CBGV Cán bộ giáo viênGVTH Giáo viên tiểu học HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp HS Học sinh KN Kĩ năng KNSDTV Kĩ năng sử dụng tiếng Việt PP, PPDH Phương pháp, phương pháp dạy học Ngôn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Trang 2LỜI CẢM ƠN!
***
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy cô trong BGH trường Đại học Vinh, quý Thầy cô giáo Khoa sau Đại học và quý Thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và viết luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo TS Chu Thị Hà Thanh - người đã hết sức tận tình, động viên khích lệ và trực tiếp hướng dẫn khoa học, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
để hoàn thiện luận văn này.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn tới lãnh đạo, chuyên viên PGD&ĐT huyện, quý thầy cô giáo là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng cùng các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở các trường tiểu học trong địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, đồng cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, nhưng luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý và giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2014
Tác giả
Trịnh Văn Thuận
MỤC LỤC
Trang 3MỞ ĐẦU ……….……….1
1 Lí do chọn đề tài……… …… …… 1
2 Mục đích nghiên cứu ……… … 2
3 Khách thể đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……….…….2
4 Giả thuyết khoa học ……… ……….……3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu ……….… ……….….….3
6 Phương pháp nghiên cứu……… ………….…….…… 3
7 Cấu trúc nội dung của luận văn……… ……… … 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ……….……… 5
1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề……….……… ………….5
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài……….……… ……… …
8 1.3 Phongtục, tậpquánvàđờisốngcủađồngbàodântộcS’tiêng……….11
1.4 Chương trình Tiếng Việt ởlớp 1 và việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếngViệt cho học sinh ……… ………
……… 14
*Tiểu kết chương 1 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1 DÂN TỘC S’TIÊNG Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÙ ĐĂNG - BÌNH PHƯỚC.…31 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục tiểu học huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước………
……31
2.2 Khái quát quá trình nghiên cứu thực trạng……… ……….35
2.3 Kết quả nghiên cứu thực trạng rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng ở huyện Bù Đăng………….….………37
2.4 Nguyên nhân của thực trạng… ……… ……… ….… 59
*Tiểu kết chương 2 63 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1 DÂN TỘC S’TIÊNG
Trang 4TRONGCÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH
PHƯỚC……… 66
3.1 Các nguyên tác đề xuất biện pháp……… ……….…… 66
3.2 Một số biện pháp phát rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng, huyện Bù Đăng………67
3.3.Thăm dò về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ….…105 *Tiểu kết chương 3 108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……….……… ………110
1 Kết luận 110
2 Kiến nghị……… ….111
BẢNG DANH MỤC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGH Ban giám hiệu
Trang 5CBGV Cán bộ giáo viên
GVTH Giáo viên tiểu học
HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp
HS Học sinh
KN Kĩ năng
KNSDTV Kĩ năng sử dụng tiếng Việt
PP, PPDH Phương pháp, phương pháp dạy học
Ngôn ngữ được hình thành ở trẻ em thông qua 2 môi trường: môi trườnghọc tập do nhà trường cung cấp và môi trường giao tiếp tự nhiên qua hoạt độnggiao tiếp vui chơi giải trí, giao tiếp ở gia đình, cộng đồng Trẻ em người dân tộcS’tiêng thường bị hạn chế về môi trường giao tiếp tiếng Việt vì khi vui chơi theonhóm và ở gia đình, cộng đồng, vốn từ bằng tiếng Việt không được hiện thực
Trang 6hóa vì các em thường sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp Chính vì vậy, việc sửdụng tiếng Việt của học sinh tiểu học đã gặp không ít khó khăn, nhất là việc sửdụng tiếng Việt vào việc giao tiếp và tiếp cận các tri thức khoa học
Thực tế cho thấy, học sinh người dân tộc thiểu số - S’tiêng ở huyện BùĐăng, tỉnh Bình Phước càng học lên lớp trên thì khả năng đạt chuẩn chươngtrình các môn học càng thấp vì nhiều nguyên nhân Trong đó, sự thiếu hụt về vốn sống, vốn ngôn ngữ tiếng Việt là những nguyên nhân chủ yếu và trực tiếpcủa tình trạng này
Trong những năm học vừa qua, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước cũng đã
có những giải pháp tăng cường thời lượng trong tiết tiếng Việt trong quá trìnhdạy học cho trẻ, hay thực hiện chương trình 60 bài Tiếng Việt dành cho học sinhdân tộc thiểu số chưa qua mẫu giáo, nhưng kết quả cũng không được cải thiện làbao Đó là chất lượng học tập của học sinh dân tộc S’tiêng ở Bù Đăng còn thấp
so với mặt bằng kiến thức chung của cấp học phổ thông về kiến thức môn TiếngViệt cũng như một số môn học khác Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu vềviệc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số chưanhiều, tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy còn thiếu, giáo viên còn lúngtúng trong công tác giảng dạy Để nâng cao chất lượng việc dạy học cho họcsinh dân tộc S’tiêng cần phải có một số biện pháp đảm bảo tính khoa học, phùhợp với tâm, sinh lí của trẻ em vùng dân tộc này Vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên
cứu đề tài “Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng ở huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước”.
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho họcsinh lớp1 dân tộc S’tiêng góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt ởtiểu học
3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Trang 7- Quá trình rèn luyện kĩ năng tiếng Việt học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng
3.2 Đối tượng nghiên cứu
- Kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ khảo sát thực trạng và thử nghiệm kết quả nghiên cứu trên đốitượng là học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng ở địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh BìnhPhước
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và sử dụng được các biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụngtiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng có tính khoa học, khả thi sẽ gópphần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện Bù Đăng, tỉnhBình Phước
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Tìm hiểu các vấn đề lí luận có liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng
sử dụng tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng
5.2 Tìm hiểu thực trạng việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng ở một số trường Tiểu học trong huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
5.3 Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng ở các trường Tiểu học trong huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước và thăm dò tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đó
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoánhững tài liệu lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp quan sát
Trang 8Tìm hiểu thực trạng công tác phát triển ngôn ngữ cho học sinh lớp 1 dântộc S’tiêng Đồng thời đó cũng là cơ sở để khẳng định, kiểm chứng các biệnpháp đề xuất.
