Kết luận chương 4

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học cơ sở trong dạy học toán 9 (Trang 93)

9. Cấu trúc luận văn

4.5. Kết luận chương 4

Qua thực nghiệm sư phạm chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Học sinh ở lớp thực nghiệm học tập hứng thú hơn, nắm vững các kiến thức liên quan, thái độ học tập của học sinh chuyển biến tích cực; đặc biệt quan sát ở lớp thực nghiệm cho thấy các em thích học hơn, giờ học sôi nổi hơn, có sự thay đổi rõ rệt qua việc nắm vững kiến thức cơ bản và tiến bộ hơn về cách trình bày những kiến thức thu nhận được của mình trong khi học tập.

- Một số kĩ năng cơ bản về tự đánh giá kết quả học tập của học sinh là có thể hình thành và rèn luyện được thông qua những biện pháp sư phạm đã đề xuất. Các biện pháp sư phạm đó không chỉ giúp học sinh có được kĩ năng tự đánh giá mà còn giúp cho học sinh học tập tích cực, tự giác hơn, đạt được tốt hơn các mục tiêu của bài học cũng như các kĩ năng học tập quan trọng khác, kĩ năng hợp tác, kĩ năng của tư duy phê phán... Qua thực nghiệm, giáo viên tham gia dạy thực nghiệm tự nhận thấy họ không những nắm được cách rèn luyện kĩ năng tự đánh giá cho học sinh mà còn có sự thay đổi thực sự trong nhận thức và hành động của việc đổi mới phương pháp dạy học.

Tuy nhiên, chúng tôi thấy còn có một số khó khăn khi thực nghiệm:

Thời gian thực nghiệm không dài lắm, việc hình thành và rèn luyện kĩ năng tự đánh giá của học sinh phụ thuộc vào số lần và tần số thực hiện các biện pháp rèn luyện các kĩ năng đó nên số lượng các bài tập và câu hỏi giúp học sinh rèn luyện kĩ năng là khá lớn vì vậy đòi hỏi học sinh phải rất nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, chúng tôi đề nghị giáo viên nên đan xen việc rèn luyện các kĩ năng tự đánh giá cho học sinh trong quá trình dạy học, mỗi tiết chỉ rèn luyện một vài kĩ năng nào đó. Nếu làm được như vậy giáo viên và học sinh sẽ đỡ vất vả hơn, học sinh cũng sẽ nhuần nhuyễn các kĩ năng hơn.

Một số giáo viên chưa hiểu đúng mục đích của việc kiểm tra bài cũ, thường chỉ kiểm tra ngay bài học trước đó xem học sinh có học bài hay không và để lấy

điểm; còn coi nhẹ phần củng cố bài, do đó sau tiết học phần lớn học sinh không nắm được mục tiêu của bài học. Chính vì thế trước khi các giáo viên dạy thực nghiệm, chúng tôi phải quán triệt về mục đích, ý nghĩa của các hoạt động trong bài để giáo viên tuân thủ nghiêm túc. Ý thức tự giác trong học tập của đại đa số học sinh chưa tốt vì vậy vẫn còn một số những ý đồ thực nghiệm chưa thực hiện được.

Mặc dù vậy, mục đích của đợt thực nghiệm đã được hoàn thành, các biện pháp sư phạm đề xuất là khả thi và có hiệu quả, giả thuyết khoa học đã được kiểm nghiệm là đúng.

KẾT LUẬN CỦA LUẬN VĂN

Qua nghiên cứu để hoàn thành luận văn đã thu được kết quả sau đây:

1. Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về đánh giá, tự đánh giá, kĩ năng rèn luyện tự đánh giá kết quả học tập của học sinh.

2. Luận văn đã đưa ra các quan niệm về tự đánh giá kết quả học tập, kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập, kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán.

