Dạy học phân hóa – nêu vấn đề có thể thực hiện ở các bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập củng cố kiến thức, BTHH. Trên cơ sở lý luận đã trình bày ở trên.
Sau đây, chúng tôi trình bày việc áp dụng dạy học phân hóa – nêu vấn đề vào việc xây dựng các giáo án và bài tập phân hóa trong giảng dạy hóa học.
Giáo án hóa học có một vị trí hết sức quan trọng đối với việc lĩnh hội tri thức của HS. Thông qua giáo án hóa học, GV có thể truyền thụ những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cho HS. Kết quả bài học phụ thuộc vào sự chuẩn bị giáo án. Bài học được chuẩn bị tốt sẽ đảm bảo cho hoạt động của GV và HS cú mục đớch rừ ràng, tạo được không khí thuận lợi cho học tập. Thực tế đã chứng minh trong các trường phổ thông thì việc triển khai các giáo án hóa học đang còn những hạn chế nhất định. Hiện nay, phần lớn GV lựa chọn PPDH theo kinh nghiệm là chính mà thiếu cơ sở khoa học.
Sự lựa chọn PPDH như vậy sẽ không đem lại kết quả chắc chắn. Ngoài ra khi lựa chọn các PP, GV ít chú ý đến đặc điểm cá nhân của HS cũng như các PP học tập của các em một cách đúng mức. Và khi sử dụng các phương tiện dạy học chỉ nhằm mục đích minh hoạ. Có thể nói rằng đại đa số GV giới thiệu kiến thức ở dạng chuẩn bị sẵn. Chính vì thế mà kết quả dạy học chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của XH.
Một giáo án lên lớp là một hệ toàn vẹn được tạo nên bởi các thành tố là: mục đích, nội dung và PP. Trong đó PP chịu sự chi phối của mục đích và nội dung dạy học, ngoài ra PPDH muốn có hiệu quả còn phải chú ý đến đối tượng dạy học để
điều chỉnh. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải lựa chọn phối hợp các PPDH như thế nào.
Việc phối hợp các PP luôn phải bắt đầu từ sự phân tích nội dung giáo án, xác định mục đích và người GV phải xác định được đâu là PPDH chủ đạo và các PPDH khác hỗ trợ cho PP chủ đạo này. Nếu không nhận thức được điều này thì hoạt động của GV sẽ rối loạn khi lên lớp.
Bên cạnh đó, BTHH là một hình thức củng cố, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách sinh động và hiệu quả. Khi giải BTHH, HS phải nhớ lại những kiến thức đã học, phải đào sâu một số khía cạnh nào đó của kiến thức hoặc phải tổ hợp, huy động nhiều kiến thức để giải quyết được bài tập. Tất cả các thao tác tư duy đó đã góp phần củng cố, khắc sâu và mở rộng thêm kiến thức cho HS. BTHH giữ vai trò rất quan trọng trong giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, nó vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là PPDH hiệu nghiệm. Nó cung cấp cho HS kiến thức, con đường dành lấy kiến thức và cả hứng thú say mê nhận thức. BTHH được sử dụng làm phương tiện nghiên cứu tài liệu mới, khi trang bị kiến thức cho HS lĩnh hội được kiến thức một cách sâu sắc và vững chắc. Việc nghiên cứu một kiến thức mới thường được bắt đầu bằng việc nêu vấn đề. Mỗi một vấn đề xuất hiện do nghiên cứu tài liệu mới cũng là một bài tập đối với HS. Để làm một vấn đề mới trở nên hấp dẫn và xây dựng vấn đề nghiên cứu còn có thể dùng cách giải bài tập. Việc xây dựng các vấn đề dạy học bằng bài tập không những sẽ kích thích được hứng thú cao của HS đối với những kiến thức mới sắp được học, mà còn tạo ra khả năng củng cố kiến thức đã có và xây dựng mối liên hệ giữa các kiến thức cũ và mới.
BTHH là một phương tiện có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển tư duy hóa học của HS, bồi dưỡng cho HS PP nghiên cứu khoa học. Bởi vậy, giải bài tập là một hình thức tự lực cơ bản của HS. Trong thực tiễn dạy học, tư duy hóa học được hiểu là “kĩ năng quan sát hiện tượng hóa học phân tích một hiện tượng phức tạp thành những bộ phận thành phần, xác lập mối liên hệ định lượng và định tính của các hiện tượng, đoán trước các hệ quả từ các lý thuyết và áp dụng kiến thức của mình” [10].
