Xây dựng các giáo án phần kim loại hóa học 12 THPT theo hướng phân hóa – nêu vấn đề

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống giáo án và bài tập theo hướng phân hóa nêu vấn đề để nâng cao hiệu quả dạy học phần kim loại (hóa học 12 THPT) (Trang 58 - 61)

2.2.1. Nguyên tắc xây dựng

Trên cơ sở thực hiện việc phân hóa chất lượng HS (khả năng nhận thức và tư duy) chúng ta có thể chuẩn bị hệ thống các giáo án và bài tập với mức độ khác nhau.

Đối với một giáo án, tùy thuộc vào đối tượng dạy học chúng ta có thể thiết kế thành các mức độ khác nhau phù hợp với khả năng tư duy nhận thức của từng đối tượng HS.

2.2.1.1. Mức độ yếu

Mức độ yếu tức là khả năng nhận thức và tự lực thấp. Với đối tượng này thì GV nên sử dụng PP:

- PP thuyết trình – giải thích để nhằm diễn giải nội dung dạy học một cách dễ hiểu nhất. Hoặc sử dụng PP thuyết trình thông báo.

- Khi dạy các tiết luyện tập thì GV nên đưa ra các bài tập cơ bản tương đối dễ và hướng dẫn HS một cách cụ thể.

- Sử dụng PP trực quan (dùng thí nghiệm đơn giản dễ nhận thấy như chứng minh các tính chất vật lý của các chất ...).

2.2.1.2. Mức độ trung bình

Mức độ trung bình tức là năng lực nhận thức và khả năng tự lực trung bình.

Đối với đối tượng HS này thì GV có thể sử dụng các PP sau:

- Sử dụng các PP thuyết trình tái hiện – thông báo và thuyết trình giải thích để dạy các nội dung khó và phức tạp.

55

- Sử dụng PP trực quan (thí nghiệm ở mức độ đơn giản) với hình thức minh họa hoặc diễn dịch chỉ đòi hỏi trò HĐNT thụ động, lời nói của thầy là nguồn thông tin chủ yếu.

- Sử dụng PP đàm thoại tái hiện vì PP này chỉ đòi hỏi trò nhớ lại và trả lời các câu hỏi do thầy đặt ra.

- Sử dụng PP đàm thoại giải thích – minh họa có kèm theo thí nghiệm. Nội dung giải thích sẽ cấu tạo thành hệ thống câu hỏi – lời giải đáp. Như vậy sẽ giúp người học dễ nhớ hay rất phù hợp với đối tượng dạy học này.

Tóm lại với 2 đối tượng dạy trên thì vấn đề cơ bản là GV phải tìm ra đúng nguyên nhân học kém để có biện pháp xử lý thích hợp nhất, luôn khuyến khích, động viên, kiên trì giúp đỡ, đặc biệt là phải chú ý bồi dưỡng PP học tập, PP tư duy, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS chứ không làm thay họ.

2.2.1.3. Mức độ khá – giỏi

Mức độ khá – giỏi tức là năng lực nhận thức và khả năng tự lực cao. Do đặc điểm về trình độ nhận thức khá cao nên đối với đối tượng dạy học này, GV nên sử dụng các PP sao cho có thể phát huy được tính tích cực nhận thức của HS tức là phải hướng HS tích cực tự lực giành lấy kiến thức bằng cách tìm hiểu, khám phá và giành sáng tạo. Cụ thể, GV nên sử dụng các PP sau:

- Rèn luyện cho HS PP tự học, tự lực làm việc độc lập với SGK.

- Đàm thoại nêu vấn đề, đặt HS vào các tình huống có vấn đề và hướng dẫn họ cách tự lực tìm ra phương hướng giải quyết.

- Thí nghiệm theo hình thức quy nạp hoặc sử dụng thí nghiệm có tính chất nghiên cứu.

- Sử dụng PP nghiên cứu để giúp HS phát hiện một tính chất mới, một khái niệm mới, ... hoặc nghiên cứu một nội dung hay một vấn đề dưới dạng bài tập nghiên cứu. Muốn vậy GV cần phải gây được động cơ hứng thú học tập của HS cũng như nhu cầu nhận thức của họ.

- Bên cạnh đó có thể sử dụng PP thuyết trình nêu vấn đề.

Như vậy khi dùng các PP trên áp dụng cho HS khá – giỏi thì kiến thức phải được trình bày trong dạng động, phát triển và mâu thuẫn với nhau. Các vấn đề quan trọng, các hiện tượng then chốt có lúc diễn ra mội cách đột ngột, bất ngờ.