3. Luận văn đã đề xuất được các nhóm kĩ năng cơ bản về tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh, đó là: Nhóm 1: Nhóm kĩ năng tự đánh giá tiềm năng bản thân; Nhóm 2: kĩ năng tự đánh giá về động cơ, thái độ, ý thức học tập; Nhóm 3: kĩ năng tự đánh giá về việc tổ chức việc học tập; Nhóm 4: Nhóm kĩ năng tự đánh giá việc lĩnh hội kiến thức, vận dụng kĩ năng.

4. Luận văn đã đề xuất các bước trong hoạt động tự đánh giá kết quả học tập của học sinh, gồm bốn bước: Bước 1: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập; Bước 2: Thực hiện hoạt động học tập; Bước 3: Đối chiếu kết quả với mục tiêu, nhiệm vụ học tập; Bước 4: Ra quyết định.

5. Luận văn đề xuất được con đường hình thành và rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho học sinh gồm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: nâng cao nhận thức và hình thành thói quen; Giai đoạn 2: hình thành, phát triển các kĩ thuật, thao tác và phương pháp giúp học sinh tự đánh giá; Giai đoạn 3: tạo cơ hội, thời cơ để học sinh luyện tập tự đánh giá và tự đánh giá một cách độc lập.

6. Luận văn đề xuất các mức độ của kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán đối với học sinh Trung học cơ sở, đó là: Mức độ 1: “Bắt chước tự đánh giá kết quả học tập”; Mức độ 2: “Biết tự đánh giá kết quả học tập”; Mức độ 3: “Độc lập tự đánh giá kết quả học tập”.

7. Luận văn đã đề xuất được một số biện pháp sư phạm để rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh Trung học cơ sở. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm về các kĩ năng cơ bản về tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh và các biện pháp sư phạm đã đề xuất. Thực nghiệm đã cho thấy tính khả thi của các kĩ năng cơ bản về tự đánh giá kết quả học tập và các biện pháp sư phạm đã đề xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Hữu Bình (2013), Nâng cao và phát triển Toán 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.

2. Vũ Hữu Bình (2013), Nâng cao và phát triển Toán 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.

3. Vũ Hữu Bình, Tôn Thân, Đỗ Quang Thiều (2012), Toán bồi dưỡng học sinh

lớp 9, Đại số, NXB Giáo dục Việt Nam.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Toán 9, tập2, NXB Giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Toán 9, tập1, Sách giáo viên, NXB Giáo dục. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Toán 9, tập 2, Sách giáo viên, NXB Giáo dục.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Toán 9, tập 1, Sách thiết kế bài giảng, NXB Hà nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Toán 9, tập 2, Sách thiết kế bài giảng, NXB Hà nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Sổ tay pisa, dành cho cán bộ quản lý giáo

dục và giáo viên trung học, Viện khoa học giáo dục Việt Nam.

10.Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá

11. Phạm Xuân Chung (2012), Chuẩn bị cho sinh viên ngành sư phạm toán học

ở trường Đại học tiến hành hoạt động đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Vinh.

12. Hoàng Chúng (2000), Phương pháp dạy học toán học ở trường phổ thông

trung học cơ sở, NXB Giáo dục.

13. Phan Đức Chính (Tổng chủ biên), Tôn Thân (Chủ biên), Vũ Hữu Bình, Trần Phương Dung, Ngô Hữu Dũng, Lê Văn Hồng, Nguyễn Hữu Thảo, Toán 9 (tập 1) - Sách giáo viên, Nxb Giáo dục.

14. Nguyễn Dương Hoàng (2009), Tổ chức hoạt động dạy học bộ môn phương

pháp dạy học Toán theo định hướng tăng cường rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh, Vinh.

15. Trần Bá Hoành (1997), Đánh giá trong giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội. 16. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình, SGK,

NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

17. Nguyễn Thái Hoè (2004), Rèn luyện tư duy qua việc giải bài tập toán, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Đặng Thành Hưng (2004), “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học hợp tác”, Tạp chí Phát triển Giáo dục, (8), tr. 8-10,14.

