TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHNGUYỄN VĂN LỰC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG DẠY HỌC TOÁN 9 Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN VĂN LỰC
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRONG DẠY HỌC TOÁN 9
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN – 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN VĂN LỰC
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRONG DẠY HỌC TOÁN 9
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn toán
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Xuân Chung
NGHỆ AN – 2014
Trang 3Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Phạm Xuân Chung
đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu luận văn của mình
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo của Trường Đại học Vinh, người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua
Cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Vinh, Khoa Sư phạm Toán học trường Đại học Vinh, Trường Đại học Sài Gòn đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu và các đồng nghiệp ở Trường THCS Thái Văn Lung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cùng gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Nghệ An, ngày 7 tháng 6 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Văn Lực
Trang 4Mở đầu 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Nội dung đưa ra bảo vệ 3
8 Cái mới trong đóng góp của luận văn 4
9 Cấu trúc luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập của học sinh 5
1.1.1 Trên thế giới 5
1.1.2 Ở Việt Nam 6
1.2 Một số khái niệm cơ bản 8
1.2.1 Về đánh giá và đánh giá kết quả học tập 9
1.2.2 Về tự đánh giá trong dạy học 10
1.2.3 Mối quan hệ giữa tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập 18
1.2.4 Về kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh 19
1.2.5 Chuẩn kiến thức kĩ năng, mục tiêu và nhiệm vụ học tập 27
1.3 Sự cần thiết rèn luyện cho học sinh tự đánh giá kết quả học tập 27
1.3.1 Tự đánh giá xét từ góc độ triết học 27
1.3.2 Tự đánh giá xét từ góc độ tâm lí học và giáo dục học 28
1.4 Tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học cơ sở 31
1.4.1 Các kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh .……31
1.4.2 Biểu hiện của kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh trong học tập môn Toán 33
Trang 5học tập môn toán của học sinh trung học cơ sở 34
1.4.4 Các mức độ của kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán đối với học sinh trung học cơ sở 35
1.5 Kết luận chương 1 40
Chương 2 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG DẠY HỌC TOÁN 9 42
2.1 Mục đích khảo sát 42
2.2 Đối tượng khảo sát 42
2.3 Nội dung khảo sát 42
2.4 Phương pháp khảo sát 42
2.5 Kết quả khảo sát 42
2.6 Kết luận chương 2 48
Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG DẠY HỌC TOÁN 9 50
3.1 Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện các biện pháp 50
3.2 Một số biện pháp sư phạm góp phần rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học cơ sở 51
3.2.1 Biện pháp 1 Giúp người học nâng cao nhận thức về tự đánh giá kết quả học tập 51
3.2.2 Biện pháp 2 Rèn luyện cho người học các thao tác cần thiết để tự đánh giá kết quả học tập 66
3.2.3 Biện pháp 3 Thông qua các tình huống dạy học giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh đánh giá lẫn nhau 75
3.2.4 Biện pháp 4 Xây dựng các bộ công cụ giúp học sinh tự đánh giá kết quả học tập sau mỗi bài học, một chương, hay một chủ đề 80
3.3 Kết luận chương 3 83
Trang 64.1 Mục đích thực nghiệm 84
4.2 Tổ chức thực nghiệm 84
4.2.1 Đối tượng thực nghiệm 84
4.2.2 Cách thức tổ chức thực nghiệm 84
4.2.3 Tiến hành thực nghiệm 85
4.3 Nội dung thực nghiệm 85
4.4 Kết quả thực nghiệm 86
4.4.1 Phân tích định lượng 86
4.4.2 Phân tích định tính 87
4.5 Kết luận chương 4 88
KẾT LUẬN CỦA LUẬN VĂN 90
TÁI LIỆU THAM KHẢO 91
Phụ lục 95
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảngcộng sản Việt Nam khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đãxác định: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục,đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhucầu học tập của nhân dân Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện vàphát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình,yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”
Trong bối cảnh đó đặt ra cho ngành giáo dục nhiệm vụ quan trọng là đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thời đại là “Học để biết - Học để làm - Học để cùng chung sống - Học để làm người”. Cụ thể là, mục tiêu giáo dục là đào tạonhững con người có năng lực tự quyết định, mỗi người học sẽ phải có đủ cácphẩm chất: tự học, tự tổ chức, tự quyết định và sau cùng là tự phát triển
Trong dạy học ở trường phổ thông, điều quan trọng là hình thành cho họcsinh những phẩm chất, kỹ năng và năng lực, đặc biệt là kỹ năng tự đánh giá, bởichỉ khi học sinh biết tự đánh giá thì quá trình học tập mới thực sự diễn ra mộtcách tự giác, tích cực, chủ động và hiệu quả
Kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập sẽ giúp người học biết được mức độkiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của bản thân đã đáp ứng được yêu cầu củaquá trình học tập hay chưa, nhờ đó có thể điều chỉnh quá trình học tập đúnghướng, nâng cao hiệu quả học tập Nếu người học có được kỹ năng tự đánh giáthì họ sẽ có thể tự giác, tự lực, tự tin hơn trong học tập và sẽ tự quyết địnhđược phần nào việc học tập cũng như định hướng nghề nghiệp Do đó, kỹ năng
tự đánh giá là một trong những kỹ năng quan trọng của người học
Ở trường phổ thông, môn Toán do có các đặc điểm như sau: sự rõ ràng,tính chính xác, logic chặt chẽ, tính thực tiễn, nên trong quá trình học tập, họcsinh có thể dễ dàng hơn trong việc tự xác định được tính đúng, sai của một nộidung, hoặc mức độ nhận thức đối với một vấn đề, nội dung nào đó nhờ vậy cóthể điều chỉnh hoạt động học tập của mình sao cho hiệu quả hơn Vì thế, hình
Trang 8thành, rèn luyện và phát triển kĩ năng tự đánh giá kết quả cho học sinh thông quadạy học môn Toán là rất cần thiết.
Đánh giá là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục Trên thế giới,việc đánh giá kết quả học tập đã xuất hiện từ khá sớm Khoảng 20 năm lại đâytrong lĩnh vực đánh giá người ta rất quan tâm đến tự đánh giá
Trên thực tế dạy học ở nước ta hiện nay cho thấy việc đánh giá kết quả họctập của học sinh chủ yếu vẫn thực hiện một cách truyền thống, dựa trên những bàikiểm tra giấy và thường thông qua điểm số của bài kiểm tra để xác định thànhtích học tập, chưa quan tâm đến vấn đề tự đánh giá của học sinh Trong khi đóđánh giá kết quả học tập của học sinh cần phải có sự tham gia của học sinh, bởi
họ là chủ thể nhận thức nên hiểu bản thân hơn ai hết, chính họ có thể tự đánh giáđược mức độ nắm kiến thức và phát triển kĩ năng của mình so với yêu cầu củagiáo viên và chuẩn kiến thức của môn học
Ở Việt Nam, có một số tác giả đã đề cập đến vấn đề tự đánh giá, ý nghĩacủa tự đánh giá trong học tập như tự đánh giá sau mỗi bài học, mỗi chương, mỗichủ đề Tuy nhiên, chưa có tác giả hay công trình nào nghiên cứu đầy đủ, sâusắc về kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở
Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Rèn luyện kĩ năng tựđánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học cơ sở trong dạy họcToán 9” là cần thiết và có ý nghĩa cả về khoa học lẫn thực tiễn
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề về lí luận về tự đánh giá kết quả họctập, kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập, kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập mônToán, đề xuất một số biện pháp sư phạm để rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quảhọc tập môn Toán của học sinh trung học cơ sở trong dạy học Toán 9
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đánh giá trong dạy học môn toán ởtrường trung học cơ sở;
- Đối tượng nghiên cứu: Kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán củahọc sinh ở trường trung học cơ sở
Trang 94 Giả thuyết khoa học:
Nếu quan niệm đúng về tự đánh giá, chỉ ra được các khái niệm cơ bản đồngthời xây dựng và thực hiện tốt một số biện pháp sư phạm thì có thể hình thành,phát triển kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học
cơ sở
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc rèn luyện kĩ năng tự đánh giá ở trườngtrung học cơ sở;
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng tự đánh giá ởtrường trung học cơ sở;
- Xác định các kĩ năng cơ bản về tự đánh giá kết quả học tập của học sinh;
- Đề xuất các biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kếtquả học tập của học sinh trung học cơ sở trong dạy học Toán 9;
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm hiệu quả và tính khả thi củamột số biện pháp sư phạm đã đề xuất
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu lí luận, nhằm làm sáng tỏ cơ sở lí luận;
6.2 Quan sát, điều tra, nhằm tìm hiểu thực trạng tự đánh giá trong dạy học ởnước ta và nguyên nhân của thực trạng hiện nay;
6.3 Thực nghiệm sư phạm nhằm bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi của cácbiện pháp đề xuất trong luận văn;
6.4 Tổng kết kinh nghiệm qua thực tiễn giảng dạy;
6.5 Nghiên cứu trường hợp: về việc rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quảhọc tập trên một số đối tượng học sinh cụ thể;
6.6 Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến các chuyên gia về các vấn đềthuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài
7 Nội dung đưa ra bảo vệ
- Quan niệm về tự đánh giá kết quả học tập, kĩ năng tự đánh giá kết quả họctập và kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh
- Các kĩ năng cơ bản về tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh
Trang 10- Một số biện pháp sư phạm rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tậpmôn Toán của học sinh trung học cơ sở.
