1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ thống giáo án và bài tập theo hướng phân hóa nêu vấn đề để nâng cao hiệu quả dạy học phần kim loại (hóa học 12 THPT)

242 592 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 242
Dung lượng 3,93 MB

Nội dung

Quy trình dạy học bằng cách sử dụng bài tập phân hóa – nêu vấn đề trong các bài luyện tập củng cố và phát triển kiến thức, trong các bài ôn tập...172 2.4.2... Trong đó, dạy học nêu vấn đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN XUÂN DŨNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁO ÁN VÀ BÀI TẬP THEO HƯỚNG PHÂN HÓA – NÊU VẤN ĐỀ

ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC

PHẦN KIM LOẠI (HÓA HỌC 12 THPT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

TP.HỒ CHÍ MINH – 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN XUÂN DŨNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁO ÁN VÀ BÀI TẬP THEO HƯỚNG PHÂN HÓA – NÊU VẤN ĐỀ

ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC

PHẦN KIM LOẠI (HÓA HỌC 12 THPT)

Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn hóa học

Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS.LÊ VĂN NĂM

TP.HỒ CHÍ MINH – 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

- Thầy giáo PGS.TS.Lê Văn Năm – Bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy

học hóa học, khoa Hóa trường Đại học Vinh, đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn vàtạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

- Thầy giáo PGS.TS.Cao Cự Giác và cô giáo TS.Nguyễn Thị Bích Hiền đã

dành nhiều thời gian đọc và viết nhận xét cho luận văn

- Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Hóa học cùng các thầygiáo, cô giáo thuộc Bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học hóa học khoa Hóa họctrường Đại học Vinh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thànhluận văn này

Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, Ban giám hiệuTrường THPT Mạc Đĩnh Chi, Ban giám hiệu Trường THPT Trần Phú, bạn bè, đồngnghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2014

Nguyễn Xuân Dũng

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

CÁC KÝ HIỆU DÙNG TRONG LUẬN VĂN 10

MỞ ĐẦU 11

1 Lý do chọn đề tài 11

2 Mục đích nghiên cứu 13

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 13

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 13

4.1 Khách thể nghiên cứu 13

4.2 Đối tượng nghiên cứu 13

5 Phương pháp nghiên cứu 14

5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 14

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 14

5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 14

5.4 Phương pháp toán học thống kê để xử lý các kết quả thực nghiệm sư phạm 14

6 Giả thuyết khoa học 14

7 Đóng góp mới của đề tài 14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 15

1.1 Mối quan hệ giữa dạy học phân hóa và dạy học nêu vấn đề 15

1.1.1 Dạy học phân hóa 15

1.1.1.1 Khái niệm 16

1.1.1.2 Các phương pháp phân hóa 16

a) Phân hóa trong cùng một lớp 17

b) Phân hóa theo khối học, theo trường học 18

1.1.2 Dạy học nêu vấn đề 19

1.1.2.1 Khái niệm 19

1.1.2.2 Tình huống có vấn đề 20

a) Tình huống nghịch lý, bế tắc 20

b) Tình huống lựa chọn 20

c) Tình huống tại sao 20

Trang 5

1.1.2.3 Các mức độ của dạy học nêu vấn đề 20

a) Thuyết trình ơrixtic 20

b) Đàm thoại ơrixtic 20

c) Nghiên cứu ơrixtic 21

1.1.2.4 Mối quan hệ giữa dạy học phân hóa và dạy học nêu vấn đề 21

a) Sự phân hóa trong dạy học nêu vấn đề 21

b) Yếu tố nêu vấn đề trong dạy học phân hóa 21

1.1.3 Sự cần thiết phải kết hợp giữa dạy học phân hóa và dạy học nêu vấn đề 22

1.1.3.1 Dạy học phân hóa – nêu vấn đề là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất để tạo động lực của quá trình dạy học 22

1.1.3.2 Dạy học phân hóa – nêu vấn đề là sự vận dụng các nguyên tắc dạy học vào quá trình dạy học 23

1.2 Đặc điểm bộ môn hóa học với việc áp dụng dạy học phân hóa – nêu vấn đề 24

1.2.1 Tính phát triển và tính phân hóa của bộ môn hóa học 24

1.2.1.1 Tính phát triển 24

1.2.1.2 Tính phân hóa 25

1.2.2 Tính vấn đề trong bộ môn hóa học 26

1.2.2.1 Cách thứ nhất (Tình huống nghịch lý) 26

1.2.2.2 Cách thứ hai (Tình huống lựa chọn) 26

1.2.2.3 Cách thứ ba (Tình huống "tại sao") 26

1.3 Vai trò của dạy học phân hóa – nêu vấn đề trong dạy và học hóa học ở trường trung học phổ thông 27

1.3.1 Các yếu tố chi phối phương pháp dạy học trong giáo án hóa học 30

1.3.1.1 Mục đích dạy học 30

a) Kiến thức 30

b) Kĩ năng 32

c) Phát triển tư duy 33

d) Thái độ 34

1.3.1.2 Nội dung dạy học 34

2

Trang 6

a) Kiến thức lý thuyết về thế giới 34

b) Kiến thức về kĩ năng, các hoạt động cụ thể 38

c) Kiến thức về kinh nghiệm hoạt động sáng tạo 40

d) Kiến thức hệ thống những quy phạm đạo đức 41

e) Cấu trúc logic nội dung dạy học 43

1.3.2 Phân loại bài tập hóa học 44

1.3.2.1 Yêu cầu lựa chọn hệ thống bài tập hóa học 44

1.3.2.2 Phân loại bài tập hóa học 46

1.3.2.3 Tiến trình khái quát giải bài tập 46

1.3.2.4 Định hướng tư duy học sinh trong giải bài tập 47

1.4 Thực trạng dạy và học hóa học ở các trường trung học phổ thông hiện nay 49

1.4.1 Mục đích điều tra 49

1.4.2 Nội dung, đối tượng và phương pháp điều tra 50

1.4.2.1 Nội dung điều tra 50

1.4.2.2 Đối tượng điều tra 50

1.4.2.3 Phương pháp điều tra 50

1.4.3 Tiến trình và kết quả điều tra 50

1.4.4 Đánh giá và thảo luận 52

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 53

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁO ÁN VÀ BÀI TẬP PHẦN KIM LOẠI HÓA HỌC 12 THPT THEO HƯỚNG PHÂN HÓA – NÊU VẤN ĐỀ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC 54

2.1 Đặc điểm nội dung cấu trúc phần kim loại hóa học 12 trong chương trình hóa học trung học phổ thông 54

2.1.1 Chương Đại cương về kim loại 54

2.1.1.1 Mục tiêu dạy học 54

a) Kiến thức 54

b) Kĩ năng 55

c) Tình cảm, thái độ 55

2.1.1.2 Cấu trúc chung 55

Trang 7

2.1.1.3 Một số đặc điểm cần lưu ý 56

a) Về nội dung 56

b) Về phương pháp 56

2.1.2 Chương Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ – Nhôm 57

2.1.2.1 Mục tiêu dạy học 57

a) Kiến thức 57

b) Kĩ năng 58

c) Thái độ 58

2.1.2.2 Cấu trúc chung 58

2.1.2.3 Một số đặc điểm cần lưu ý 59

a) Về nội dung 59

b) Về phương pháp 61

2.1.3 Chương Crom – Sắt – Đồng 62

2.1.3.1 Mục tiêu dạy học 62

a) Kiến thức 62

b) Kĩ năng 62

c) Thái độ 62

2.1.3.2 Cấu trúc chung 62

2.1.3.3 Một số đặc điểm cần lưu ý 63

a) Về nội dung 63

b) Về phương pháp 64

2.2 Xây dựng các giáo án phần kim loại hóa học 12 THPT theo hướng phân hóa – nêu vấn đề 64

2.2.1 Nguyên tắc xây dựng 64

2.2.1.1 Mức độ yếu 64

2.2.1.2 Mức độ trung bình 65

2.2.1.3 Mức độ khá – giỏi 65

2.2.2 Quy trình xây dựng các giáo án hóa học theo hướng phân hóa – nêu vấn đề 66

2.2.2.1 Nghiên cứu nội dung tài liệu sách giáo khoa 66

2.2.2.2 Xác định chính xác những mục đích của bài học 67

4

Trang 8

2.2.2.3 Xác định và phân loại đối tượng dạy học 67

2.2.3 Thiết kế một số giáo án phần kim loại hóa học 12 THPT theo quan điểm dạy học phân hóa – nêu vấn đề 68

Giáo án bài: KIM LOẠI KIỀM 68

2.3 Xây dựng hệ thống bài tập phần kim loại hóa học 12 THPT theo hướng phân hóa – nêu vấn đề 82

2.3.1 Nguyên tắc chung 82

2.3.2 Các kiểu phân hóa cụ thể đối với bài tập hóa học 82

2.3.2.1 Bài tập lý thuyết 82

2.3.2.2 Bài tập lý thuyết – thực nghiệm 83

2.3.2.3 Bài tập tổng hợp 84

2.3.3 Hệ thống các bài tập phân hóa – nêu vấn đề phần kim loại hóa học 12 THPT 85

2.3.3.1 Thiết kế các bài tập phân hóa – nêu vấn đề khác nhau từ một bài tập gốc 85

a) Bài tập lý thuyết 85

Chương Đại cương về kim loại 85

* Bài tập tự luận: 85

* Bài tập trắc nghiệm: 87

Chương Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ – Nhôm 90

* Bài tập tự luận: 90

* Bài tập trắc nghiệm: 92

Chương Crom – Sắt – Đồng 96

* Bài tập tự luận: 96

* Bài tập trắc nghiệm: 99

b) Bài tập lý thuyết – thực nghiệm 103

Chương Đại cương về kim loại 103

* Bài tập tự luận: 103

* Bài tập trắc nghiệm: 105

Chương Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ – Nhôm 109

* Bài tập tự luận: 109

Trang 9

* Bài tập trắc nghiệm: 111

Chương Crom – Sắt – Đồng 113

* Bài tập tự luận: 113

* Bài tập trắc nghiệm: 116

c) Bài tập tổng hợp 118

Chương Đại cương về kim loại 118

* Bài tập tự luận: 118

* Bài tập trắc nghiệm: 120

Chương Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ – Nhôm 122

* Bài tập tự luận: 122

* Bài tập trắc nghiệm: 125

Chương Crom – Sắt – Đồng 127

* Bài tập tự luận: 127

* Bài tập trắc nghiệm: 129

2.3.3.2 Thiết kế các câu hỏi phân hóa – nêu vấn đề khác nhau trong cùng một bài tập 132

a) Bài tập lý thuyết 132

Chương Đại cương về kim loại 132

* Bài tập tự luận: 132

* Bài tập trắc nghiệm: 134

Chương Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ – Nhôm 136

* Bài tập tự luận: 136

* Bài tập trắc nghiệm: 137

Chương Crom – Sắt – Đồng 140

* Bài tập tự luận: 140

* Bài tập trắc nghiệm: 141

b) Bài tập lý thuyết – thực nghiệm 143

Chương Đại cương về kim loại 143

* Bài tập tự luận: 143

* Bài tập trắc nghiệm: 144

Chương Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ – Nhôm 148

6

Trang 10

* Bài tập tự luận: 148

* Bài tập trắc nghiệm: 149

Chương Crom – Sắt – Đồng 154

* Bài tập tự luận: 154

* Bài tập trắc nghiệm: 155

c) Bài tập tổng hợp 160

Chương Đại cương về kim loại 160

* Bài tập tự luận: 160

* Bài tập trắc nghiệm: 161

Chương Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ – Nhôm 164

* Bài tập tự luận: 164

* Bài tập trắc nghiệm: 165

Chương Crom – Sắt – Đồng 167

* Bài tập tự luận: 167

* Bài tập trắc nghiệm: 169

2.4 Sử dụng hệ thống bài tập phần kim loại hóa học 12 THPT theo hướng phân hóa – nêu vấn đề trong giảng dạy hóa học 171

2.4.1 Sử dụng bài tập phân hóa – nêu vấn đề để tổ chức hoạt động dạy và học ở trên lớp 171

2.4.1.1 Quy trình dạy học bằng cách sử dụng bài tập phân hóa – nêu vấn đề trong các bài nghiên cứu tài liệu mới 172

2.4.1.2 Quy trình dạy học bằng cách sử dụng bài tập phân hóa – nêu vấn đề trong các bài luyện tập củng cố và phát triển kiến thức, trong các bài ôn tập 172