6.2.2 Phương pháp điều tra
Nhằm làm sáng tỏ thực trạng phát triển ngôn ngữ cho học sinh lớp 1 dântộc S’tiêng ở các trường Tiểu học trong huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước trongthời gian qua
6.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
6.3 Phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu thu được
7 Cấu trúc nội dung của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văngồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng rèn luyện kĩ năng sử tiếng Việt cho học sinh lớp 1
dân tộc S’tiêng ở các trường Tiểu học trong huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
Chương 3: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học
sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng ở các trường Tiểu học trong huyện Bù Đăng, tỉnhBình Phước
Trang 10Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu về PPDH TV cho HSTH
Tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan trọng, nó là tiền đề cho tất cả các mônhọc khác Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong chương trình Tiếng Việt lớp 1 lànhững cầu nối cho các em hiểu biết và nắm bắt tri thức khoa học trong chươngtrình cũng như các lĩnh vực cuộc sống Lớp 1 là lớp đầu tiên của bậc Tiểu học,
nó là nền móng cho sự phát triển của trẻ, nền móng ấy được xây dựng trên cơ sởviệc thực hiện đáp ứng nhu cầu của chương trình Có thể nói Chương trìnhTiếng Việt bậc Tiểu học nói chung, ở lớp 1 nói riêng là chiếc chìa khóa đầu tiêngiúp các em đi vào thế giới tri thức Vì vậy, nội dung, phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học là một vấn đề được quan tâm hàng đầu
Về PPDH Tiếng Việt, đã có nhiều tác giả nghiên cứu như: Đặng Thị Lanh,Hoàng Cao Cường, Trần Thị Minh Phương, Lê Thị Tuyết Mai, Nguyễn ThịHạnh, Hoàng Hòa Bình…Tuy nhiên, những nghiên cứu này phần lớn chỉ mangtính lí luận chung về phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 Bên cạnh đó, cũng cónhiều nghiên cứu đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau về phương pháp dạy họcTiếng Việt lớp 1
- Tài liệu “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” (tập 1, 2 của tác
giả Lê Phương Nga – Nguyễn Trí, Nxb Trường ĐHSP Hà Nội 1995) đã đề cậpđến những vấn đề:
+ Những vấn đề chung của PPDH Tiếng Việt ở tiểu học, vấn đề bài tậpđược nói đến trên phương diện phương hướng chung cho tất cả các phân mônTiếng Việt
+ Phương pháp dạy học cụ thể cho các phân môn như: Học vần, Tập đọc,Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Trang 11- Tài liệu “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” (tập 1, 2 của tác
giả Lê Phương Nga - Nguyễn Trí, Nxb 1999) được biên soạn công phu trên cơ
sở cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” Nxb ĐHSP Hà Nội 1995
về nội dung chung của dạy học tiếng Việt
- Một số tài liệu hướng dẫn dạy học chương trình Tiếng Việt 1 năm 2000
như: Sách giáo viên, dạy học Tiếng Việt lớp 1 của tác giả Hoàng Xuân Tâm
-Bùi Tất Tươm với nội dung là hướng dẫn cách biên soạn giáo án và quy trìnhlên lớp
- Tài liệu “Dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới”,
tác giả Nguyễn Trí đã giới thiệu một số nội dung:
+ Nghiên cứu môn Tiếng Việt ở tiểu học trên quan điểm giao tiếp
+ Đưa ra một số ý về phương pháp dạy và học môn Tiếng Việt theochương trình mới
+ Kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới.+ Giới thiệu chương trình dạy tiếng mẹ đẻ của một số nước trên thế giới Đây là tài liệu đưa ra những định hướng chung cho việc dạy học TiếngViệt 1 cho tất cả đối tượng học sinh và chỉ đề cập về hoạt động dạy học mà chưachú ý tới các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành các kĩ năng tiếng Việt lớp 1.Đặc biệt chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề dạy học tiếng Việt chohọc sinh ở các vùng miền khác nhau, nhất là những vùng có nhiều học sinh dântộc thiểu số để đáp ứng và góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầucủa chương trình
Vấn đề rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh tiểu học đã đượcnhiều nhà nghiên cứu sư phạm quan tâm Mỗi tác giả, mỗi bài viết đề cập tớinhững khía cạnh khác nhau của quá trình dạy học tiếng Việt ở tiểu học Các kếtquả nghiên cứu được thể hiện qua các bài báo trên các Tạp chí và tập trung lại
cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” qua từng thời kì Các tác giả
đã đề cập những vấn đề chung về dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, đã đưa ra
Trang 12những PPDH ở từng phân môn Tiếng Việt và cũng đã xây dựng được hệ thốngbài tập nhằm phát huy khả năng sử dụng ngôn ngữ và phát triển tư duy cho họcsinh.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số
- Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc Mỗi dân tộc lại có một tài sản vănhoá vật chất và tinh thần phong phú riêng đã tạo nên những nền văn hoá vừa đadạng, vừa đậm đà bản sắc Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà sựphát triển về kinh tế, văn hoá, giáo dục…đã tạo ra những khoảng cách rất khácnhau, trong đó có sự khác biệt lớn về trình độ dân trí, đặc biệt là dân tộc bản địa
- S’tiêng ở tỉnh Bình Phước so với các dân tộc anh em khác Chính vì vậy, việcnâng cao chất lượng giáo dục ở miền núi, ở vùng có nhiều dân tộc thiểu số làđiều mà Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm từ rất sớm
- Sự quan tâm đó được thể hiện cụ thể ở chỉ thị 84/CT ngày 03/9/1962 củaBCH Trung ương, chỉ thị 20 TTg-Vg của thủ tướng chính phủ ngày 10/3/1969
và năm tổ chức các hội nghị chuyên bàn về phất triển giáo dục vùng cao vào cácnăm 1958; 1960; 1964; 1973; 1983…đã đưa ra các biện pháp nhằm nâng caochất lượng giáo dục nói chung, miền núi nói riêng, trong đó đặc biệt quan tâmđến chất lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 vùng có nhiều con em dântộc thiểu số
- Công tác biên soạn sách giáo khoa, chương trình, các phần mềm hỗ trợcho việc dạy học vùng cao nói chung và dạy học cho học sinh dân tộc nói riêngcũng đã mang lại hiệu quả đáng ghi nhận
+ Tài liệu Dạy lớp ghép của Vụ giáo viên, trong phần“Mấy vấn đề về dạy
lớp ghép” tác giả Đàm Ngọc Chương nghiên cứu vấn đề “Hoạt động độc lập của học sinh trong quá trình dạy - học ở lớp ghép” đã chỉ ra khái niệm hoạt
động độc lập của học sinh, các dạng hoạt động độc lập và tổ chức chỉ đạo cáchoạt động độc lập của học sinh trong quá trình dạy - học ở lớp ghép Còn phần
Trang 13“Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp ghép” của tác giả Nguyễn
Đình Chỉnh là những cơ sở, kinh nghiệm quý cho đội ngũ giáo viên dạy học ởvùng có nhiều học sinh dân tộc thiểu số
- Tài liệu tập nói (Chương trình 120 tuần) cũng đã cung cấp hệ thốngnguyên tắc, phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc…
Tóm lại, các công trình nghiên cứu tiêu biểu kể trên đã mang lại hiệu quảcao trong quá trình dạy học, đóng góp những thành tựu mang ý nghĩa thực tiễn
to lớn cho sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước Tuy nhiên, những nghiêncứu đó khi vận dụng vào trong quá trình dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số -ngôn ngữ tiếng Kinh chưa thạo khi bước vào lớp 1, giáo viên cò gặp nhiều khókhăn, lúng túng vì chưa có một nghiên cứu khoa học dành riêng cho những đốitượng này Vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh lớp 1dân tộc S’tiêng hay cho tất cả các học sinh dân tộc thiểu số và tìm ra các biệnpháp để rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh lớp 1 là vấn đề cấpthiết Đó là vấn đề luôn trăn trở của mỗi người Thầy đang từng bước dìu dắt thế
hệ trẻ đến với “thế giới ngày mai”.
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Kĩ năng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng, các định nghĩa thường bắtnguồn từ góc độ chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết Tuy nhiên,hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kĩ năng được hình thành khi chúng ta ápdụng kiến thức vào thực tiễn Kĩ năng học được do quá trình lặp đi, lặp lại mộthoặc một nhóm hành động nhất định nào đó Kĩ năng luôn có chủ đích và địnhhướng rõ ràng
Theo quan niệm của các nhà tâm lí học hiện đại, trong quá trình dạy học,giáo viên thường truyền đạt tri thức cho học sinh Nắm được tri thức là hiểu biết
và ghi nhớ những khái niệm khoa học Tiến thêm một bước nữa là vận dụng trithức, định nghĩa, khái niệm, công thức…vào thực tiễn thì sẽ có kĩ năng Nhưng
Trang 14kĩ năng vẫn còn là hành động ý chí đòi hỏi phải động não, suy xét, tính toán,phải có ý chí thì mới hình thành được.
