3. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 82
3.3. Nội dung thực nghiệm 1. Kế hoạch
Trong quá trình tiến hành TNSP, chúng tôi đã thực hiện các công việc sau:
3.3.1.1. Lựa chọn địa bàn và đối tượng thực nghiệm a) Lựa chọn địa bàn
Chúng tôi đã tiến hành TNSP tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi và trường THPT Trần Phú thành phố Hồ Chí Minh.
b) Lựa chọn đối tượng thực nghiệm Các lớp TN và lớp ĐC là:
Trường THPT ĐC TN GV thực hiện
Lớp Số HS Lớp Số HS
Mạc Đĩnh Chi 12A1 40
12A2
40 Nguyễn Anh Tuấn
12A3 12A4
Trần Phú 12B1 45
12B2
45 Phi Vân Anh Tuấn 12B3
12B4
Các lớp TN và ĐC do từng GV dạy, được chọn đều tương đương nhau về lứa tuổi, trình độ và khả năng học tập nói chung.
3.3.1.2. Lựa chọn bài giảng và xây dựng giáo án
Chúng tôi đã tiến hành trao đổi với GV trực tiếp dạy và tham khảo ý kiến của các GV trong tổ bộ môn và thống nhất về các việc sau:
a) Lựa chọn bài giảng 1. Bài: Kim loại kiềm.
2. Bài: Kim loại kiềm thổ.
3. Bài: Nhôm.
b) Xây dựng giáo án
- Lớp TN: Sử dụng TN hóa học theo hướng dạy học phân hóa – nêu vấn đề.
- Lớp ĐC: Sử dụng TN hóa học theo PP minh họa.
3.3.2. Tiến hành
3.3.2.1. Phân loại trình độ học sinh
Việc TN được tiến hành theo PP ĐC, chúng tôi đã tìm hiểu việc học tập của các em, thường xuyên kiểm tra miệng, kiểm tra viết 10 – 15 phút để nắm bắt mức độ tư duy của các em. Trao đổi với GV giảng dạy để tìm hiểu học lực của các em.
Về mặt tổ chức: Dựa vào thành tích học tập, chúng tôi phân chia một cách có điều kiện thành từng nhóm: Khá giỏi – trung bình – yếu. Trong quá trình phân chia, có lưu ý đến đặc điểm tâm lý của HS, tuân theo những đặc điểm chung của HĐDH đối với các nhóm HS riêng biệt để từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và đạt được việc chuyển HS sang nhóm khá lớn. Cụ thể như sau:
a) Nhóm thứ nhất
Là các HS chỉ nắm bắt được các kiến thức đơn giản với điều kiện ôn tập nhiều lần. Có thể làm được bài tập theo mẫu, chưa giải quyết được tình huống mới.
HS của nhóm này có trí nhớ kém, ít khi xác định đúng bản chất các khái niệm, thường mắc sai sót trong viết pthh, ít khi phát hiện được những nguyên nhân của hiện tượng và biến đổi của hóa học. Những HS này chỉ làm được các bài tập đơn giản, không biết phân tích các điều kiện của bài toán trong tình huống mới, trong giờ học sự chú ý của nhóm HS này chỉ được một thời gian đầu, sau đó lơ là, mất tập trung.
b) Nhóm thứ hai
167
Gồm các HS có thể nắm nhanh và hiểu bản chất các vấn đề học tập nhưng lại mau quên, nhóm này có thể giải các bài tập tương tự với mức độ cao hơn và đã xác định được các điều kiện, từng giai đoạn của bài toán, đã lý luận được quá trình giải nhưng không thường xuyên và hợp lý.
Các HS đã cụ thể hóa được các khái niệm, quy luật. Nhiều HS đã thay thế việc xác định khái niệm bằng việc mô tả khái niệm, hình dung được các quá trình xảy ra trong dd nhưng chưa thật sự hiểu rừ. Viết đỳng cỏc ptpư, hiểu đỳng bản chất các pư nhưng không thường xuyên.
c) Nhóm thứ ba
Là nhóm các HS có mức độ nhận thức cao nhất, HS nhóm này tiếp thu nhanh, dễ dàng, hiểu và nhớ vận dụng kiến thức và tình huống mới một cách linh hoạt. Nhóm này hoàn thành tương đối đầy đủ, đúng bài tập, có khả năng hệ thống kiến thức tương đối cao, biết so sánh khái quát liên hệ giữa nội dung bài học mới với kiến thức cũ. Việc phân loại được tiến hành thông qua quá trình kiểm tra, thăm dò đặc điểm tâm lý, kiến thức, xử lý tình huống trên lớp.
3.3.2.2. Tiến hành các giờ dạy theo kế hoạch
Các giờ dạy được tiến hành theo đúng phân phối chương trình và theo kế hoạch xây dựng giáo án như đã nêu trên.
3.3.2.3. Phương tiện kĩ thuật
Được sử dụng như nhau ở cả lớp TN và lớp ĐC.
3.3.2.4. Tiến hành kiểm tra
Sau khi đã phân loại được HS, chúng tôi đã tiến hành dạy các lớp TN và ĐC như đã nêu ở trên, mỗi lớp 3 tiết. Sau khi đã dạy các bài TN ở các lớp TN và lớp ĐC, chúng tôi đã kiểm tra kết quả TN nhằm xác định hiệu quả, tính khả thi của phương án TN. Việc kiểm tra đánh giá được tiến hành 4 lần:
- Lần 1, 2, 3: Được thực hiện ngay sau giờ TN với mục đích xác định tình trạng nắm vững bài học và vận dụng kiến thức của HS ở hai lớp TN và ĐC (thời gian 15 phút).
- Lần 4: Được thực hiện sau khi hoàn thành nghiên cứu nội dung của một chương với mục đích xác định độ bền kiến thức và khả năng hệ thống hóa kiến thức của HS sau khi áp dụng PP (thời gian 45 phút).
Nội dung các câu hỏi và bài tập được rà sát với nội dung chương trình SGK và đối tượng HS. Đề bài kiểm tra như nhau, cùng đáp án và cùng GV chấm.