Trước khi giải bài tập, HS phải phân tích điều kiện của đề bài, tự xây dựng các lập luận, thực hiện việc tính toán, khi cần thiết có thể tiến hành thí nghiệm, thực hiện phép
19
đo, …. Trong những điều kiện đó, tư duy logic, tư duy sáng tạo của HS được phát triển, năng lực giải quyết vấn đề được nâng cao.
BTHH là một phương tiện rất tốt để rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo liên hệ lý thuyết với thực tế, vận dụng kiến thức đã học vào đời sống, lao động sản xuất. Bởi
“kiến thức sẽ được nắm vững thực sự, nếu học sinh có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết và thực hành” [2]. Từ đó có tác dụng GD kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho HS. BTHH còn có tác dụng cho HS về phẩm chất tư tưởng đạo đức. Qua các bài tập về lịch sử, có thể cho HS thấy được quá trình phát sinh những tư tưởng về quan điểm khoa học tiến bộ, những phát minh to lớn, có giá trị của các nhà khoa học tiến bộ trên thế giới cũng như của nước nhà. Thông qua việc giải các bài tập, còn rèn luyện cho HS phẩm chất độc lập, suy nghĩ, tính kiên trì dũng cảm khắc phục khó khăn, tính chính xác khoa học, kích thích hứng thú học tập môn hóa học nói riêng và học tập nói chung.
BTHH còn là phương tiện rất có hiệu quả để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của HS một cách chính xác. Trong QTDH, khâu kiểm tra đánh giá việc nắm tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của HS có một ý nghĩa quan trọng. Một trong những biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là cho HS giải các bài tập. Thông qua việc giải bài tập của HS, GV còn biết được kết quả giảng dạy của mình, từ đó có PP điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy của mình như hoạt động của HS.
Ngoài ra, ở mức cao hơn mức luyện tập thông thường, HS phải biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo để giải quyết bài tập trong những tình huống mới, hoàn cảnh mới, biết đề xuất đánh giá theo ý kiến riêng của bản thân, biết đề xuất các giải pháp khác nhau khi phải xử lý một tình huống, …. Thông qua đó, BTHH giúp phát hiện năng lực sáng tạo của HS để đánh giá, đồng thời phát huy được năng lực sáng tạo cho họ.
Như vậy thông qua các giáo án, HS trang bị cho mình một kho tàng kiến thức, những khám phá mới mẻ, kích thích tính sáng tạo khả năng tìm tòi của HS, trong khi đó BTHH có một vai trò to lớn trong việc tập luyện, bồi dưỡng, phát hiện năng lực sáng tạo của HS trong dạy học [4,9,19,21,23,27,34,36,38,44].
1.3.1. Các yếu tố chi phối phương pháp dạy học trong giáo án hóa học
Hiệu quả giáo án hóa học chịu sự tác động trực tiếp của PPDH nhưng PPDH lại phụ thuộc vào các yếu tố: mục đích, nội dung và đối tượng dạy học. Sau đây, chúng ta xét các mối quan hệ đó.
1.3.1.1. Mục đích dạy học
Mục đích dạy học nói chung là các mục đích: trí dục, phát triển, GD. Đối với từng bài học, mục đích dạy học cũng được cụ thể hơn là:
1. Kiến thức.
2. Kĩ năng.
3. Phát triển nhận thức tư duy.
4. Thái độ.
Trong đó, mục 1 và 2 thuộc về mục đích trí dục, mục 3 thuộc về mục đích phát triển và mục 4 thuộc về mục đích GD. Sau đây chúng ta xem xét từng nội dung của mục đích dạy học và sự chi phối PPDH như thế nào.
a) Kiến thức
Đó là những kiến thức mà HS cần phải nắm vững sau một tiết học. Và đây cũng chính là mục tiêu đầu tiên mà người GV nào cũng phải xác định được. Đó là những hiểu biết bản chất nhất, mấu chốt nhất của giáo án mà HS buộc phải biết để từ đó suy ra những kiến thức khác. Bên cạnh đó còn có những kiến thức cơ bản cần biết và có thể biết. Tùy theo mục đích cần truyền thụ cho HS cũng như dạng nội dung của bài dạy mà kiến thức cơ bản được chia theo các mức độ truyền thụ như sau:
+ Nhớ: Là dạng kiến thức chỉ đòi hỏi người học phải học thuộc và phải nhớ.