19. Trần Kiều (CNĐT) (2006), Nghiên cứu xây dựng phương thức và một số

công cụ đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, Báo cáo tổng kết đề tài khoa

học và công nghệ cấp Bộ, Mã số B 2003 - 49 - 45 TD, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

20. Nguyễn Bá Kim (2011), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

21. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy, Phạm Văn Kiều (1997), Phát triển Lí

luận dạy học môn Toán, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

22. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy, (1992), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Giáo dục, Hà Nội.

23. Nguyễn Bá Kim (chủ biên) (1994), Phương pháp dạy học môn Toán (những

24. Bùi Thị Hạnh Lâm (2010), Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập

môn Toán của học sinh trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học,

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

25.G.Pôlya (1997), Giải một bài toán như thế nào?, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

26. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và đo lường kết quả học tập, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Lan Phương (CNĐT) (2010), Đánh giá kết quả học tập theo

chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam, Báo

cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Mã số B 2007-37-36, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

28. Nguyễn Thị Lan Phương (CNĐT) (2011), Đánh giá kết quả học tập của học

sinh phổ thông một số vấn đề và thực tiễn, Mã số 8G690L1, Viện Khoa học

Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

29. Đào Tam (chủ biên), Lê Hiển Dương (2008), Tiếp cận các phương pháp dạy

học không truyền thống trong dạy học Toán ở trường đại học và trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

30. Lâm Quang Thiệp (2008), Trắc nghiệm và Ứng dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

31. Lâm Quang Thiệp (2011), Đo lường trong giáo dục - Lý thuyết và Ứng

dụng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

32. Nguyễn Văn Thuận (chủ biên), Nguyễn Hữu Hậu (2010), Phát hiện và sửa

chữa sai lầm cho HS trong dạy học Đại số - Giải tích ở trường phổ thông, NXB

Đại học Sư phạm, Hà Nội.

33. Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập (phương pháp thực hành). NXB Khoa học Xã hội, TP. Hồ Chí Minh.

34. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

35. Lê Xuân Trường (2010), Hoạt động hoá người học trong quá trình dạy học

môn phương pháp dạy học toán cho hệ đào tạo giáo viên trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

36. Trần Vui (2008), Đánh giá hiểu biết toán học của HS tuổi mười lăm, Chương trình đánh giá HS quốc tế PISA, tài liệu cho học viên cao học, Đại học Sư phạm – Đại học Huế.

37.Tôn Thân (Chủ biên), Vũ Hữu Bình, Trần Phương Dung, Lê Văn Hồng, Nguyễn Hữu Thảo (2005), Bài tập Toán 9, tập 1, NXB Giáo dục.

38.Tôn Thân (Chủ biên), Phạm Gia Đức, Trần Hữu Nam, Phạm Đức Quang, Trương Công Thành, Nguyễn Duy Thuận (2012), Bài tập Toán 9, tập 2, NXB Giáo dục.

39. Đặng Đức Trọng, Nguyễn Đức Tấn, Vũ Minh Nghĩa, Văn Hoàng Nhất Anh, Dương Văn Cường, Nguyễn Đức Hòa, Nguyễn Cao Huy, Nguyễn Vũ Huy, Tạ Hoàng Thông (2013), Bồi dưỡng năng lực tự học toán 9, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

40. Tài liệu đánh giá cho các lớp tập huấn của Dự án phát triển Giáo dục trung

Phụ lục 1

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH

Các em thân mến!

Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả trong dạy học Toán ở trường Trung học cơ sở, vì sự nghiệp giáo dục nói chung và học toán ở trường Trung học cơ sở nói riêng, chúng tôi biên soạn phiếu thăm dò ý kiến này. Những thông tin thu được từ phiếu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, không vì mục đích nào khác.

Rất mong các em trả lời ngắn gọn và đầy đủ những câu hỏi dưới đây. Đối với câu hỏi có nhiều sự lựa chọn thì các em có thể đánh một hoặc một vài phương án mà các em cho là hợp lý nhất.

