Xác định tên kim loại.
Bài tập 6:
1. Cho 150 cm3 dd NaOH 3M tác dụng với 100 cm3 dd Al2(SO4)3 1M. Hãy xác định nồng độ mol của các chất có trong dd sau pư.
2. Cho 150 cm3 dd NaOH 7M tác dụng với 100 cm3 dd Al2(SO4)3 1M. Hãy xác định nồng độ mol của các chất có trong dd sau pư [48].
3. Cho từ từ V cm3 dd NaOH 7M tác dụng với 100 cm3 dd Al2(SO4)3 1M thu được 7,8 gam kết tủa. Tính V.
Bài tập 7:
1. Điện phân KCl nóng chảy, thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và m gam kim loại ở catot. Tính m.
2. Điện phân muối clorua của một kim loại kiềm nóng chảy, thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Xác định công thức phân tử của muối kim loại kiềm đó [51].
115
3. Điện phân muối clorua của một kim loại nóng chảy, thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Xác định công thức phân tử của muối kim loại đó.
* Bài tập trắc nghiệm:
Bài tập 1:
1. Cho 44 gam NaOH vào dd có 39,2 gam H3PO4 tạo muối Na2HPO4 và Na3PO4. Khối lượng các muối thu được trong dd là
A. 20 gam Na2HPO4.
B. 14,2 gam NaH2PO4 và 49,2 gam Na2HPO4. C. 50 gam Na3PO4.
D. 49,2 gam Na3PO4 và 14,2 gam Na2HPO4.
2. Cho 44 gam NaOH vào dd có 39,2 gam H3PO4. Khối lượng các muối thu được trong dd là
A. 20 gam Na2HPO4.
B. 14,2 gam NaH2PO4 và 49,2 gam Na2HPO4. C. 50 gam Na3PO4.
D. 49,2 gam Na3PO4 và 14,2 gam Na2HPO4.
3. Cho 12,4 gam photpho tác dụng hoàn toàn với oxi. Sau đó cho toàn bộ lượng P2O5 hòa tan hết trong 80 ml dd NaOH 25% (d = 1,28 g/ml). Nồng độ % của dd muối sau pư là
A. Na3PO4 20%.
B. Na3PO4 30% và Na2HPO4 20%.
C. Na2HPO4 15%.
D. NaH2PO4 14,68% và Na2HPO4 26,06%.
Bài tập 2:
1. Cho 10 gam Ca tác dụng với nước, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,8. B. 5,6. C. 1,4. D. 7,0.
2. Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng với nước, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Kim loại kiềm thổ đã dùng là
A. Ca. B. Ba. C. Sr. D. Mg.
3. Cho 10 gam một kim loại tác dụng với nước, thu được 6,11 lít khí H2
(25oC và 1 atm). Kim loại đã dùng là
A. Ca. B. Ba. C. Sr. D. Mg.
Bài tập 3:
1. Hòa tan 8,2 gam hh bột CaCO3 và MgCO3 trong nước cần 2,016 lít CO2
(đktc). Khối lượng mỗi muối trong hh là
A. 4 gam CaCO3 và 4,2 gam MgCO3. B. 4 gam CaCO3 và 4,1 gam MgCO3. C. 3 gam CaCO3 và 4,2 gam MgCO3. D. 3 gam CaCO3 và 4,1 gam MgCO3.
2. Hòa tan 8,2 gam hh hai muối cacbonat của hai kim loại kiềm thổ ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn cần 2,016 lít CO2 (đktc). Hai kim loại đó là [18]
A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba.
3. Hòa tan 8,2 gam hh hai muối cacbonat của Ca và kim loại kiềm thổ M cần 2,2176 lít CO2 (đktc). Kim loại đó là
A. Be. B. Mg. C. Sr. D. Ba.
Bài tập 4:
1. Có 28,1 gam hh MgCO3 và BaCO3, trong đó MgCO3 chiếm a% khối lượng. Cho hh trên tác dụng hết với dd axit HCl thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Giá trị của a là
A. 29,89. B. 29,98. C. 28,99. D. 30,00.
2. Có 28,1 gam hh MgCO3 và BaCO3, trong đó MgCO3 chiếm a% khối lượng. Cho hh trên tác dụng hết với dd axit HCl để lấy khí CO2 rồi đem sục vào dd có chứa 0,2 mol Ca(OH)2 được kết tủa B. Để kết tủa B thu được là lớn nhất thì giá trị của a là [46]
