Một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Hà Đông – thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 62)

* Một số nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thời gian trả kết quả chậm như vậy là bởi rất nhiều lý do, một vài lý do cơ bản nhất đó là:

- Do người dân chưa thực sự hiểu về luật pháp, chưa nắm bắt được những thủ tục, giấy tờ cần thiết khi thực hiện một nội dung chuyển quyền nào đó. Trong quá trình làm thủ tục chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho hay thừa kế QSDĐ, người dân nộp hồ sơ khiến cho việc thẩm định rất khó khăn, cán bộ thẩm định phải trả lại hồ sơ hoặc phải chờ người dân cung cấp đủ giấy tờ cần thiết

mới có thể tiến hành theo các trình tự pháp luật. Ngoài ra còn nguyên nhân khác đó là do người dân còn chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính.

- Do tại các xã,phường các cán bộ địa chính chưa làm chặt chẽ, đầy đủ về các thủ tục. Ví dụ như trong hồ sơ chuyển nhượng đất ở, cán bộ địa chính lại chưa trích lục định vị đất ở. Hoặc có thể việc xác nhận về một nội dung nào đó chưa đúng theo quy định. Ví dụ như với một hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ cần xác định thửa đất nằm tại khu vực địa bàn xã , phường nhưng lại chỉ xác nhận người đó có hộ khẩu thường trú tại xã , phường như thế là chưa đủ. Vì vậy khi gửi hồ sơ lên phòng sẽ bị trả lại.

Một lý do khác nữa đó là phòng thực hiện quá nhiều công việc, việc thẩm định các hồ sơ chuyển quyền lại chỉ có một cán bộ làm nên không tránh khỏi những khó khăn tồn tại như vậy.

* Một số giải pháp khắc phục

- Đối với người dân: Tuyên truyền rộng rãi về pháp luật đất đai cho người dân thông hiểu những quy định của hoạt động quản lý nhà nước nói chung và công tác chuyển QSDĐ nói riêng. Phổ biến cho người dân về thời gian thực hiện, trình tự thủ tục cần thiết khi tham gia vào các hình thức chuyển QSDĐ. Chỉ cho người dân nơi mà họ cần đến để làm các thủ tục chuyển quyền theo nhu cầu của họđể tránh việc phải đi lại nhiều lần.

- Đối với các cán bộ VPĐK QSDĐ và địa chính phường: nên tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo cán bộ thường xuyên để nâng cao chuyên môn, trình độ nghiệp vụ trong quá trình thực hiện công việc của mình để giúp cho các cán bộ phòng tài nguyên thực hiện đạt hiệu quả hơn công việc.

- Đối với cán bộ Phòng tài nguyên & Môi trường: cần có sự sắp xếp công việc một cách hợp lý, khoa học để rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ. Cần tuyển dụng thêm cán bộ chuyên môn để chia nhỏ công việc, tránh tình trạng một người đảm nhận nhiều công việc sẽ khiến việc hoàn thành kết quả khó khăn hơn.

- Đối với các phòng ban có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai với Phòng tài nguyên & Môi trường và văn phòng đăng ký QSDĐ cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn tạo điều kiện cho công việc hoàn thành với hiệu quả cao. Hoàn thiện và nâng cao các chính sách pháp luật, thuế để công tác quản lý nhà nước về đất đai thuận lợi hơn, rút ngắn được thời gian trong quá trình thực hiện.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian tìm hiểu về công tác chuyển QSDĐ trên địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2010 – 2013, đề tài rút ra một số kết luận như sau:

Kết quả công tác chuyển QSDĐ trên địa bàn quận Hà Đông chỉ diễn ra trong 4 hình thức đó là chuyển nhượng , tặng cho , thừa kế và thế chấp .Những hình thức còn lại thì không có một trường hợp nào trên đại bàn quận.Trong giai đoạn 2010 – 2013 Trên địa bàn Quận Hà Đông đã thực hiện 33072 hồ sơ chuyển QSDĐ với tổng diện tích trong giai đoạn này là 572,31ha (trong đó có 12307 hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ, 3794 hồ sơ tặng cho QSDĐ, 1865 hồ sơ thừa kế QSDĐ, 15106 hồ sơ thế chấp QSDĐ).

Công tác chuyển QSDĐở địa phương đảm bảo theo đúng trình tự pháp luật, đáp ứng nhu cầu người dân. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ cơ sở còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu sót gây khó khăn cho người dân và cán bộ phòng trong quá trình thực hiện các thủ tục cần thiết.

5.2. Đề nghị

Để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác chuyển quyền sử dụng đât nói riêng và khắc phục những khó khăn, hạn chếđang tồn tại, em có một sốđề nghị sau:

- Chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và Luật Đất đai nói riêng tới người dân hơn nữa nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân và sự quan tâm của người dân tới hệ thống pháp luật.

- Có kế hoạch xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ các cán bộđịa chính xã nhằm nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn. Thường xuyên tổ chức tập huấn nhằm tạo điều kiện cho cán bộ trao đổi ý kiến, học hỏi và giải quyết các vấn đề vướng mắc trong công tác quản lý.

- Các cấp lãnh đạo cần thường xuyên quản lý, theo sát và chỉ đạo các hoạt động cũng như tinh thần làm việc của đội ngũ cán bộ cấp dưới. Nâng cao năng lực làm việc và tinh thần trách nhiệm, đồng thời tạo điều kiện để cán bộ phát huy tính sáng tạo, tinh thần phê và tự phê để hoàn thành tốt công việc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thuyết minh quy hoạch của Quận Hà Đông giai đoạn 2010 – 2015. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Thông tư 29/2004/TT-BTNMT về việc

hướng dẫn lập , chỉnh lý và quản lý hồ sơđịa chính.

3. Bộ Tư pháp & Bộ Tài nguyên & Môi trường (2005), Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/06/2005 “Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ, tài sản gắn liền với đất”.

4. Chính phủ (2004), Ngh định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003.

5. Dương Thị Nguyệt , đề tài : “Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất tại Thị Trấn Hương Sơn , huyện Phú Bình , tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 4/2011”.

6. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Bài giảng pháp luật đất đai, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

7. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình quản lý Nhà nước về đất đai,

Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

8. Nguyễn Thị Lợi (2008), Bài giảng đăng ký thống kê đất đai, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Phòng Tài nguyên & Môi trường quận Hà Đông , Báo cáo thành tích thi đua

Phòng Tài Nguyên và Môi Trường năm 2013.

10. Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hà Đông , Báo cáo công tác điều hành chỉ đạo năm 2013.

11. Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hà Đông , Báo cáo kết quả thống kê năm 2013.

12. Quốc hội, Luật đất đai 1993 (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Quốc hội, Luật đất đai 2003 (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 93/QD-TTg ngày 22/6/2007 V/v Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước địa phương.

15. Tống Thị Tư , đề tài : “ Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại thị

trấn chùa Hang, huyện Đồng Hỷ , tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2011”.

16. UBND quận Hà Đông (2013), Sổ theo dõi biến động, Sổ địa chính .

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Hà Đông – thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 62)