Đó là các tiểu sử của các nhà bác học, sự ra đời của các nguyên tố hóa học, tính chất vật lý của các chất, …
Vì đặc điểm chỉ cần nhớ nên khi truyền thụ phần kiến thức trên GV sử dụng PP thuyết trình thông báo, diễn giải hoặc kể chuyện. Ngoài ra có thể sử dụng thêm PP làm việc độc lập đối với SGK của HS (GV sẽ dùng PP này khi nghiên cứu trạng thái tự nhiên của các nguyên tố và hợp chất của chúng, ứng dụng của các chất nghiên cứu, …)
+ Hiểu: Đõy là kiến thức yờu cầu HS phải hiểu rừ được nội dung của vấn đề mà mình đang nghiên cứu. Tức là phải hiểu sâu mọi mặt của vấn đề đó. Với dạng
21
kiến thức này nếu HS chỉ học “vẹt” hoặc đơn thuần chỉ là hiểu một cách đơn giản thì chỉ sau một thời gian ngắn các em sẽ quên ngay phần kiến thức mà các em đã được học, vì vậy kiến thức thuộc phần này là tính chất hóa học, cấu tạo của các chất, …
Khi giảng dạy đối với dạng kiến thức cần phải “hiểu” này, GV nên sử dụng PP đàm thoại tái hiện, đàm thoại giải thích minh họa và thậm chí có thể sử dụng PP thuyết trình thông báo diễn giải.
+ Vận dụng: Có nghĩa là dựa vào các kiến thức cơ bản mà thầy cô đã truyền thụ cho các em, các em sẽ vận dụng một cách linh hoạt vào các bài tập, các ví dụ cụ thể, chẳng hạn như khi học xong bài “Hệ thống tuần hoàn”. Từ vị trí của nguyên tố, dựa vào định luật tuần hoàn, HS đi tới kết luận về tính chất của các nguyên tố.
Vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn (ô nguyên tố) - Số thứ tự của nguyên tố
- Số thứ tự của chu kì - Số thứ tự của nhóm A
↔
Cấu tạo nguyên tử
- Số proton, số electron - Số lớp electron
- Số electron lớp ngoài cùng
Thí dụ 1: Biết nguyên tố có số thứ tự là 17, thuộc chu kì 3, nhóm VIIA có thể suy ra: Nguyên tử của nguyên tố đó có 17 proton, 17 electron, có 3 lớp electron (vì số lớp electron bằng số thứ tự của chu kì), có 7 electron ở lớp ngoài cùng (vì số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm A). Đó là nguyên tố clo.
Thí dụ 2: Biết cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố là 1s22s22p63s23p64s1 có thể suy ra: Tổng số electron của nguyên tử nguyên tố đó là 19, vậy nguyên tố đó chiếm ô thứ 19 trong bảng tuần hoàn (vì nguyên tử có 19 electron, 19 proton, số đơn vị điện tích hạt nhân là 19 bằng số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn). Nguyên tố đó thuộc chu kì 4 (vì có 4 lớp electron), nhóm IA (vì có 1 electron lớp ngoài cùng). Đó là nguyên tố kali.
Hay khi học xong bài Định luật bảo toàn khối lượng, nồng độ %, nồng độ mol, … thì HS sẽ biết vận dụng để giải các bài tập có liên quan. Như vậy khi truyền thụ kiến thức này, HS không chỉ biến các kiến thức đó thành kiến thức của mình mà quan trọng hơn hết là biết sử dụng nó một cách linh hoạt vào các bài tập cụ thể.
Muốn vậy người thầy giáo phải biết hướng dẫn cho HS đi theo con đường diễn dịch hoặc quy nạp.
+ Sáng tạo: XH ngày càng phát triển, chính sự đi lên của thời đại đã đặt ra cho ngành GD nước nhà một vấn đề cấp bách: phải đào tạo được những con người mới, có đầu óc sáng tạo và khả năng tư duy tốt. Bởi vậy nhiệm vụ quan trọng nhất của mỗi người thầy giáo là phải biết nâng cao tính độc lập sáng tạo của HS hay nói một cách khác là phải biết “khơi nguồn” để khả năng sáng tạo của các em phát triển một cách tối đa.