1. Việc tự học ở nhà của em như thế nào? WThường xuyên

WThỉnh thoảng WChưa bao giờ

2. Khi học bài và làm bài tập em có thực hiện các việc sau đây không? WĐối chiếu bài làm của mình với đáp án, bài mẫu

WTự kiểm tra để biết những kiến thức, kĩ năng đã nắm được

WĐối chiếu kiến thức, kĩ năng của mình với mục tiêu, nhiệm vụ học tập. 3. Khi đọc lại một bài tập mà giáo viên (bạn trong lớp) đã chữa trên bảng em nhận thấy:

WHiểu và tự làm lại được WHiểu và không viết lại được WKhông hiểu gì hết

WEm còn bế tắc một số chỗ

4. Khi học ở nhà em có thường tự giải bài tập thầy (Cô) cho về nhà không? WRất thường xuyên

WThường xuyên WThỉnh thoảng WChưa bao giờ

5. Khi làm bài tập xong em có thể tự đánh giá được đúng sai không. WCó

WKhông

WĐôi khi biết được đúng, sai

6. Sau khi thầy (cô) giảng xong một bài mới em có biết vận dụng kiến thức vừa học để giải bài tập ngay được không.

WCó WKhông

7. Trong tiết luyện tập em như thế nào? WChăm chú giải những bài thầy cho

WTham gia đánh giá, nhận xét lời giải của các bạn WBiết làm các bài tập dạng tương tự

WKhông chú ý trên bảng vì không hiểu gì hết

WThường xuyên nói chuyện không nghe thầy giảng và nhận xét của các bạn

8. Cách nào giúp em phát hiện ra mình còn có những kiến thức chưa nắm vững.

WTự làm bài tập thầy cho.

WKhi giải bài tập không hiểu thì hỏi Thầy, bạn trong lớp

WTrước khi làm bài tập thì ngồi xem lại lý thuyết và kiến thức đã học WTìm xem có lời giải trong tài liệu nào không rồi đọc

9. Khi học bài em có đặt ra cho mình các câu hỏi sau không? WMục tiêu học tập của mình là gì?

WMình thực sự quan tâm đến vấn đề thầy dạy chưa? WMình hiểu được gì, nhớ được gì qua các tiết học

WMình phải làm gì để cải thiện kết quả học tập của bản thân

10. Trên lớp thầy (cô) có giúp em tự kiểm tra lại khả năng nắm kiến thức của em trong quá trình học không?

WThường xuyên WThỉnh thoảng WChưa bao giờ

11. Em đã bao giờ tự đánh giá kết quả học tập của mình chưa? WThường xuyên

WChưa bao giờ

WKhông biết đánh giá

12. Theo em làm thế nào để có thể giúp em hiểu được mình đã nắm vững những kiến thức cơ bản hay chưa nắm vững kiến thức cơ bản.

………

………

………

……….

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ….tháng….năm 2014

Học sinh

………..

Phụ lục 2

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Kính gửi các Thầy (Cô)!

Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả trong dạy học Toán ở trường Trung học cơ sở. Vì sự nghiệp giáo dục nói chung và học toán ở trường Trung học cơ sở nói riêng, chúng tôi biên soạn phiếu thăm dò ý kiến này. Những thông tin thu được từ phiếu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, không vì mục đích nào khác.

Rất mong Thầy (Cô) trả lời ngắn gọn và đầy đủ những câu hỏi dưới đây. Đối với câu hỏi có nhiều sự lựa chọn thì các em có thể đánh một hoặc một vài phương án mà các em cho là hợp lý nhất.

1. Thầy (Cô) có đồng ý với quan niệm về tự đánh giá kết quả học tập của học sinh như ở dưới đây không?

“Tự đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập, phân tích và xử lý thông tin về kết quả học tập của học sinh, trên cơ sở đó đối chiếu với mục tiêu

của bài học, môn học, với mục tiêu của lớp, nhà trường, nhằm tạo cơ sở cho quyết định của bản thân học sinh, để họ học tập ngày một tiến bộ hơn”.

WCó WKhông

WChưa hiểu quan niệm WÝ kiến khác

2. Theo thầy (cô), giáo viên giảng dạy hiện nay có quan tâm đến tự đánh

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học cơ sở trong dạy học toán 9 (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w