Như vậy, kĩ năng chính là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiệnthuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hay kinhnghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi Đó là sự vận dụng kiến thức đã thu nhậnđược ở một lĩnh vực nào đó vào việc thực hiện có hiệu quả một thao tác, mộthoạt động tương ứng, phù hợp với mục tiêu và điều kiện thực tế đã cho
Kĩ năng không đơn thuần là các thao tác chân tay mà là những thao tác trítuệ Nội dung kĩ năng là một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm làm biến đổi
và làm sáng tỏ những thông tin chứa trong tình huống và nhiệm vụ để đối chiếu
và xác lập các mối quan hệ với các hành động cụ thể
Bản chất của việc hình thành kĩ năng là sự lĩnh hội các cách thức hànhđộng, các thủ thuật, thao tác mà loài người đã xây dựng nên Cơ chế hình thành
kĩ năng là quá trình chuyển cách thức hành động, thủ thuật thao tác từ hình thứcvật chất sang hình thức tinh thần dựa trên cơ sở các hành động học tập mà họcsinh tiến hành Một kĩ năng được hình thành nhanh hay chậm, bền vững haylỏng lẻo đều phụ thuộc vào khát khao, quyết tâm, năng lực tiếp nhận của chủthể, cách luyện tập, tính phức tạp của chính kĩ năng đó
Để hình thành kĩ năng ở học sinh, giáo viên phải giúp học sinh biết cáchtìm tòi, khám phá và nhận ra những yếu tố đã cho, yếu tố phải tìm và mối quan
hệ của chúng trong các tình huống và trong các bài tập Giáo viên đồng thời phảigiúp học sinh hình thành một mô hình để khái quát để giải quyết các bài tập, đốitượng cùng loại Giáo viên còn là người giúp học sinh xác lập được mối quan hệgiữa các kiến thức và bài tập có tính mô hình tương ứng
Trong trường tiểu học, các kĩ năng cần được hình thành và sẽ hình thànhcho trẻ là: kĩ năng học tập, kĩ năng lao động, vệ sinh… Mỗi bộ môn cũng đòi hỏi
có những kĩ năng riêng của môn đó Với môn Tiếng Việt cần đi sâu việc rèn kĩnăng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh
Trang 151.2.2 Kĩ năng sử dụng tiếng Việt
Kĩ năng sử dụng tiếng Việt là khả năng vận dụng những hiểu biết về trithức lí thuyết tiếng Việt vào việc thực hành nghe, đọc, nói, viết hay giao tiếptiếng Việt Các kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trong trường tiểu học thểhiện ở khả năng thực hiện có hiệu quả các hoạt động ngôn ngữ trong học tập vàgiao tiếp
Kĩ năng sử dụng tiếng Việt là trọng tâm và được luyện tập suốt bậc Tiểuhọc, đồng thời các kĩ năng này cũng gắn liền với cuộc sống thường ngày của conngười Vì vậy, nó cần được rèn luyện một cách có hệ thống, liên tục và có quytrình
Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh tiểu học không chỉdừng lại về mặt kĩ thuật mà phải tiến tới sự thông hiểu nội dung của việc sửdụng tiếng Việt Nó phải gắn với các hoạt động của tri giác và các giác quan vàgắn với các hoạt động của tư duy Kĩ năng sử dụng tiếng Việt có hai phươngdiện: phương diện kĩ thuật và phương diện thông hiểu và diễn đạt nội dung Mộtngười muốn nói hoặc viết được thì trước tiên phải xây dựng nội dung cần thểhiện, sau đó sẽ thể hiện ra nội dung đó bằng âm thanh hoặc chữ viết Một ngườimuốn nghe hoặc đọc được trước hết phải biết nhận các thông tin qua việc nghehoặc đọc các thông tin, sau đó mà hiểu được nội dung chứa đựng trong thôngbáo đó Quá trình này, hàng loạt các thao tác tư duy được được hoạt động nhưlựa chọn, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá, trừu tượng hoá…Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt phải trên cơ sở tri thức tiếng Việt.Các kĩ năng sử dụng tiếng Việt và tri thức tiếng Việt có mối quan hệ nội tại chặtchẽ với nhau Các kĩ năng sử dụng tiếng Việt nhằm giúp cho học sinh nhận diện,phát hiện, hoàn thiện các tri thức tiếng Việt
Kĩ năng sử dụng tiếng Việt cần được hình thành và luyện tập trong cácdạng hoạt động lời nói, trong các tình huống giao tiếp đa dạng Nội dung của nócần phải có sự tác dộng qua lại, bổ trợ lẫn nhau Khi dạy Tập đọc, ngoài việc
Trang 16hình thành kĩ năng đọc cần kết hợp dạy nghe, nói…Hay khi dạy Viết cần kếthợp dạy kĩ năng nghe, đọc…Đó là cách dạy tổng hợp các kĩ năng trong các hoàncảnh giao tiếp, trong hoạt động lời nói Bên cạnh đó, rèn luyện các kĩ năng sửdụng tiếng Việt ở nhà trường cần gắn với việc ứng xử văn hoá bằng ngôn ngữcủa người Việt, gắn liền dạy tiếng Việt với dạy văn hoá, dạy người.
1.3 Phong tục, tập quán và đời sống của đồng bào dân tộc S’tiêng (ảnh hưởng đến việc rèn luyện KN sử dụng tiếng Việt cho học sinh)
Người S’tiêng hay còn gọi là Xtiêng hay Giẻ Xtiêng là 1 trong 54 dân tộcViệt Nam Người S’tiêng sinh tụ lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên vàmiền Đông Nam Bộ
Tiếng nói của dân tộc S’tiêng có nhiều nét gần gũi với tiếng Cơ Ho, Mạ,M'nông và cùng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me, dòng Nam Á Trong sốngôn ngữ của các dân tộc kể trên, tiếng S’tiêng tương đối gần gũi với tiếng Khơ
Me hơn cả Chữ viết hình thành từ trước năm 1975 theo chữ cái Latinh Tuynhiên, về chữ viết thì gần như hầu hết người S’tiêng ở Bù Đăng - Bình Phướckhông biết đến
Trước đây, địa bàn cư trú của người S’tiêng được phân bố trải dài từ vùngnúi Bà Đen (Tây Ninh) đến Bà Rá (Sông Bé cũ) Ngày nay địa bàn sinh tụ củangười S’tiêng bị thu hẹp dần và tập trung chủ yếu ở tỉnh Bình Phước Theo tổngđiều tra dân số năm 2009, người S’tiêng ở việt Nam có số dân 85.436 người,trên toàn địa bàn Bình Phước có 81.708 người chiếm 95,6% Tập trung đôngnhất vẫn là huyện Phước Long, Bù Đăng Đặc biệt sóc Bom Bo (Bù Đăng), sốlượng người S’tiêng chiếm phần lớn, tạo cho Bom Bo có một nét văn hóa rấtkhác biệt
Trong mối quan hệ với cộng đồng, người S’tiêng rất quý tình cảm bạn bè,dòng họ, một số lễ cúng liên quan đến cộng đồng này vẫn được người S’tiêngduy trì Trong xã hội S’tiêng đã từng tồn tại các lễ lớn như: lễ đâm trâu, lễ quayđầu trâu
Trang 17Tín ngưỡng người S'tiêng
Người S’tiêng trước đây theo tín ngưỡng cổ truyền đã tiến hành cả 3 lễcúng trong năm, gồm lễ chuẩn bị chọn đất làm rẫy (Pôl- nong); lễ cầu mùa(Broh ba); lễ cúng cơm mới (Pư ba khiêu) Lễ cúng lúa được người S’tiêng vùngcao (Bù lơ) gọi là Lớp Prăk pa, vùng thấp (Budek) gọi là Nktao R he Nếu nhưtrước đây, lễ cúng được tiến hành 3 lần trong năm và cứ 3 năm đảo lệ, ngườiS’tiêng lại tổ chức lễ lớn hơn các năm khác Tuy nhiên kể từ năm 1990 trở lạiđây, hầu hết người S’tiêng ở các huyện Bù Đăng, Bình Long, Phước Long chỉcòn cúng một lần trong năm, lễ cúng vào ngày thu hoạch được gùi lúa đầu tiên.Người S’tiêng tin tưởng vào thần linh (Prak) có chức năng bảo hộ, giúp đỡ
và tạo cho hạt lúa thật to, cây lúa nặng hạt Đó là thần rừng (Bri); thần đất (The),thần trời (Nar); thần lúa (Pa) trước khi chọn nơi gieo hạt, người S’tiêng cúngvái ông bà rừng để được phá rừng làm rẫy Trong chu kỳ sinh hoạt của một đờingười, từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời, người S’tiêng vẫn lưu giữ được cáchình thức tín ngưỡng dành cho một thành viên của cộng đồng như các lễ: cúngngày sinh, cúng đầy tháng, đầy năm, cúng đặt tên, cúng cà răng, cúng khi cóbệnh, cúng sau khi cưới, cúng bỏ ma
Lễ đâm trâu là một lễ lớn, hầu hết các nhà của người S’tiêng đều có cộtđâm trâu, có nhà phía trước có 5, 6 cột, hoặc có nhà 2, 3 cột đâm trâu Mâm treo
lễ vật, cây thương dùng đâm trâu, cột đâm trâu, vẫn còn giữ trong các nhà dàicủa người S’tiêng thuộc xã Dak Ơ (huyện Phước Long)
Luật tục S'tiêng
Người S’tiêng cũng như nhiều dân tộc ít người khác ở Tây Nguyên vàĐông Nam Bộ, có cả một hệ thống những quy tắc quy định về các quan hệ ứngxử giữa cá nhân và cộng đồng Những quy tắc đó, được lưu truyền qua nhiều thế
hệ và những câu nói vẫn có điệu, đầy hình tượng bóng bẩy Luật tục của ngườiS’tiêng là cơ sở để vận hành xã hội, luật tục người S’tiêng coi 4 tội sau đây lànặng nhất: Ma lai (chă), đó là những người ban đêm biến thành ma quỷ đi hút
Trang 18máu làm người khác ốm đau, chết chóc Người S’tiêng có nhiều cách thử như đổchì vào lòng bàn tay, hoặc lặn nước Người bị nghi là Ma lai sẽ bị dân làng đưavào rừng thủ tiêu bằng cách chặt đầu hoặc chôn sống, vợ và con sẽ bán đi nơi xalàm tôi tớ.
