn thành thủ tục Tỷ lệ (%) Chuyển nhượng Nhận chuyển nhượng Trường hợp Diện tích (ha) Trường hợp Diện tích (ha) 2010 Cá nhân Cá nhân 3002 48,42 2948 47,16 98,20 Tổ chức 106 1,59 106 1,59 100,00 2011 Cá nhân Cá Nhân 3226 53,15 3179 50,51 98,54 Tổ chức 120 2,22 120 2,22 100,00 2012 Cá nhân Cá nhân 2815 48,99 2815 48,99 100,00 Tổ chức 67 1,97 67 1,97 100,00 2013 Cá nhân Cá nhân 3014 54,9 2994 51,54 99,33 Tổ chức 78 2,09 78 2,09 100 Tổng 12428 213,33 12307 206,07 99,50
(Nguồn : Phòng Tài nguyên & Môi trường quận Hà Đông)
Nhìn vào bảng 4.5 có thể thấy chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2010 – 2013 tương đối lớn và phát triển với tổng 12428 trường hợp đăng ký (213,33 ha) và đã hoàn thành là 12307 trường hợp (206,07 ha ), đối tượng chủ yếu tham gia hoạt động chuyển nhượng là cá nhân, diễn ra mạnh vào năm 2010 và 2011 với diện tích tương đối lớn, tuy nhiên số hồ sơ trả lại do không đủ điều kiện cũng tập trung phần lớn ở 2 năm này. Năm 2011 hoạt động chuyển nhượng diễn ra mạnh nhất với 3226 hồ sơ đã giải quyết 3179 hồ sơ. Biến động mạnh do thị trường nhà đất thời điểm đó
đang diễn ra rất sôi động, đặc biệt là thị thường bất động sản. Đến năm 2012 có giảm hơn chỉ với 2815 hồ sơ đăng ký không một trường hợp nào mà không được giải quyết . Mặc dù năm 2012 số lượng hồ sơ đã giảm đi nhiều so với năm trước đó , nhưng năm 2012 là năm gặt hái được nhiều thành công nhất khi không có một hồ sơ nào trả về .Điều này cho thấy hiệu suất làm việc đã được đảm bảo.Trong năm 2012 có một số hồ sơ chuyển nhượng tồn đọng lâu ngày do chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng nhưng tính cho đến cuối năm 2012 các trường hợp đó đã được hướng dẫn và giải quyết tất cả. Chuyển nhượng giữa các cá nhân chiếm đa số còn lại là cá nhân với tổ chức, điều đó cho thấy hoạt động chuyển nhượng chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ phát triển như quận Hà Đông.
Nhìn chung , tất cả các trường hợp đăng ký chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn quận Hà Đông đều được giải quyết dứt điểm, nhanh gọn đúng theo trình tự thủ tục đã được quy định trong Luật Đất đai năm 2003, có được kết quả trên là do những nguyên nhân chủ yếu như:
+ Hà Đông là một quận của thành phố Hà Nội , cách trung tâm thành phố 13 km về phía Tây , đây là một điều kiện có thể coi là bậc nhất hàng đầu cho sự phát triển kinh tế xã hội của quận , hệ thống giao thông rất thuận lợi, điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ ,chất lượng cuộc sống được đảm bảo. Ngoài ra , Quận còn giáp Đại Lộ Thăng Long một trong những Đại Lộ lớn và đẹp nhất Việt nam , điều này làm cho thị trường đất đai ở lân cận phát triển mạnh , các công ty , khu công nghiệp , chung cư mọc lên rất nhanh chóng.
+ Trong những năm gần đây từ khi sát nhập vào thành phố Hà Nội, quận đã thu hút được đầu tư cho nhiều dự án nên có nhiều dự án quy hoạch đã được thực hiện đặc biệt là các dự án quy hoạch xây dựng trung tâm thương mại (Royal City ở phường Nguyễn Trãi ) , các cụm khu công nghiệp ( cụm Công Nghiệp Yên Nghĩa , Kiến Hưng , Đồng Mai , Phú Lãm) , các khu đấu giá ( Khu Đấu Giá QSDĐ Mậu Lương , Kiến Hưng) và các dự án xây dựng chung cư , siêu thị , khu vui chơi giải trí đang gia tăng nhanh chóng.
+ Từ khi Luật Đất đai năm 2003 được thi hành quy định rõ trình tự thủ tục hành chính, thời gian thực hiện cụ thể, trình tự thủ tục được rút gọn tránh được nhiều vấn đề nhạy cảm. Điều đó tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động chuyển nhượng QSDĐ diễn ra mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên công tác chuyển nhượng QSDĐ không phải không có những khó khăn cần phải khắc phục điển hình là:
- Việc thực hiện các văn bản pháp luật hướng dẫn, bổ sung và quy định mới trong Luật Đất đai còn chậm trễ và chưa hoàn tất nên hoạt động chuyển nhượng QSDĐ còn gặp nhiều hạn chế. Cần phải có biện pháp và kế hoạch cụ thể trong việc cập nhật các văn bản pháp luật mới nhanh chóng đưa vào áp dụng tránh làm chậm trễ các hoạt động khi có nhu cầu cần thiết.
- Tuy cơ chế “một cửa” đã được thực hiện tốt tại địa phương nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính. Song do số lượng còn hạn chế nên khi số lượng hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quá tải không thể giải quyết đúng kịp thời gian quy định, gây ra bức xúc không thể tránh khỏi cho người dân. Vấn đề này nhanh chóng cần các cấp có thẩm quyền xem xét, đưa ra những biện pháp khắc phục điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế công việc.