3. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 82
2.4. Sử dụng hệ thống bài tập phần kim loại hóa học 12 THPT theo hướng phân hóa – nêu vấn đề trong giảng dạy hóa học
BTHH theo hướng phân hóa – nêu vấn đề được sử dụng theo hai hướng sau:
2.4.1. Sử dụng bài tập phân hóa – nêu vấn đề để tổ chức hoạt động dạy và học ở trên lớp
Khi sử dụng bài tập phân hóa – nêu vấn đề theo hướng này thì cần dựa vào trình độ HS, chuẩn kiến thức và kĩ năng của bài học để lựa chọn bài tập phù hợp, không quá khó và các kết luận rút ra phải phù hợp với tiến trình tiết học. Mặt khác để giải quyết nhiệm vụ mà bài tập loại này đặt ra thì HS cần phải có một thời gian suy nghĩ nhất định nên đi kèm với bài tập phân hóa – nêu vấn đề GV phải có thêm các câu hỏi phụ để “dẫn đường” khi cần.
2.4.1.1. Quy trình dạy học bằng cách sử dụng bài tập phân hóa – nêu vấn đề trong các bài nghiên cứu tài liệu mới
* Bước 1: HS nghiên cứu bài tập.
HS thông qua bài tập phân hóa – nêu vấn đề do GV thiết kế, bằng kiến thức đã học liên hệ với nội dung bài tập để phát hiện mâu thuẫn.
* Bước 2: Giải bài tập.
GV có thể chia nhóm cho HS thành ba mức độ nhận thức để nghiên cứu lời giải của bài tập.
Sau khi giành thời gian cho các nhóm làm việc, tiếp theo cho từng nhóm HS lên trình bày lời giải của nhóm mình. Cuối cùng GV tổng hợp lại có bổ sung kiến thức cần thiết để có lời giải hoàn chỉnh.
* Bước 3: Rút ra kết luận.
GV nêu ra những kiến thức được lĩnh hội, những kiến thức cần hệ thống lại và đặc biệt là những kiến thức cần được khắc sâu.
2.4.1.2. Quy trình dạy học bằng cách sử dụng bài tập phân hóa – nêu vấn đề trong các bài luyện tập củng cố và phát triển kiến thức, trong các bài ôn tập
* Bước 1: HS nghiên cứu bài tập.
Trong bước này, GV thường sử dụng ngay những kiến thức, kỹ năng mà SGK đề cập. Vì vậy, để có thể thực hiện tốt bước này GV cần chuẩn bị những vấn đề cú tớnh chất làm rừ hơn bản chất cỏc nội dung đó cú sẵn. HS tự hệ thống lại cỏc kiến thức đã được học, nghiên cứu bài tập phân hóa – nêu vấn đề và phát hiện ra điểm chưa hoàn thiện của kiến thức ở bản thân (có khi là lỗ hổng của kiến thức bản thân).
* Bước 2: Giải bài tập.
Vì những nội dung đưa ra có tính chất củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức kỹ năng, do đó GV cần chuẩn bị bài tập phân hóa cho phù hợp để giờ học đạt hiệu quả. Nội dung các bài tập phân hóa – nêu vấn đề đưa ra nên tập trung vào kiến thức trọng tâm của chương trình (với tiết học ôn tập) hay của một phần nhỏ (với tiết học luyện tập). Trong quỏ trỡnh giải bài tập, GV cần theo dừi để xỏc định mức độ nhận thức của HS khi học xong những bài đã học trước đó.
GV cũng có thể chia nhóm cho HS thành ba mức độ nhận thức để nghiên cứu lời giải của bài tập.
163
Sau khi giành thời gian cho các nhóm làm việc, tiếp theo cho từng nhóm HS lên trình bày lời giải của nhóm mình. Cuối cùng GV tổng hợp lại có bổ sung kiến thức cần thiết để có lời giải hoàn chỉnh.
* Bước 3: Rút ra kết luận.
GV nêu ra những kiến thức cần lĩnh hội, kiến thức cần hệ thống lại và đặc biệt là nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm của một chương hay một phần vừa học.
2.4.2. Sử dụng bài tập phân hóa – nêu vấn đề để tổ chức hoạt động tự học ở nhà cho học sinh
Như chúng ta đã biết lượng kiến thức rất lớn trong khi quỹ thời gian học trên lớp là có hạn, để tăng cường khả năng tự học của HS, để mở rộng kiến thức cho HS mà trên lớp GV không đủ thời gian để làm, hay để nâng cao kiến thức cho một số HS có năng khiếu về bộ môn thì bài tập phân hóa – nêu vấn đề là một phương tiện rất hữu dụng. Có thể phân loại trình độ HS trong một lớp học thành từng nhóm, mỗi nhóm được GV giao một số lượng bài tập nhất định, phù hợp về nhà chuẩn bị (có sự trao đổi thảo luận giữa các thành viên trong nhóm) và cử một người trong nhóm lên trình bày (trong tiết học tự chọn hay trong thời gian chữa bài tập) qua đó GV có thể kiểm tra được việc tự học ở nhà của HS. Khi đi theo hướng này thì cần chú ý khả năng lĩnh hội kiến thức của các nhóm HS khác nhau nên các bài tập giao cho các nhúm cú sự phõn húa rừ rệt đặc biệt với nhúm HS giỏi cần chọn những bài tập cú mức độ khó, hướng các em đi sâu vào nghiên cứu kiến thức [19,21,27,35,44].
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày các vấn đề sau:
1. Phân tích đặc điểm về nội dung cấu trúc phần kim loại hóa học 12 THPT.
2. Đề xuất các nguyên tắc thiết kế các giáo án và BTHH theo kiểu dạy học phân hóa – nêu vấn đề.
3. Thiết kế hệ thống 3 giáo án chương Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ – Nhôm hóa học 12 THPT theo kiểu dạy học phân hóa – nêu vấn đề.
4. Thiết kế hệ thống bài tập phần kim loại hóa học 12 THPT theo kiểu dạy học phân hóa – nêu vấn đề. Tổng số bài tập đã thiết kế là 98 bài tập gốc (50 bài tập gốc tự luận và 48 bài tập gốc trắc nghiệm). Mỗi bài tập gốc được phân hóa thành 3 mức độ, tức từ 98 bài tập gốc, chúng tôi đã thiết kế thành 294 bài tập theo hướng phân hóa – nêu vấn đề.
5. Sử dụng hệ thống bài tập phân hóa – nêu vấn đề phần kim loại hóa học 12 THPT trong giảng dạy hóa học.
Hệ thống các giáo án và bài tập phân hóa – nêu vấn đề trên sẽ được tiến hành TNSP ở chương 3.
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm
165
Mục đích cơ bản của TNSP nhằm:
- KT – ĐG và khẳng định tính đúng đắn của giả thiết đã đề ra cũng như hiệu quả của sự kết hợp giữa dạy học phân hóa và dạy học nêu vấn đề vào việc xây dựng hệ thống các giáo án, câu hỏi và BTHH.
- Kiểm tra tính hiệu quả của các đề xuất trong việc vận dụng giáo án và bài tập phân hóa – nêu vấn đề trong việc tích cực hóa HĐNT của HS, nâng cao hiệu quả giảng dạy.
- Rút kinh nghiệm về việc tổ chức để tiếp tục hoàn thiện quá trình áp dụng PP này trong thực tiễn dạy học hóa học ở trường phổ thông.