Xâm phạm sự cấm kỵ (Lăh cang rai), người S’tiêng có nhiều điều cấm kỵ,
họ sợ đụng chạm đến thần linh, ma quỷ, như trong làng có người đàn bà đangsinh đẻ, làng có nhiều người đau ốm thì cấm người lạ vào nhà, vào làng Dấuhiệu cấm là một nhành gai, nhành lá xương rồng treo ở cổng làng, ở cầu thangnhà Nếu người lạ bất chấp dấu hiệu đó cứ vào làng, vào nhà sẽ bị phạt bằng các
lễ cúng gà heo, có khi cả trâu nộp cho chủ làng, chủ nhà
Lừa đảo, trộm cắp, người S’tiêng rất ghét những kẻ trộm cắp, lừa đảo, vìvậy nếu bắt được kẻ trộm cắp, lừa đảo, kẻ đó sẽ bị cả làng bắt phạt Hình phạtthường là phải tổ chức lễ cúng thần linh và đền bù gấp nhiều lần cho người bịhại
Đời sống của người S'tiêng
Trong nội bộ cộng đồng người S’tiêng thường phân biệt nhau theo nhómdân cư địa phương, trước đây được chia thành 4 nhóm chính: Bulơ, Budek,Bulap và Bu biet, sau này họ chỉ phân thành 2 nhóm: Bulơ và Budek Đến vớimột địa danh khá nổi tiếng, gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộcViệt Nam, đó chính là sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng) nơi cư trú chủ yếu của bàcon người S’tiêng thuộc tỉnh Bình Phước Chúng ta vẫn tìm lại được khung
cảnh: "Đuốc lồ ô bập bùng trong ánh lửa, sóc Bom Bo rộn rã tiếng chày khuya"
như thuở trước Toàn xã Bom Bo có 7 ấp với diện tích 12.680 ha, có 1.678 hộvới 7.479 nhân khẩu Đa số đồng bào S’tiêng ở Bom Bo nói riêng và Bù Đăngnói chung đều có cuộc sống khó khăn, lương thực cũng chỉ đủ dùng trong 6 đến
8 tháng, thực phẩm thì lại rất thiếu, bữa ăn trong gia đình rất sơ sài, có khi cũngchỉ có mỗi một món canh mướp rừng Thậm chí trong món canh rau rừng không
có thịt cũng không có cá mà chỉ dùng bột ngọt làm gia vị, đây là món ăn chủ yếu
Trang 19của hầu hết các gia đình người S’tiêng ở sóc Bom Bo này Nguyên nhân của sựthiếu đói lương thực là do cây trồng ít được chăm sóc một cách kỹ lưỡng bằngphân bón cũng như các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh Vì thế sản lượng luôn ởrất thấp, lúa thì lép hạt, điều thì thường bán “điều non”, đã làm cho các thôn ấpcủa người S’tiêng khó đạt được tiêu chuẩn ấp văn hóa Đời sống kinh tế và vănhoá còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu.
1.4 Chương trình Tiếng Việt 1 và việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh
1.4.1 Mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở lớp 1
1.4.1.1 Hình thành và phát triển kĩ năng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết)
để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tưduy
1.4.1.2 Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học Việt Nam và nước ngoài.
1.4.1.3 Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
1.4.2 Nội dung dạy học Tiếng Việt 1 ở trường tiểu học
Nội dung dạy học Tiếng Việt là những tri thức về hệ thống tiếng Việt mà
GV truyền tải đến học sinh Thông qua đó mà hình thành ở học sinh những kĩnăng về sử dụng tiếng Việt
Theo Chương trình Tiểu học 2006 (CTTH - 2006), nội dung dạy học TiếngViệt ở tiểu học coi trọng việc dạy tri thức tiếng Việt gắn với việc rèn luyện kĩnăng sử dụng tiếng Việt Các kĩ năng sử dụng tiếng Việt giúp HS nhận diện,phát hiện, hoàn thiện các tri thức tiếng Việt; tri thức tiếng Việt góp phần ý thứchóa kĩ năng sử dụng tiếng Việt
Trang 20Để thực hiện yêu cầu này, chương trình quy định hai mức độ học tri thứctiếng Việt Ở lớp 1, 2, 3, tri thức tiếng Việt không có tiết học riêng Các đơn vịtri thức quy định cho 3 lớp học này giúp giáo viên có cơ sở lí luận để dạy các kĩnăng cho học sinh, chưa yêu cầu học sinh phải học thành bài các khái niệm, quytắc Ngược lại, ở các lớp 4, 5, tri thức tiếng Việt được dạy thành tiết học riêngsắp xếp thành hệ thống (mặc dù chỉ là tri thức sơ giản) và vẫn gắn với việc luyệntập các kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
Cấu trúc của chương trình SGK Tiếng Việt 1 (tập 1 và 2) gồm 2 phần:phần Học vần và phần Luyện tập tổng hợp được xây dụng với một cấu trúc chặtchẽ đảm bảo tính đồng tâm và tính phát triển
Phần Học vần gồm 103 bài (83 bài thuộc tập 1 và 20 bài thuộc tập 2) Cácbài của phần Học vần có 3 dạng cơ bản là: Làm quen với âm và chữ; dạy học âmvần mới; ôn tập âm vần Mỗi bài của phần này được trình bày trên 2 trang sách
và được dạy trong 2 tiết Mỗi tuần dạy 5 bài - 10 tiết và 1 tiết Tập viết Nội dungbài Tập viết ở mỗi tuần không trình bày trong SGK mà được trình bày ở Vở tậpviết
Phần Luyện tập tổng hợp được trình bày theo tuần (tính từ tuần 23 trở vềsau) Nội dung của phần Luyện tập tổng hợp bắt đầu được thể hiện theo cácphân môn đó là: Tập đọc, Tập viết, Kể chuyện, Chính tả
Chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 yêu cầu dạy cả 4 kĩ năng sử dụng ngônngữ (nghe, đọc, nói, viết), dạy cả 2 dạng ngôn ngữ (ngôn ngữ nói và ngôn ngữviết) Tuy nhiên chương trình vẫn ưu tiên cho dạy ngôn ngữ viết nhằm giúp họcsinh lớp 1 có thể đọc, viết tiếng Việt
Chương trình tập trung dạy cả 2 dạng kĩ năng nghe và nói trong cả hai hìnhthức: độc thoại và hội thoại, dạy nói đủ to, rõ ràng, nói thành câu, biết đặt và trảlời câu hỏi lựa chọn về đối tượng, biết nói chào hỏi, chia tay trong sinh hoạt giađình, trường học, biết kể được câu chuyện đơn giản, hiểu được nội dung câuchuyện đã nghe…
Trang 21Chương trình yêu cầu khi dạy các kĩ năng đọc và viết tập trung vào yêu cầuđọc đúng và trơn tiếng, viết đúng mẫu chữ và tập chép bài chính tả, tập ghi đúngdấu chấm, dấu hỏi Tuy 2 kĩ năng đọc và viết dạy song song với kĩ năng nghe vànói nhưng đây vẫn là trọng tâm của chương trình.