2.4.2 Sử dụng bài tập phân hóa – nêu vấn đề để tổ chức hoạt động tự học ở nhà cho học sinh 173

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 174

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 175

3.1 Mục đích thực nghiệm 175

3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 175

3.3 Nội dung thực nghiệm 175

Trang 11

3.3.1 Kế hoạch 175

3.3.1.1 Lựa chọn địa bàn và đối tượng thực nghiệm 175

a) Lựa chọn địa bàn 175

b) Lựa chọn đối tượng thực nghiệm 175

3.3.1.2 Lựa chọn bài giảng và xây dựng giáo án 176

a) Lựa chọn bài giảng 176

b) Xây dựng giáo án 176

3.3.2 Tiến hành 176

3.3.2.1 Phân loại trình độ học sinh 176

a) Nhóm thứ nhất 176

b) Nhóm thứ hai 177

c) Nhóm thứ ba 177

3.3.2.2 Tiến hành các giờ dạy theo kế hoạch 177

3.3.2.3 Phương tiện kĩ thuật 177

3.3.2.4 Tiến hành kiểm tra 177

3.4 Kết quả thực nghiệm 178

3.5 Xử lý kết quả thực nghiệm 180

3.5.1 Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm 180

3.5.2 Xử lý kết quả thực nghiệm 182

3.5.2.1 Lập bảng phân phối tần suất và tần suất lũy tích 182

3.5.2.2 Vẽ đồ thị đường lũy tích theo bảng phân phối tần suất lũy tích 183

3.5.2.3 Tính các tham số đặc trưng thống kê 187

3.6 Phân tích kết quả thực nghiệm 188

3.6.1 Kết quả định tính 188

3.6.1.1 Về chất lượng học tập của học sinh lớp thực nghiệm 188

3.6.1.2 Về chất lượng học tập của học sinh lớp đối chứng 188

a) Nhóm thứ nhất 189

b) Nhóm thứ hai 189

c) Nhóm thứ ba 189

3.6.1.3 Ý kiến của giáo viên về việc áp dụng dạy học phân hóa – nêu vấn đề .189

8

Trang 12

3.6.2 Kết quả định lượng 189

3.6.2.1 Tỷ lệ học sinh yếu kém, trung bình và khá giỏi 189

3.6.2.2 Giá trị các tham số đặc trưng 189

3.6.2.3 Đường lũy tích 190

3.6.2.4 Độ tin cậy của số liệu 190

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 191

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 192

1 Kết luận chung 192

1.1 Những công việc đã làm 192

1.2 Kết luận 192

1.2.1 Những kết quả đạt được 192

1.2.2 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng đề tài 193

2 Đề xuất 193

TÀI LIỆU THAM KHẢO 195

PHẦN PHỤ LỤC i

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY HỌC HÓA HỌC NÓI CHUNG VÀ DẠY HỌC PHÂN HÓA – NÊU VẤN ĐỀ NÓI RIÊNG i

PHỤ LỤC 2: CÁC ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM iii

Phụ lục 2.1: Đề kiểm tra thực nghiệm sư phạm lần 1 iii

Phụ lục 2.2: Đề kiểm tra thực nghiệm sư phạm lần 2 iv

Phụ lục 2.3: Đề kiểm tra thực nghiệm sư phạm lần 3 v

Phụ lục 2.4: Đề kiểm tra thực nghiệm sư phạm lần 4 vii

PHỤ LỤC 3: CÁC GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM xi

Phụ lục 3.1: Giáo án bài Kim loại kiềm thổ xi

Phụ lục 3.2: Giáo án bài Nhôm xxiv

Trang 13

CÁC KÝ HIỆU DÙNG TRONG LUẬN VĂN

đktc: Điều kiện tiêu chuẩn pthh: Phương trình hóa học

đpdd: Điện phân dung dịch ptpư: Phương trình phản ứngđpnc: Điện phân nóng chảy QTDH: Quá trình dạy học

GD & ĐT: Giáo dục và Đào tạo SP: Sư phạm

HĐNT: Hoạt động nhận thức THCS: Trung học cơ sở

KT-ĐG: Kiểm tra, đánh giá XHCN: Xã hội chủ nghĩa

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã

nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của

10

Trang 14

người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật

và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực” [40] Định hướng đổi mới PP GD được thể chế hóa trong luật GD Luật GD, điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú, học tập cho học sinh” [26].

Đáp ứng yêu cầu đó đòi hỏi phải đổi mới PP GD Hai mục tiêu cơ bản sẽ đạtđược khi đổi mới PPDH: Thứ nhất, giúp cho HS phát huy tính tích cực, hình thành

và phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập cũng như trongđời sống Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu XH hóa GD là phải thực hiện tốt các mụcđích dạy học đối với tất cả đối tượng HS, đồng thời khuyến khích phát triển tối ưu

và tối đa năng lực cá nhân

Muốn đạt được các mục tiêu đó đòi hỏi trong QTDH người thầy phải lựachọn PPDH thích hợp, tích cực hóa HĐDH Hình thức dạy học phân hóa – nêu vấn

đề đáp ứng đầy đủ cả hai mục tiêu kể trên Đây là hình thức dạy học kết hợp haikiểu dạy học là dạy học phân hóa và dạy học nêu vấn đề Trong đó, dạy học nêu vấn

đề là PPDH phức hợp có tác dụng phát triển năng lực tư duy độc lập sáng tạo của

HS, kích thích sự tìm tòi kiến thức chưa biết của HS để giải quyết các mâu thuẫntrong nhận thức, do đó dạy học nêu vấn đề đáp ứng được mục tiêu thứ nhất; còn dạyhọc phân hóa xuất phát từ sự biện chứng của thống nhất và phân hóa yêu cầu đảmbảo thực hiện tốt các mục đích dạy học đối với tất cả HS đồng thời khuyến khích tối

đa và tối ưu những khả năng của mỗi cá nhân Tính vừa sức và khuyến khích HSphát huy tối đa trí lực vốn có, đây là nguyên tắc quan trọng nhất của GD hiện đại

Do đó, dạy học phân hóa đáp ứng được mục tiêu thứ hai

Vì vậy, áp dụng dạy học phân hóa – nêu vấn đề là một trong những giải pháptốt để nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng hoạt động hóa nhận thức và hình thànhnăng lực giải quyết vấn đề cho mỗi đối tượng HS PP này phù hợp với xu thế hiệnđại về định hướng cải cách PP đồng thời còn giải quyết một mâu thuẫn lớn giữa dạy

và học trong nhà trường hiện nay – đó là quỹ thời gian dành cho dạy học thì không

Trang 15

đổi còn nội dung chương trình dạy và học ngày càng tăng HS được phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo từ đó nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức, hìnhthành năng lực tư duy, phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập cũng như trongcuộc sống.

Hiện nay ở các trường phổ thông, sức hấp dẫn của môn hóa học đối với bộphận HS khá giỏi rất cao Bên cạnh đó, nhiều HS trung bình yếu chưa thực sự hứngthú với bộ môn do có nhiều vấn đề các em chưa giải quyết được Việc sử dụng cáchình thức dạy học thích hợp phù hợp với tất cả đối tượng HS sẽ tạo sức hút hấp dẫn,làm cho HS khá giỏi không thấy nhàm chán, HS trung bình yếu tự tin khi tiếp nhận

và giải quyết vấn đề

Như vậy, sử dụng PPDH phân hóa – nêu vấn đề hình thành cho HS năng lực

tự tiếp cận, tự giải quyết vấn đề, tự đào tạo, từ đó HS có thể tự học mọi lúc trongsuốt cuộc đời Việc phân hóa bài tập để nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn hóahọc đã có một số tác giả đề cập đến, trong đó đáng chú ý nhất là các công trình củatác giả Cao Cự Giác, Nguyễn Xuân Trường, Đào Hữu Vinh, … Trong các giáotrình và sách tham khảo của mình, các tác giả đã đi sâu vào xu hướng phát triển củaBTHH hiện nay và phân hóa các loại bài tập lý thuyết, TN qua đó tăng cường khảnăng tư duy cho HS trên các phương diện lý thuyết, thực hành và ứng dụng

Đã có nhiều công trình nghiên cứu áp dụng dạy học nêu vấn đề vào việcgiảng dạy hóa học Tuy nhiên việc phối hợp hai kiểu dạy học phân hóa – nêu vấn đề

để nâng cao hiệu quả dạy học có chiều sâu cũng như chiều rộng thì đang còn ít

Về việc áp dụng dạy học phân hóa – nêu vấn đề trong giảng dạy hóa học vàthiết kế BTHH theo hướng phân hóa – nêu vấn đề đã được PGS.TS.Lê Văn Nămquan tâm nghiên cứu nhiều trong những năm gần đây Tại trường ĐH Vinh đã cómột số luận văn của sinh viên và học viên cao học về đề tài này từ 2003 đến nay củacác tác giả: Mai Thị Thanh Huyền, Lê Thị Tú Ngọc, Nguyễn Thị Thanh Minh, PhanThị Mai Hương, Trần Minh Sơn, … Các luận văn trên đều đi sâu nghiên cứu xâydựng các BTHH phổ thông theo hướng phân hóa – nêu vấn đề

Tình trạng dạy học hóa học phổ thông hiện nay là GV muốn giải thật nhiềuBTHH mà chưa thật sự quan tâm đến chất lượng và hiệu quả tiếp thu của HS, chưachú ý phân tích bản chất hóa học trong các bài toán khó nên HS không thể giải