8 Cái mới trong đóng góp của luận văn
- Về mặt lí luận: Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về tự đánh giá kếtquả học tập, kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập và kĩ năng tự đánh giá kết quả họctập môn Toán của học sinh trung học cơ sở
- Về mặt thực tiễn: Đã đề xuất được một số biện pháp sư phạm để rèn luyện kĩnăng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học cơ sở; Thông qua
ví dụ minh họa và tài liệu thực nghiệm sư phạm chỉ ra được con đường hình thành vàrèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học cơsở
9 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2 Khảo sát thực trạng về rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học
tập môn Toán của học sinh trung học cơ sở trong dạy học Toán 9
Chương 3 Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tậpmôn Toán của học sinh trung học cơ sở trong dạy học Toán 9
Chương 4 Thực nghiệm sư phạm
Trang 11Hình 1.2 Hình 1.1
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.1.1 Trên thế giới
Khoa học ngày nay chỉ ra rằng khoảng 10 vạn năm trước con người hiện đại
ra đời và cũng đã biết nghĩ về thiên nhiên, về
người khác và về bản thân Một khi đã biết
nghĩ về bản thân tức là phần nào họ đã có khả
năng tự đánh giá mình (dẫn theo [24, tr 4])
Tự đánh giá hình thành dựa trên cơ sở lí
thuyết về kinh nghiệm học tập được Lewin nêu
ra, sau đó được Kolb(1984) và Schon(1984)
phát triển
Theo AAIA, một tổ chức ở vùng Đông
Bắc nước Anh chuyên nghiên cứu về những
thành tựu và cải tiến việc đánh giá, đặc biệt quan tâm nghiên cứu về vấn đề tựđánh giá của học sinh trong học tập Thành tựu nổi bật là họ đã xây dựng đượccác bước giúp học sinh tiểu học tự đánh giá kết quả học tập, tìm cách khuyếnkhích và giúp giáo viên điều khiển, định hướng quá trình học tập theo hướng pháthuy năng lực của học sinh Qua nghiên cứu, họ khẳng định các ý tưởng và kết quả
có được vẫn có thể áp dụng được đối với học sinh ở các lớp lớn hơn (dẫn theo[24])
Ở Úc vấn đề tự đánh giá đã rất được quan tâm
nghiên cứu và đã trở thành nề nếp, thói quen trong
quá trình học tập của học sinh phổ thông (dẫn theo
[24, tr 4])
Ở Canada, tự đánh giá được chú trọng nghiên cứu
cả về lí thuyết và thực hành Về mặt lí thuyết, qua các
nghiên cứu của các tác giả Baron (1990), Shavelson
Trang 12(1992), Bellanca & Berman (1994), Garcia & Pearson (1994), Wiggins(1993),Hargreaves & Fullan (1998), đã cho thấy vai trò của giáo viên thay đổi, do đó đánhgiá phải có sự thay đổi, chú trọng hơn đến tự đánh giá Rolheiser (1996) đã đưa rađược mô hình lý thuyết tự đánh giá Tác giả cho rằng tự đánh giá đóng một vai tròquan trọng một chu kì học tập của học sinh (xem hình 1.2) Theo mô hình đó, khingười học tự đánh giá hiệu quả việc học, họ sẽ biết được mức độ đạt mục tiêu họctập của bản thân Do đó, tự đánh giá sẽ khuyến khích học sinh đặt ra mục tiêu caohơn và nỗ lực hết sức để đạt mục tiêu học tập của mình Thành tích có được là nhờ
sự kết hợp giữa mục tiêu và sự nỗ lực Trên cơ sở thành tích đó HS sẽ tự đánh giá(tự suy xét, tự phản ứng, tự điều chỉnh) và do đó họ sẽ tự tin hơn trong học tập Do
đó, nếu chúng ta dạy cho người học làm tốt việc tự đánh giá thì họ có thể học tốthơn ở những chu kì học tập sau Về mặt thực hành, Ross và các cộng sự (1998) đãthử nghiệm các bước giảng dạy cho sinh viên tự đánh giá Qua thực tiễn vận dụng,các tác giả cho rằng: sử dụng hình thức tự đánh giá, quyền lực đánh giá của giáoviên bị chia sẻ, giáo viên cần có thời gian để làm và để hiểu cách thức đổi mới đánhgiá này; mối quan hệ giáo viên và sinh viên có sự thay đổi; sinh viên cũng cần cóthời gian để hiểu về tự đánh giá và vai trò của nó đối với việc học của họ (dẫn theo[24, tr 5])
1.1.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đánh giá và tự đánh giá cũng đã được nghiên cứu, vận dụng ởnhiều phương diện và mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung mới chỉ ở nhữngbước đầu tiên
Có thể nêu một vài công trình tiêu biểu liên quan đến vấn đề đánh giá và tựđánh giá như sau:
1) Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc đã hệ thống khá đầy đủ về đánh giá vàcác vấn đề liên quan Một trong những đóng góp quan trọng của tác giả là đãđưa ra được bảy nguyên tắc chung nhất về đánh giá, trong đó có nguyên tắc thứbảy là “Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa đánh giá và tự đánh giá” Nhưvậy các tác giả đã phần nào thấy được vai trò cần thiết của người học trong quá
Trang 13trình đánh giá, đặc biệt các ông còn nêu ra cơ sở tâm lí học và giáo dục học củaviệc tự đánh giá của học sinh (dẫn theo [24, tr 6]).
2) Nguyễn Thị Lan Phương, Dương Văn Hưng, Nguyễn Đức Minh,Nguyễn Lê Thạch Đã đưa ra các khái niệm đánh giá và tự đánh giá ngoài racũng đã đưa ra được mục đích nội dung và các nguyên tắc cơ bản của đánh giágiáo dục, các looại đánh giá, quy trình thực hiện đánh giá kết quả giáo dục vàvai trò của đánh giá trong việc cải thiện chất lượng giáo dục
3) Trần Kiều đã hệ thống hoá các vấn đề về lí luận đánh giá, đồng thời đềxuất được các biện pháp để đổi mới phương thức đánh giá chất lượng giáo dục
và các nguyên tắc khi xây dựng bộ công cụ để đánh giá chất lượng giáo dục trên
cơ sở nghiên cứu thực tiễn Việt Nam và một số nước trên thế giới Đặc biệt, tácgiả đã nhận thấy “tự đánh giá” của học sinh là một trong mười một vấn đề líluận cần phải đổi mới qua khảo sát chất lượng giáo dục ở mười tỉnh trên ba miền
ở Việt Nam (dẫn theo [24, tr 6])
4) Trần Thị Bích Liễu đã hệ thống rất đầy đủ các thuật ngữ và khái niệm, cácnguyên tắc, phương pháp, kĩ thuật, các nội dung đánh giá trong giáo dục Trongphần thuật ngữ và khái niệm tác giả đã trình bày khái niệm tự đánh giá của cá nhân
và tổ chức (dẫn theo [24, tr 6])
5) Nghiêm Thị Phiến với bài báo “Về khả năng tự đánh giá của học sinh lớp
4, 5 trường tiểu học” Có thể nói đây là công trình đầu tiên của Việt Nam nghiêncứu về vấn đề tự đánh giá của học sinh Mặc dù bước đầu tác giả mới chỉ điều trathực trạng tự đánh giá của học sinh ở tiểu học nhưng cũng đã mang lại kết quảnghiên cứu có ý nghĩa, là cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo về vấn đề
tự đánh giá Tác giả chưa nêu quan niệm về vấn đề tự đánh giá mà mới chỉ khẳngđịnh vai trò của tự đánh giá trong giáo dục và đánh giá Qua nghiên cứu của tác giảcho thấy khả năng tự đánh giá của học sinh là có thể hình thành được từ cấp tiểuhọc (dẫn theo [24, tr 6])
6) Vũ Tế Xiển với bài báo “Tự đánh giá của học sinh ở các trường dạy nghề
về những năng lực và phẩm chất của bản thân” Tác giả đã bước đầu điều tra thựctrạng tự đánh giá về phẩm chất và năng lực của học sinh ở các trường nghề, đây là
Trang 14một hướng nghiên cứu rất quan trọng nhất là trong giai đoạn hiện nay chúng tađang cần những nguồn nhân lực chất lượng cao mới đáp ứng được yêu cầu của xãhội Tác giả bước đầu đã chỉ ra được học sinh ở trường nghề tự đánh giá được vềnhững phẩm chất, năng lực nào của bản thân họ Đề tài này có ý nghĩa trong việcđịnh hướng nghề nghiệp cho học sinh trước khi ra trường (dẫn theo [24, tr 7]).7) Nguyễn Thị Côi với bài “Rèn luyện kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá tronghọc tập lịch sử của học sinh trung học phổ thông” Tác giả đã nhận thấy vai tròcủa tự kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động học tập môn lịch sử của học sinh và
đã đề xuất được biện pháp giúp học sinh tự đánh giá trong quá trình học tập mônlịch sử thông qua trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa (dẫn theo [24, tr 7])
8) Nguyễn Thị Lan Phương (Chủ biên), cũng đã nghiên cứu rất kĩ về vấn
đề đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông và cũng đưa ra được một sốvấn đề lý luận và thực tiễn Trong tài liệu này tác giả đã đề cập đến một số kháiniệm cơ bản trong đánh giá giáo dục Ngoài ra tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề
tự đánh giá kết quả học tập của học sinh
9) Bùi Thị Hạnh Lâm nghiên cứu đề tài “Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá kếtquả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông”, Tác giả đã nghiên cứu
về khái niệm đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinhtrung học phổ thông rất chi tiết, ngoài ra tác giả cũng đã đề xuất được biện phápgiúp học sinh tự đánh giá trong quá trình học tập môn Toán trung học phổthông, thông qua trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa, phiếu học tập, phiếu hỏi, 10) Phạm Xuân Chung (2012), trong đó đề cập đến việc chuẩn bị cho sinhviên ngành sư phạm toán bước đầu biết tập luyện cho học sinh tự đánh giá kếtquả học tập
Như vậy vấn đề tự đánh giá trong giáo dục và dạy học đã được nhiều tổchức, nhiều nước và nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu
Tuy nhiên chưa có tác giả và công trình nào nghiên cứu về việc rèn luyện
kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học cơ sở
1.2 Một số khái niệm cơ bản
Phần này sẽ trình bày một số khái niệm cơ bản sau:
Trang 151.2.1 Về đánh giá và đánh giá kết quả học tập
Theo [24, tr 7], thì đánh giá trong giáo dục được coi là khâu cuối cùng trongmột giai đoạn giáo dục nhất định Nhưng cũng có quan điểm coi đánh giá là mộtquá trình dự báo, điều khiển hoạt động giáo dục theo mục đích đã định, do đó nó sẽtiến hành trước, trong và sau một giai đoạn giáo dục Với tư cách là một bộ phậncủa quá trình giáo dục, đánh giá ra đời cùng với sự ra đời của quá trình giáo dục.Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục
Điểm qua một số công trình nghiên cứu thì đến nay khái niệm đánh giá vẫn cònđược hiểu theo nhiều cách khác nhau giữa các tác giả Tuy nhiên, các tác giả đềucùng chung ý tưởng sau:
+ Đánh giá là một quá trình thu thập, phân tích, lí giải về hiện trạng chấtlượng, về hiệu quả, nguyên nhân và khả năng của học sinh
+ Đánh giá gắn bó chặt chẽ với mục tiêu, chuẩn giáo dục
+ Đánh giá tạo cơ sở đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thựctrạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục
Thông qua đánh giá, Giáo viên có thể thu được các mối liên hệ ngượcngoài (các thông tin phản hồi từ phía học sinh), nhờ chúng giáo viên khẳng địnhnhững kết quả đạt được, điều chỉnh, bổ sung, uốn nắn những tồn tại trong hoạtđộng nhận thức của học sinh, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động nhậnthức của họ theo đúng quỹ đạo, hướng tới mục đích đã định Cũng qua đó, giáoviên có thể kịp thời điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình Học sinh cũng thuđược các thông tin phản hồi từ kết quả đánh giá, họ xử lí thông tin ngược thunhận được nhằm tự phát hiện, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động nhận thức Vìvậy, có thể nói bản chất của việc đánh giá là thực hiện các mối liên hệ ngượctrong quá trình dạy học để từ đó người đánh giá (giáo viên hoặc học sinh) vàngười được đánh giá (học sinh) điều chỉnh và tự điều chỉnh quá trình dạy và học
để đạt được mục đích đề ra
Kết quả đánh giá là bằng chứng sự thành công của học sinh về kiến thức, kĩnăng, năng lực, thái độ đã được đặt ra trong mục tiêu giáo dục Do đó, một trongnhững vấn đề quan tâm hàng đầu trong quá trình dạy học là kết quả học tập của học
Trang 16sinh Trong phạm vi của luận văn này chỉ tập trung, quan tâm nghiên cứu đến vấn
đề đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học
Kết quả học tập (còn gọi là thành tích học tập) thường được hiểu theo haiquan niệm khác nhau như sau: là mức độ thành tích mà người học đã đạt, đượcxem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xácđịnh; là mức độ thành tích mà người học đã đạt được so với những bạn học khác(dẫn theo [24])
Cho dù hiểu theo cách nào thì kết quả học tập cũng đều thể hiện ở mức độđạt được các mục tiêu dạy học, ở các phương diện: nhận thức, hành động, xúccảm Với từng môn học thì các mục tiêu trên được cụ thể hóa thành các mục tiêu
về kiến thức, kĩ năng và thái độ Vì vậy, có thể nói bản chất của việc đánh giá kếtquả học tập của học sinh chính là việc xác định mức độ đạt được về kiến thức, kĩnăng và thái độ của người học so với mục tiêu dạy học
Từ những điều nói trên, có thể hiểu đánh giá kết quả học tập là quá trình thuthập, phân tích và xử lí thông tin về kết quả học tập của học sinh, trên cơ sở đóđối chiếu với mục tiêu của môn học, lớp, của nhà trường tạo cơ sở cho nhữngquyết định sư phạm của giáo viên, nhà trường và cho bản thân học sinh để họ họctập ngày một tiến bộ hơn
Để đánh giá kết quả học tập của học sinh, ngoài các công cụ như bài kiểmtra, phiếu học tập, phiếu hỏi, có thể sử dụng rubric Rubric là một công cụ dùng
để đo lường kết quả học tập của người học, nó là một bản hướng dẫn chấm điểm
mà căn cứ vào đó có thể đánh giá được kết quả học tập của người học dựa trêntính tổng kết quả đạt được của nhiều tiêu chí, do đó nó có ý nghĩa hơn việc đơnthuần chỉ là cho điểm Rubric còn là một bản hướng dẫn hoạt động đối với ngườihọc, nó có thể giúp người học định hướng hoặc điều chỉnh hoạt động học tập saocho đạt được tiêu chí đó (xem mẫu rubric ở ví dụ 1.1, trang 37)
1.2.2 Về tự đánh giá trong dạy học
1.2.2.1 Quan niệm về tự đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập
Theo [28, tr 42-43], thì tự đánh giá là một hình thức đánh giá mà đối tượng
tự đánh giá kết quả của việc nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ học tập Thông
Trang 17thường người tự đánh giá sử dụng các bộ công cụ đã được thiết kế trước để đo
về những nội dung họ muốn biết về bản thân Việc đánh giá có thể được thựchiện thông qua tự so sánh với các đối tượng khác đang có cùng chức năng, mụctiêu hoặc nhiệm vụ , để thấy được vị trí của mình so với những người đangthực hiện chức năng, nhiệm vụ tương xứng xung quanh
Tự đánh giá về năng lực, sở thích, nhân cách và giá trị của bản thân sẽ giúphọc sinh có nhận xét đúng về các mặt mạnh hoặc hạn chế của mình Hiện naytrên các trang mạng có rất nhiều bộ công cụ giúp học sinh có thể tự đánh giá cácnăng lực, sở thích và giá trị của bản thân Dựa vào kết quả tự đánh giá, học sinh
sẽ điều chỉnh hoặc nhờ sự giúp đỡ bên ngoài để có thể phát huy thế mạnh hoặckhắc phục những hạn chế của mình nhằm đạt được mục tiêu cá nhân trong lĩnhvực nào đó
Tự đánh giá là một khâu hiệu quả và quan trọng đối với việc đánh giá cảquá trình học Một khi người học có thể tự đánh giá chính việc học của mình vànền tảng kiến thức của họ đang có thì họ có thể nhận ra những lỗ hổng trongkiến thức của bản thân, nhờ đó mà quá trình học hiệu quả hơn, khuyến khích sựtiến bộ của học sinh và góp phần vào việc tự điều chỉnh quá trình học
Tự đánh giá là quá trình thu thập và phân tích các thông tin thích hợp về chủthể, là quá trình rất phức tạp Người tự đánh giá phải sử dụng phương pháp phân tích
SWOT (viết tắt của bốn chữ Strengths-điểm mạnh, Weaknesses-điểm yếu, Opportunities-cơ hội và Threats-nguy cơ) về chính mình Sử dụng phương pháp này
thực chất là xác nhận sự nhận thức về những điểm mạnh và điểm yếu của cá nhân,
cố gắng nhìn thấy những cơ hội và những thách thức trong việc theo đuổi một mụctiêu nào đó (dẫn theo [24, tr 9])
Việc học sinh tự đánh giá không những góp phần mục tiêu đánh giá mà còn
có ý nghĩa rất lớn Việc làm này có tác dụng bồi dưỡng cho học sinh ý thức tráchnhiệm, tinh thần tự phê bình, khả năng tự đánh giá, tính độc lập, lòng tự tin vàtính sáng tạo
Việc học sinh tự đánh giá có thể diễn ra khi họ phải làm một bài tập, trìnhdiễn một hoạt động trước lớp, tạo một sản phẩm học tập Điều này có thể được
Trang 18thực hiện ngay từ những lớp học sinh còn nhỏ tuổi và được sử dụng ngày càngđược rộng rãi ở những lớp trên.
Sự hiểu biết về bản thân là một yếu tố vô cùng quan trọng Khi đánh giáđúng về mình, người ta có thể xác định được phương hướng đúng cho sự tự giáodục bản thân Nói khác đi, tự đánh giá là tiền đề định hướng của tự giáo dục.Như vậy tự đánh giá đã được quan tâm nghiên cứu trong nhiều năm quanhưng cho đến nay quan niệm về tự đánh giá vẫn chưa có sự đồng nhất Tuynhiên, dù hiểu theo cách nào thì tự đánh giá cũng bao gồm: thu thập, xử lí cácthông tin về bản thân; đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn do bản thân hoặc ngườikhác đề ra; trên cơ sở đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; đềxuất những quyết định để cải thiện thực trạng
Vì vậy, ta có thể hiểu tự đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập, phântích và lí giải thông tin về kết quả học tập của bản thân, đối chiếu với mục tiêu,nhiệm vụ của bài học, môn học, lớp, nhà trường nhằm tạo cơ sở cho các quyếtđịnh để việc học tập của chính họ ngày một tiến bộ hơn
Với cách hiểu như thế thì:
- Tự đánh giá kết quả học tập là bộ phận của quá trình đánh giá và thuộc
dạng đánh giá quá trình Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó cũng có thểmang tính chất của đánh giá chuẩn đoán hoặc tổng kết
- Tự đánh giá kết quả học tập là một hoạt động tự phản ánh quá trình học
của bản thân người học về những vấn đề như: đã học được những gì, đã học nhưthế nào và cần phải làm gì để học tốt hơn
Trong phạm vi luận văn này, tự đánh giá kết quả học tập được xem xét
trong mối quan hệ với đánh giá và với hoạt động dạy học, tức là nó vừa có tínhchất đánh giá để điều chỉnh quá trình học tập, vừa có tính chất của việc học, tự
học Như vậy, tự đánh giá kết quả học tập có thể diễn ra trong toàn bộ quá trình
học tập của học sinh, khi học tập có sự hướng dẫn của giáo viên và khi không có
sự hướng dẫn của giáo viên
Trang 191.2.2.2 Mục đích, vai trò của tự đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học
Theo [24, tr 10], Xét về phương diện mục đích, tự đánh giá kết quả học tậptạo cơ hội cho học sinh thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thấyđược những cơ hội và thách thức đối với công việc của mình và do đó học sinh cóthể tự tin hơn trong việc hoạch định tương lai, cải thiện việc học tập của họ Tựđánh giá kết quả học tập chẳng những giúp cho người học nhanh tiến bộ mà còncung cấp những thông tin giúp giáo viên đánh giá học sinh sâu sắc, chính xác hơn.Theo [24, tr 11], dạy học theo hướng coi trọng vai trò chủ động của ngườihọc, coi việc rèn luyện phương pháp tự học để chuẩn bị cho học sinh năng lực tựhọc liên tục suốt đời thì giáo viên phải hướng dẫn nhằm hình thành và phát triển
kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập để họ tự điều chỉnh cách học Do đó, xéttrong phương diện tự học, tự đánh giá kết quả học tập là một khâu quan trọng,vừa giúp người học xác định hiệu quả của quá trình tự học vừa điều chỉnh vàđịnh hướng cho quá trình tự học tiếp theo
b) Ý nghĩa, vai trò của tự đánh giá
Tự đánh giá góp phần phát triển hứng thú của người học trong quá trình tựhọc và phát huy tính độc lập của họ, do đó nó rất cần thiết đối với quá trình dạy học(dẫn theo [24, tr 11])
Tự đánh giá rất cần thiết bởi: nó giúp cho học sinh trở nên có trách nhiệmhơn đối với quá trình học của bản thân; cung cấp thông tin phản hồi về quá trình
Trang 20học tập của chính người học, giúp họ thấy được những điểm mạnh, điểm yếu,năng lực, trình độ kiến thức, kĩ năng của bản thân để có được sự điều chỉnh vàđịnh hướng hoạt động học tập tiếp theo cho phù hợp; giúp cho học sinh tự tin,tích cực, độc lập và linh hoạt hơn trong học tập (dẫn theo [24, tr 11]).