Vì vậy để có thể hình thành và phát triển tính tích cực sáng tạo của HS thì người thầy giáo cần phải là “một đạo diễn tài ba”, khi sử dụng các PPDH tức là bên cạnh sử dụng PPDH nêu vấn đề là cơ bản thì cần phải biết phối hợp nhuần nhuyễn các PPDH khác như thuyết trình, chứng minh, … với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kĩ thuật và thiết bị dạy học.
b) Kĩ năng
Kĩ năng là khả năng thực hiện một cách hợp lý những hành động trí tuệ và hành động chân tay trong những tình huống đã được thay đổi.
Kĩ năng hóa học bao gồm:
+ Kĩ năng tiến hành thao tác thí nghiệm.
+ Kĩ năng quan sát và giải thích hiện tượng.
+ Kĩ năng sử dụng hóa chất.
+ Kĩ năng lập thí nghiệm và thiết kế thí nghiệm.
+ Kĩ năng vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.
+ Kĩ năng tổ chức thí nghiệm.
Thông qua bài dạy, GV sẽ rèn luyện cho HS các kĩ năng, kĩ xảo sau: Biết phân tích, quan sát và giải thích các hiện tượng thí nghiệm, biết vận dụng các kiến thức hóa học vào các bài tập cụ thể, sử dụng các thao tác TN của hóa học.
Cụ thể: Các kĩ năng quan sát thí nghiệm, làm các thí nghiệm đơn giản, sử dụng PP thí nghiệm hóa học.
Thí nghiệm do GV trình bày sẽ chuẩn mực về thao tác cho trò học tập mà bắt chước và sau đó khi trò làm thí nghiệm. HS sẽ học được cả cách thức làm thí
23
nghiệm (kĩ năng, kĩ xảo thực hành) nên đòi hỏi GV phải thực hiện một cách chuẩn xác và khoa học.
- Kĩ năng lập công thức, cân bằng pthh: Sử dụng PP đàm thoại gợi mở (nêu các câu hỏi dẫn dắt để HS trả lời) chẳng hạn như: xác định số OXH, sau đó tiến hành cân bằng.
- Kĩ năng giải BTHH: Sử dụng PP thuyết trình – đàm thoại việc hoạt động độc lập sáng tạo của HS để tổng quát thành các dạng BTHH cụ thể.
GV xây dựng các bài tập liên quan đến kiến thức vừa truyền thụ để HS luyện tập. Qua các bài tập đó, HS có cơ hội tái tạo lại kiến thức SGK và biến nó thành kiến thức của mình và áp dụng các kiến thức đó vào từng trường hợp cụ thể một cách linh hoạt và nhuần nhuyễn.
c) Phát triển tư duy
Hóa học là một môn học TN có lập luận nên có rất nhiều khả năng trong việc phát triển những năng lực nhận thức cho HS. Nếu như người GV biết tổ chức dạy và học môn hóa học một cách đúng mức. Như vậy qua các giáo án hóa học mà GV có thể rèn luyện các thao tác tư duy cho HS khi phân tích, so sánh, khái quát, trừu tượng hóa, …. Hay nói một cách khác là nhằm phát triển tư duy cho HS.
Chẳng hạn khi nghiên cứu các khái niệm, những định luật, học thuyết hóa học, sẽ có vai trò to lớn trong việc phát triển tư duy logic biện chứng, những năng lực khái quát hóa và trừu tượng hóa cho HS. Bên cạnh đó việc sử dụng các phương tiện trực quan và thí nghiệm để nghiên cứu tính chất và những biến đổi hóa học buộc HS phải huy động tất cả các giác quan cảm thụ, nhờ đó mà các giác quan này được rèn luyện và phát triển tức là phát triển khả năng tư duy.
Ví dụ: So sánh tính chất của chất vừa học (axit H2SO4 và HCl, so sánh flo với clo, brom và iot) ⇒ GV sẽ sử dụng PP đàm thoại, qua đó HS sẽ rèn luyện được các thao tác tư duy: so sánh đối chiếu và tuần tự.
+ Từ đặc điểm của một chất → tính chất hóa học → ứng dụng. GV sẽ dùng PP grap dạy học tức là grap hóa bài cần dạy theo một sơ đồ grap.
+ Muốn hình thành khái niệm có tính chất trừu tượng như (phân tử, nguyên tử, ion, electron, …) thì phải sử dụng những mô hình cụ thể, qua đó nên luyện cho HS kĩ năng tư duy trừu tượng và đầu óc tưởng tượng. Đi từ các hiện tượng đến bản