12

Trang 16

quyết được các vấn đề tương tự đặt ra Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ củamình để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong thực tế giảng dạy môn hóa học ở

trường THPT, chúng tôi chọn đề tài: “xây dựng hệ thống giáo án và bài tập theo

hướng phân hóa – nêu vấn đề để nâng cao hiệu quả dạy học phần kim loại (hóa học 12 THPT)” để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

1 Nghiên cứu PPDH phân hóa – nêu vấn đề ứng dụng vào QTDH hóa học

2 Xây dựng hệ thống giáo án và bài tập phần kim loại hóa học 12 THPTnhằm phát triển năng lực tư duy, độc lập, sáng tạo, nâng cao chất lượng lĩnh hộikiến thức, khuyến khích tối đa những khả năng của mỗi cá nhân góp phần nâng caohiệu quả dạy học phần kim loại nói riêng và bộ môn hóa học nói chung ở trườngphổ thông

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

1 Nghiên cứu cơ sở lý luận và quy trình giảng dạy phân hóa – nêu vấn đềtrong dạy học ở trường THPT

2 Nghiên cứu nội dung cấu trúc chương trình hóa học THPT, chương trìnhhóa học 12 và phần kim loại hóa học 12 THPT

3 Xây dựng hệ thống giáo án và bài tập theo hướng phân hóa – nêu vấn đềphần kim loại hóa học 12 THPT nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy và học

4 Thực tập SP nhằm KT – ĐG hiệu quả và tính khả thi của đề tài

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

QTDH ở trường THPT

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng PPDH phân hóa – nêu vấn đề trong giảng dạy và học tậpphần kim loại hóa học 12 THPT

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước, Bộ GD & ĐT về đổi mớiPPDH

Trang 17

- Nghiên cứu những tài liệu về lý luận dạy học bộ môn, hệ thống các PPDHtích cực, các tài liệu về hình thức phân hóa – nêu vấn đề trong dạy học.

- Nghiên cứu giáo trình, SGK hóa học và các tài liệu có liên quan

- Nghiên cứu vị trí, vai trò, nội dung và cấu trúc phần kim loại hóa học 12trong chương trình hóa học THPT và các tài liệu liên quan

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra cơ bản về thực trạng dạy và học hóa học ở trường THPT

- Thăm dò, trao đổi ý kiến với GV và HS về nội dung, khối lượng kiến thức,cách dạy, học, sử dụng giáo án và bài tập theo hướng phân hóa – nêu vấn đề trongquá trình học tập và dạy học theo PP đổi mới ở trường THPT

5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Đánh giá chất lượng hệ thống giáo án và bài tập đã xây dựng

- Đánh giá hiệu quả của các giáo án và bài tập theo hướng phân hóa – nêuvấn đề đã biên soạn

5.4 Phương pháp toán học thống kê để xử lý các kết quả thực nghiệm sư phạm

6 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng hệ thống giáo án và bài tập theo hướng phân hóa – nêu vấn đềđảm bảo tính khoa học, logic về nội dung và cấu trúc, phù hợp với từng đối tượng

HS sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học hóa học nói chung, phần kim loại hóahọc 12 THPT nói riêng

7 Đóng góp mới của đề tài

1 Lựa chọn – xây dựng hệ thống giáo án, BTHH phần kim loại hóa học 12THPT theo hướng dạy học phân hóa – nêu vấn đề

2 Đề xuất phương hướng sử dụng hệ thống giáo án và bài tập này vàoQTDH nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học hóahọc ở trường THPT

Trang 18

Dạy học phân hóa xuất hiện khá sớm Trong lịch sử GD, ở thời kỳ chưa hìnhthành tổ chức trường lớp, việc dạy và học thường được tổ chức theo phương thứcmột thầy một trò hoặc một thầy một nhóm nhỏ Học trò trong nhóm có thể chênhlệch nhiều về lứa tuổi và trình độ Chẳng hạn thầy đồ nho ở nước ta thời phong kiếndạy trong cùng một lớp từ đứa trẻ bắt đầu đi học Tam Tự Kinh đến môn sinh chuẩn

bị thi tú tài, cử nhân Trong tổ chức dạy học như vậy, ông thầy phải coi trọng nhucầu, trình độ, năng lực tính cách của mỗi học trò và cũng có điều kiện để có cáchdạy thích hợp với mỗi học trò, phát huy vai trò chủ động của người học, kiểu dạymột thầy một trò hoặc một thầy một nhóm trò đến nay vẫn đang tồn tại, suy ra đóchính là một kiểu học phân hóa

Năm 1962 xuất hiện những công trình đầu tiên về dạy học phân hóa trongtrường THPT (các công trình của D.M.Men-Nhi-Cop và N.K.Gon-Tra-Rop), theoquan điểm của họ, trường cần phải thống nhất về bản chất và hình thức GD, đồngthời cần cung cấp nội dung và mức độ kiến thức làm sao để phù hợp với đối tượng

HS Bằng các phương tiện của PP phân hóa, người ta đặt ra yêu cầu đánh giá vềchuyên môn của từng HS, đồng thời mở ra định hướng và hứng thú cá nhân tronghọc tập và hướng nghiệp một cách tự giác PP phân hóa như vậy được thực hiện ởcác trường chuyên nghiệp, sau đó là các bài giảng tự chọn

Đối với hóa học, đã có nhiều công trình của GV hóa học và các nhà nghiêncứu ở Liên Xô trước đây, các công trình tập trung vào các hướng:

- Sử dụng bài toán phân hóa để hình thành kĩ năng thực hành hóa học của tácgiả Averkveva

- PP phân hóa HS trong giờ giảng hóa học của tác giả Dueva

- Bài toán phân hóa về nhà cho HS của tác giả M.V.Derevennext

- Ở Việt Nam, dạy học phân hóa còn ít được nói đến Tuy nhiên, nó đã xuấthiện dưới hình thức trường chuyên, lớp chọn cho đến nay vẫn đang tồn tại mô hìnhnày ở nhiều tỉnh, nhiều trường

1.1.1.1 Khái niệm

Dạy học phân hóa xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa sự thống nhất

và sự phân hóa, tức là thể hiện sự kết hợp giữa hoạt động “đại trà” với GD “mũi

Trang 19

nhọn” giữa “phổ cập” với “nâng cao” trong dạy học ở trường phổ thông và nó

được tiến hành theo tư tưởng chủ đạo sau:

a) Lấy trình độ phát triển chung của HS làm nền tảng Nội dung và PP trướchết phải phù hợp với trình độ và điều kiện chung của từng đối tượng HS

b) Sử dụng những biện pháp phân hóa giúp HS yếu kém vươn lên trình độchung, khích lệ được các HS khá giỏi có khả năng tìm tòi phát hiện một số vấn đề

cụ thể Các cách dạy học này dựa vào “vùng phát triển gần nhất” của HS tức là chỉ

cần gợi ý nhỏ là HS có thể giải được bài toán tương đối khó khăn hơn so với sứccủa HS

c) Đưa ra nội dung bổ sung và biện pháp phân hóa nhằm giúp HS khá giỏiđạt đựợc những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đã đạt được những yêu cầu cơ bản đặt ra

từ mục tiêu của bài học

Như vậy, dạy học phân hóa vừa đảm bảo tính vừa sức và khuyến khích HSphát huy tối đa trí lực vốn có của mỗi cá nhân khi vượt qua chướng ngại nhận thức.Nếu vấn đề đưa ra quá khó thì HS sẽ thấy không hứng thú, lúc bấy giờ học tập như

là một chướng ngại khó khắc phục, HS sẽ không được đặt vào tình huống có vấn đềnên không thấy sự hấp dẫn lôi cuốn khi tìm kiếm, phát hiện nhanh kiến thức Ngượclại vấn đề đưa ra quá dễ sẽ gây cho HS sự nhàm chán, không kích thích tư duy tíchcực của HS Đây là một nguyên tắc quan trọng mà GV cần phải hết sức lưu ý trongQTDH theo xu hướng đổi mới nhằm khơi gợi, kích thích, đòi hỏi người nghiên cứusuy nghĩ, tìm tòi và phát huy đến mức cao nhất

1.1.1.2 Các phương pháp phân hóa

Quan điểm xuất phát:

Trong XH hiện tại có nhiều ngành nhiều nghề, mỗi ngành nghề đều có mộtđặc điểm lao động đặc trưng, có yêu cầu về trình độ phát triển và phẩm chất, nhâncách khác nhau Nhưng chúng đều có một số yêu cầu cơ bản ở người lao động trongXHCN, nghĩa là yêu cầu XH đối với mỗi người lao động vừa có sự giống nhau vàkhác nhau

Trong một lớp học, một khối học cũng vậy có nhiều HS với những đặc điểmgiống nhau ví dụ như lứa tuổi, trình độ phát triển tâm sinh lý tương đối đồng đều,

… Sự thống nhất này là cơ bản, nhờ đó ta mới có thể dạy học cùng một chương

16

Trang 20

trình Tuy nhiên vẫn có nhiều em trình độ nhận thức cao hơn nhiều so với các bạncùng lứa do đó việc áp dụng PPDH phân hóa có tác dụng rất lớn Trong thực tiễn cóthể có hai PP phân hóa chính áp dụng cho việc giảng dạy ở trường phổ thông là:

- Phân hóa trong cùng một lớp học

- Phân hóa trong cùng một khối học (lớp chọn) hoặc theo trường (trườngđiểm, trường chuyên)

a) Phân hóa trong cùng một lớp

Trong một lớp gồm nhiều cá thể khác nhau, khác nhau về trình độ nhận thức,khác nhau về đặc điểm tâm sinh lý, mỗi HS là một chủ thể nhận thức khi có cùngtác động SP vào các HS khác nhau sẽ có các pư khác nhau Sự pư khác nhau đó cóthể có tác động tích cực hoặc tiêu cực ảnh hưởng đến QTDH Do đó người GV cần

có sự “phân biệt hóa, cá thể hóa” làm cho QTDH phát huy được tính tích cực, hạnchế tối đa mặt tiêu cực của sự khác nhau đó, đồng thời tạo điều kiện để HS phát huy

ở mức độ cao nhất Muốn vậy người GV cần nắm và hiểu tâm lý của mỗi HS, củatừng lứa tuổi HS

Tóm lại từ yêu cầu XH đối với người lao động là giống hoặc khác nhau, từ

sự giống và khác nhau về trình độ và việc phát triển nhân cách từng HS đòi hỏiQTDH thống nhất cùng với những biện pháp phân hóa nội tại Dạy học phân hóacần phải xây dựng kế hoạch lâu dài, cụ thể

* Đối xử cá biệt ngay trong những pha dạy học đồng loạt: Theo quan điểmchủ đạo thì khi giảng dạy trên lớp những pha cơ bản là những pha dạy học đồngloạt Trong quá trình đó dựa vào sự sai khác về trình độ nhận thức của từng HS mà

GV nêu ra các câu hỏi khác nhau tương ứng với trình độ nhận thức, khả năng tiếpthu riêng biệt của từng HS, trong việc kiểm tra đánh giá cũng vậy cần có các đề rakhác nhau tương ứng với trình độ của HS Trên đây là những pha phân hóa nhỏđòi hỏi người GV cần có sự linh hoạt khi soạn giáo án

* Tổ chức những pha phân hóa trên lớp:

Khi trình độ HS có sự sai khác lớn, có yêu cầu quá cao hoặc quá thấp, nếu cứdạy học đồng loạt thì hiệu quả thấp, khi đó GV cần giao cho HS nhiệm vụ phân hóa(thường thể hiện thành bài tập phân hóa) Ý đồ ra bài tập phân hóa là để HS khác

Trang 21

nhau có thể tiến hành các hoạt động khác nhau phù hợp với trình độ và năng lực củatừng HS.