Tự đánh giá không chỉ có ý nghĩa lớn với hoạt động học của học sinh mà nócòn có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động dạy của giáo viên vì chúng giúpcho: các bài học trở nên nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn nhờ học sinh hoạt độngtích cực và độc lập hơn; cung cấp thông tin phản hồi giúp giáo viên nhận ra sựtiến bộ của học sinh; chia sẻ trách nhiệm đánh giá và kết quả đánh giá sẽ chínhxác hơn, việc xây dựng kế hoạch học tập cho học sinh của giáo viên trở nên sátthực hơn; giúp giáo viên thấy được những việc tiếp theo họ phải làm đối vớitừng cá nhân và các nhóm
Như vậy, tự đánh giá có ý nghĩa, vai trò rất lớn trong quá trình dạy học vàtrở thành một thành phần của hoạt động học tập Nó là “lực nắn” hữu hiệu cáchhọc, phát huy nội lực người học, là công cụ phản ánh năng lực, giúp nâng caohiệu quả học tập Do đó, tự đánh giá là một kĩ năng quan trọng trong quá trìnhhọc giúp cho người học có thể học tập suốt đời Hơn nữa, tự đánh giá giúp họcsinh có thể đánh giá chính xác bản thân và chia sẻ trách nhiệm đánh giá với giáoviên
1.2.2.3 Đặc trưng của hoạt động tự đánh giá và các hình thức của hoạt động tự đánh giá
a) Đặc trưng của hoạt động tự đánh giá của học sinh
Theo [24, tr 12-13] thì:
- Hoạt động tự đánh giá của hoc sinh mang tính độc lập Vì người học là chủ
thể của hoạt động nhận thức nên họ phải có trách nhiệm về sản phẩm của mình, tức
là kết quả học tập Trong hoạt động tự đánh giá kết quả học tập, tính độc lập giữ vaitrò rất quan trọng, nó giúp cho người học chủ động xử lí thông tin phản hồi để tựđiều chỉnh hoạt động học tập trước khi họ, nhờ đó hoạt động học tập của họ trở nêntích cực, chủ động và hiệu quả hơn
Trang 21- Hoạt động tự đánh giá có tính tất yếu Do bản chất của hoạt động của con
người là hoạt động có mục đích, hơn nữa con người có khả năng là sau một hoạtđộng thường kiểm tra xem hoạt động đó đạt mục đích hay chưa nên hoạt động tựđánh giá của học sinh là tất yếu Học sinh có thể tiến hành hoạt động này saumột bài, một chương, một môn học, trong khi tự học hoặc sau khi đọc một tàiliệu nào đó, nhằm xác định mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng của bản thân
- Hoạt động tự đánh giá có tính mục đích Khi người học xác định được
mục đích tự đánh giá thì hoạt động này sẽ dựa trên trách nhiệm của cá nhân và
sự điều khiển của ý chí Tự đánh giá lúc này là hoạt động tự giác, chủ động, cóphương pháp, mục tiêu và giải pháp cá nhân gắn với nhu cầu giá trị và khả năng
cá nhân
- Hoạt động tự đánh giá mang dấu ấn cá nhân Tự đánh giá sẽ mang dấu ấn
của chủ thể, chịu ảnh hưởng chủ quan của chính người tiến hành đánh giá Hoạtđộng tự đánh giá của học sinh phải đảm bảo khách quan, trung thực với kết quảhọc tập và với chính bản thân người học (chủ thể của hoạt động) Khi đó, hoạtđộng tự đánh giá mới trở thành động lực thúc đẩy quá trình học tập tiến bộ, tráilại nó sẽ làm cho người học rơi vào trạng thái “tự mê” và cản trở tiến bộ củangười học Vì vậy, để có thể giảm bớt ảnh hưởng của yếu tố chủ quan này, giáoviên nên giúp học sinh nắm chắc mục tiêu, nhiệm vụ học tập đồng thời cụ thểhóa các tiêu chí đánh giá, chia sẻ tiêu chí đánh giá với người học
- Hoạt động tự đánh giá mang tính xã hội Mục tiêu của giáo dục là hình
thành nên những mô hình nhân cách đáp ứng được các yêu cầu của xã hội Cùngvới sự phát triển của xã hội, giáo dục phải đổi mới thật sự để có thể đáp ứngđược các yêu cầu đặt ra của xã hội Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay theohướng tăng cường tính tích cực, tự lực và chủ động của người học thì tự đánh giá
là một không thể thiếu của quá trình đánh giá và cũng là hoạt động rất cần thiếttrong quá trình học tập của học sinh Do đó, có thể nói tự đánh giá cũng chịu ảnhhưởng một cách gián tiếp của các yêu cầu của xã hội Hơn nữa, các tiêu chí để tựđánh giá nó cũng phản ánh yêu cầu, chuẩn mực của xã hội Vì vậy có thể nói tựđánh giá có mang đặc trưng xã hội
Trang 22- Hoạt động tự đánh giá mang đặc trưng hoạt động trí tuệ: tự đánh giá là
một hoạt động trí tuệ, tự đánh giá hướng vào điều chỉnh hoạt động học tập Để
có thể tự đánh giá được kết quả học tập đòi hỏi học sinh phải thực hiện các hoạtđộng trí tuệ cơ bản như so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, Do đó, cóthể nói tự đánh giá nó chịu ảnh hưởng khá lớn bởi đặc điểm trí tuệ của chủ thể,học sinh học khá giỏi thường thực hiện các hoạt động trí tuệ tốt hơn nên thường
tự đánh giá mình chính xác hơn so với học sinh trung bình, yếu kém
b) Các hình thức của hoạt động tự đánh giá của học sinh
Có nhiều cách tiếp cận hoạt động tự đánh giá kết quả học tập của học sinh.Trong luận văn này tiếp cận hai hình thức cơ bản đó là:
- Học sinh tự đánh giá dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên.
Hình thức này diễn ra trong quá trình dạy học, thầy trò giáp mặt nhau trên lớp.Trong quá trình truyền thụ kiến thức, thầy khéo léo cài đặt những hoạt động đểhọc sinh có thể tự đánh giá Chẳng hạn, thông qua trả lời các câu hỏi, qua nhậnxét về bài làm của mình, của bạn, hoặc qua nhận xét, phân tích, đánh giá củagiáo viên, qua các phiếu học tập, qua trao đổi thảo luận trong nhóm, Tronghình thức này, việc đánh giá của thầy sẽ là mẫu, là chuẩn mực để học sinh tựđánh giá
- Học sinh tự đánh giá không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên Hình thức này có thể bao gồm hai kiểu cơ bản là: Học sinh tự đánh giá theo sự
hướng dẫn (gián tiếp) của giáo viên hoặc học sinh độc lập tiến hành hoạt động tựđánh giá
+ Trên cơ sở quá trình dạy học trên lớp, giáo viên đưa ra các yêu cầu đểhọc sinh tự học và tự đánh giá kết quả học tập, đó là tự đánh giá theo sự hướngdẫn (gián tiếp) của giáo viên Chẳng hạn, sau giờ học giáo viên đưa ra phiếuhướng dẫn học ở nhà hay câu hỏi yêu cầu hiểu sâu, mở rộng vấn đề hoặc bài tậpvận dụng, học sinh tự học và đối chiếu kết quả hoặc “bắt chước” giáo viên tiếnhành tự đánh giá kết quả học tập
+ Khi tự đánh giá trở thành nhu cầu, thói quen thì học sinh có thể tiến hànhhoạt động này một cách tự giác trong quá trình tự học của mình, đó là học sinh
Trang 23độc lập tiến hành hoạt động tự đánh giá Các em có thể tự đánh giá về mức độlĩnh hội kiến thức sau khi học xong một nội dung hay khi tham khảo xong mộttài liệu
1.2.2.4 Ưu điểm và nhược điểm của hình thức tự đánh giá
Trong đổi mới đánh giá, tự đánh giá kết quả học tập đã và đang trở thànhmột hình thức đánh giá có vai trò quan trọng Ta có thể thấy được các ưu điểm
cơ bản là: tự đánh giá cho phép học sinh chú ý hơn đến các mục tiêu học tập;Khi học sinh có kĩ năng tự đánh giá sẽ có nhiều khả năng hoàn thành được cácnhiệm vụ khó khăn một cách tự tin hơn với khả năng của họ và có trách nhiệmhơn đối với việc học tập; Động lực học tập được nâng cao, học sinh định hướngtốt hơn hoạt động học tập và công việc tiếp theo; Cung cấp phản hồi về kết quảhọc tập để học sinh có thể tự cải thiện quá trình học tập; tự đánh giá giúp chohọc sinh học tập độc lập, tích cực, chủ động hơn
Tuy nhiên, trong một số trường hợp học sinh tự đánh giá không đúng, cóthể đánh giá quá cao hoặc quá thấp về mình Tự đánh giá sẽ không cung cấp chohọc sinh sự phản hồi đầy đủ về thành tích học tập khi nó được sử dụng một cáchđơn độc Do đó, cần kết hợp tự đánh giá của học sinh với đánh giá của giáo viên
và các lực lượng giáo dục khác
1.2.2.5 Các bước để học sinh tự đánh giá kết quả học tập
Bước 1: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập Mục tiêu, nhiệm vụ học tập
là kết quả cần phải đạt được ở học sinh sau mỗi nội dung hoặc hoạt động học tậpcủa họ, thường được giáo viên đặt ra trước, trong hoặc sau một bài học, mộthoạt động, cũng có khi được chính người học đặt ra Mục tiêu, nhiệm vụ học tậpphải bám sát và dựa trên cơ sở là chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học (dẫntheo [24, tr 14])
Bước 2: Thực hiện hoạt động học tập Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ học
