Việc ĐG KQHT của họcsinh cần phải có sự tham gia của HS, bởi họ là chủ thể nhận thức nên hiểu bản thânhơn ai hết, chính họ có thể TĐG được mức độ nắm kiến thức và phát triển KN củamình s
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - -
HÀ XUÂN TUÂN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - -
HÀ XUÂN TUÂN
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên nghành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa học
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
TS LÊ DANH BÌNH
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Thầy giáo TS Lê Danh Bình – Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học
hoá học, khoa Hóa trường Đại học Vinh, đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạomọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
- Thầy giáo PGS TS Lê Văn Năm và PGS TS Cao Cự Giác đã dành nhiều
thời gian đọc và viết nhận xét cho luận văn
- Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Hoá học cùng các thầygiáo, cô giáo thuộc Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học hoá học khoa Hoá họctrường ĐH Vinh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thànhluận văn này
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, Ban giám hiệuTrường THPT Lê Văn Linh, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này
Tp Vinh, ngày 25 tháng 10 năm 2015
Hà Xuân Tuân
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề về lí luận đưa ra quan điểm về TĐG KQHT, kĩ năng TĐG KQHT, kĩ năng TĐG KQHT môn Hóa học, xác định các nhóm kĩ năng cơ bản về TĐG KQHT môn Hóa học, đề xuất một số biện pháp sư phạm để hình thành và rèn luyện kĩ năng TĐG KQHT môn Hóa học của HS THPT 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Đóng góp của luận văn 3
CHƯƠNG I 4
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu vấn đề của luận văn 4
1.1.1 Trên Thế giới 4
1.1.2 Ở Việt Nam 6
1.1.3 Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay 7
1.2 Một số thuật ngữ 8
1.2.1 Về đánh giá và đánh giá kết quả học tập 8
1.2.2 Về tự đánh giá trong dạy học 10
1.2.2.1 Quan niệm về TĐG và tự đánh giá kết quả học tập 10
1.2.2.2 Mục đích, vai trò của TĐG KQHT của HS trong quá trình DH 11
1.2.2.3 Đặc trưng của hoạt động tự đánh giá và các hình thức của HĐ TĐG 12
1.2.2.4 Ưu điểm và nhược điểm của hình thức tự đánh giá 14
1.2.2.5 Các bước để học sinh tự đánh giá kết quả học tập 14
1.2.3 Mối quan hệ giữa tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập 15
1.2.4 Về kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh 16
1.2.4.1 Về kĩ năng và rèn luyện kĩ năng 16
1.2.4.2 Quan niệm về kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh 17
1.2.4.3 Sự cần thiết phải rèn luyện kĩ năng tự đánh giá của học sinh THPT 18
Bảng 1.1 Xu hướng mới trong đánh lớp học 19
Trang 41.2.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh.19
1.2.5 Chuẩn kiến thức kĩ năng, mục tiêu và nhiệm vụ học tập 21
1.3 Cơ sở khoa học của việc tự đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT 22
1.3.1 Tự đánh giá xét từ góc độ triết học 22
1.3.2 Tự đánh giá xét từ góc độ tâm lí học và giáo dục học 23
1.4 Tự đánh giá kết quả học tập môn Hóa học của học sinh THPT 25
1.4.1 Nhóm kĩ năng cơ bản về TĐG KQHT môn Hóa học của học sinh 25
1.4.2 Biểu hiện của kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh trong học tập môn Hóa học 27
1.4.3 Con đường hình thành và rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Hóa học của học sinh THPT 28
1.4.4 Các mức độ của kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Hóa học đối với học sinh THPT 28
1.4.5 Tự đánh giá kết quả học tập của HS trong quá trình dạy học môn Hóa học 32
1.5 Thực trạng vấn đề tự đánh giá kết quả học tập môn Hóa học của học sinh THPT ở nước ta 33
1.5.1 Mục đích khảo sát 34