Để lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập thì HS cần giảiquyết nhiều bài tập cùng loại cho một số HS khác, những em có yêu cầu cao hơn sẽnhận thêm một số bài tập khác để đào sâu thêm kiến thức hiểu ở mức độ cao hơn

Trong quá trình điều khiển HS làm bài tập, GV cần quan tâm nhiều hơn đốivới HS yếu, cần có những gợi ý hợp lý tùy thuộc vào trình độ của từng HS đồngthời cần có lời động viên hợp lý với HS yếu kém nhằm phát huy hết khả năng của

HS, với HS thường chủ quan thì GV cần nhắc nhở cẩn thận hơn

Trong quá trình điều khiển học tập của HS cần phát huy tác dụng qua lại giữacác người học bằng hình thức học tập như đàm thoại, nhóm như vậy sẽ tận dụngđược mặt mạnh cho HS để điều chỉnh nhận thức cho HS

Những phân hóa này thích hợp nhất ở các chức năng củng cố và tạo tiền đềxuất phát

* Phân hóa nội dung giáo án:

Khi phân hóa các giáo án trên lớp cần lưu ý một số đặc điểm sau:

- Loại giáo án: kiến thức mới hay ôn tập,

- Đối tượng HS: yếu, trung bình hay khá giỏi

* Phân hóa bài tập về nhà:

Khi phân hóa bài tập về nhà cần lưu ý một số điểm sau:

- Phân hóa về số lượng bài tập cùng loại phù hợp với đối tượng để đạt cùngmột yêu cầu

- Phân hóa nội dung phù hợp với trình độ của mỗi HS

- Phân hóa yêu cầu về mặt tính độc lập, bài tập cho đối tượng HS yếu kémchứa nhiều yếu tố dẫn dắt để HS suy nghĩ làm bài tập ở mức cao hơn

- Ra riêng bài tập tạo tiền đề xuất phát cho HS yếu kém để chuẩn bị nhữngbài sau và ra riêng bài tập nâng cao cho HS khá giỏi

b) Phân hóa theo khối học, theo trường học

Trong thực tế mặc dù các em cùng lứa tuổi, nhưng có những em khả năngtiếp thu rất nhanh cũng có những em tiếp thu rất chậm Nếu xếp các em trong cùngmột lớp thì việc dạy học sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì:

18

Trang 22

- Thực trạng dạy học đồng loạt: để cho các em tiếp thu rất chậm hiểu đượcbài thì các em tiếp thu rất nhanh sẽ lãng phí quá nhiều thời gian sinh ra nhàm chánhọc tập Còn để đáp ứng cho các em tiếp thu rất nhanh thì các em tiếp thu chậmkhông hiểu được bài.

- Thực hiện dạy học phân hóa nội tại (trong cùng một lớp học) thì nhượcđiểm của PPDH đồng loạt được hạn chế nhưng cũng không thỏa mãn được nhu cầucủa HS Chính vì vậy mà hiện nay thực tế các trường đã chọn các em tiếp thu rấtnhanh ra một lớp (trường chuyên) Mô hình này mặc dầu không được Bộ GDkhuyến khích nhưng vì có những bất cập như vậy nên nó vẫn tồn tại và đáp ứngđược yêu cầu của phụ huynh, HS [4,6-10,19,21,23,27,34,36,38,39,42,44]

1.1.2 Dạy học nêu vấn đề

1.1.2.1 Khái niệm

Dạy học nêu vấn đề là kiểu dạy học mà thầy tạo ra những tình huống có vấn

đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, để hoạt động tự giác, tích cực và để giải quyếtvấn đề mà thông qua giải quyết những vấn đề đó HS có khả năng lĩnh hội tri thức,rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác

Dạy học nêu vấn đề có ba đặc trưng cơ bản bao gồm một (hoặc một chuỗi)bài toán nhận thức chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã cho và cái phải tìm, được cấutrúc một cách SP làm cho mâu thuẫn mang tính chất ơrixtic (tìm tòi và phát hiện)chứ không phải là tái hiện, đó là tình huống có vấn đề:

- HS tiếp nhận mâu thuẫn này như một mâu thuẫn bên trong bức thiết, phảigiải quyết bằng được, lúc đó HS được đặt trong tình huống có vấn đề

- Trong quá trình giải và bằng cách tổ chức giải bài toán ơrixtic HS chiếmlĩnh được cả tri thức mới, cách giải và cả niềm vui sướng của nhận thức

- Dạy học nêu vấn đề là một hệ PPDH phức tạp, đa năng tức là nó có thểđược áp dụng vào nhiều PPDH khác nhau, trong đó PP xây dựng bài toán ơrixtic(tình huống có vấn đề) giữ vai trò chủ đạo, gắn bó PP khác tập hợp thành một hệthống toàn vẹn

1.1.2.2 Tình huống có vấn đề

Trang 23

Xây dựng mâu thuẫn chủ chốt của bài toán nhận thức, đó chính là xây dựngtình huống có vấn đề có nhiều bước nhưng có thể khái quát thành ba bước chủ yếucho các trường hợp xây dựng tình huống có vấn đề như sau:

- Tái hiện kiến thức cũ

- Đưa ra hiện tượng có đối tượng mâu thuẫn với kiến thức cũ

- Phát biểu vấn đề (nêu rõ vấn đề cần giải quyết)

a) Tình huống nghịch lý, bế tắc

- Tình huống nghịch lý: vấn đề đưa ra thoạt nhìn như vô lý, trái ngược vớinguyên lý chung đã được chấp nhận Tình huống này thường có trong những nộidung lý thuyết chủ đạo của hóa học: thuyết cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàncác nguyên tố hóa học,

- Tình huống bế tắc: vấn đề đưa ra thoạt nhìn không thể giải thích được bằng

lý thuyết đã biết (HS sẽ trả lời không thể như thế được)

Hai tình huống này có nét khác nhau về đặc điểm và mức độ ơrixtic nhưngthường chung một nguồn gốc, một biểu hiện mà ta có thể đồng nhất được

b) Tình huống lựa chọn

Là tình huống xuất hiện khi phải chọn một phương án duy nhất với hai haynhiều phương án giải quyết

c) Tình huống tại sao

Khi tìm nguyên nhân của một kết quả, nguồn gốc của một hiện tượng, tìm lờigiải cho câu hỏi “tại sao”, đó là tình huống tại sao?

1.1.2.3 Các mức độ của dạy học nêu vấn đề

Tùy theo mức độ độc lập của HS trong quá trình giải quyết vấn đề mà người

ta phân ra các mức độ của dạy học nêu vấn đề:

Trang 24

Hình thức này đòi hỏi tính độc lập của người học phải phát huy cao độ, GVchỉ ra tình huống có vấn đề, HS tự phát hiện và giải quyết vấn đề đó (HS thực hiệntoàn bộ quy trình của dạy học nêu vấn đề).

1.1.2.4 Mối quan hệ giữa dạy học phân hóa và dạy học nêu vấn đề

a) Sự phân hóa trong dạy học nêu vấn đề

Nói chung tính phân hóa nên có cho mọi hình thức dạy học Vì trong mỗi lớphọc, ngoài những đặc điểm mỗi cá thể HS là một đối tượng riêng biệt với mức độ tưduy khác nhau, với sự định hướng khác nhau Cho nên xu hướng dạy học mới phảikhêu gợi, kích thích, đòi hỏi con người suy nghĩ, tìm tòi và phát huy đến mức caonhất Đối với dạy học nêu vấn đề, tính phân hóa của nó lại càng cần thiết để pháthuy ưu thế của nó Vì nếu vấn đề đưa ra không vừa sức hoặc khó khăn thì HS sẽkhông được đặt vào tình huống có vấn đề để lôi cuốn họ vào việc tìm kiếm, pháthiện kiến thức nhanh Từ đó, HS sẽ thấy học tập như là một trở ngại khó khắc phục.Ngược lại vấn đề đưa ra quá dễ sẽ gây cho HS nhàm chán, không kích thích tư duytích cực của HS

Sự phân hóa trong dạy học nêu vấn đề được thể hiện ở hai hình thức:

- Phân hóa về mặt tổ chức của dạy học nêu vấn đề, đó là các mức độ của dạyhọc nêu vấn đề gồm: thuyết trình nêu vấn đề, đàm thoại nêu vấn đề, nghiên cứu nêuvấn đề

- Phân hóa về nội dung và mức độ phức tạp của vấn đề nghiên cứu Mỗi vấn

đề nghiên cứu có thể được phân hóa thành các câu hỏi và bài tập có mức độ khótăng dần để phù hợp với từng đối tượng và cá thể HS, đó là các mức độ:

+ Tái hiện kiến thức

+ Phân tích – so sánh

+ Vận dụng sáng tạo kiến thức trong tình huống mới

b) Yếu tố nêu vấn đề trong dạy học phân hóa

Ưu điểm chính của dạy học nêu vấn đề là phát huy tính tích cực, tự lực tìmkiếm tri thức của HS thông qua quá trình hình thành kĩ năng phát hiện và giải quyếtvấn đề học tập Còn ưu điểm của dạy học phân hóa là vừa sức và sát đối tượng trong

GD Vai trò của dạy phân hóa và việc sử dụng các bài tập phân hóa sẽ được pháthuy tính tích cực hơn nhiều nếu biết áp dụng các yếu tố của dạy học nêu vấn đề Bởi

Trang 25

vì, nếu như đặc tính nêu vấn đề của dạy học thúc đẩy hoạt động hóa tư duy của HSthì việc phân hóa trong dạy học sẽ tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng dạy học nêu

vấn đề vào việc nghiên cứu tài liệu và cả những bài ôn tập tổng kết: “nếu như tính vấn đề của việc dạy học làm hoạt động hóa nhận thức của học sinh, kích thích các trạng thái tâm lý như ham muốn hiểu biết và ham học hỏi thì việc phân hóa trong dạy học sẽ tạo điều kiện để sử dụng các cảm xúc tích cực này vào thực tiễn của quá trình dạy học” [42] Và nếu như trong dạy học truyền thống, việc tổ chức giờ học

chỉ giúp HS tái hiện kiến thức, học thuộc nội dung chương trình SGK hoặc rènluyện kĩ năng giải bài tập theo các mẫu bài quen thì việc tổ chức dạy học nêu vấn đề

có sử dụng các bài tập phân hóa trong giờ học sẽ dẫn HS vào tình huống mà HS cầnkhái quát hóa kiến thức ở mức độ mới Kết luận mang tính suy luận trong phạm vitoàn bộ chương trình và ở những bài mang tính chất nghiên cứu [6-8,19,21,25,27,28,32,34,36-38,42,44]