tập, học sinh tiến hành hoạt động học tập Có thể là hoạt động học tập ở lớp, ởnhà, có thể có giáo viên hướng dẫn trực tiếp hoặc không Hoạt động có thể diễn
ra trong thời gian ngắn hay dài tùy thuộc vào mục tiêu đặt ra là mục tiêu ngắnhạn hay dài hạn, mục tiêu trước mắt hay lâu dài (dẫn theo [24, tr 14])
Trang 24Bước 3: Đối chiếu kết quả học tập với mục tiêu, nhiệm vụ học tập Để kiểm
nghiệm hiệu quả hoạt động học tập, học sinh phải biết đối chiếu kết quả với mụctiêu, nhiệm vụ của bài học, môn học nhằm xác định mức độ đạt được sau khihọc (xem mục tiêu nào đã đạt được, mục tiêu nào chưa đạt được) (dẫn theo [24,
tr 14])
Bước 4: Ra quyết định Trên cơ sở đối chiếu, so sánh kết quả đánh giá với
mục tiêu, nhiệm vụ học tập, người học phân tích, bình luận, nhận xét và đánhgiá, về kết quả học tập của mình Từ đó, họ xác định được nguyên nhân, bướctiếp theo trong hoạt động học của mình nhằm tự rút kinh nghiệm, tự điều chỉnhkiến thức, kĩ năng và cải thiện việc học tập (dẫn theo [24, tr 14])
1.2.3 Mối quan hệ giữa tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập
Theo [24, tr 14-15], Tự đánh giá kết quả học tập là một bộ phận của quátrình đánh giá mà chủ thể đánh giá và đối tượng đánh giá là một Trong quátrình giáo dục, nếu chỉ có đánh giá của giáo viên và các lực lượng giáo dục khácthì quá trình đánh giá khó có thể trở thành “lực nắn” thực sự đối với hoạt độnghọc tập của học sinh, bởi khi đó người học khó nhận thức đầy đủ về bản thânnên không thể giữ được thế chủ động trong các hoạt động, do đó khó có thể điềuchỉnh hoạt động của chính mình và hiệu quả của công việc sẽ thấp
Ban đầu có thể học sinh chưa biết cách tự đánh giá, giáo viên cần giúp họcách đánh giá, qua đó bắt chước, tiến tới biết đánh giá và lâu dần có thể biết tựđánh giá Do đó, tự đánh giá là một nội dung mà học sinh phải học mới có được
Vì thế, có thể coi tự đánh giá là một hoạt động học tập của học sinh, hơn nữaviệc tự đánh giá luôn đi cùng với việc học và tự học
Một khi người học (chủ thể nhận thức) hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ và xácđịnh được mức độ kiến thức, kĩ năng và thái độ của mình thì hoạt động học tậpmới thực sự chủ động, tích cực và hiệu quả Như vậy, tự đánh giá tác động đếnquá trình dạy học, ảnh hưởng đến kết quả học tập
Khi biết tự đánh giá thì hoạt động này chẳng những cung cấp thông tin phảnhồi về hoạt động học cho người học mà còn cung cấp cả những thông tin phản hồicho giáo viên, nhà quản lí giáo dục, giúp cho quá trình đánh giá trở nên sát thực hơn,
Trang 25hiệu quả hơn, tránh những cách nhìn nhận áp đặt Nhờ đó, tự đánh giá giúp cho quátrình đánh giá trở nên chính xác, hiệu quả hơn.
Con người khó ai có thể tự mình nhìn nhận được hết những ưu, nhược điểmcủa bản thân Trong quá trình giáo dục nếu chỉ có tự đánh giá của học sinh thìchưa đủ, bởi họ chẳng những còn ít kinh nghiệm mà còn chịu ảnh hưởng của cái
“tôi” nên việc tự đánh giá ít nhiều còn mang tính chủ quan, phiến diện Vì vậy, đểcho hoạt động tự đánh giá có hiệu quả thì bên cạnh việc đánh giá của mình họcsinh phải biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đánh giá từ bên ngoài (giáo viên,bạn học và các lực lượng giáo dục khác) để có sự điều chỉnh hoạt động học tậpcho đúng đắn và thông tin thu nhận được sẽ đảm bảo tính khách quan, toàn diện
và chính xác Như vậy, quá trình đánh giá mới giúp quá trình tự đánh giá trở nênkhách quan, toàn diện, chính xác và hiệu quả hơn
Từ đó, thống nhất giữa đánh giá và tự đánh giá, giữa đánh giá của giáo viên
và tự đánh giá của học sinh là một nguyên tắc quan trọng của đánh giá, dạy học
và giáo dục Nếu như trong dạy học, học sinh không thể thiếu vai trò của giáoviên thì trong tự đánh giá học sinh cũng không thể thiếu vai trò của người thầy.Một khi ý thức được điều này, giáo viên cần chủ động xác định yêu cầu đầu racho mỗi bài học mà đề ra cho học sinh kế hoạch học, tự học, tự đánh giá để saocho có thể nâng cao mức độ hiểu biết, đáp ứng được yêu cầu về mục đích, kiếnthức cần học
1.2.4 Về kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.2.4.1 Về kĩ năng và rèn luyện kĩ năng
a) Kĩ năng
Qua các tài liệu như: [21], [24], [26], cho thấy có nhiều cách hiểu về kĩnăng Tùy theo cách tiếp cận mà tác giả nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnhkhác Nhưng nhìn chung, ta thấy có hai hướng tiếp cận như sau: Hướng thứ nhất,xem xét kĩ năng nghiêng về mặt kĩ thuật của hành động, coi kĩ năng như là mộtphương tiện thực hiện hành động mà con người đã nắm vững Theo hướng nàyngười có kĩ năng là người đã nắm vững tri thức về hành động theo đúng yêu cầucủa nó Hướng thứ hai, xem xét kĩ năng nghiêng về năng lực của con người, là
Trang 26biểu hiện của năng lực con người chứ không đơn thuần là mặt kĩ thuật của hànhđộng Hướng này chú ý tới kết quả của hành động, coi kĩ năng là năng lực thựchiện một công việc có kết quả với chất lượng cần thiết trong một thời gian nhấtđịnh, trong những điều kiện, tình huống mới.
Cho dù quan niệm về kĩ năng chưa đồng nhất, nhưng về cơ bản không có
sự mâu thuẫn, trái ngược nhau và đều thống nhất ở một số điểm chung, đó là:nói đến kĩ năng tức là nói đến “biết làm”; kĩ năng là kiến thức trong hành động,
có cơ sở là kiến thức; kĩ năng là sự nắm vững cách thức thực hiện, trình tự tiếnhành các thao tác, có kết quả khi hành động diễn ra; kĩ năng luôn được biểu hiệnqua các nội dung cụ thể; kĩ năng được hình thành theo con đường luyện tập
Từ đó, ta có thể hiểu: Kĩ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động hoặc một hoạt động nào đó, dựa trên vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có
để hành động phù hợp với điều kiện cụ thể.
b) Sự hình thành và rèn luyện kĩ năng
Để hình thành được kĩ năng trước hết cần có kiến thức làm cơ sở cho việchiểu, luyện tập từng thao tác riêng rẽ cho đến khi thực hiện được hành động theomục đích, yêu cầu Có những kĩ năng hình thành không cần qua luyện tập, nếubiết tận dụng hiểu biết và kĩ năng tương tự đã có để chuyển sang thực hiện hànhđộng, hoạt động mới (dẫn theo [24])
Quá trình hình thành kĩ năng thường tuân theo quy luật, thường bắt đầu từ
sự nhận thức (để thông hiểu về mục đích, ý nghĩa, cơ chế, tiến trình, ) và kếtthúc ở hành động cụ thể Bao gồm ba giai đoạn chính:
Giai đoạn lĩnh hội: đây là giai đoạn giáo viên phải định hướng, tạo động
cơ, nhu cầu học tập và trang bị hiểu biết về kĩ thuật cho học sinh
Giai đoạn quan sát: tạo dựng động hình thông qua hệ thống bài tập, các
thao tác kĩ thuật, phân tích của giáo viên về kĩ năng cần rèn luyện để học sinhquan sát, rút ra những kết luận nhận thức cho chính bản thân mình
Giai đoạn hình thành: kĩ năng được hình thành nhờ sự luyện tập thường
xuyên, cùng với sự phân tích, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động của học sinh
Trang 27Trong giai đoạn này, giáo viên tổ chức để học sinh rèn luyện thông qua hệ thốngbài tập rèn luyện với hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân
Như vậy, kĩ năng chỉ được hình thành thông qua luyện tập nhiều lần Đểhình thành kĩ năng cho học sinh, giáo viên phải trang bị cho các em các tri thức
về kĩ năng, giáo viên làm mẫu để học sinh quan sát việc thực hiện các thao tác
và giáo viên giúp học sinh tiến hành thực hành, luyện tập các thao tác về kĩ năngcần hình thành
Quá trình rèn luyện kĩ năng bao gồm hai khâu, đó là: hình thành kĩ năng,củng cố và nâng cao kĩ năng Trên cơ sở kĩ năng đã hình thành, để củng cố, nângcao dần các cấp độ của kĩ năng của học sinh, giáo viên phải giúp học sinh cóđược nhận thức, đồng thời phải tạo cơ hội, thời cơ để học sinh luyện tập, củng
cố kĩ năng với các yêu cầu nâng cao dần
1.2.4.2 Quan niệm về kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh
Trên cơ sở quan niệm về tự đánh giá và kĩ năng như trên, ở góc độ dạy học
chúng tôi quan niệm: kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh là khả năng thực hiện một hành động hoặc một hoạt động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có nhằm xác định mức độ kiến thức, kĩ năng của bản thân so với mục tiêu học tập.