- Chương trình gồm 11 tiết x 33 tuần = 385 tiết, các kĩ năng gồm:
+ Kĩ năng nghe:
Nghe trong hội thoại với các yêu cầu:
* Nghe hiểu câu kể, câu hỏi đơn giản
* Nghe hiểu lời hướng dẫn hoặc yêu cầu
* Nghe hiểu văn bản: Chỉ yêu cầu học sinh nghe, hiểu một câu chuyệnngắn có nội dung phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 1
+ Kĩ năng nói:
Nói trong hội thoại với các yêu cầu:
* Nói đủ to, rõ ràng, nói thành câu
* Biết đạt và trả lời câu hỏi lựa chọn về đối tượng
* Biết nói lời chào hỏi, chia tay trong gia đình và trường học
* Nói thành bài
* Kể lại một câu chuyện đơn giản đã được nghe
+ Kĩ năng đọc:
Đọc thành tiếng gồm các yêu cầu:
* Biết cầm sách đọc đúng tư thế
* Đọc đúng và đọc trơn tiếng, đọc liền từ, cụm từ, đọc liền thành câu, tậpngắt, nghỉ hơi đúng chỗ
Đọc hiểu gồm các yêu cầu:
* Đọc hiểu nghĩa các từ thông thường, hiểu ý nghĩa được diễn đạt trongcâu (độ dài khoảng 10 tiếng)
* Học thuộc lòng một số bài văn vần trong sách giáo khoa (thơ và ca dao).+ Kĩ năng viết gồm:
Trang 22Viết chữ: Tập ngồi viết đúng tư thế, viết được cỡ chữ vừa và nhỏ, tập ghi
dấu thanh đúng vị trí, làm quen các chữ hoa cỡ lớn và cỡ vừa theo mẫu quyđịnh; tập viết các số đã học
Viết chính tả gồm các nội dung:
*Tập chép
* Bước đầu nghe đọc để viết chính tả
* Luyện viết các vần khó, các chữ mở đầu bằng g/gh; ng/ngh; c/q/k…
* Ghi các dấu câu (dấu chấm, dấu hỏi)
* Tập trình bày một bài chính tả ngắn
- Về kiến thức chương trình: Tri thức tiếng Việt ở lớp 1 không có tiết học
riêng Các đơn vị tri thức quy định cho lớp học này giúp giáo viên có cơ sở líluận để dạy các kĩ năng cho học sinh, chưa yêu cầu học sinh phải học thành bàicác khái niệm, quy tắc nhưng vẫn gắn với việc luyện tập các kĩ năng sử dụngtiếng Việt
* Nhận biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi
* Ghi nhớ các nghi thức lời nói
- Ngữ liệu:
* Ngữ liệu giai đoạn học chữ là các từ, ngữ, câu ngắn, đoạn ngắn, cácthành ngữ, tục ngữ, ca dao phù hợp với yêu cầu học chữ và rèn luyện kĩ năngphù hợp với lứa tuổi học sinh, có tác dụng giáo dục và mở rộng sự hiểu biết.+ Giai đoạn sau học chữ: Ngữ liệu là những câu, đoạn văn ngắn nói vềthiên nhiên, gia đình, trường học, thiếu nhi Ngữ liệu có cách diễn đạt trong
Trang 23sáng, dễ hiểu, có tác dụng giáo dục giá trị nhân văn và cung cấp cho học sinhnhững hiểu biết về giá trị cuộc sống, chú ý thích đáng đến các văn bản phản ánh
đặc điểm thiên nhiên, đời sống, văn hoá, xã hội
1.4.3 Phương pháp và quy trình dạy học môn Tiếng Việt 1
1.4.3.1 Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt 1 ở trường tiểu học
Phương pháp dạy học Tiếng Việt là cách thức làm việc của thầy giáo vàhọc sinh trong môi trường giáo dục nhằm làm cho học sinh nắm vững kiến thức,
kĩ năng và kĩ xảo tiếng Việt Có thể kể đến một số PPDH như: PP phân tíchngôn ngữ, PP rèn luyện theo mẫu, PP thực hành giao tiếp, PP thảo luận nhóm,
PP trò chơi, PP đóng vai …
Theo quan niệm trên thì hoạt động học tập của trò là bình diện chủ yếuđược thể hiện trong giờ học Môi trường giáo dục gồm: cuộc sống của cộngđồng, môi trường sư phạm của nhà trường, những phương tiện phục vụ cho việcdạy và việc học… Để cho học sinh học tập tích cực, chủ động và được môitrường hỗ trợ cho việc học một cách tối ưu thì hoạt động của Thầy phải là hoạtđộng có vai trò hướng dẫn Chính hoạt động của Thầy sẽ tổ chức ra các hoạtđộng học tập cho học sinh, sẽ vận hành môi trường tham gia một cách có hiệuquả vào việc tìm kiếm, phát hiện, vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh,phương pháp dạy học hiểu theo cách này sẽ tạo ra những giờ học không chỉ cógiao tiếp một chiều: thầy phát - trò nhận, thầy yêu cầu - trò làm theo, mà còn cógiao tiếp nhiều chiều: thầy - trò, trò - thầy, trò - trò Nó tạo ra những giờ học có
sự hợp tác tốt giữa thầy và trò và giữa những người học với nhau, khiến cho việchọc tập trong trường gần với việc lao động ở cộng đồng, tạo cho học trò cónhiều cơ hội để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống
Tư duy học sinh đầu lớp 1 đang ở giai đoạn chuyển từ tư duy trực quanhình ảnh sang tư duy cụ thể Vì vậy, trong giảng dạy tiếng Việt cho các em sửdụng đồ dùng dạy học giữ vai trò hết sức quan trọng Phần Học vần, đồ dùngdạy học quan trọng nhất là bộ chữ cái ghép vần cho cả giáo viên và học sinh
Trang 24Khi sử dụng, giáo viên cần tìm kiếm những biện pháp để có thể phát huy tối đatác dụng của nó hoặc có thể sưu tầm them các đồ dùng khác để nhằm hấp dẫnhọc sinh trong việc lĩnh hội kiến thức, rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
*Quy trình và phương dạy học trong Học vần lớp 1
Dạng 1: Làm quen với âm và chữ (gồm 6 bài đầu)
Mỗi bài gồm 2 tiết, tiến hành theo quy trình sau:
HĐ 2: Dạy chữ ghi âm (trọng tâm của bài), thường sử dụng phương pháp
miêu tả, giảng giải, hỏi đáp, sử dụng đồ dung trực quan Được tiến hành nhưsau:
- Hướng dẫn học sinh nhận dạng chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới
- Hướng dẫn học sinh tự ghép chữ, phát âm âm, thanh mới
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết, học sinh viết chữ ghi
âm hoặc ghi thanh vào bảng con
Đối với dạng bài này, đơn vị kiến thứ trong bài không nhiều nên ngoài việcdạy kiến thức mới, giáo viên cần dành thời gian để ổn định tổ chức lớp, hìnhthành nề nếp học tập như cách cầm sách, khoản cách mắt nhìn, cách và tư thếngồi viết…
Tiết 2 (35 phút)
HĐ 3: Luyện tập (thường sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu, thực
hành giao tiếp, trò chơi) Được tiến hành theo trình tự:
- Luyện đọc: Ôn lại tiết 1
- Luyện nói:
+ Nói theo chủ đề
Trang 25+ Tổ chức trò chơi.
Ở giai đoạn này, phần luyện nói theo tranh tương đối tự do theo chủ đề củatranh, không gò bó theo các âm, thanh vừa học, giáo viên có thể hỏi những câuhỏi đơn giản, nội dung gần gũi với trẻ để giúp học sinh làm quen với không khíhọc tập mới, tránh rụt rè, nhút nhát để các em mạnh dạn, tự tin, dám nói cho bạnnghe và nghe bạn nói theo hướng dẫn của giáo viên trong môi trường giao tiếpmới, giao tiếp nhà trường
3 Củng cố, dặn dò
Dạng 2: Dạy học âm, vần mới
Mỗi bài 2 tiết được tiến hành theo quy trình sau:
Tiết 1 (35 phút)
1 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đọc, viết câu ứng dụng của bài trước
2 Bài mới
HĐ 1: Giới thiệu bài:
- Giới thiệu âm, vần mới, ghi bảng
HĐ 2: Dạy âm, vần mới (tiến hành như sau)
- Hướng dẫn học sinh nhận diện âm, vần mới (phân tích)
- Hướng dẫn học sinh phát âm, vần mới, đánh vần, ghép âm, vần thành tiếng mới, từ mới, trơn tiếng mới (tiếng khoá - từ khoá)
- Viết: âm, vần, tiếng khoá, từ khoá
- Luyện đọc từ, câu ứng dụng
*Lưu ý: Khi dạy bài dạng này, giáo viên cần hình thành và củng cố kiếnthức giúp học sinh nắm chắc và nhanh chóng đạt được yêu cầu cơ bản là đọc,viết âm, vần mới, đọc trơn tiếng, từ, câu có trong bài học Còn phần tranh minhhoạ, giáo viên có thể sử dụng một cách linh hoạt như nhìn tranh tập phát âm từmới, tìm âm, vần mới hoặc cho học sinh liên hệ quan sát tranh sau khi học từmới
Trang 26- Học sinh đọc lại toàn bài.
- Dặn học sinh học bài, chuẩn bị bài sau
Dạng 3: Ôn tập âm, vần
Mỗi bài gồm 2 tiết, tiến hành theo quy trình sau:
Tiết 1 (35 phút)
1 Kiểm tra bài cũ
2 Dạy bài mới
HĐ 1: Giới thiệu bài
Trang 27- Luyện viết và làm bài tập (nếu có)
1 Kiểm tra bài cũ
2 Dạy bài mới
- Giới thiệu bài: Thường sử dụng các phương pháp nêu vấn đề, hỏi đáp,
quan sát…
- Luyện đọc: Thường sử dụng phương pháp luyện theo mẫu, thực hành, trò
chơi, đóng vai…
+ Giáo viên đọc toàn bài
+ Hướng dẫn học sinh đọc tiếng, từ ngữ
+ Hướng dẫn học sinh đọc đoạn, bài
- Kết hợp ôn luyện vần (luyện tập theo mẫu, đóng vai, thực hành…)
+ Học sinh đọc vần cần ôn
+ Phân tích các tiếng chứa vần cần ôn (quan sát)
+ Tìm tiếng chứa vần cần ôn (trò chơi thi tìm tiếng chứa vần cần ôn)
Tiết 2 (35 phút) gồm các bước sau:
- Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài (phương pháp luyện tập theo mẫu, hỏi đáp)
- Luyên đọc kết hợp trả lời câu hỏi
- Luyện nói theo chủ đề
3 Củng cố, dặn dò
Trang 28- Giáo viên đọc bài cần viết chính tả.