1.1.3 Sự cần thiết phải kết hợp giữa dạy học phân hóa và dạy học nêu vấn đề

1.1.3.1 Dạy học phân hóa – nêu vấn đề là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất để tạo động lực của quá trình dạy học

Như vậy đã biết động lực của QTDH là mâu thuẫn giữa những nhiệm vụnhận thức và nhiệm vụ thực tế do tiến trình dạy học đề ra với trình độ kiến thức, kĩnăng và trình độ phát triển trí tuệ của HS

Đặc điểm của dạy học nêu vấn đề là phải tạo ra tình huống có vấn đề – tìnhhuống chứa mâu thuẫn nhận thức Đây chính là nguyên nhân của động lực QTDH.Tuy nhiên mâu thuẫn này muốn trở thành động lực của QTDH thì nó phải vừa sứcvới mọi đối tượng HS trong lớp Mỗi HS có trình độ nhận thức khác nhau, sự phânhóa trình độ HS để từ đó có PPDH nêu vấn đề tương ứng với trình độ ấy đảm bảo

sự vừa sức chung và sự vừa sức riêng cho HS Đây chính là dạy học phân hóa – nêuvấn đề Trong quá trình giảng dạy, GV cần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóangười dạy học và lấy HS làm trung tâm

Trong QTDH, những cái HS biết tăng dần, khi HS có càng nhiều kiến thứcthì trong quá trình vận dụng kiến thức càng thấy xuất hiện những mâu thuẫn này thìlại tạo điều kiện cho mâu thuẫn khác nảy sinh … Việc giải quyết các mâu thuẫnnày làm cho HS lần lượt chiếm lĩnh tri thức khoa học theo mức độ cao dần, phát

22

Trang 26

triển bước này qua bước khác, hết nấc thang này lên nấc thang khác Do đó, dạy họcphân hóa – nêu vấn đề được tổ chức đúng đắn sẽ làm xuất hiện những yếu tố tự phủđịnh – nghĩa là phủ định trình độ hiện tại và chuyển sang trình độ mới Đó là quyluật phát triển.

- Dạy học phân hóa – nêu vấn đề là PPDH tích cực không những đảm bảophát triển năng lực nhận thức của HS mà còn tạo ra những cảm xúc Việc tạo ra tìnhhuống có vấn đề ở mỗi HS gây ra sự căng thẳng thần kinh nhất định, làm cho HS cónhu cầu giải quyết vấn đề, nếu không giải quyết được sẽ day dứt không yên và khigiải quyết được vấn đề thì phá vỡ trạng thái căng thẳng này, HS cảm nhận đượcniềm vui sướng của sự nhận thức

- Dạy học phân hóa – nêu vấn đề luôn khơi dậy nhu cầu bên trong rất quantrọng: Muốn nghiên cứu những điều chưa biết Chính nhu cầu bên trong này kết hợpvới nhu cầu bên ngoài là nhu cầu nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo để ứng dụngvào thực tiễn – mới tạo ra động cơ học tập ở HS

Tóm lại, dạy học phân hóa – nêu vấn đề là biện pháp có hiệu quả để tạo độnglực của QTDH và việc giảng dạy các vấn đề cụ thể

1.1.3.2 Dạy học phân hóa – nêu vấn đề là sự vận dụng các nguyên tắc dạy học vào quá trình dạy học

Sự phân hóa trong dạy học được thực hiện bằng cách phân HS thành cáctrình độ nhận thức khác nhau để có PPDH phù hợp Đồng thời trong quá trình họctập, trình độ nhận thức HS tăng dần, do đó để đảm bảo sự phân hóa thì cần tuần tựnâng cao yêu cầu đối với HS Điều này phù hợp với lý thuyết Vưgotxki về vùngphát triển gần nhất Theo thuyết này thì những yêu cầu phải hướng vào vùng pháttriển gần nhất, vùng này được chuẩn bị cho quá trình phát triển gần nhất, vùng này

đã được chuẩn bị cho quá trình phát triển trước đó nhưng HS chưa đạt tới Nhờnhững hoạt động đa dạng, vùng phát triển gần nhất sẽ trở thành vùng hoạt động hiệntại và vùng lúc trước còn phát triển xa hơn một chút thì bây giờ trở thành vùng pháttriển gần nhất Quá trình cứ lặp đi lặp lại như vậy và HS cứ leo hết bậc thang nàyđến bậc thang khác trong quá trình hoạt động và phát triển Nghĩa là dạy học phân

hóa – nêu vấn đề đã thực hiện được nguyên tắc đảm bảo “vừa sức” HS và không

ngừng nâng cao yêu cầu đối với các em

Trang 27

Sự phân hóa trong dạy học đòi hỏi GV không chỉ quan tâm tới đặc điểmchung của lớp mà còn phải chú ý tới đặc điểm nhân cách của mỗi HS, quan tâm nhucầu, đam mê hứng thú và cả những khuyết tật của các em để làm sao phát huy tối đasức mạnh trí tuệ để đem đến cho các em niềm vui thành công trong lao động trí tuệ,chế ngự sự hiếu động, tinh nghịch, hạn chế mặt yếu để tất cả các em đều phát triển.Đây chính là sự vận dụng nguyên tắc đảm bảo tính tập thể và sự chiếu cố tới nhữngđặc điểm cá thể của HS.

Dạy học phân hóa – nêu vấn đề đặt tất cả các HS vào tình huống có vấn đề,kích thích tất cả HS nhu cầu nhận thức, do đó tất cả để phát huy tối đa tính tự giác,tích cực hoạt động trí tuệ ở mức tối đa Khi đã giải quyết được vấn đề, các emkhông chỉ chiếm lĩnh được tri thức, cách thức giải mà cả niềm vui sướng của nhậnthức Như vậy, dạy học phân hóa – nêu vấn đề vừa đảm bảo tính tích cực, tự giáccủa HS dưới sự chỉ đạo của GV, vừa đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng trongdạy học [19,21,22,27,32,34,36,38,44]

1.2 Đặc điểm bộ môn hóa học với việc áp dụng dạy học phân hóa – nêu vấn đề

1.2.1 Tính phát triển và tính phân hóa của bộ môn hóa học

1.2.1.1 Tính phát triển

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nhận thức: Quá trìnhnhận thức của con người luôn phát triển cả về lượng và chất Trong quá trình đó, sựbiến đổi về lượng kiến thức sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất: Năng lực nhận thứcchuyển sang một mức độ cao hơn và sau mỗi giai đoạn, mỗi một vấn đề nhận thứclại trở nên hoàn thiện hơn, bản chất hơn

Như vậy, quá trình nhận thức luôn luôn vận động, phát triển và đi vào bảnchất của vấn đề qua nhiều giai đoạn với các mức độ sâu sắc dần:

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

24

Trang 28

bề ngoài, chưa đi sâu vào bản chất Đến cấp THPT, ngày từ đầu cấp, HS đã tiếp thumột cụm các lý thuyết chủ đạo: cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, định luật tuầnhoàn các nguyên tố hóa học, … Sau đó, HS tiếp tục nghiên cứu các nhóm nguyên

tố hóa học cụ thể trên cơ sở của các học thuyết nói trên Như vậy, logic nội dungdẫn đến logic nghiên cứu ở cấp THPT là diễn dịch: tức là từ cái trừu tượng, tổngquát (định luật, học thuyết) đến cái cụ thể (các nguyên tố, các chất) Còn mức độ tưduy ở cấp THCS là quy nạp: tức là từ các hiện tượng trực quan cụ thể khái quátthành lý thuyết ở mức độ cảm tính

Như vậy, nội dung hóa học phát triển cũng theo sự phát triển nhận thức nóichung và khoa học hóa học nói riêng

Ví dụ về khái niệm axit ở cấp THPT: Theo thuyết Arrenius, axit là nhữnghợp chất khi tan trong nước thì phân ly thành các ion H+; sau đó theo thuyếtBronsted, axit là những hợp chất cho proton, … Như vậy, theo sự phức tạp dần củavấn đề thì HS càng hiểu sâu vấn đề

- Phân hóa theo hướng phân nhánh: Khoa học càng phát triển, nhu cầunghiên cứu sâu hơn về một vấn đề nào đó buộc người ta phải có sự phân nhánh,phân hóa nghiên cứu thành nhiều vấn đề nhỏ hơn Ví dụ khoa học hóa học nóichung và bộ môn hóa học trong trường phổ thông nói riêng, trong quá trình pháttriển có sự phân hóa thành hóa đại cương, hóa vô cơ, hóa hữu cơ, hóa phân tích, hóa

lý Rồi các chuyên ngành này lại được phân hóa thành các chuyên ngành hẹp hơn,sâu hơn, …

Sự phân hóa nội dung chương trình được sử dụng theo từng lớp học, cấp họckhác nhau phù hợp với các đặc điểm lứa tuổi, tâm sinh lý và nhận thức của HS,trình độ nhận thức hóa học của HS THCS còn nặng về cái cụ thể, chưa có tầm khái

Trang 29

quát Lên THPT, trình độ nhận thức của HS được phát triển cao hơn 8,19,34,38,42,44].

[6-1.2.2 Tính vấn đề trong bộ môn hóa học

Hóa học là một khoa học TN có liên quan chặt chẽ với các học thuyết vàđịnh luật hóa học cơ bản, trong quá trình phát triển của nó xuất hiện nhiều mâuthuẫn giữa lý thuyết và TN, giữa khái niệm cũ và khái niệm mới, … Cứ mỗi pháthiện của hóa học lại là một đáp số cho một bài tập nhận thức Vì vậy, chương trìnhhóa học THPT chứa đựng nhiều nội dung hay sự kiện để chúng ta xây dựng tìnhhuống có vấn đề và áp dụng dạy học nêu vấn đề

Trên cơ sở đặc điểm nội dung chương trình hóa học THPT có thể nêu ra 3cách tạo ra các tình huống có vấn đề, đó cũng là 3 kiểu tình huống có vấn đề cơ bảntrong dạy học hóa học

1.2.2.1 Cách thứ nhất (Tình huống nghịch lý)

Là tình huống có vấn đề được tạo ra khi kiến thức HS đã có không phù hợp(không đáp ứng được) với đòi hỏi của nhiệm vụ học tập hoặc với TN Vấn đề đưa ramới nhìn thì thấy dường như vô lý, trái với những nguyên lý đã công nhận chung

Ví dụ:

- Quá trình hình thành và phát triển thuyết cấu tạo nguyên tử;

- Quy luật kim loại mạnh đẩy kim loại yếu khỏi dd muối,

1.2.2.2 Cách thứ hai (Tình huống lựa chọn)

Là tình huống có vấn đề được tạo ra khi HS phải lựa chọn giữa 2 hay nhiềuphương án giải quyết và chỉ lựa chọn được một phương án duy nhất để đảm bảoviệc giải quyết nhiệm vụ đặt ra Đây là tình huống lựa chọn hoặc tình huống bác bỏ

Ví dụ:

- Việc lựa chọn công thức đúng của rượu etylic

- Điều chế oxy từ KClO3 và hh KClO3 + MnO2

1.2.2.3 Cách thứ ba (Tình huống "tại sao")

Đây là tình huống phổ biến thường xuyên và rất hiệu nghiệm trong quá trìnhnhận thức nói chung và nhận thức hóa học nói riêng Đó là khi cần giải thích nhữnghiện tượng, những tính chất hóa học dựa vào đặc điểm thành phần và cấu tạo của

26

Trang 30

nguyên tố hay chất hóa học Loại tình huống này giúp HS tích lũy được vốn kiếnthức vừa có chiều rộng và chiều sâu.