G.Polya khẳng định rằng “Trong toán học, kĩ năng là khả năng giải các bàitoán, thực hiện các chứng minh cũng như phê phán các lời giải và chứng minhnhận được” Do đó, ta có thể quan niệm về kĩ năng tự đánh giá kết quả học tậpmôn Toán như sau: kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh cóthể hiểu là khả năng vận dụng các kiến thức đã có vào việc xem xét, đánh giá vềviệc lĩnh hội khái niệm, định lí, về lời giải của bài toán, về một chứng minh hay vềmức độ kiến thức, kĩ năng của bản thân đối với một nội dung toán học nào đó sovới mục tiêu, nhiệm vụ học tập (dẫn theo [24, tr 17-18])
Như vậy, kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập là kĩ năng học tập của học
sinh, được người học tiến hành trong quá trình học, là một kĩ năng quan trọng đểcải thiện quá trình học và nhờ tự đánh giá giúp cho người học thấy được họ đãđạt được những gì và cách thức để cải thiện quá trình học Tự đánh giá có thể
Trang 28diễn ra và được rèn luyện trong cả quá trình học, dưới nhiều dạng: qua các câuhỏi, qua lời nhận xét của giáo viên, đánh giá từ giáo viên và bạn học, qua thảoluận nhóm, qua việc giải bài tập, qua hồ sơ học tập, Qua đó học sinh tự mìnhphản ánh về những vấn đề tiềm ẩn, phân tích xem đã học như thế nào, kĩ năngnào đã được hình thành, kĩ năng nào cần phải có học sinh có thể tiến hành tự
đánh giá kết quả học tập dựa trên kiến thức hoặc hành vi của bản thân thông qua
các nội dung học tập và chỉ có được kĩ năng thông qua con đường luyện tập
1.2.4.3 Sự cần thiết phải rèn luyện kĩ năng tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở
a) Thông qua tự đánh giá học sinh thấy rõ hơn mục tiêu, nhiệm vụ môn học
Theo Black và Wiliam đã cho rằng học sinh chỉ có thể tự đánh giá khi họ
có một bức tranh đầy đủ, rõ ràng về mục tiêu học tập và quá trình học là phươngtiện để hướng tới Khi ý thức được mục tiêu, nhiệm vụ học tập, học sinh có thể
tự đánh giá mức độ kiến thức, kĩ năng, do đó công việc học tập của họ trở nên
có định hướng rõ ràng, chủ động, tích cực hơn Hơn nữa, học sinh chỉ có thể đạtđược thành tích về học tập nếu họ hiểu mục đích và có thể tự đánh giá xem họcần phải làm gì để đạt được nó (dẫn theo [24, tr 18])
Như vậy, để tự đánh giá được thì học sinh phải nắm chắc mục tiêu, nhiệm
vụ học tập Ngược lại, tự đánh giá giúp cho học sinh tự đối chiếu kết quả học tậpcủa bản thân mình với mục tiêu, nhiệm vụ học tập để thấy được mức độ đạtđược mục tiêu, nhiệm vụ học tập của bản thân Do đó, thông qua tự đánh giángười học sẽ thấy rõ hơn mục tiêu, nhiệm vụ học tập
b) Tự đánh giá cung cấp cho người học thông tin phản hồi về chính quá trìnhhọc của họ “Sự thay đổi có ý nghĩa nhất trong việc nâng cao kết quả học tập củahọc sinh là thông tin phản hồi Miêu tả đơn giản nhất cho việc cải cách giáo dụcchính là tận dụng các chức năng của thông tin phản hồi” Tramel, Schloss vàAlper cho biết “Chúng tôi từng nghĩ rằng thông tin phản hồi là một cái gì đóthuần tuý được thực hiện bởi giáo viên Tuy vậy, các nghiên cứu cho thấy họcsinh cũng có thể tự điều chỉnh quá trình học tập của mình một cách hiệu quả nhờthông tin phản hồi.” Grant Wiggins (1993) cũng đã nhận thấy ích lợi của cách sử
Trang 29dụng thông tin phản hồi từ phía học sinh trong dạng tự đánh giá (dẫn theo [24,
tr 18])
Như vậy, xuất phát từ ý nghĩa to lớn của thông tin phản hồi và vị trí, vai tròcủa việc tự đánh giá kết quả học tập cho thấy: Việc điều chỉnh kế hoạch học tậpdựa trên cơ sở các thông tin phản hồi đó thể hiện được vai trò của tự đánh giá đốivới quá trình học của học sinh Tự đánh giá sẽ giúp các em định hướng rõ rànghơn kế hoạch trong tương lai, các em sẽ phấn khởi, tự tin hơn trong học tập Cùngvới thời gian, các em có thể nhận ra rõ hơn và giải quyết tốt hơn các nhiệm vụ họctập của bản thân
c) Tự đánh giá giúp người học chủ động, tích cực hơn trong học tập và là
xu thế mới trong dạy học
Để quá trình đổi mới giáo dục thực sự mang lại hiệu quả tốt đòi hỏi phảiđổi mới về đánh giá, bên cạnh đánh giá của giáo viên cần phải chú ý và kết hợpvới tự đánh giá của học sinh, tức là tăng cường kĩ năng tự đánh giá ở học sinhtrong quá trình dạy học
Người học nên được giúp đỡ để phát triển khả năng và thói quen của sự tựphản chiếu để họ có thể tăng khả năng tự điều khiển và điều chỉnh
Bảng 1.1 Xu hướng mới trong đánh giá lớp học
(dẫn theo [24, tr.19])
- Chỉ nhấn mạnh kết quả - Đánh giá cả quá trình
- Các kĩ năng riêng lẻ - Các kĩ năng tổng hợp
- Các sự kiện riêng lẻ - Áp dụng kiến thức
- Bài tập viết - Bài tập thực tế
- Bài tập phi ngữ cảnh - Bài tập ngữ cảnh hóa
- Một câu trả lời đúng duy nhất - Nhiều câu trả lời đúng
- Các tiêu chuẩn giữ kín/ bí mật - Các tiêu chuẩn công khai
- Các tiêu chí giữ kín/ bí mật - Các tiêu chí công khai
- Sau khi giảng - Trong khi giảng
- Rất ít thông tin phản hồi - Rất nhiều thông tin phản hồi
- Các bài kiểm tra chuẩn hóa - Các bài kiểm tra không chính thức
- Đánh giá ở bên ngoài - Học sinh tự đánh giá
- Những đánh giá đơn lẻ - Những đánh giá đa dạng
- Không thường xuyên - Liên tục
Trang 30- Khẳng định, kết luận - Mang tính đệ quy
Như vậy tự đánh giá là một trong những vấn đề được quan tâm trong xuhướng mới đánh giá lớp học
1.2.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh
a) Yếu tố chủ quan (Nội lực)
Theo [24, tr 20], Người học chiếm lĩnh tri thức, chân lí bằng hành động củachính mình hay họ là chủ thể của quá trình học tập Do đó, để học tập đạt hiệu quảthì người học cũng phải là chủ thể của quá trình đánh giá Hoạt động tự đánh giácủa người học chịu sự chi phối của các yếu tố chủ quan như: kiến thức bộ môn,động cơ, hứng thú học tập, hiện tượng tâm lí tự đánh giá bản thân
- Kiến thức bộ môn là cơ sở để người học có thể tự đánh giá Người họcphải có kiến thức tối thiểu mới có thể thực hiện được các kĩ năng cần thiết tronghoạt động tự đánh giá như: đối chiếu, so sánh, phê phán, bình luận
- Động cơ tự đánh giá là yếu tố quan trọng để quyết định sự hình thành vàphát triển kĩ năng tự đánh giá Động cơ tự đánh giá xuất phát từ động cơ học tập,muốn xác định mức độ nhận thức của bản thân so với mục tiêu học tập Chỉ khinào học sinh có động cơ học tập đúng đắn thì quá trình tự đánh giá mới diễn ra
tự giác, tích cực và chính xác Do đó, trong quá trình dạy học, người giáo viênphải khơi dậy động cơ học tập đúng đắn cho học sinh, qua đó thúc đẩy động cơ
tự đánh giá
- “Hứng thú là một cơ chế bên trong để đảm bảo học tập có hiệu quả”(Usinxki) Do đó, hứng thú học tập đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trìnhhọc của học sinh, nó chính là động lực mạnh mẽ giúp cho quá trình học đạt hiệuquả Nếu học sinh có hứng thú học tập thì họ sẽ có nhu cầu tự đánh giá về mình
để xác nhận mức độ nhận thức của bản thân và để điều chỉnh quá trình học
- Trong tự đánh giá, người đánh giá và người bị đánh giá là một nên chủthể sẽ có những đặc điểm tâm lý của người đánh giá và người bị đánh giá Hiệntượng tâm lý tự đánh giá bản thân phát sinh khi chủ thể chuẩn bị tự mình đánhgiá và tiếp nhận đánh giá Tự mình đánh giá là nền tảng của bất kì đánh giá bên
Trang 31ngoài nào, có hai ý nghĩa: Một là, tự mình nhận thức; Hai là làm cơ sở nền tảngcho bộ phận đánh giá bên ngoài Đặc trưng của hình thức tự mình đánh giá nàylàm cho người đánh giá tự nhiên có tâm lý lo sợ – hoài nghi đánh giá bản thân
và đánh giá bộ phận bên ngoài có tương thích không Đó là giai đoạn tự nhiênphát sinh hiện tượng tâm lý tự đánh giá nhiều lần của người đánh giá
Tâm lý lo lắng kết quả tự đánh giá có được chấp nhận hay không có thể cóảnh hưởng tiêu cực đối với việc tự đánh giá bản thân
+ Đánh giá quá thấp bản thân, lo sợ tự đánh giá cao hơn so với đánh giá bênngoài, bị ảnh hưởng của “hình tượng nhân cách”, do đó tự đánh giá thấp so vớitrình độ thực sự của bản thân
+ Đánh giá bản thân một cách mơ hồ, qua loa chờ đợi sự đánh giá bênngoài Để tránh xung đột mâu thuẫn giữa đánh giá bản thân và đánh giá bênngoài người tự đánh giá có thể đánh giá một cách định tính khái quát hóa, vậndụng phán đoán, dùng các từ ngữ mơ hồ
+ Đánh giá bản thân quá cao Cho rằng tự đánh giá là cơ sở nền tảng, đánhgiá bên ngoài chỉ là qua loa, vì thế mong muốn coi khởi điểm của tự đánh giá củabản thân cao hơn khởi điểm của tự đánh giá bên ngoài
Do đó, bên cạnh việc trang bị các kiến thức cần thiết để học sinh tự đánh giá,giáo viên cần giúp học sinh có được động cơ, hứng thú và tâm lí thoải mái, tự tinkhi thực hiện việc tự đánh giá kết quả học tập, đảm bảo kết quả tự đánh giá chínhxác, thực sự mang lại hiệu quả đối với hoạt động học của học sinh và hoạt độngdạy của giáo viên
b) Yếu tố khách quan (Ngoại lực)