A. 29,89. B. 29,98. C. 28,99. D. 30,00.
3. Có 28,1 gam hh MgCO3 và BaCO3, trong đó MgCO3 chiếm a% khối lượng. Cho hh trên tác dụng hết với dd axit HCl để lấy khí CO2 rồi đem sục vào dd có chứa 0,2 mol Ca(OH)2 được kết tủa B. Để kết tủa B thu được là 15 gam thì giá trị của a là
A. 3,83. B. 55,90. C. 3,83 hoặc 55,90. D. 3,83 hoặc 65,90.
Bài tập 5:
117
1. Cho 1,08 gam Al tác dụng hoàn toàn với dd HNO3 loãng thì thu được V lít khí N2O duy nhất (đktc). Giá trị của V là
A. 0,448. B. 0,336. C. 0,672. D. 0,56.
2. Cho 1,08 gam Al tác dụng hoàn toàn với dd HNO3 loãng thì thu được 1,92 lít hh 2 khí NO2, NO (đktc). M của hh khí là [18]
A. 40. B. 36. C. 42. D. 38.
3. Cho 1,08 gam Al khi tác dụng hoàn toàn với dd HNO3 loãng, thu được 0,336 lít khí A (đktc). Khí A là
A. N2O. B. NO. C. N2. D. NO2.
Bài tập 6:
1. Hh X gồm hai kim loại K và Al có khối lượng 10,5 gam. Hòa tan hoàn toàn hh X trong nước được dd A và 5,6 lít khí H2 (đktc). Thành phần % số mol của các kim loại trong X là
A. 66,67% và 33,33%. B. 65,67% và 34,33%.
C. 67,67% và 32,33%. D. 64,67% và 35,33%.
2. Hh X gồm hai kim loại K và Al có khối lượng 10,5 gam. Hòa tan hoàn toàn hh X trong nước được dd A. Thêm từ từ dd HCl 1M vào dd A: lúc đầu không có kết tủa, khi thêm được 100 ml dd HCl 1M thì bắt đầu có kết tủa. Thành phần % số mol của các kim loại trong X là
A. 66,67% và 33,33%. B. 65,67% và 34,33%.
C. 67,67% và 32,33%. D. 64,67% và 35,33%.
3. Hh X gồm hai kim loại K và Al có khối lượng 10,5 gam. Hòa tan hoàn toàn hh X trong nước được dd A và 5,6 lít khí H2 (đktc). Thêm từ từ dd HCl 1M vào dd A thì được 3,9 gam kết tủa. Thể tích dd HCl 1M đã dùng là
A. 150 ml. B. 350 ml.
C. 150 ml hoặc 350 ml. D. 150 ml hoặc 400 ml.
Chương Crom – Sắt – Đồng
* Bài tập tự luận:
Bài tập 1:
1. Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau pư được dẫn vào 200ml dd Ca(OH)2 1M. Tính khối lượng kết tủa thu được.
2. Khử hoàn toàn 16 gam FexOy bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau pư được dẫn vào dd Ca(OH)2 dư thu được 30 gam kết tủa. Xác định công thức FexOy.
3. Khử hoàn toàn 16 gam MxOy bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau pư được dẫn vào dd Ca(OH)2 dư thu được 30 gam kết tủa. Xác định công thức MxOy. Bài tập 2:
1. Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 gam trong O2 dư thu được 0,1568 lít khí CO2 (đktc). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép đó.
2. Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 gam trong O2 dư thu được khí CO2. Sục toàn bộ khí CO2 vào dd NaOH 1M thì thấy thể tích dd NaOH tối thiểu đủ để hấp thụ toàn bộ khí CO2 là 7 ml. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép đó.
3. Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 gam trong O2 dư thu được khí CO2. Sục toàn bộ khí CO2 vào 10 ml dd Ca(OH)2 1M thì thu được 0,7 gam kết tủa. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép đó.
Bài tập 3:
1. Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dd HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Tính khối lượng muối nitrat sinh ra trong dd.
2. Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dd HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Cho dd thu được pư với dd NaOH dư, lọc lấy kết tủa thu được, rửa sạch, sấy và nung đến khối lượng không đổi rồi đem cân nặng được m gam. Tính m.
3. Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dd HNO3 loãng, vừa đủ thấy có khí NO thoát ra. Dẫn từ từ V lít khí NH3 (đktc) vào dd sau pư thu được 9,8 gam. Tính V.
Bài tập 4: