Tự đánh giá xét từ góc độ tâm lí học và giáo dục học

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học cơ sở trong dạy học toán 9 (Trang 34)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Tự đánh giá xét từ góc độ tâm lí học và giáo dục học

Theo tâm lí học và lí luận dạy học hiện đại cho rằng cần tạo điều kiện để học sinh ngày càng tự đảm đương những chức năng vốn chỉ là của giáo viên, trong đó có việc đánh giá kết quả học tập của bản thân.

Theo Kharlamov, hoạt động học tập chỉ thực sự có hiệu quả khi người học là chủ thể tự giác, tích cực của quá trình học tập (dẫn theo [24, tr. 23]).

Theo [24], Người ta thường nêu lên những tiền đề “tự nhiên” hay được tạo ra ở các nhà trường làm cơ sở cho sự biện luận như sau:

+) Khả năng nội quan (Introspection), kinh nghiệm bản thân được hình thành và phát triển từ tuổi thiếu niên.

+) Theo thời gian và tuổi đời, học sinh tự tích lũy được những hiểu biết, kinh nghiệm về bản thân trong sự giống và khác những người xung quanh, về cả những chuẩn mực đánh giá nào đó. Trong tâm lí học phát triển, H.Thomas đã có

lần bị phê phán vì không coi khả năng tự đánh giá là tiêu chuẩn của sự phát triển.

+) Các công trình thực nghiệm cho thấy, dưới tác động của nhà trường, việc đánh giá quá cao về bản thân của học sinh có thể thay đổi theo hướng ngày càng phù hợp với thực tế hơn.

+) Học sinh có thể tự đánh giá còn nhờ ở sự chỉ dẫn, hỗ trợ, nhận xét của nhóm, giáo viên và gia đình hay nói khác đi là thông qua các cơ chế tâm lí xã hội.

Năm 1990, Mayer và Pete Salovey công bố mô hình lý thuyết về trí tuệ xúc cảm, hiện nay nó đã trở thành một vấn đề được quan tâm nghiên cứu, ứng dụng khá rộng rãi ở nhiều quốc gia, trên nhiều lĩnh vực. Những thành phần chủ yếu của trí tuệ cảm xúc là: khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc của bản thân; khả năng nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác; sử dụng cảm xúc để định hướng hành động.

Một trong những cơ sở tâm lí học của hoạt động tự đánh giá của người học là mối quan hệ giữa cảm xúc và sự phát triển trí tuệ. Hơn nữa, khuyến khích tự đánh giá ở người học giúp họ phát huy tinh thần trách nhiệm của bản thân trong quá trình học. Những người học tích cực tham gia vào tự đánh giá sẽ thành thạo trong quá trình củng cố hoạt động của họ. Họ biết đánh giá chính xác về bản thân và nhận xét với thái độ xây dựng đối với công việc của người khác. Tự đánh giá không chỉ phát triển ở người học khả năng phân tích tỉ mỉ điểm mạnh, điểm yếu mà còn cho thấy những thông tin đó rất có giá trị.

Theo tâm lí học, ý thức bản ngã (cái “tôi”), còn gọi là ý thức về mình, là một thành phần trong cấu trúc của nhân cách. Trên bình diện đạo đức, ý thức bản ngã xuất hiện dưới hình thức “nhu cầu tự khẳng định” và “lương tâm”, “lòng tự trọng”, “danh dự”,...Liên quan mật thiết với nhu cầu tự khẳng định là nhu cầu tự đánh giá những hoạt động, những phẩm chất và khả năng của bản thân. Lúc đầu là sự đánh giá của xã hội, của tập thể đối với đứa trẻ rồi sau hình thành năng lực của chính đứa trẻ tự đánh giá mình.

Con đường hiệu quả nhất để học sinh nắm vững kiến thức, phát triển kĩ năng là phải đưa học sinh vào vị trí chủ thể trong hoạt động nhận thức. Vai trò chủ thể của học sinh trong hoạt động nhận thức thể hiện ở việc học sinh tự định hướng, tự tổ chức, tự điều chỉnh và tự đánh giá kết quả học tập của mình.

Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển của lứa

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học cơ sở trong dạy học toán 9 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w