- Hướng dẫn học sinh viết đúng một số từ ngữ khó
- Học sinh tập chép hoặc nghe - viết
- Giáo viên chấm bài
3 Làm bài tập chính tả (phương pháp luyện tập, thực hành)
4 Củng cố, dặn dò
Kiểu bài Kể chuyện, gồm các bước sau:
1 Giới thiệu bài (phương pháp hỏi đáp, nêu vấn đề)
2 Kể chuyện
3 Học sinh kể từng đoạn theo tranh và toàn bộ câu chuyện
4 Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của câu chuyện
5 Củng cố, dặn dò
Kiểu bài Tập viết, gồm các bước sau:
1 Giới thiệu bài (phương pháp gợi mở, hỏi đáp)
2 Hướng dẫn học sinh tô các nét chữ hoa
3 Hướng dẫn học sinh viết các vần, các từ ngữ ngắn gọn
4 Học sinh tập viết
5 Củng cố, dặn dò
Trên đây là những quy trình và những gợi ý về phương pháp dạy học cáckiểu bài ở phần Luyện tập tổng hợp - Tiếng Việt 1 Trong quá trình dạy học,giáo viên cần tiến hành theo quy trình đó và phối kết hợp, sử dụng các phươngpháp dạy học được gợi ý và các hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượnghọc sinh
Trang 291.4.4 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng và việc học Tiếng Việt
Học sinh tiểu học - con người với cấu tạo đầy đủ các bộ phận của một cơthể đang phát triển Trong đó, cơ quan phát âm, ngôn ngữ phát triển mạnh, phùhợp với sự tiếp nhận và thực hiện dễ dàng các hoạt động mới theo chức năngcủa chúng: chức năng phát âm - tập đọc Khả năng nhận thức, tư duy, tưởngtượng, tình cảm, trí nhớ và nhân cách học sinh đang được hình thành, tiềm tàngkhả năng phát triển và đang phát triển Học sinh tiểu học hồn nhiên, ngây thơ,trong sáng, hiếu động, tò mò, thích hoạt động, thích khám phá, thường độc lập,
tự lực làm việc theo hứng thú của mình Thầy cô là hình tượng mẫu mực nhấtđược trẻ tôn sùng nhất, mọi điều trẻ đều nhất nhất nghe theo, sự phát triển nhâncách của học sinh tiểu học phụ thuộc phần lớn vào quá trình dạy học và giáo dụccủa thầy, cô trong nhà trường Các phẩm chất tâm lí được hình thành dần ứngvới sự hình thành của chính quá trình học tập Đây là quá trình xuất hiện đầutiên ở trẻ và có khả năng sáng tạo ra cái mới trong tâm lí con người và quy địnhchiều hướng phát triển của con người
Với học sinh dân tộc S’tiêng, vốn kiến thức về tiếng Việt ở các em còn rấthạn chế và ít ỏi Đa số các em rất ngại giao tiếp bằng tiếng Việt, lo sợ phải phátbiểu xây dựng bài trong giờ học, lo ngại phải giao tiếp với giáo viên ngoài giờhọc, đặc biệt là các em rất khó tiếp thu bài ở các môn học Vì vậy, các em bị kìmhãm rất nhiều về tư duy, khó tạo ra môi trường giáo dục thân thiện Nhiều em đãbắt đầu lo lắng cho mỗi giờ đến lớp, sợ phải đến trường Học tập lúc này là côngviệc quá khó đối với các em
Nhờ thực hiện hoạt động học và các hoạt động khác mà học sinh tiểu họcnói chung và học sinh dân tộc S’tiêng nói riêng có sự phát triển tâm lí đạt trìnhđộ cao hơn về chất lượng so với trước đó - một trình độ phát triển mà nếu khôngqua nhà trường thì sẽ không bao giờ đạt được Ở giai đoạn phát triển này, được
tổ chức thành 2 giai đoạn nhỏ với sự khác nhau về đặc điểm tâm lí và trình độ
Trang 30phát triển Đó là giai đoạn đầu bậc Tiểu học (lớp 1 đến lớp 3) và giai đoạn cuốibậc Tiểu học (lớp 4 - 5) Trong giai đoạn đầu bậc Tiểu học, đối với lớp 1 cầnđược đặc biệt chú ý, các em đang thực hiện bước chuyển từ hoạt động chủ đạo làvui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập.
1.4.4.1 Sự phát triển nhận thức của học sinh lớp 1
Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ có những đặc điểm riêng Những đặc điểm
cụ thể về nhận thức của học sinh lớp 1 có thể được khái quát như sau:
* Về tri giác
Đối với trẻ 6 tuổi, các em thường tri giác theo tổng thể, nhìn sự vật ở dạnghình khối, đường nét Tri giác về thời gian của các em còn yếu, mang tính trựcgiác, các em chưa có khả năng tri giác phân biệt Nét đặc trung nhất của tri giácgiai đoạn lứa tuổi này là tính chất ít phân hoá của nó Tuy nhiên, đặc điểm nàykhông theo suốt quá trình tâm lí của học sinh tiểu học mà có sự biến đổi, pháttriển dần lên nhờ việc thực hiện các nhiệm vụ học tập Để hoàn thành nhiệm vụhọc tập, buộc trẻ phải thực hiện các thao tác trí tuệ như phân tích, đối chiếu,tổng hợp các vấn đề nhờ đó mà tri giác chính xác phát triển Sự phát triển trigiác không phải bản thân nó xuất hiện được mà phải cần đến vai trò tổ chức,điều khiển, hướng dẫn của giáo viên Chính giáo viên là người tổ chức quá trìnhhoạt động cho học sinh để tri giác những đối tượng, những bản chất sự vật vàhiện tượng chỉ dẫn và rèn cho trẻ biết cách phân tích những đối tượng tri giácmột cách có hệ thống và kế hoạch Như vậy tri giác ở lứa tuổi này càng ngàycàng phát triển và hoàn thiện hơn
* Về chú ý
Sự chú ý của học sinh lớp 1 chủ yếu là chú ý không chủ định Sự chú ý củacác em thường được hướng ra bên ngoài, vào hoạt động chứ chưa hướng vàobên trong Chính vì vậy, sự chú ý của các em kém bền vững nhất là những đốitượng ít thay đổi Do thiếu khả năng tổng hợp, sự chú ý của các em còn phântán, lại thiếu khả năng phân tích nên dễ bị lôi cuốn vào trực giác, cảm tính
Trang 31* Về tư duy
Khi chuyển từ mẫu giáo sang lớp 1, nhận thức của các em có một bướcngoặt quan trọng Tuy nhận thức của các em chưa hoàn toàn chuyển sang ngayđược từ hình thức tư duy trực quan hình ảnh sang hình thức tư duy cụ thể Quátrình dạy học Tiếng Việt là một môi trường, điều kiện để giúp trẻ có được sựchuyển tiếp này
Khi trẻ vào lớp 1, tư duy trực quan hình ảnh còn chiếm ưu thế Tuy nhiên,một hình thức tư duy mới, có trình độ cao hơn bắt đầu xuất hiện Đây là giaiđoạn phát triển mới của tư duy - tư duy cụ thể, trẻ tư duy dựa trên các đồ vật,hiện tượng cụ thể chứ không phải tư duy dựa trên lời nói và các giả thuyết bằnglời
* Về trí nhớ
So với lứa tuổi mẫu giáo, sự phát triển trí nhớ của học sinh tiểu học có sựbiến đổi về chất Việc ghi nhớ có chủ định đã bắt đầu hình thành và song songtồn tại với ghi nhớ không chủ định Chúng chuyển hoá và bổ sung cho nhautrong quá trình học tập
Trí nhớ được thể hiện bằng sự tái tạo những hình ảnh, sự kiện hay một vấn
đề nào đó trong quá khứ Các em phải hình dung, tưởng tượng, nhớ lại để thểhiện ra ngoài bằng ngôn ngữ theo nhu cầu học tập Vì vậy, trong quá trình dạyhọc Tiếng Việt đặc biệt là học sinh lớp 1, giáo viên cần tổ chức dạy cho học sinhquan sát các sự vật, hiện tượng, mô hình cụ thể cũng như các câu chuyện và cáccuộc giao tiếp hàng ngày nhằm giúp cho các em làm quen được tiếp xúc, giaolưu để phát triển dần vốn về ngôn ngữ, tạo tiền đề cho sự phát triển tư duy
1.4.4.2 Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học
Trang 32điển hình của trẻ là hồn nhiên và cả tin - tin vào sách vở, tin vào thầy cô và thíchbắt trước những người xung quanh.