Như vậy, tính phát triển, tính phân hóa trong bộ môn hóa học luôn luôn gắnliền với nhau và có mối quan hệ qua lại với nhau Sự phát triển của hóa học sẽ dẫntới sự phân hóa và càng phát triển, càng phân hóa thì tính vấn đề trong từng nộidung nhận thức càng phong phú Khi các vấn đề nhận thức được giải quyết trọn vẹnthì sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển và phân hóa ở mức độ sâu sắc hơn Nếu nhưtrong dạy học truyền thống, việc tổ chức giờ học chỉ giúp HS tái hiện kiến thức, họcthuộc nội dung chương trình SGK hoặc rèn luyện kĩ năng giải bài tập theo các mẫubài quen biết thì việc tổ chức dạy học phân hóa – nêu vấn đề sẽ dẫn HS vào tìnhhuống mà họ cần khái quát hóa kiến thức ở mức độ mới: Kết luận mang tính suyluận trong phạm vi toàn bộ chương trình và ở những bài mang tính chất nghiên cứu[8,28,32,37,42]

1.3 Vai trò của dạy học phân hóa – nêu vấn đề trong dạy và học hóa học ở trường trung học phổ thông

Dạy học phân hóa – nêu vấn đề có thể thực hiện ở các bài lên lớp nghiên cứutài liệu mới, ôn tập củng cố kiến thức, BTHH Trên cơ sở lý luận đã trình bày ở trên.Sau đây, chúng tôi trình bày việc áp dụng dạy học phân hóa – nêu vấn đề vào việcxây dựng các giáo án và bài tập phân hóa trong giảng dạy hóa học

Giáo án hóa học có một vị trí hết sức quan trọng đối với việc lĩnh hội tri thứccủa HS Thông qua giáo án hóa học, GV có thể truyền thụ những kiến thức, kĩ năng,

kĩ xảo cho HS Kết quả bài học phụ thuộc vào sự chuẩn bị giáo án Bài học đượcchuẩn bị tốt sẽ đảm bảo cho hoạt động của GV và HS có mục đích rõ ràng, tạo đượckhông khí thuận lợi cho học tập Thực tế đã chứng minh trong các trường phổ thôngthì việc triển khai các giáo án hóa học đang còn những hạn chế nhất định Hiện nay,phần lớn GV lựa chọn PPDH theo kinh nghiệm là chính mà thiếu cơ sở khoa học

Sự lựa chọn PPDH như vậy sẽ không đem lại kết quả chắc chắn Ngoài ra khi lựachọn các PP, GV ít chú ý đến đặc điểm cá nhân của HS cũng như các PP học tậpcủa các em một cách đúng mức Và khi sử dụng các phương tiện dạy học chỉ nhằmmục đích minh hoạ Có thể nói rằng đại đa số GV giới thiệu kiến thức ở dạng chuẩn

Trang 31

bị sẵn Chính vì thế mà kết quả dạy học chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu củaXH.

Một giáo án lên lớp là một hệ toàn vẹn được tạo nên bởi các thành tố là: mụcđích, nội dung và PP Trong đó PP chịu sự chi phối của mục đích và nội dung dạyhọc, ngoài ra PPDH muốn có hiệu quả còn phải chú ý đến đối tượng dạy học đểđiều chỉnh Vấn đề đặt ra là chúng ta phải lựa chọn phối hợp các PPDH như thế nào.Việc phối hợp các PP luôn phải bắt đầu từ sự phân tích nội dung giáo án, xác địnhmục đích và người GV phải xác định được đâu là PPDH chủ đạo và các PPDH khác

hỗ trợ cho PP chủ đạo này Nếu không nhận thức được điều này thì hoạt động của

GV sẽ rối loạn khi lên lớp

Bên cạnh đó, BTHH là một hình thức củng cố, ôn tập, hệ thống hóa kiếnthức một cách sinh động và hiệu quả Khi giải BTHH, HS phải nhớ lại những kiếnthức đã học, phải đào sâu một số khía cạnh nào đó của kiến thức hoặc phải tổ hợp,huy động nhiều kiến thức để giải quyết được bài tập Tất cả các thao tác tư duy đó

đã góp phần củng cố, khắc sâu và mở rộng thêm kiến thức cho HS BTHH giữ vaitrò rất quan trọng trong giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, trong việc thực hiệnmục tiêu đào tạo, nó vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là PPDH hiệunghiệm Nó cung cấp cho HS kiến thức, con đường dành lấy kiến thức và cả hứngthú say mê nhận thức BTHH được sử dụng làm phương tiện nghiên cứu tài liệumới, khi trang bị kiến thức cho HS lĩnh hội được kiến thức một cách sâu sắc vàvững chắc Việc nghiên cứu một kiến thức mới thường được bắt đầu bằng việc nêuvấn đề Mỗi một vấn đề xuất hiện do nghiên cứu tài liệu mới cũng là một bài tập đốivới HS Để làm một vấn đề mới trở nên hấp dẫn và xây dựng vấn đề nghiên cứu còn

có thể dùng cách giải bài tập Việc xây dựng các vấn đề dạy học bằng bài tập khôngnhững sẽ kích thích được hứng thú cao của HS đối với những kiến thức mới sắpđược học, mà còn tạo ra khả năng củng cố kiến thức đã có và xây dựng mối liên hệgiữa các kiến thức cũ và mới

BTHH là một phương tiện có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển tưduy hóa học của HS, bồi dưỡng cho HS PP nghiên cứu khoa học Bởi vậy, giải bài tập

là một hình thức tự lực cơ bản của HS Trong thực tiễn dạy học, tư duy hóa học được

hiểu là “kĩ năng quan sát hiện tượng hóa học phân tích một hiện tượng phức tạp thành

28

Trang 32

những bộ phận thành phần, xác lập mối liên hệ định lượng và định tính của các hiện tượng, đoán trước các hệ quả từ các lý thuyết và áp dụng kiến thức của mình” [10].

Trước khi giải bài tập, HS phải phân tích điều kiện của đề bài, tự xây dựng các lậpluận, thực hiện việc tính toán, khi cần thiết có thể tiến hành thí nghiệm, thực hiện phép

đo, … Trong những điều kiện đó, tư duy logic, tư duy sáng tạo của HS được phát triển,năng lực giải quyết vấn đề được nâng cao

BTHH là một phương tiện rất tốt để rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo liên hệ lýthuyết với thực tế, vận dụng kiến thức đã học vào đời sống, lao động sản xuất Bởi

“kiến thức sẽ được nắm vững thực sự, nếu học sinh có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết và thực hành” [2] Từ đó có tác dụng GD

kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho HS BTHH còn có tác dụng cho HS về phẩmchất tư tưởng đạo đức Qua các bài tập về lịch sử, có thể cho HS thấy được quá trìnhphát sinh những tư tưởng về quan điểm khoa học tiến bộ, những phát minh to lớn,

có giá trị của các nhà khoa học tiến bộ trên thế giới cũng như của nước nhà Thôngqua việc giải các bài tập, còn rèn luyện cho HS phẩm chất độc lập, suy nghĩ, tínhkiên trì dũng cảm khắc phục khó khăn, tính chính xác khoa học, kích thích hứng thúhọc tập môn hóa học nói riêng và học tập nói chung

BTHH còn là phương tiện rất có hiệu quả để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của

HS một cách chính xác Trong QTDH, khâu kiểm tra đánh giá việc nắm tri thức, kĩnăng, kĩ xảo của HS có một ý nghĩa quan trọng Một trong những biện pháp kiểmtra đánh giá kết quả học tập của HS là cho HS giải các bài tập Thông qua việc giảibài tập của HS, GV còn biết được kết quả giảng dạy của mình, từ đó có PP điềuchỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy của mình như hoạt động của HS

Ngoài ra, ở mức cao hơn mức luyện tập thông thường, HS phải biết vận dụngkiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo để giải quyết bài tập trong những tình huốngmới, hoàn cảnh mới, biết đề xuất đánh giá theo ý kiến riêng của bản thân, biết đềxuất các giải pháp khác nhau khi phải xử lý một tình huống, … Thông qua đó,BTHH giúp phát hiện năng lực sáng tạo của HS để đánh giá, đồng thời phát huyđược năng lực sáng tạo cho họ

Như vậy thông qua các giáo án, HS trang bị cho mình một kho tàng kiếnthức, những khám phá mới mẻ, kích thích tính sáng tạo khả năng tìm tòi của HS,

Trang 33

trong khi đó BTHH có một vai trò to lớn trong việc tập luyện, bồi dưỡng, phát hiệnnăng lực sáng tạo của HS trong dạy học [4,9,19,21,23,27,34,36,38,44].

