0
Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG DẠY HỌC TOÁN 9 (Trang 87 -87 )

9. Cấu trúc luận văn

3.3. Kết luận chương 3

Nội dung của chương này là đề xuất các biện pháp sư phạm để rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học cơ sở. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã đề cập ở Chương 1, cùng với những nguyên tắc, chúng tôi đã đề xuất được các biện pháp sư phạm để rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh. Các biện pháp giúp học sinh nhận thức được về vai trò của tự đánh giá, rèn luyện cho người học các thao tác, kĩ thuật tự đánh giá, nhằm tạo cơ hội, thời cơ để học sinh rèn luyện tự đánh giá và phối hợp các hình thức đánh giá để điều chỉnh hoạt động tự đánh giá của học sinh, các biện pháp nhằm mục đích đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và học sinh làm công tác đánh giá và rèn luyện kĩ năng tự đánh giá của học sinh. Mỗi biện pháp đó lại gồm một số biện pháp cụ thể. Các biện pháp là cơ sở để rèn luyện tất cả các kĩ năng cơ bản về tự đánh giá kết quả học tập cho học sinh.

Trong quá trình dạy học, giáo viên nên lồng ghép việc thực hiện các biện pháp sư phạm này vào các hoạt động của bài học để có thể vừa đảm bảo mục tiêu bài học vừa đảm bảo mục tiêu đánh giá và rèn cho học sinh được kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của bản thân.

Chương 4

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 4.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của luận văn qua thực tiễn dạy học; Kiểm nghiệm tính khả thi của mô hình các kĩ năng cơ bản về tự đánh giá kết quả học tập của học sinh; Kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của một số biện pháp sư phạm đã đề xuất ở trên.

4.2. Tổ chức thực nghiệm

4.2.1. Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm, đối chứng với cặp lớp: 1 lớp thực nghiệm là lớp 9A1 và 1 lớp đối chứng là lớp 9A4 Trường THCS Thái Văn Lung Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh. Hai lớp đều được học chương trình chuẩn và trình độ và kết quả trung bình môn toán của hai lớp là xấp xỉ như nhau (đã được giáo viên tham gia dạy thực nghiệm xác nhận), Học lực chung của hai lớp này là như nhau. Thông tin cụ thể hai lớp như sau:

Lớp thực nghiệm: lớp 9A1, sĩ số: 41 học sinh gồm 22 Nam và 19 Nữ. Giáo viên dạy thực nghiệm là: Lê Khắc Hoàng Minh, sinh năm 1976, Cử Nhân Toán Đại học sư phạm Huế.

Lớp đối chứng: lớp 9A4, sĩ số: 39 học sinh gồm 20 Nam và 19 Nữ. Giáo viên dạy đối chứng là: Trần Đình Hùng, sinh năm 1968, Cử Nhân Toán Đại học sư phạm Huế.

Ban giám hiệu nhà trường và thầy cô tổ trưởng tổ Toán xác nhận trình độ học sinh 2 lớp trước khi thực nghiệm là xấp xỉ nhau, hai giáo viên được chọn

dạy hai lớp về chuyên môn cũng như khả năng truyền đạt là gần như tương đương. Vì vậy nhà trường đã thống nhất và chấp nhận tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi tiến hành thực nghiệm để góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm và tạo hứng thú học tập cho các em.

4.2.2. Cách thức tổ chức thực nghiệm

Chúng tôi đã thảo luận, trao đổi với giáo viên và học sinh về mục đích, nội dung, cách thức, các phương pháp thực nghiệm cụ thể cho cả đợt thực nghiệm.

Đối với lớp thực nghiệm (lớp 9A1), Giáo viên dạy theo giáo án thực nghiệm, có sử dụng phương pháp cho học sinh tự đánh giá nhau, tự đánh giá về mức độ tiếp thu kiến thức của bản thân.

Đối với lớp đối chứng (lớp 9A4), Giáo viên tiến hành bài giảng theo giáo án lên lớp bình thường.

Giáo viên thực nghiệm có thể soạn một số bài tập dưới dạng điền khuyết, để giúp học sinh bồi dưỡng năng lực đánh giá và tự đánh giá của học sinh. Cũng bằng hình thức này, giáo viên có thể chia thành từng nhóm để các em tự do thảo luận, trao đổi, qua đó các em tự sửa chữa sai sót cho mình và cho bạn, tạo niềm vui, niềm tin và hứng thú học tập của các em trong khi học. Do đó các em có thể tự đánh giá được cho bạn và nhất là tự đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức của bản thân từ đó các em có kế hoạch học tập cụ thể và khoa học hơn.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh giáo viên đã kiểm tra 15 phút và kiểm tra 1 tiết kết thúc chương để so sánh, phân tích định lượng kết quả thực nghiệm.

4.2.3. Tiến hành thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm từ ngày 6 tháng 1 năm 2014 đến ngày 11 tháng 4 năm 2014.

4.3. Nội dung thực nghiệm

Thực hiện thực nghiệm dạy học được tiến hành trong chương 3 Hình học 9 và chương 4 Đại số 9.

Ở mỗi tiết dạy thực nghiệm đều yêu cầu học sinh đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập của bạn và của mình qua việc tiếp thu bài và thảo luận nhóm.

Thảo luận với giáo viên về cách tiến hành thực nghiệm các bài lên lớp đã thiết kế và xây dựng sao cho học sinh đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập lẫn nhau.

Tiến hành cho học sinh kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng từ đó phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.

Thông qua các tiết dạy thực nghiệm và đánh giá tác dụng của việc rèn kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở trong dạy học Toán 9.

4.4. Kết quả thực nghiệm

Sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã thu được một số kết quả và tiến hành phân tích trên hai phương diện: phân tích định lượng và phân tích định tính.

4.4.1. Phân tích định lượng

Qua các bài kiểm tra đánh giá, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được các bảng số liệu sau:

Bảng 4.1. Bảng thống kê tần số ghép lớp của hai bài kiểm tra

Lớp Số học sinh

Số bài kiểm tra

Số bài kiểm tra các lớp điểm [0-2) [2-4) [4-6) [6-8) [8-10]

9A1 41 82 0 7 15 39 21

Biểu đồ thống kê điểm kiểm tra hai lớp 9A1, 9A4

Bảng 4.2. Bảng thống kê tần suất ghép lớp của hai bài kiểm tra

Lớp Số học sinh

Số bài kiểm tra

Tần suất ghép lớp điểm số bài kiểm tra [0-2) [2-4) [4-6) [6-8) [8-10] 9A1 41 82 0.0% 8.53% 18.29% 47.56% 25.62% 9A4 39 78 3.84% 15.38% 24.36% 39.75% 16.67%

4.4.2. Phân tích định tính

Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động tự học của học sinh đặc biệt là các kĩ năng nghe giảng, ghi chép, thảo luận, đặt câu hỏi, tự đánh giá kết quả học tập,…Chúng tôi thấy lớp làm thực nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trước khi thực nghiệm và so với lớp đối chứng cụ thể như sau:

- Học sinh tập trung nghe giảng hơn, thảo luận nhiều hơn và nhất là tự đánh giá học tập lẫn nhau tạo không khí sôi nổi trong lớp học, mạnh dạn trong việc bộc lộ kiến thức của chính mình. Điều này có được là do trong quá trình hoạt động, suy nghĩ, các em tự do được bày tỏ quan điểm, cách hiểu và được trình bày sản phẩm của chính mình.

- Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, tương tự hóa, hệ thống hóa của học sinh tiến bộ hơn. Điều này được giải thích là do quá trình học tập, việc giáo viên rèn kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho học sinh góp phần thay đổi cách học, cách suy nghĩ. Giáo viên đã chú ý hơn trong việc rèn kĩ năng đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập cho học sinh.

- Việc học tập, giải bài tập, trình bày lời giải, ghi nhớ thuận lợi hơn, dễ phát hiện những sai lầm trong khi học tập. Đây là một trong những ưu điểm của việc rèn kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho học sinh.

- Việc đánh giá, tự đánh giá kết quả học tập của bản thân được sát thực hơn. Điều này được giải thích là do quá trình dạy học, giáo viên đã cho học sinh thảo luận giữa thầy và trò, giữa trò và trò, nhất là các em được đánh giá, tự đánh giá lẫn nhau giúp các em khám phá năng lực của bản thân.

- Học sinh tự học, tự nghiên cứu ở nhà được thuận lợi hơn, tự giác hơn. Điều này là do khi học các em đánh giá lẫn nhau và thấy sai lầm lẫn nhau, thấy được mức độ tiếp thu của bản thân thông qua tự đánh giá mình và bạn đánh giá góp ý cho mình từ đó tạo động lực các em học tập tốt hơn.

- Học sinh tham gia vào các bài học sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc bộc lộ kiến thức của chính bản thân mình. Điều này được giải thích là do trong quá trình dạy học, học sinh được tự do thảo luận với nhau, tự tìm tòi và phát

hiện ra kiến thức mới dựa vào những kiến thức đã biết, giúp các em tự tin hơn trong việc thuyết trình sản phẩm của chính mình làm ra tạo cho các em tự tin khi học tập.

4.5. Kết luận chương 4

Qua thực nghiệm sư phạm chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Học sinh ở lớp thực nghiệm học tập hứng thú hơn, nắm vững các kiến thức liên quan, thái độ học tập của học sinh chuyển biến tích cực; đặc biệt quan sát ở lớp thực nghiệm cho thấy các em thích học hơn, giờ học sôi nổi hơn, có sự thay đổi rõ rệt qua việc nắm vững kiến thức cơ bản và tiến bộ hơn về cách trình bày những kiến thức thu nhận được của mình trong khi học tập.

- Một số kĩ năng cơ bản về tự đánh giá kết quả học tập của học sinh là có thể hình thành và rèn luyện được thông qua những biện pháp sư phạm đã đề xuất. Các biện pháp sư phạm đó không chỉ giúp học sinh có được kĩ năng tự đánh giá mà còn giúp cho học sinh học tập tích cực, tự giác hơn, đạt được tốt hơn các mục tiêu của bài học cũng như các kĩ năng học tập quan trọng khác, kĩ năng hợp tác, kĩ năng của tư duy phê phán... Qua thực nghiệm, giáo viên tham gia dạy thực nghiệm tự nhận thấy họ không những nắm được cách rèn luyện kĩ năng tự đánh giá cho học sinh mà còn có sự thay đổi thực sự trong nhận thức và hành động của việc đổi mới phương pháp dạy học.

Tuy nhiên, chúng tôi thấy còn có một số khó khăn khi thực nghiệm:

Thời gian thực nghiệm không dài lắm, việc hình thành và rèn luyện kĩ năng tự đánh giá của học sinh phụ thuộc vào số lần và tần số thực hiện các biện pháp rèn luyện các kĩ năng đó nên số lượng các bài tập và câu hỏi giúp học sinh rèn luyện kĩ năng là khá lớn vì vậy đòi hỏi học sinh phải rất nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, chúng tôi đề nghị giáo viên nên đan xen việc rèn luyện các kĩ năng tự đánh giá cho học sinh trong quá trình dạy học, mỗi tiết chỉ rèn luyện một vài kĩ năng nào đó. Nếu làm được như vậy giáo viên và học sinh sẽ đỡ vất vả hơn, học sinh cũng sẽ nhuần nhuyễn các kĩ năng hơn.