* Về hứng thú
Ngay từ khi bắt đầu bước vào lớp 1, hứng thú của học sinh đã phát triển rất
rõ, đặc biệt là hứng thú học tập, hứng thú tìm hiểu thế giới xung quanh mình.Các em có khát vọng để biết nhiều về những gì diễn ra xung quanh
Hứng thú có ý nghĩa to lớn đối với việc học tập cũng như kết quả học tậpcủa trẻ Kết quả học tập của trẻ phụ thuộc trực tiếp thái độ và động cơ của các
em đối với hoạt động học tập Nếu các em có động cơ và hứng thú với nội dunghọc tập thì hoạt động của các em sẽ hăng say và đều đặn Dẫn đến tri thức thuđược của các em sẽ bền vững và đạt kết quả cao
Mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 1 là dạy cho trẻ em ở độ tuổi đi học trênkhắp mọi miền của tổ quốc không phân biệt học sinh dân tộc Kinh hay dân tộcthiểu số ở trình độ nghe, nói, đọc, viết được đúng tiếng Việt Tuy nhiên, với trẻ
em dân tộc S’tiêng, trong cùng độ tuổi đến trường cũng được sinh ra và lớn lêntrong điều kiện môi trường khác nhau nên các em có sự phát triển khác nhau vềthể chất và tâm lí Ở lứa tuổi nảy, tâm lí của các em đều có những đặc điểm
chung là: “mỗi học sinh tiểu học là một chỉnh thể, thực thể hồn nhiên, tiềm tàng
những khả năng phát triển, là những nhân cách đang hình thành chính mình”.
Mỗi trẻ có những đặc điểm, tính cách, những mức độ phát triển cụ thể của mình
do hoàn cảnh sống quy định Sự phát triển ấy thể hiện rõ nét trong quá trình học
Trang 33tập và sinh hoạt của các em, đặc biệt là trong quá trình học tập môn Tiếng Việt,các em thường nhút nhát, tự ti, không dám thể hiện mình Nhưng trong các hoạtđộng khác trẻ lại tỏ ra chủ động, bình tĩnh, tự tin, thành thạo Đây là đặc điểmnổi bật ở trẻ em dân tộc thiểu số - miền núi, chúng đã sớm gần với những gì rất
tự nhiên của rừng núi và hoang dã, phần lớn trẻ thiếu đi vốn tri thức đầu đời vềcuộc sống mà chính gia đình và xã hội phải trang bị cho chúng đến khi bắt đầubước vào lớp 1 để trẻ học môn Tiếng Việt tốt hơn Mặt khác, với các học sinhS’tiêng lớp 1 nói tiếng Việt tự nhiên đã khó nên việc dạy kiến thức hay rèn kĩnăng tiếng Việt cho các em lại càng khó hơn Vì vậy, để học sinh dân tộc S’tiêng
có thể hồn nhiên tiếp nhận kiến thức môn Tiếng Việt như người Kinh, có thểbộc lộ sự hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin trong giờ học Tiếng Việt thì cần phải tạomột môi trường giáo dục - thầy với trò, trò với trò thật hoà đồng, thân thiện, cởi
mở và phải tạo điều kiện cho các em được tiếp xúc với tiếng Việt trước khi đếntrường
*Tiểu kết chương 1
Sự nghiệp giáo dục là của toàn Đảng, toàn dân vì sự phát triển của đấtnước và tiến bộ xã hội Chất lượng dạy học luôn là vấn đề luôn được toàn ngànhgiáo dục quan tâm Việc nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ trọng tâmcủa mỗi trường Những năm qua, công tác giáo dục ở sâu, vùng xa - vùng cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã mang lại những thành tựu đáng kể trong côngtác phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ Tuy nhiên, cho đến nay, công tácdạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc ít người vẫn còn là vến đề thời sự củabậc học tiểu học
Chương trình môn Tiếng Việt 1 được soạn theo quan điểm đổi mới phươngpháp dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh Khithực hiện, cần sử dụng linh hoạt và phối kết hợp khéo léo các phương pháp dạyhọc như: phương pháp trực quan, phương pháp dùng lời, phương pháp rèn luyệntheo mẫu, phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp sử dụng trò chơi học
Trang 34tập, phương pháp đóng vai…và các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nộidung học tập và đối tượng học sinh.
Việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cũng gắn liền với việc phát triểncủa dân tộc S’tiêng Trong hai cuộc kháng chiến, cùng với nhân dân cả nướcđồng bào dân tộc S’tiêng đã làm nên bao chiến công vang dội góp phần vào việcthống nhất nước nhà Trong thời kì độc lập, đất nước không ngừng phát triển cả
về kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ và hiện đại Tuy nhiên,với những nét văn hoá, phong tục tập quán, quan niệm đã để lại cho dân tộcS’tiêng một nền văn hoá và kinh tế đa số còn rất thấp so với mặt bằng chung củađất nước Muốn phát triển về kinh tế và văn hoá trước hết phải đầu tư cho giáodục Vì vậy, vấn đề trang bị kiến thức hình thành và phát triển các kĩ năng tronghọc tập cho học sinh đang là vấn đề được sự quan tâm và vào cuộc của ngànhgiáo dục tỉnh Bình Phước và toàn xã hội
Trang 35Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1 DÂN TỘC S’TIÊNG
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÙ ĐĂNG - BÌNH PHƯỚC 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục Tiểu học, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước trước đây được tách ra từ huyện PhướcLong của tỉnh Sông Bé (cũ) Ngày 15/11/1988 bộ máy chính quyền huyện mớibắt đầu hoạt động Đây là vùng đất nằm ở cửa ngõ của nam Tây Nguyên, phíaBắc của tỉnh Bình Phước Phía Bắc giáp với tỉnh Đắc Nông, phía Nam giáp vớitỉnh Đồng Nai, phía Đông giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp với huyệnPhước Long và Đồng Phú (Bình Phước) Bù Đăng có diện tích đất tự nhiên là148.833 ha trong đó diện tích đất rừng 52192,5 ha (chiếm 35,5% tổng diện tích),đất nông nghiệp 70.852,44 ha (chiếm 47,61% tổng diện tích)
Bù Đăng là một huyện có 15 xã và 1 thị trấn, trong đó có 2 xã đặc biệt khókhăn Có nhiều xã vùng sâu, vùng xa có đông đồng bào dân tộc ít người sinhsống chiếm khoảng 40 % với 31 dân tộc (có 3 dân tộc bản địa S’tiêng, M’Nông,Mạ) Một số dân tộc phía Bắc như Kinh, Tày, Nùng, Mường, Xi La, Cao Lan…cũng vào đây khai hoang, lập nghiệp Địa bàn rộng, phức tạp, dân cư phân bốkhông đều, giao thông ở thôn - ấp đi lại khó khăn, hơn 90% dân số sống bằngnghề Nông Các dân tộc ít người thường cư trú ở các vùng xa xôi, hẻo lánh củahuyện Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, vẫn còn nhiều hộ đói nghèo.Trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu
2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục tiểu học ở Bù Đăng - Bình Phước
Giáo dục và đào tạo vẫn đang là vấn đề cần được sự quan tâm sâu sắc củachính quyền cũng như toàn ngành giáo dục nhất là đối với học sinh dân tộcS’tiêng ở đầu cấp học của bậc Tiểu học
Trang 36*Những thuận lợi:
Ngay sau khi thành lập huyện Bù Đăng, cấp uỷ, chính quyền địa phương
đã quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục Ngày 01/4/1992, trường Phổ thôngDân tộc nội trú ra đời với chiến lược trong vòng sớm nhất 15 năm huyện phảitạo ra được một đội ngũ cán bộ là người đồng bào dân tộc S’tiêng, Mnông hoặckhi đủ điều kiện là tạo ra một lớp trí thức trẻ là con em đồng bào dân tộc
Trong những năm gần đây, huyện đã được sự đầu tư, quan tâm của chínhphủ với các chương trình dự án 135, nghị định 61 đầu tư cho kinh tế, giáo dục.Cho đến nay, công tác giáo dục vẫn được sự quan tâm sâu sát của các cấp chínhquyền cũng như toàn ngành giáo dục nhất là đối với con em đồng bào dân tộcS’tiêng Hệ thống trường lớp và trang thiết bị dạy học cơ bản là đảm bảo Bêncạnh đó, mặt bằng kinh tế đã có sự tăng trưởng, đời sống nhân dân ngày càngđược cải thiện Ý thức trách nhiệm về công tác giáo dục cũng được sự quan tâmcủa mọi tầng lớp nhân dân
Mạng lưới trường học được rải khắp các địa bàn xã, thị trấn của huyện từMầm non đến Trung học cơ sở Riêng Tiểu học (năm học 2012-2013) hiện có 29trường với 16.507 học sinh
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí cơ bản đủ về số lượng và chất lượng,trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao Tổng số biên chế cán bộ, giáo viên, nhânviên năm học 2013-2014 là 2.105 người (trong đó: cán bộ quản lí là 155; giáoviên trực tiếp giảng dạy:1598, nhân viên, chuyên trách :352)
Xếp loại đánh giá CBGV theo QĐ 06/BNV, có 1.753 cá nhân được đánhgiá, trong đó lạo xuất sắc 715 CBGV chiếm 40,8%, loại khá 909 chiếm 51,85%,loại Trung bình 126 tỉ lệ 7,18%, loại kém 03, tỉ lệ 0,17% Thực hiện đánh giáhiệu trưởng có 61 hiệu trưởng tự đánh giá Trong đó, xếp loại Xuất sắc: 37, loạiKhá: 24, không có loại Trung bình
Đa số cán bộ giáo viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức tráchnhiệm, nhiệt tình trong công việc, luôn tạo sự đoàn kết và học hỏi lẫn nhau, có
Trang 37tinh thần tự học tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhucầu giáo dục trong thời đại mới.