1.3.1 Các yếu tố chi phối phương pháp dạy học trong giáo án hóa học

Hiệu quả giáo án hóa học chịu sự tác động trực tiếp của PPDH nhưng PPDHlại phụ thuộc vào các yếu tố: mục đích, nội dung và đối tượng dạy học Sau đây,chúng ta xét các mối quan hệ đó

a) Kiến thức

Đó là những kiến thức mà HS cần phải nắm vững sau một tiết học Và đâycũng chính là mục tiêu đầu tiên mà người GV nào cũng phải xác định được Đó lànhững hiểu biết bản chất nhất, mấu chốt nhất của giáo án mà HS buộc phải biết để

từ đó suy ra những kiến thức khác Bên cạnh đó còn có những kiến thức cơ bản cầnbiết và có thể biết Tùy theo mục đích cần truyền thụ cho HS cũng như dạng nộidung của bài dạy mà kiến thức cơ bản được chia theo các mức độ truyền thụ nhưsau:

+ Nhớ: Là dạng kiến thức chỉ đòi hỏi người học phải học thuộc và phải nhớ

Đó là các tiểu sử của các nhà bác học, sự ra đời của các nguyên tố hóa học, tính chấtvật lý của các chất, …

Vì đặc điểm chỉ cần nhớ nên khi truyền thụ phần kiến thức trên GV sử dụng

PP thuyết trình thông báo, diễn giải hoặc kể chuyện Ngoài ra có thể sử dụng thêm

PP làm việc độc lập đối với SGK của HS (GV sẽ dùng PP này khi nghiên cứu trạng

30

Trang 34

thái tự nhiên của các nguyên tố và hợp chất của chúng, ứng dụng của các chấtnghiên cứu, …)

+ Hiểu: Đây là kiến thức yêu cầu HS phải hiểu rõ được nội dung của vấn đề

mà mình đang nghiên cứu Tức là phải hiểu sâu mọi mặt của vấn đề đó Với dạngkiến thức này nếu HS chỉ học “vẹt” hoặc đơn thuần chỉ là hiểu một cách đơn giảnthì chỉ sau một thời gian ngắn các em sẽ quên ngay phần kiến thức mà các em đãđược học, vì vậy kiến thức thuộc phần này là tính chất hóa học, cấu tạo của cácchất, …

Khi giảng dạy đối với dạng kiến thức cần phải “hiểu” này, GV nên sử dụng

PP đàm thoại tái hiện, đàm thoại giải thích minh họa và thậm chí có thể sử dụng PPthuyết trình thông báo diễn giải

+ Vận dụng: Có nghĩa là dựa vào các kiến thức cơ bản mà thầy cô đã truyềnthụ cho các em, các em sẽ vận dụng một cách linh hoạt vào các bài tập, các ví dụ cụthể, chẳng hạn như khi học xong bài “Hệ thống tuần hoàn” Từ vị trí của nguyên tố,dựa vào định luật tuần hoàn, HS đi tới kết luận về tính chất của các nguyên tố

Vị trí của một nguyên tố trong

bảng tuần hoàn (ô nguyên tố)

số lớp electron bằng số thứ tự của chu kì), có 7 electron ở lớp ngoài cùng (vì sốelectron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm A) Đó là nguyên tố clo

Thí dụ 2: Biết cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố là1s22s22p63s23p64s1 có thể suy ra: Tổng số electron của nguyên tử nguyên tố đó là 19,vậy nguyên tố đó chiếm ô thứ 19 trong bảng tuần hoàn (vì nguyên tử có 19 electron,

19 proton, số đơn vị điện tích hạt nhân là 19 bằng số thứ tự của nguyên tố trongbảng tuần hoàn) Nguyên tố đó thuộc chu kì 4 (vì có 4 lớp electron), nhóm IA (vì có

1 electron lớp ngoài cùng) Đó là nguyên tố kali

Trang 35

Hay khi học xong bài Định luật bảo toàn khối lượng, nồng độ %, nồng độ mol, … thì HS sẽ biết vận dụng để giải các bài tập có liên quan Như vậy khi truyền

thụ kiến thức này, HS không chỉ biến các kiến thức đó thành kiến thức của mình màquan trọng hơn hết là biết sử dụng nó một cách linh hoạt vào các bài tập cụ thể.Muốn vậy người thầy giáo phải biết hướng dẫn cho HS đi theo con đường diễn dịchhoặc quy nạp

+ Sáng tạo: XH ngày càng phát triển, chính sự đi lên của thời đại đã đặt racho ngành GD nước nhà một vấn đề cấp bách: phải đào tạo được những con ngườimới, có đầu óc sáng tạo và khả năng tư duy tốt Bởi vậy nhiệm vụ quan trọng nhấtcủa mỗi người thầy giáo là phải biết nâng cao tính độc lập sáng tạo của HS hay nóimột cách khác là phải biết “khơi nguồn” để khả năng sáng tạo của các em phát triểnmột cách tối đa

Vì vậy để có thể hình thành và phát triển tính tích cực sáng tạo của HS thìngười thầy giáo cần phải là “một đạo diễn tài ba”, khi sử dụng các PPDH tức là bêncạnh sử dụng PPDH nêu vấn đề là cơ bản thì cần phải biết phối hợp nhuần nhuyễncác PPDH khác như thuyết trình, chứng minh, … với sự hỗ trợ đắc lực của cácphương tiện kĩ thuật và thiết bị dạy học

b) Kĩ năng

Kĩ năng là khả năng thực hiện một cách hợp lý những hành động trí tuệ vàhành động chân tay trong những tình huống đã được thay đổi

Kĩ năng hóa học bao gồm:

+ Kĩ năng tiến hành thao tác thí nghiệm

+ Kĩ năng quan sát và giải thích hiện tượng

+ Kĩ năng sử dụng hóa chất

+ Kĩ năng lập thí nghiệm và thiết kế thí nghiệm

+ Kĩ năng vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn

+ Kĩ năng tổ chức thí nghiệm

Thông qua bài dạy, GV sẽ rèn luyện cho HS các kĩ năng, kĩ xảo sau: Biếtphân tích, quan sát và giải thích các hiện tượng thí nghiệm, biết vận dụng các kiếnthức hóa học vào các bài tập cụ thể, sử dụng các thao tác TN của hóa học

32

Trang 36

Cụ thể: Các kĩ năng quan sát thí nghiệm, làm các thí nghiệm đơn giản, sửdụng PP thí nghiệm hóa học.

Thí nghiệm do GV trình bày sẽ chuẩn mực về thao tác cho trò học tập mà bắtchước và sau đó khi trò làm thí nghiệm HS sẽ học được cả cách thức làm thínghiệm (kĩ năng, kĩ xảo thực hành) nên đòi hỏi GV phải thực hiện một cách chuẩnxác và khoa học

- Kĩ năng lập công thức, cân bằng pthh: Sử dụng PP đàm thoại gợi mở (nêucác câu hỏi dẫn dắt để HS trả lời) chẳng hạn như: xác định số OXH, sau đó tiếnhành cân bằng

- Kĩ năng giải BTHH: Sử dụng PP thuyết trình – đàm thoại việc hoạt độngđộc lập sáng tạo của HS để tổng quát thành các dạng BTHH cụ thể

GV xây dựng các bài tập liên quan đến kiến thức vừa truyền thụ để HS luyệntập Qua các bài tập đó, HS có cơ hội tái tạo lại kiến thức SGK và biến nó thànhkiến thức của mình và áp dụng các kiến thức đó vào từng trường hợp cụ thể mộtcách linh hoạt và nhuần nhuyễn

c) Phát triển tư duy

Hóa học là một môn học TN có lập luận nên có rất nhiều khả năng trong việcphát triển những năng lực nhận thức cho HS Nếu như người GV biết tổ chức dạy

và học môn hóa học một cách đúng mức Như vậy qua các giáo án hóa học mà GV

có thể rèn luyện các thao tác tư duy cho HS khi phân tích, so sánh, khái quát, trừutượng hóa, … Hay nói một cách khác là nhằm phát triển tư duy cho HS

Chẳng hạn khi nghiên cứu các khái niệm, những định luật, học thuyết hóahọc, sẽ có vai trò to lớn trong việc phát triển tư duy logic biện chứng, những nănglực khái quát hóa và trừu tượng hóa cho HS Bên cạnh đó việc sử dụng các phươngtiện trực quan và thí nghiệm để nghiên cứu tính chất và những biến đổi hóa họcbuộc HS phải huy động tất cả các giác quan cảm thụ, nhờ đó mà các giác quan nàyđược rèn luyện và phát triển tức là phát triển khả năng tư duy

Ví dụ: So sánh tính chất của chất vừa học (axit H2SO4 và HCl, so sánh flovới clo, brom và iot)  GV sẽ sử dụng PP đàm thoại, qua đó HS sẽ rèn luyện đượccác thao tác tư duy: so sánh đối chiếu và tuần tự

Trang 37

+ Từ đặc điểm của một chất  tính chất hóa học  ứng dụng GV sẽ dùng

PP grap dạy học tức là grap hóa bài cần dạy theo một sơ đồ grap

+ Muốn hình thành khái niệm có tính chất trừu tượng như (phân tử, nguyên

tử, ion, electron, …) thì phải sử dụng những mô hình cụ thể, qua đó nên luyện cho

HS kĩ năng tư duy trừu tượng và đầu óc tưởng tượng Đi từ các hiện tượng đến bảnchất, từ các dấu hiệu quan sát bên ngoài (màu, mùi, trạng thái) suy ra những biếnđổi bên trong thuộc bản chất của hóa học (phân tử, trao đổi electron của nguyên tửhay ion, …)

d) Thái độ

Hóa học với tư cách là hệ thống những kiến thức về chất và những biến hóa

về chất đã góp phần đắc lực vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Khôngnhững thế, hóa học góp một phần không nhỏ vào việc hình thành thế giới quan duyvật tiến bộ, đồng thời hình thành ở HS lòng yêu nước, yêu lao động và hoàn thànhnhân cách toàn diện cho HS Bên cạnh đó, GD ý thức bảo vệ môi trường cho HScũng như nêu lên tầm quan trọng của các chất có ứng dụng trong thực tiễn cuộcsống và trong công nghiệp

Để có thể thực hiện tốt mục đích GD tư tưởng cho các em HS trong mỗi giáo

án hóa học thì người GV nên sử dụng PP thuyết trình hay kể chuyện (trần thuật) vớiđiệu bộ và giọng nói có sức lôi cuốn người học [6-8,30,42]

1.3.1.2 Nội dung dạy học

Nội dung dạy học bộ môn hóa học gồm các kiểu kiến thức: Kiến thức lýthuyết về các đối tượng nghiên cứu của hóa học và về các cách nghiên cứu, kiếnthức về kinh nghiệm thực hiện các cách thức hoạt động, kinh nghiệm hoạt độngsáng tạo, thái độ đánh giá Ứng với từng loại nội dung khác nhau ta nên sử dụngnhững PP như thế nào cho phù hợp và có hiệu quả

a) Kiến thức lý thuyết về thế giới

Hóa học là một môn khoa học cơ bản nên có thể nói hóa học là một trongnhững cơ sở của nội dung học vấn phổ thông Không những thế, hóa học còn nhằmhình thành ở HS năng lực nhận thức thế giới và chỉ trong điều kiện đó mới có thểhình thành ở các em bức tranh chân thực của thế giới, là cơ sở của thế giới quankhoa học

34

Trang 38

Hệ thống kiến thức về thế giới bao gồm:

* Kiến thức về các khái niệm: chất xúc tác, cấu tạo nguyên tử, phân tử, độ

âm điện, hóa trị, … hay các định luật (như định luật tuần hoàn …) và học thuyết(thuyết cấu tạo electron …)

Đây là những khái niệm của học thuyết mới vì vậy GV nên sử dụng PPnghiên cứu để kích thích tính độc lập, tính tích cực sáng tạo của HS Muốn vậy GVcần phải gây được hứng thú học tập của HS, tức là GV sẽ hướng dẫn cho HS xâydựng giả thuyết

Ngoài ra nên sử dụng thí nghiệm hóa học theo PP nghiên cứu Khi sử dụngthí nghiệm này cần hướng dẫn HS quan sát và gợi ý để HS tự rút ra được kiến thứcmới Cần khai thác triệt để các hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm để khắcsâu kiến thức cho HS

