án và bài tập theo hướng phân hóa – nêu vấn đề cho phần kim loại hóa học 12 có hiệu quả, vừa đáp ứng được những yêu cầu của việc đổi mới PP giải bài tập theo hướng hoạt động hóa người học, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THPT hiện nay, từ đó có thể triển khai đại trà đến các địa bàn khác nhau thì vấn đề cần thiết đầu tiên là phải khảo sát và đánh giá được thực trạng dạy và học hóa học hiện nay ở các trường THPT.
1.4.1. Mục đích điều tra
- Tìm hiểu đánh giá thực trạng dạy và học hóa học hiện nay ở trường THPT và coi đó là căn cứ để xác định phương hướng, biện pháp và nhiệm vụ tiếp theo của đề tài.
- Qua điều tra có cơ sở để nhận định và đánh giá một cách khách quan về thực trạng dạy học hóa học ở trường THPT, góp phần bổ sung vào các nhận định ở các kỳ tổng kết của các Sở GD.
- Lấy ý kiến của GV về việc sử dụng dạy học phân hóa – nêu vấn đề trong phần kim loại hóa học 12 để từ đó đưa ra ý nghĩa và tác dụng của các PP này.
1.4.2. Nội dung, đối tượng và phương pháp điều tra 1.4.2.1. Nội dung điều tra
- Điều tra tổng quát về tình hình sử dụng các PPDH.
- Điều tra về thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy hóa học (dụng cụ, hóa chất, trang thiết bị phòng thí nghiệm và các phương tiện dạy học khác).
- Điều tra về việc sử dụng PPDH trong dạy học hóa học nói chung và dạy học phần kim loại hóa học 12 nói riêng.
1.4.2.2. Đối tượng điều tra
- Các GV trực tiếp giảng dạy bộ môn hóa học ở các trường THPT.
- Các cán bộ phụ trách chuyên môn ở các Sở GD.
1.4.2.3. Phương pháp điều tra
- Gặp gỡ trực tiếp, trao đổi với các GV và các cán bộ quản lý.
- Dự giờ trực tiếp và tham khảo một số giáo án của GV.
- Gửi và thu phiếu điều tra.
- Tìm hiểu trực tiếp cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy hóa học.
1.4.3. Tiến trình và kết quả điều tra
Trong quá trình điều tra chúng tôi đã làm:
- Dự giờ: Tiến hành dự 20 tiết của GV hóa học.
- Gửi phiếu điều tra đến 24 GV hóa học ở các trường THPT Mạc Đĩnh Chi, trường THPT Nguyễn Hiền, trường THPT Trần Quang Khải, trường THPT Trần Phú tại thành phố Hồ Chí Minh.
41
Bảng 1.1. Tình hình sử dụng các phương pháp dạy học hóa học
Trường
THPT Số
GV
Các PPDH hóa học đang được sử dụng
Thuyết trình Đàm thoại Phân hóa – nêu vấn đề Nghiên cứu Sử dụng thí nghiệm
TX KTX KSD TX KTX KSD TX KTX KSD TX KTX KSD TX KTX KSD
Mạc
Đĩnh Chi 7 6 1 0 4 3 0 2 3 2 2 3 2 3 2
Nguyễn Hiền 7 5 2 0 5 1 1 2 4 1 3 2 2 3 2 2
Trần
Quang Khải 6 4 1 1 4 1 1 2 3 1 3 2 1 2 3 1
Trần Phú 4 3 1 0 2 2 0 2 1 1 2 1 1 2 0 2
Tổng 24 18 5 1 15 7 2 8 11 5 10 7 7 9 8 7
Tỉ lệ % 75,00 20,83 4,17 62,50 29,17 8,33 33,33 45,83 20,83 41,67 29,17 29,17 37,50 33,33 29,17 Ký hiệu: - TX: Thường xuyên
- KTX: Không thường xuyên - KSD: Không sử dụng
Bảng 1.2. Tình hình sử dụng phương pháp dạy học phân hóa – nêu vấn đề trong phần kim loại hóa học 12 THPT Bài
(ký hiệu) Tổng số
GV Số GV (tỷ lệ %)
Sử dụng thường xuyên
Sử dụng không thường xuyên
Không sử dụng
Bài số 1 24 4 (16,67) 7 (29,17) 13 (54,17)
Bài số 2 3 (12,50) 8 (33,33) 13 (54,17)
Bài số 3 3 (12,50) 6 (25,00) 15 (62,50)
Ký hiệu: - Bài số 1: Kim loại kiềm - Bài số 2: Kim loại kiềm thổ - Bài số 3: Nhôm
Bảng 1.3. Bảng thống kê ý kiến đánh giá về các phương pháp dạy học PP và hình thức
tổ chức dạy học Tổng số
GV Số GV (tỷ lệ %)
Sử dụng
thường xuyên Sử dụng không
thường xuyên Không sử dụng
Thuyết trình 24 16 (66,67) 7 (29,17) 1 (4,17)
Đàm thoại 15 (62,50) 8 (33,33) 1 (4,17)
Phân hóa – nêu vấn đề 8 (33,33) 10 (41,67) 6 (25,00)
Nghiên cứu 6 (25,00) 9 (37,50) 9 (37,50)
Sử dụng thí nghiệm 8 (33,33) 9 (37,50) 7 (29,17)
1.4.4. Đánh giá và thảo luận
Qua kết quả điều tra, kết hợp với quan sát cụ thể các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy hóa học và trao đổi với GV, cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách chuyên môn, kết hợp với kết quả thu được từ dự giờ và tổng hợp phiếu thăm dò, chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau:
- Về PPDH thuyết trình: Đa số các GV sử dụng PP này. Xem PP diễn giải là chủ yếu.
- Về PP đàm thoại: Được các GV sử dụng tương đối nhiều.
- Về áp dụng phương tiện trực quan còn ít. Nhiều GV còn “dạy chay”.
- Về PPDH phân hóa – nêu vấn đề: Các GV hầu như sử dụng còn ít mặc dù những nội dung mà chúng tôi đưa ra có thể dạy bằng PPDH phân hóa – nêu vấn đề.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày các vấn đề sau:
1. Cơ sở lý luận về dạy học nêu vấn đề, dạy học phân hóa, đặc điểm bộ môn hóa học với việc áp dụng hai kiểu dạy học này.
43
2. Phõn tớch mối quan hệ giữa hai kiểu dạy học này, làm rừ sự cần thiết kết hợp hai kiểu dạy học này để đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH của thực tiễn GD hiện nay. Xây dựng cơ sở lý luận của dạy học phân hóa – nêu vấn đề.
3. Phân tích đặc điểm bộ môn hóa học với việc áp dụng dạy học phân hóa – nêu vấn đề và vai trò của dạy học phân hóa – nêu vấn đề trong dạy học hóa học ở trường THPT.
4. Sự cần thiết phải sử dụng PPDH phân hóa – nêu vấn đề vào việc giải quyết các dạng BTHH.
5. Thực trạng sử dụng PPDH phân hóa – nêu vấn đề trong dạy học hóa học ở trường THPT hiện nay.
Trên đây là những cơ sở lý luận và thực tiễn, xuất phát điểm để chúng tôi đề xuất các biện pháp cụ thể ở chương 2.
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁO ÁN VÀ BÀI TẬP PHẦN KIM LOẠI HểA HỌC 12 THPT THEO HƯỚNG PHÂN HểA – NấU VẤN ĐỀ
ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
2.1. Đặc điểm nội dung cấu trúc phần kim loại hóa học 12 trong chương trình