*Những khó khăn:
Đội ngũ cán bộ, giáo viên trong huyện cơ bản là đủ về số lượng và đảmbảo về chất lượng, trình độ đạt trên chuẩn cao Tuy nhiên, sự phân công về độingũ chuyên môn của cấp trên còn nhiều bất cập về loại hình bộ môn, không phùhợp về chuyên môn đào tạo với công tác giảng dạy thực tế của một số trường
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục đang từngbước được trang bị nhưng chưa mang tính đồng bộ Các cấp chính quyền thườngtập trung vào các trường “điểm”, trường “chuẩn”, chưa quan tâm nhiều đến cáctrường có nhiều điểm lẻ dẫn đến việc không đảm bảo chất lượng tối thiểu vềCSVC cho công tác giáo dục Một số trường vẫn phải sử dụng các phòng mượn
là nhà Văn hoá thôn để giảng dạy Các điểm trường không có công trình điện,nước và nhà vệ sinh… Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả trongcông tác giáo dục của huyện nhà
*Quy mô trường lớp và chất lượng giáo dục:
1 Quy mô trường, lớp:
Từ khi thành lập huyện, Ngành giáo dục Bù Đăng không ngừng pháttriển, số lượng trường, lớp ngày càng tăng, kế hoạch kiên cố hoá đã triển khaitừng bước mạng lưới trường lớp đã phủ kín các thôn - ấp, buôn - sóc để thu húttối đa trẻ đến trường Năm học 2004-2005 huyện Bù Đăng có 51 trường, baogồm 13 trường Mẫu giáo, 24 trường Tiểu học, 10 trường Trung học cơ sở và 4trường PTTH với tổng số trên 34.000 học sinh
Năm học 2013-2014 huyện Bù Đăng có 66 trường, bao gồm 63 trườngcông lập, 3 trường tư thục Trong đó 24 trường Mẫu giáo với 6549 cháu, 28trường Tiểu học với 16.676 học sinh, 14 trường Trung học cơ sở với 8038 họcsinh (trong đó có 1 trường cấp 1-2)
Trang 38Riêng bậc tiểu học, có 4 trường có lớp học 2 buổi/ngày, có 3 trường học 7buổi/tuần, 15 trường học 9 buổi/ tuần, 01 trường bán trú, 03 trường tham giaChương trình Mô hình VNEN, 06 trường có lớp ghép và 05 trường tham giachương trình TV1- CGD Quy mô trường lớp dần đi vào ổn định.
2 Chất lượng học sinh Tiểu học:
Theo Báo cáo tổng kết cuối năm học 2012-2013 của PGD huyện BùĐăng, học sinh được công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học 2911/2911học sinh đạt tỉ lệ 100% Tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng của toàn cấp học là16.099/16.507 học sinh, đạt tỉ lệ 97,63% (tăng 1.37% so với năm học trước)
Về hạnh kiểm:
Học sinh tiểu học được đánh giá theo mức thực hiện đầy đủ và thực hiệnchưa đầy đủ Năm học 2012-2013 học sinh tiểu học trong huyện được đánh giáthực hiện đầy đủ là 16.507/16.507, chiếm 100%
Về học lực:
+ Các môn đánh giá bằng điểm số:
Kết quả học tập của học sinh tiểu học ở các môn không đồng đều giữamôn Toán và môn Tiếng Việt tỉ lệ HS xếp loại học lực Giỏi môn Tiếng Việt là40,5%, môn Toán là 46,3% Số học sinh xếp loại yếu vẫn còn nhiều ở môn toán(301 học sinh) và Tiếng Việt (348 học sinh) Riêng Khối 1, số học sinh yếu mônTiếng Việt là 242/3761 học sinh, môn Toán là 211/3761 học sinh Còn mônKhoa học, Lịch sử - Địa lí học sinh yếu chiếm số lượng ít hơn (0,3- 0,12%)
+ Các môn đánh giá bằng nhận xét:
Do đặc điểm của đối tượng học sinh, Thời lượng của các môn học này ởmột số điểm trường thường được co lại để dành cho các môn Toán hay TiếngViệt (có chỉ đạo của PGD) Tuy nhiên, khi đánh giá, đa số học sinh đạt hoànthành A hoặc A+, không có học sinh là không hoàn thành trong các môn đánhgiá bằng nhận xét ở các môn học này
Trang 39Cuối năm học 2012-2013, bậc Tiểu học có 05 học sinh bỏ học, chiếm tỉ lệ0,03%, so với năm học trước là 0,15%.
Nhìn chung, trong những năm học gần đây, ngành giáo dục huyện cũng
đã chú tâm trong công tác giáo dục học sinh Năm học 2012-2013, chất lượngdạy và học bậc Tiểu học đã được nâng lên Các cán bộ giáo viên không ngừngtìm hiểu, nghiên cứa để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm duy trì sĩ số họcsinh và nâng cao chất lượng giáo dục Tuy nhiên, vẫn còn một số ít GV chưathật sự tâm huyết với nghề, chưa đầu tư nhiều cho công tác soạn giảng và phụđạo học sinh Chất lượng giáo dục của các trường có nhiều học sinh dân tộcS’tiêng trong huyện còn thấp so với các trường khác nhất là học sinh đầu cấphọc
2.2 Khái quát quá trình nghiên cứu thực trạng
2.2.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng
Thông qua ý kiến của giáo viên, học sinh và một số tiết dạy dự giờ về vấn
đề dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc S’tiêng huyện Bù Đăng Bình Phước, nhằm nghiên cứu rút ra những nhận xét và phân tích nguyên nhâncủa thực trạng một cách chính xác, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp rèn
-kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh một cách thiết thực và hiệu quả
2.2.2 Thời gian và địa bàn nghiên cứu thực trạng
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trongvòng 1 năm học (2013-2014) trên đối tượng là giáo viên dạy lớp 1 và học sinhlớp 1 dân tộc S’tiêng trong địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
2.2.3 Nội dung nghiên cứu thực trạng
- Tìm hiểu Thực trạng về trình độ tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc
S’tiêng ở huyện Bù Đăng qua phiếu thăm dò để rút ra nhận xét và kết luận
chung
Trang 40- Tìm hiểu Thực trạng nhận thức về công tác rèn luyện kĩ năng sử dụng
tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng ở huyện Bù Đăng thông qua phiếu
thăm dò ý kiến giáo viên lớp 1
- Tìm hiểu Thực trạng công tác tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng
Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng ở huyện Bù Đăng của giáo viên qua
phỏng vấn, phiếu khảo sát và dự giờ một số tiết dạy của giáo viên lớp 1
2.2.4 Phương pháp nghiên cứu thực trạng
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều traqua các phiếu khảo sát, phỏng vấn trực tiếp và phương pháp thống kê toán học
Cụ thể như sau:
- Khảo sát bằng phiếu điều tra về chất lượng giáo viên tiểu học và mức độhình thành các kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng ởhuyện Bù Đăng - Bình Phước
- Khảo sát bằng cách phỏng vấn: Phỏng vấn giáo viên về điều kiện cơ sởvật chất phục vụ cho việc dạy học, những vướng mắc, khó khăn trong thực tếkhi học sinh học TV 1, phỏng vấn học sinh về hứng thú của các em khi học TV,phỏng vấn về cách thức thực hiện của giáo viên để đạt được kết quả cao tronghọc tập
- Khảo sát sản phẩm của học sinh: khảo sát bài viết, bài kiểm tra, khảo sátcác KN nghe, nói, đọc, viết của HS lớp 1 của một số trường tiểu học trong địabàn huyện Bù Đăng
- Dự giờ một vài tiết dạy của giáo viên: Dự các tiết có nội dung TiếngViệt 1 nhằm phần nào nắm bắt được thực tế dạy - học nội dung này Đặc biệt,qua các tiết dự giờ có thể nhận xét được về khả năng vận dụng các biện pháp rèn
kĩ năng sử dụng TV mà giáo viên vận dụng và kết quả đạt được như thế nào
2.3 Kết quả nghiên cứu thực trạng rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng ở huyện Bù Đăng – Bình Phước