Bên cạnh đó, GV nên đưa ra các bài tập cụ thể nhằm hệ thống hóa các kiếnthức mang tính trừu tượng đó vì qua việc giải các bài tập sẽ giúp HS củng cố và nhớlâu hơn các kiến thức

Như vậy bên cạnh PP chủ đạo là PP nghiên cứu, PP trực quan (mô hình + thínghiệm) thì tùy vào các kiến thức cụ thể mà GV có thể sử dụng thêm các PP khácnhư phân tích giải thích, chứng minh, suy diễn, quy nạp, đàm thoại, …

- Đối với kiến thức về khái niệm chất và nguyên tố hóa học: GV nên sử dụng

PP giải thích, chứng minh nhằm làm nổi bật lên vấn đề

- Đối với kiến thức về định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn: GV nên sửdụng PP loại suy để giải quyết những khái niệm cụ thể sau đó sử dụng PP quy nạp

từ các nội dung trên

Tăng cường các loại bài tập theo ba vấn đề sau:

1 Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn suy ra cấu tạonguyên tử và tính chất hóa học cơ bản

2 Dựa vào các quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố so sánh tínhchất hóa học với các nguyên tố khác

3 Dự đoán tính chất hóa học của một nguyên tố chưa biết trên cơ sở vị trícủa chúng

- Đối với kiến thức về khái niệm số OXH: GV nên sử dụng PP suy diễn

Trang 39

- Đối với kiến thức về khái niệm liên kết hóa học: Đối với các loại liên kết cụthể từ đặc điểm liên kết của các nguyên tố cụ thể để hướng dẫn HS trình bày sơ đồliên kết sau đó phát biểu định nghĩa hay bản chất của liên kết Tức là GV sẽ phốihợp cả hai PP là suy diễn và quy nạp.

- Đối với kiến thức về khái niệm pưhh: Đây là giai đoạn đầu cho việc tiếp thukhái niệm hóa học nên GV sử dụng PP quy nạp kết hợp với sử dụng thí nghiệm đơngiản để HS có thể dễ nhận biết, dễ phân biệt

- Đối với kiến thức về khái niệm pư thuận nghịch: GV cần nhấn mạnh rằngđiều kiện pư thuận nghịch là pư xảy ra theo hai chiều trong cùng một điều kiện, GVnên sử dụng thí nghiệm nghiên cứu và đàm thoại nêu vấn đề

- Đối với kiến thức về khái niêm dd, điện ly: GV sử dụng PP trực quan (thínghiệm nghiên cứu) kết hợp với việc ra các loại bài tập TN và bài tập định tính

- Đối với kiến thức về khái niệm axit – bazơ, độ pH, khái niệm lưỡng tính: Ởgiai đoạn này HS đã tiếp thu một khối lượng kiến thức lý thuyết chủ đạo để làm cơ

sở soi sáng cho các khái niệm trên nên GV sẽ phối hợp các PP trực quan, đàm thoại– nêu vấn đề

Trang 40

* Kiến thức về trạng thái tự nhiên, tác dụng sinh lý của các chất: GV sẽ sửdụng PP thuyết trình diễn giải thông báo hoặc HS làm việc độc lập với SGK và sau

đó sẽ trả lời các câu hỏi của GV

* Kiến thức về tính chất hóa học của các chất:

- Đối với hợp chất vô cơ: PP chính là đàm thoại gợi mở, ngoài ra tùy vào cáctrường hợp cụ thể mà GV nên kết hợp thêm với các PP khác Chẳng hạn như khicần liên hệ với các kiến thức cũ có liên quan đến nội dung mới đang cần dạy thì GV

sẽ sử dụng PP đàm thoại ôn tập

Với các tính chất hóa học chứa đựng các tình huống nghịch lý có vấn đề thì

GV nên sử dụng PP nghiên cứu kết hợp với thí nghiệm để nhằm kích thích hứng thúhọc tập cho HS đồng thời phát huy được tính tích cực độc lập sáng tạo cho HS (ví

dụ như khi dạy bài axit H2SO4)

Sử dụng PP suy diễn: Từ cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, độ âm điện, để

dự đoán trước tính chất của các chất Sau đó GV có thể làm thí nghiệm để kiểmchứng cho những dự đoán tính chất của chất

- Đối với hợp chất hữu cơ: PP sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu chất hữu cơ

là PP suy diễn hay diễn dịch Việc nghiên cứu các hợp chât hữu cơ sẽ tiến hành theocác dãy đồng đẳng Chỉ cần nghiên cứu kĩ một chất tiêu biểu có nhiều ứng dụngquan trọng thì HS có thể suy ra tính chất cơ bản của các chất khác, trong dãy mộtcách tuần tự Bên cạnh đó GV phải thường xuyên tăng cường sử dụng phương tiệntrực quan, nhất là mô hình hình vẽ để mô tả cấu tạo phân tử chất hữu cơ kết hợp với

PP dùng lời, thuyết trình nêu vấn đề và đàm thoại nhằm giúp HS có thể hình dungđược cấu tạo không gian của hợp chât hữu cơ Trên cơ sở đó các em sẽ suy ra đượctính chât hóa học của các chât đó

Cụ thể: Đối với việc giảng dạy các bài về hiđrocacbon thì GV nên sử dụng các

PP logic hợp lý, so sánh khái quát hóa, phân tích, tổng hợp

Bên cạnh đó nên sử dụng PP thuyết trình + đàm thoại kết hợp với phươngtiện trực quan Ngoài ra nên chú ý đến hành động độc lập của HS khi làm việc vớiSGK và sách tham khảo

Đối với hợp chât có nhóm chức thì cũng sử dụng các PP như trên Ngoài ra

GV cần nhấn mạnh cho HS thấy rõ ảnh hưởng của gốc R, của các nhóm chức, ảnh

Ngày đăng: 20/07/2015, 14:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Duy Ái (2002), Tài liệu giáo khoa chuyên hóa học – Hóa học 11,12 tập 2 hóa học vô cơ (tái bản lần thứ nhất), NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu giáo khoa chuyên hóa học – Hóa học 11,12 tập 2 hóa học vô cơ (tái bản lần thứ nhất)
Tác giả: Nguyễn Duy Ái
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2002
2. M.Alecxeep – V.Onhisuc – M.Crugliac – V.Zabotin – X.Vecxcle (1976), Phát triển tư duy học sinh, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tư duy học sinh
Tác giả: M.Alecxeep – V.Onhisuc – M.Crugliac – V.Zabotin – X.Vecxcle
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1976
3. Ngô Ngọc An (2007), Bộ đề thi trắc nghiệm môn hóa học theo cấu trúc đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ đề thi trắc nghiệm môn hóa học theo cấu trúc đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tác giả: Ngô Ngọc An
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2007
4. Nguyễn Hải Châu – Vũ Anh Tuấn (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn hóa học, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn hóa học
Tác giả: Nguyễn Hải Châu – Vũ Anh Tuấn
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2007
5. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục
Tác giả: Hoàng Chúng
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1983
6. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy hóa học ở trường phổ thông và đại học – Một số vấn đề cơ bản, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy hóa học ở trường phổ thông và đại học – Một số vấn đề cơ bản
Tác giả: Nguyễn Cương
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2007
7. Nguyễn Cương (1990), Phương pháp dạy học và thí nghiệm hóa học, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học và thí nghiệm hóa học
Tác giả: Nguyễn Cương
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1990
8. Nguyễn Cương – Nguyễn Mạnh Dung – Nguyễn Thị Sửu (2000), Phương pháp dạy học môn hóa học tập 1, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn hóa học tập 1
Tác giả: Nguyễn Cương – Nguyễn Mạnh Dung – Nguyễn Thị Sửu
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2000
9. Nguyễn Cương – Nguyễn Thị Sửu – Nguyễn Đức Dũng – Lê Văn Năm – Hoàng Văn Côi – Trịnh Văn Biều – Đào Vân Hạnh (2007), Thực trạng về phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng về phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Cương – Nguyễn Thị Sửu – Nguyễn Đức Dũng – Lê Văn Năm – Hoàng Văn Côi – Trịnh Văn Biều – Đào Vân Hạnh
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2007
10. Dueva (1998), Phát triển học sinh trong giảng dạy hóa học, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển học sinh trong giảng dạy hóa học
Tác giả: Dueva
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1998
11. Cao Cự Giác (2012), Bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học tập 1 hóa đại cương, NXB ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học tập 1 hóa đại cương
Tác giả: Cao Cự Giác
Nhà XB: NXB ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2012
12. Cao Cự Giác (2012), Bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hóa vô cơ tập 2, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hóa vô cơ tập 2
Tác giả: Cao Cự Giác
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2012
13. Cao Cự Giác (2012), Trọng tâm bài giảng hóa học 12, NXB ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trọng tâm bài giảng hóa học 12
Tác giả: Cao Cự Giác
Nhà XB: NXB ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2012
14. Cao Cự Giác (2011), Những viên kim cương trong hóa học, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những viên kim cương trong hóa học
Tác giả: Cao Cự Giác
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2011
15. Cao Cự Giác (2006), Tuyển tập các bài giảng hóa vô cơ, bài tập lý thuyết và thực nghiệm tập 1, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập các bài giảng hóa vô cơ, bài tập lý thuyết và thực nghiệm tập 1
Tác giả: Cao Cự Giác
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2006
16. Cao Cự Giác (Chủ biên) – Hồ Thanh Thủy (2010), Thiết kế bài giảng hóa học 12 tập hai, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng hóa học 12 tập hai
Tác giả: Cao Cự Giác (Chủ biên) – Hồ Thanh Thủy
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2010
17. Cao Cự Giác (Chủ biên) – Hồ Thanh Thủy (2010), Thiết kế bài giảng hóa học 12 nâng cao tập hai, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng hóa học 12 nâng cao tập hai
Tác giả: Cao Cự Giác (Chủ biên) – Hồ Thanh Thủy
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2010
18. Lê Thanh Hải (2008), Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm, phân tích và giải đề thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH môn hóa học, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm, phân tích và giải đề thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH môn hóa học
Tác giả: Lê Thanh Hải
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2008
19. Cao Văn Hòa (2012), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học theo hướng phân hóa – nêu vấn đề để nâng cao hiệu quả giảng dạy phần ancol và este trong chương trình hóa học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, ĐH Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống bài tập hóa học theo hướng phân hóa – nêu vấn đề để nâng cao hiệu quả giảng dạy phần ancol và este trong chương trình hóa học phổ thông
Tác giả: Cao Văn Hòa
Năm: 2012
20. Võ Tường Huy (2009), Đề kiểm tra trắc nghiệm tự luận hóa học 12 (ban cơ bản) – Bài kiểm tra theo tiết học, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề kiểm tra trắc nghiệm tự luận hóa học 12 (ban cơ bản) – Bài kiểm tra theo tiết học
Tác giả: Võ Tường Huy
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2009

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w