Tương tự, đối với nội dung của mỗi bài tập chúng ta thiết kế thành 3 vấn đề theo ba mức độ với mục đích hướng đến việc phát triển khả năng tìm tòi tự học và cụ thể hóa mức độ kiến thức của HS:

* Vấn đề thứ nhất (mức độ 1): cần hướng HS nêu ra được các tính chất riêng biệt của các tính chất, các hiện tượng, cách lý giải những nguyên nhân đơn giản nhất, trình bày lại những kiến thức cơ bản dựa vào trí nhớ.

* Vấn đề thứ hai (mức độ 2): HS biết vận dụng kiến thức vào điều kiện mới, sử dụng kiến thức vào điều kiện thực tế. Để hoàn thành vấn đề này cần có sự phân tích so sánh để nêu ra được các điều kiện cơ bản đối với một số lớn các chất, các hiện tượng.

* Vấn đề thứ ba (mức độ 3): là mức độ cao nhất trong ba mức độ, mức độ này yêu cầu không chỉ phân tích, so sánh mà còn khái quát hóa các số liệu thu được sử dụng chúng trong điều kiện mới phức tạp hơn [19,21,27,34,36,38,44].

2.2.2. Quy trình xây dựng các giáo án hóa học theo hướng phân hóa – nêu vấn đề

Đối với các giáo án, trên cơ sở mối quan hệ giữa mục đích – nội dung – PPDH và các yếu tố chi phối PPDH để thực hiện phân hóa trong giáo án hóa học phù hợp với đối tượng HS theo quy trình sau:

2.2.2.1. Nghiên cứu nội dung tài liệu sách giáo khoa

Trong suốt quá trình giảng dạy của một người GV, để có được một bài dạy hay, lôi cuốn HS thì người GV cần phải có một sự chuẩn bị chu đáo từ nhiều phía, trước tiờn cần phải nắm rừ được mục tiờu và nội dung của bài dạy. Muốn vậy người GV không chỉ nghiên cứu kĩ nội dung tài liệu SGK mà còn phải tìm hiểu và nghiên cứu qua các tài liệu tham khảo khác có liên quan đến bài học đó. Trên cơ sở đó, GV sẽ xỏc định được mục đớch cần dạy, cũng như nội dung cốt lừi, nền tảng bài đú là gỡ, từ đó lựa chọn PPDH thích hợp nhất. Quan trọng nhất đối với sự thành công của một bài lên lớp là sự kết hợp các PPDH sao cho phù hợp với từng đối tượng HS.

2.2.2.2. Xác định chính xác những mục đích của bài học

- Tìm hiểu những yêu cầu của chương trình: Những tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung bài học. Đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập cũng như trình độ năng lực nhận thức của từng đối tượng HS.

57

- Từ đó xác định hệ thống những mục đích của bài:

+ Yêu cầu về nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần có.

+ Yêu cầu về GD tình cảm, thái độ, cách nhìn nhận đánh giá sự vật.

+ Yêu cầu phát triển năng lực nhận thức như so sánh khái quát ... cũng như các khả năng sáng tạo, đổi mới.

* Xây dựng nội dung bài học:

Từ mục đích giảng dạy, GV sẽ xây dựng nội dung bài học cụ thể:

- Xác định mục đích tư tưởng chính của bài.

- Xác định những tri thức chính và phụ.

- Sắp xếp nội dung dạy học theo một trình tự logic và khoa học như SGK.

- Bổ sung vào nội dung SGK những số liệu hiện đại, những câu chuyện lịch sử hay những tấm gương gắn liền với cuộc sống và sản xuất ở địa phương, hoặc những thành tựu mới trong khoa học kĩ thuật, những đổi mới của đời sống XH nhằm làm phong phú bài dạy, làm cho bài dạy phù hợp với tình hình thực tế địa phương cũng như có thể bắt nhịp với thời đại.

- Xõy dựng mụ hỡnh cấu trỳc nội dung bằng một sơ đồ grap và xỏc định rừ thời gian hợp lý tương ứng với nội dung, phân hóa nội dung dạy học sao cho phù hợp với các đối tượng HS [19,21,27,34,36,38,44].

2.2.2.3. Xác định và phân loại đối tượng dạy học - Giữa các lớp.

- Trong một lớp.

* Quy trình phân hóa:

Quy trình trên được cụ thể hóa qua bảng sau:

Nội dung giáo án PP

HS yếu HS trung bình HS khá giỏi

2.2.3. Thiết kế một số giáo án phần kim loại hóa học 12 THPT theo quan điểm dạy học phân hóa – nêu vấn đề

Giáo án bài: KIM LOẠI KIỀM A. Mục tiêu bài học

Mục tiêu HS yếu HS trung bình HS khá giỏi

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống giáo án và bài tập theo hướng phân hóa nêu vấn đề để nâng cao hiệu quả dạy học phần kim loại (hóa học 12 THPT) (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(242 trang)
w