Một số giáo viên chưa hiểu đúng mục đích của việc kiểm tra bài cũ, thường chỉ kiểm tra ngay bài học trước đó xem học sinh có học bài hay không và để lấy

điểm; còn coi nhẹ phần củng cố bài, do đó sau tiết học phần lớn học sinh không nắm được mục tiêu của bài học. Chính vì thế trước khi các giáo viên dạy thực nghiệm, chúng tôi phải quán triệt về mục đích, ý nghĩa của các hoạt động trong bài để giáo viên tuân thủ nghiêm túc. Ý thức tự giác trong học tập của đại đa số học sinh chưa tốt vì vậy vẫn còn một số những ý đồ thực nghiệm chưa thực hiện được.

Mặc dù vậy, mục đích của đợt thực nghiệm đã được hoàn thành, các biện pháp sư phạm đề xuất là khả thi và có hiệu quả, giả thuyết khoa học đã được kiểm nghiệm là đúng.

KẾT LUẬN CỦA LUẬN VĂN

Qua nghiên cứu để hoàn thành luận văn đã thu được kết quả sau đây:

1. Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về đánh giá, tự đánh giá, kĩ năng rèn luyện tự đánh giá kết quả học tập của học sinh.

2. Luận văn đã đưa ra các quan niệm về tự đánh giá kết quả học tập, kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập, kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán.

3. Luận văn đã đề xuất được các nhóm kĩ năng cơ bản về tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh, đó là: Nhóm 1: Nhóm kĩ năng tự đánh giá tiềm năng bản thân; Nhóm 2: kĩ năng tự đánh giá về động cơ, thái độ, ý thức học tập; Nhóm 3: kĩ năng tự đánh giá về việc tổ chức việc học tập; Nhóm 4: Nhóm kĩ năng tự đánh giá việc lĩnh hội kiến thức, vận dụng kĩ năng.

4. Luận văn đã đề xuất các bước trong hoạt động tự đánh giá kết quả học tập của học sinh, gồm bốn bước: Bước 1: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập; Bước 2: Thực hiện hoạt động học tập; Bước 3: Đối chiếu kết quả với mục tiêu, nhiệm vụ học tập; Bước 4: Ra quyết định.

5. Luận văn đề xuất được con đường hình thành và rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho học sinh gồm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: nâng cao nhận thức và hình thành thói quen; Giai đoạn 2: hình thành, phát triển các kĩ thuật, thao tác và phương pháp giúp học sinh tự đánh giá; Giai đoạn 3: tạo cơ hội, thời cơ để học sinh luyện tập tự đánh giá và tự đánh giá một cách độc lập.

6. Luận văn đề xuất các mức độ của kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán đối với học sinh Trung học cơ sở, đó là: Mức độ 1: “Bắt chước tự đánh giá kết quả học tập”; Mức độ 2: “Biết tự đánh giá kết quả học tập”; Mức độ 3: “Độc lập tự đánh giá kết quả học tập”.

7. Luận văn đã đề xuất được một số biện pháp sư phạm để rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh Trung học cơ sở. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm về các kĩ năng cơ bản về tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh và các biện pháp sư phạm đã đề xuất. Thực nghiệm đã cho thấy tính khả thi của các kĩ năng cơ bản về tự đánh giá kết quả học tập và các biện pháp sư phạm đã đề xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Hữu Bình (2013), Nâng cao và phát triển Toán 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.

2. Vũ Hữu Bình (2013), Nâng cao và phát triển Toán 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.

3. Vũ Hữu Bình, Tôn Thân, Đỗ Quang Thiều (2012), Toán bồi dưỡng học sinh

lớp 9, Đại số, NXB Giáo dục Việt Nam.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Toán 9, tập2, NXB Giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Toán 9, tập1, Sách giáo viên, NXB Giáo dục. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Toán 9, tập 2, Sách giáo viên, NXB Giáo dục.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Toán 9, tập 1, Sách thiết kế bài giảng, NXB Hà nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Toán 9, tập 2, Sách thiết kế bài giảng, NXB Hà nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Sổ tay pisa, dành cho cán bộ quản lý giáo

dục và giáo viên trung học, Viện khoa học giáo dục Việt Nam.

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG DẠY HỌC TOÁN 9 (Trang 87 -87 )

×