Theo [24, tr 21], Người học luôn chịu sự tác động của các yếu tố khác như:giáo viên, bạn bè, phương tiện thông tin, gia đình, xã hội, học sinh hiện nay tiếpthu các kiến thức chủ yếu trong nhà trường do đó tự đánh giá kết quả học tập của
họ chịu ảnh hưởng lớn bởi nhân tố giáo viên, bạn học
- Quá trình giảng dạy của giáo viên có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tự
đánh giá của học sinh thông qua các yếu tố như: Tri thức chuyên môn (kiến thức
Trang 32chuyên môn của giáo viên có ảnh hưởng lớn đến tri thức của học sinh, nền tảng
cơ bản để học sinh có thể tự đánh giá chính xác kết quả học tập của bản thân);
Tri thức phương pháp (phương pháp dạy học của giáo viên có ảnh hưởng đến
hứng thú, động cơ học tập và tự đánh giá của học sinh Nếu giáo viên ý thứcđược ý nghĩa của hoạt động tự đánh giá, động viên, khuyến khích tạo cơ hội đểhọc sinh tự đánh giá thì khả năng tự đánh giá của các em sẽ không ngừng đượcrèn luyện và phát triển, dần dần sẽ hình thành ở các em kĩ năng, thói quen, nhucầu tự đánh giá Ngược lại, thì nó sẽ làm kìm hãm khả năng tự đánh giá của họcsinh Hơn nữa, bản thân sự đánh giá của giáo viên sẽ là cách đánh giá mẫu đểhọc sinh tự đánh giá về mình)
- Sự đánh giá của bạn bè cũng ảnh hưởng đáng kể đến tự đánh giá của họcsinh Trong quá trình học tập cùng nhau, đặc biệt đối với hình thức thảo luậnnhóm, học sinh có thể tự đánh giá kiến thức của bản thân qua việc đối chiếumình với bạn hoặc qua những lời nhận xét của bạn Ngoài ra, đánh giá của bạn
bè cũng là một động lực quan trọng khiến cho người học có nhu cầu tự khẳngđịnh mình Do đó, trong quá trình học giáo viên phải chú ý và tăng cường sựđánh giá lẫn nhau giữa các học sinh là cơ sở quan trọng để giúp học sinh tự đánhgiá
- Ngoài việc nghe giảng ở trên lớp, học sinh còn phải nghiên cứu sách giáokhoa, tiếp thu các kiến thức qua các tài liệu và phương tiện thông tin đại chúng để
bổ sung, hệ thống, sắp xếp các kiến thức đã có đồng thời cũng có thể tự kiểm tra, tựđánh giá Do đó, hệ thống tài liệu, sách giáo khoa và các phương tiện thôngtin cũng ảnh hưởng đến việc tự đánh giá
1.2.5 Chuẩn kiến thức kĩ năng, mục tiêu và nhiệm vụ học tập
Ngày 5/5/2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành bộ chương trình trunghọc cơ sở trong đó có chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng chủ đề nội dung trong
từng môn học, trong phần “Những vấn đề chung” đã xác định “Chuẩn kiến thức,
kĩ năng là các yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần đạt được Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ để biên soạn sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học,
Trang 33hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của chương trình giáo dục phổ thông, đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục” Đây là cơ sở pháp lí và cũng là cơ hội để chỉ đạo và thực hiện dạy học phù
hợp với các đối tượng học sinh; Trên cơ sở đó sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển củatừng cá nhân học sinh, giúp giáo viên chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong ápdụng chương trình, từng bước đem lại cho học sinh chất lượng giáo dục thực sự
và sự bình đẳng trong phát triển năng lực cá nhân; Góp phần chuẩn hóa và thựchiện dạy học phân hóa ở các cấp học giáo dục phổ thông Do đó, dạy học phảidựa trên cơ sở là chuẩn kiến thức, kĩ năng
Như đã nêu ở trên tự đánh giá kết quả học tập là tự đánh giá theo mục tiêugiáo dục, đã được cụ thể hóa ở chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáodục trung học cơ sở Trong quá trình dạy học, giáo viên phải giúp cho học sinhnắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học để các em có định hướng họctập rõ ràng, đồng thời cũng là căn cứ để các em tự đối chiếu kiến thức, kĩ năngcủa mình để có sự tự điều chỉnh đúng đắn việc học tập Vì vậy, chuẩn kiến thức,
kĩ năng là cơ sở để học sinh tự đánh giá kết quả học tập của họ
Trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng giáo viên cụ thể hóa thành các mụctiêu, nhiệm vụ học tập cụ thể tương ứng với mỗi nội dung, đơn vị kiến thức giúphọc sinh dễ đối chiếu, kiểm tra và dễ đạt được
1.3 Sự cần thiết rèn luyện cho học sinh tự đánh giá kết quả học tập
Trang 34thức đầy đủ, sâu sắc và có nhu cầu giải quyết Do đó, mâu thuẫn trở thành độnglực giúp quá trình học tập vận động đi lên.
Quy luật cơ bản “Hoạt động dạy và học thống nhất biện chứng với nhau”chi phối quan hệ thầy và trò trong quá trình dạy học Giáo viên với vai trò chủđạo, tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động nhận thức của học sinh, còn họcsinh với hoạt động học (hoạt động nhận thức) Học sinh vừa là đối tượng vừa làchủ thể nhận thức, do đó không thể không vận động trên cơ sở phát huy cao độtính tự giác, tích cực, độc lập dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên Với
tư cách là một khâu trong quá trình dạy học, quá trình đánh giá phải có sự thốngnhất giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh Hơn nữa, chỉ khinào tự đánh giá được mình thì học sinh mới thực sự trở thành chủ thể của hoạtđộng nhận thức (dẫn theo [24, tr 23])
Theo quan điểm duy vật biện chứng, thực tiễn là điểm khởi đầu và cũng làđiểm kết thúc trong hoạt động nhận thức của học sinh, kết quả hoạt động thực tiễn(hoạt động học tập) sẽ phản ánh trình độ nhận thức (kết quả học tập) của ngườihọc Do đó, học sinh chỉ có thể tự đánh giá được kết quả học tập của mình thông
qua chính các hoạt động học tập của các em
1.3.2 Tự đánh giá xét từ góc độ tâm lí học và giáo dục học
Theo tâm lí học và lí luận dạy học hiện đại cho rằng cần tạo điều kiện đểhọc sinh ngày càng tự đảm đương những chức năng vốn chỉ là của giáo viên,trong đó có việc đánh giá kết quả học tập của bản thân
Theo Kharlamov, hoạt động học tập chỉ thực sự có hiệu quả khi người học
là chủ thể tự giác, tích cực của quá trình học tập (dẫn theo [24, tr 23])
Theo [24], Người ta thường nêu lên những tiền đề “tự nhiên” hay được tạo
ra ở các nhà trường làm cơ sở cho sự biện luận như sau:
+) Khả năng nội quan (Introspection), kinh nghiệm bản thân được hìnhthành và phát triển từ tuổi thiếu niên
+) Theo thời gian và tuổi đời, học sinh tự tích lũy được những hiểu biết,kinh nghiệm về bản thân trong sự giống và khác những người xung quanh, về cảnhững chuẩn mực đánh giá nào đó Trong tâm lí học phát triển, H.Thomas đã có
Trang 35lần bị phê phán vì không coi khả năng tự đánh giá là tiêu chuẩn của sự pháttriển.
+) Các công trình thực nghiệm cho thấy, dưới tác động của nhà trường,việc đánh giá quá cao về bản thân của học sinh có thể thay đổi theo hướng ngàycàng phù hợp với thực tế hơn
+) Học sinh có thể tự đánh giá còn nhờ ở sự chỉ dẫn, hỗ trợ, nhận xét củanhóm, giáo viên và gia đình hay nói khác đi là thông qua các cơ chế tâm lí xãhội
Năm 1990, Mayer và Pete Salovey công bố mô hình lý thuyết về trí tuệ xúccảm, hiện nay nó đã trở thành một vấn đề được quan tâm nghiên cứu, ứng dụngkhá rộng rãi ở nhiều quốc gia, trên nhiều lĩnh vực Những thành phần chủ yếu củatrí tuệ cảm xúc là: khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc của bản thân;khả năng nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác; sử dụng cảm xúc đểđịnh hướng hành động
Một trong những cơ sở tâm lí học của hoạt động tự đánh giá của người học làmối quan hệ giữa cảm xúc và sự phát triển trí tuệ Hơn nữa, khuyến khích tự đánhgiá ở người học giúp họ phát huy tinh thần trách nhiệm của bản thân trong quá trìnhhọc Những người học tích cực tham gia vào tự đánh giá sẽ thành thạo trong quátrình củng cố hoạt động của họ Họ biết đánh giá chính xác về bản thân và nhận xétvới thái độ xây dựng đối với công việc của người khác Tự đánh giá không chỉ pháttriển ở người học khả năng phân tích tỉ mỉ điểm mạnh, điểm yếu mà còn cho thấynhững thông tin đó rất có giá trị
Theo tâm lí học, ý thức bản ngã (cái “tôi”), còn gọi là ý thức về mình, là mộtthành phần trong cấu trúc của nhân cách Trên bình diện đạo đức, ý thức bản ngãxuất hiện dưới hình thức “nhu cầu tự khẳng định” và “lương tâm”, “lòng tựtrọng”, “danh dự”, Liên quan mật thiết với nhu cầu tự khẳng định là nhu cầu tựđánh giá những hoạt động, những phẩm chất và khả năng của bản thân Lúc đầu
là sự đánh giá của xã hội, của tập thể đối với đứa trẻ rồi sau hình thành năng lựccủa chính đứa trẻ tự đánh giá mình
Trang 36Con đường hiệu quả nhất để học sinh nắm vững kiến thức, phát triển kĩnăng là phải đưa học sinh vào vị trí chủ thể trong hoạt động nhận thức Vai tròchủ thể của học sinh trong hoạt động nhận thức thể hiện ở việc học sinh tự địnhhướng, tự tổ chức, tự điều chỉnh và tự đánh giá kết quả học tập của mình.
Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển của lứatuổi học sinh trung học cơ sở; ở tuổi này, quá trình tự ý thức diễn ra sôi nổi,mạnh mẽ và có đặc thù riêng Họ không chỉ có nhu cầu đánh giá mà còn có khảnăng đánh giá sâu sắc và tốt hơn thiếu niên về những phẩm chất, mặt mạnh, mặtyếu của những người cùng sống và của chính mình
Ở học sinh trung học cơ sở, tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả cácquá trình nhận thức Do cấu trúc của não phức tạp và chức năng của não phát triểnnên tư duy của học sinh có sự thay đổi quan trọng Các em có khả năng tư duy líluận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo trong những đối tượng quenbiết đã được học hoặc chưa được học Sự phát triển trí tuệ của học sinh trung học
cơ sở đã đạt được ở mức cao và đang được hoàn thiện dần trong quá trình học tập.Thái độ học tập của học sinh trung học cơ sở đã có sự thay đổi Thái độ học tập có
ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định của các quá trình nhận thức và nănglực điều khiển bản thân của các em trong các hoạt động học tập Nhu cầu tri thức
là một trong những nét đặc trưng của học sinh trung học cơ sở ngày nay
Như vậy, hoạt động học tập của học sinh trung học cơ sở đã có sự thay đổi,các em có được những nhận thức nhất định về việc học đối với tương lai của bảnthân và có khả năng tự điều khiển, điều chỉnh quá trình học tập của mình theomục tiêu đã định Cùng với sự thay đổi vai trò của người học trong quá trình dạyhọc thì vai trò của người học trong quá trình đánh giá cũng có sự thay đổi Họkhông chỉ là người chịu sự đánh giá và thực hiện những quy định của quá trìnhđánh giá mà họ còn là người trực tiếp tham gia vào quá trình đánh giá, trong đó
có đánh giá chính bản thân mình, tức là tự đánh giá
1.4 Tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học cơ
sở
1.4.1 Các kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh
Trang 37Theo [24, tr 27-29] thì có các kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn toán củahọc sinh sau:
Nhóm 1: Kĩ năng tự đánh giá tiềm năng bản thân Đây là kĩ năng học tập
cơ bản, nó giúp học sinh hiểu được những ưu nhược điểm về tâm lí, trí tuệ, xuhướng, tính cách từ đó họ có được sự lựa chọn về nội dung, phương pháp, hìnhthức học tập phù hợp giúp cho hoạt động học tập đạt hiệu quả tốt Trong nhóm
kĩ năng này, chúng tôi đề cập các kĩ năng sau:
+) Kĩ năng 1: Kĩ năng tự đánh giá tiềm năng Kĩ năng này nhằm giúp người
học tự đánh giá xem mình có năng khiếu, thế mạnh hay thuộc dạng trí khônnào, từ đó lựa chọn và đánh giá được hướng học tập nào thích hợp nhất Chẳnghạn, họ tự đánh giá xem mình có năng khiếu về âm nhạc hay toán, khi đó tựxác định sẽ theo thiên hướng nào, sẽ là nhạc sĩ, nhạc công hay sẽ là người họctoán và làm toán,
+) Kĩ năng 2: Kĩ năng tự đánh giá về phong cách học Kĩ năng này nhằm
giúp người học xác định và đánh giá được cách thức học tập nào thích hợp nhất.Tức là tự đánh giá xem bản thân thích học theo hình thức đọc to hay nghiềnngẫm, trầm tư, ồn ào hay yên lặng, học cá nhân hay học nhóm; qua đó mà lựachọn được cách học thích hợp Chẳng hạn, nếu người học là người thích yên tĩnhkhi học thì phải bố trí góc học tập riêng để khi học không bị ai quấy phá mới cóthể tập trung chú ý cao độ và có hiệu quả Còn nếu với cách học tập đó màngười học vừa học vừa có người xem tivi (xem phim chẳng hạn) thì họ sẽ bịphân tán tư tưởng dẫn đến hiệu quả không cao,
+) Kĩ năng 3: Kĩ năng tự đánh giá về tiềm năng trí tuệ và tâm lí Kĩ năng
này nhằm giúp người học lựa chọn và đánh giá, điều chỉnh được cách học tập saocho thích hợp nhất với khả năng mình Chẳng hạn, tự đánh giá xem họ có trí nhớtốt không, đặc điểm tâm lí, tính cách của họ như thế nào, ảnh hưởng gì đến việchọc; tự đánh giá xem họ tiếp thu kiến thức nhanh hay chậm qua đó họ tự xácđịnh, điều chỉnh việc học Chẳng hạn, nếu người học tự biết mình thuộc loại chưaphải là thông minh thì có thể tự đề ra phương châm là “cần cù bù thông minh”,
Trang 38Nhóm 2: Kĩ năng tự đánh giá về động cơ, thái độ, ý thức học tập Theo tâm
lí học (trí tuệ xúc cảm), người học chỉ tích cực khi họ nhận thức được nhiệm vụhọc tập, khi đó họ tự tạo được động cơ, từ đó tạo ra hứng thú, dẫn đến việc học
được tập trung cao độ và có hiệu quả cao Do đó, kĩ năng này (gọi là kĩ năng 4)
nhằm giúp người học thấy được rõ hơn động cơ học tập của mình (Học để làmgì? Học cho ai?), thái độ, ý thức học tập (Học tập đã tích cực chưa? Tự giácchưa?),
Nhóm 3: Kĩ năng tự đánh giá về việc tổ chức việc học tập Kĩ năng này
giúp học sinh thấy được rõ hơn việc tổ chức hoạt động học tập của họ đã khoahọc, hợp lí chưa, thấy được sự tuân thủ các kế hoạch học tập của họ như thế nào
và họ cần phải điều chỉnh như thế nào để hoạt động học tập thật sự có hiệu quả
Cụ thể như sau:
+) Kĩ năng 5: Kĩ năng tự đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch Kĩ
năng này giúp học sinh xác định xem họ có biết xây dựng thời gian biểu (trongngày, trong tuần, trong tháng hoặc trong năm) không, họ đã thực hiện đúng thờigian biểu chưa, hiệu quả việc thực hiện đó như thế nào, có cần điều chỉnh gìkhông,
+) Kĩ năng 6: Kĩ năng tự đánh giá khâu tổ chức việc học ở nhà Kĩ năng
này giúp học sinh xác định xem họ học tập có đúng giờ quy định không, sử dụng
có hiệu quả các phương tiện hỗ trợ việc học (máy vi tính, internet, máy tính cầmtay, tivi, radio, ghi âm, ), sử dụng các tài liệu phục vụ học tập (như sách giáokhoa, sách bài tập, sách giáo viên, sách tham khảo, ) như thế nào,
Nhóm 4: Kĩ năng tự đánh giá việc lĩnh hội kiến thức, vận dụng kĩ năng Kĩ
năng này giúp học sinh tự đánh giá mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng so vớimục tiêu, nhiệm vụ học tập Từ đó biết được họ đã đạt được kiến thức, kĩ năng
gì, mức độ đạt được như thế nào, cần phải bổ sung kiến thức, kĩ năng gì, cụ thể
Trang 39+) Kĩ năng 8: Kĩ năng tự đánh giá mức độ đạt được nội dung môn học khi không giáp mặt với thầy Kĩ năng này nhằm tự đánh giá việc hoàn thành nhiệm
vụ học tập do giáo viên giao cho; tự đánh giá kiến thức, kĩ năng đã học; tự đánhgiá kiến thức, kĩ năng bổ sung, tự đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩnăng trong chương trình môn học; tự đánh giá mức độ đạt được về kiến thức, kĩnăng đã học so với yêu cầu, nhiệm vụ học tập do lớp, giáo viên và nhà trườngđặt ra; tự đánh giá sự tiến bộ trong học tập; tự đánh giá kiến thức, kĩ năng củabản thân để định hướng việc tham gia các kì thi, lựa chọn hướng học tập hoặccác trường học,
1.4.2 Biểu hiện của kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh trong học tập môn Toán
Như vậy học sinh có kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập nếu có khả năng
thu thập, phân tích và lí giải thông tin về kiến thức, kĩ năng của mình; biết sosánh, đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ học tập; có khả năng ra quyết định vàđiều chỉnh hoạt động học tập của bản thân sao cho đạt được mục tiêu, nhiệm vụ
học tập đó Trong môn Toán, biểu hiện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của
Trang 40- Có thể tự điều chỉnh kế hoạch học tập môn Toán theo hướng hợp lí, hiệuquả hơn.
- Có thể tự nhận thức được hiệu quả của việc sử dụng các tài liệu học tập vàcác phương tiện hỗ trợ việc học
- Có thể tự rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh việc sử dụng các tài liệu học tập
và các phương tiện hỗ trợ việc học
- Có thể xác định được mức độ kiến thức, kĩ năng của bản thân so với mụctiêu, nhiệm vụ học tập môn Toán
- Biết xác định mức độ lĩnh hội khái niệm, định lí, quy tắc, phương pháp…
- Biết đánh giá được lời giải của bài toán
- Biết phát hiện ra những thiếu hụt, những sai lầm trong kiến thức, kĩ năngmôn Toán
- Biết tự rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh để học tập môn Toán ngày một tiếnbộ
1.4.3 Con đường hình thành và rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học cơ sở
Theo [24, tr 30], Hình thành và rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả họctập môn Toán cho học sinh chúng ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nâng cao nhận thức và hình thành thói quen Đây là bước chuẩn bị
nền tảng quan trọng cho quá trình tự đánh giá Trong bước này, Giáo viên phảitrang bị cho học sinh những tri thức về toán học, tri thức về đánh giá, phải địnhhướng, tạo hứng thú, động cơ và nhu cầu tự đánh giá
Bước 2: Hình thành, phát triển các kĩ thuật, thao tác và phương pháp giúp
học sinh tự đánh giá Thông qua các hoạt động cụ thể trong quá trình học tập,qua các tình huống dạy học giáo viên nên làm mẫu việc đánh giá, cho học sinhđánh giá lẫn nhau, từng bước dẫn dắt học sinh tự đánh giá, thử thực hiện việc tựđánh giá theo yêu cầu nhằm hình thành ở học sinh các kĩ thuật, thao tác vàphương pháp tự đánh giá
Bước 3: Tạo cơ hội, thời cơ để học sinh luyện tập tự đánh giá và tự đánh
giá một cách độc lập Trong bước này, giáo viên tổ chức các hoạt động học tập