1.5.2 Đối tượng khảo sát: 34
1.5.3 Nội dung khảo sát 34
1.5.4 Phương pháp khảo sát 34
1.5.5 Kết quả khảo sát 34
TIỂU KẾT CHƯƠNG I 36
CHƯƠNG II 37
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC10 THPT 37
2.1 Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện các biện pháp 37
2.2 Một số biện pháp sư phạm góp phần rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Hóa học của học sinh THPT 38
2.2.1 Nhóm biện pháp 1 Giúp người học nâng cao nhận thức về tự đánh giá kết quả học tập 38
2.2.4 Nhóm biện pháp 4 Giúp người học biết tự đánh giá KQHT khi không tiếp giáp với thầy cô 80
2.2.5 Nhóm biện pháp 5: Tạo cơ hội, thời cơ và phối hợp các hình thức đánh giá để tập luyện cho học sinh tự đánh giá kết quả học tập 83
Trang 5Bảng 2.1 97
2.2.6 Nhóm biện pháp 6 Nâng cao nhận thức của GV về đánh giá và dạy học theo hướng tự đánh giá kết quả học tập 98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 99
CHƯƠNG 3 100
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 100
3.1 Mục đích thực nghiệm 100
3.2 Đối tượng thực nghiệm 100
3.3 Nội dung thực nghiệm 100
3.4 Cách tiến hành thực nghiệm: 117
3.5 Kết quả thực nghiệm 117
3.5.1 Thu thập và xử lí số liệu 117
3.5.1.1 Định lượng 117
3.5.1.2 Định tính 118
3.5.2 Kết quả định lượng 118
3.5.2.1 Kết quả định về việc rèn luyện kĩ năng TĐG KQHT của HS 118
Bảng 3.1 Thống kê việc rèn luyện KN TĐG KQHT của lớp 10B 119
Bảng 3.2 Bảng thống kê việc rèn luyện KN TĐG KQHT của lớp 10A 119
Bảng 3.3: Thống kê số lượng học sinh đạt được các KN của lớp 10A và 10B 120
3.5.2.2 Kết quả định lượng về việc thực hiện các biện pháp rèn luyện kĩ năng TĐG KQHT cho HS của GV 121
Bảng 3.4: Bảng thống kê việc GV thực hiện các biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng TĐG KQHT của HS lớp 10B 121
Bảng 3.5: Bảng thống kê việc GV thực hiện các biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng TĐG KQHT của HS lớp 10A 121
Bảng 3.6: Thống kê số lượng ý kiến của GV về các BPSP đã đề xuất 122
3.5.3 Kết quả định tính 123
3.5.3.1 Kết quả định tính về việc rèn luyện kĩ năng TĐG KQHT của HS 123
3.5.3.2 Kết quả định tính về việc thực hiện các biện pháp rèn luyện kĩ năng TĐG KQHT cho HS của GV 127
3.6 Kết luận chung về thực nghiệm 128
KẾT LUẬN 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO 131
Trang 6PHỤ LỤC 1
Trang 7QUY ƯỚC VỀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Xu hướng mới trong đánh giá lớp học 19
Bảng 3.1 Bảng thống kê việc rèn luyện kĩ năng tự đánh
Bảng 3.2 Bảng thống kê việc rèn luyện kĩ năng tự đánh
Bảng 3.3 Bảng thống kê việc rèn luyện kĩ năng tự đánh
Bảng 3.4 Bảng thống kê số lượng học sinh đạt được các
Bảng 3.5
Bảng thống kê việc giáo viên thực hiện cácbiện pháp nhằm rèn luyện các kĩ năng tự đánhgiá kết quả học tập của học sinh lớp
123
Bảng 3.6
Bảng thống kê việc giáo viên thực hiện cácbiện pháp nhằm rèn luyện các kĩ năng tự đánhgiá kết quả học tập của học sinh lớp
124
Trang 9I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế giới đang ở thế kỉ XXI, thế kỉ của hội nhập, của kinh tế tri thức Đất nước
ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa Bối cảnh đó đặt ra chongành giáo dục nhiệm vụ quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầuthời đại
Bốn trụ cột giáo dục trong thế kỉ XXI đã được xác định là “Học để biết - Học
để làm - Học để cùng chung sống - Học để làm người” Theo đó, mục tiêu giáo dục
là đào tạo những con người có năng lực tự quyết định, mỗi người học sẽ phải có đủcác phẩm chất: Tự học, tự tổ chức, tự quyết định và sau cùng là tự phát triển
Trong DH ở trường phổ thông, điều quan trọng bậc nhất là hình thành cho họcsinh những phẩm chất, KN và năng lực, đặc biệt là KN TĐG, bởi chỉ khi HS biếtTĐG thì quá trình học tập mới thực sự diễn ra một cách tự giác, tích cực, chủ động
và hiệu quả
Kĩ năng TĐG KQHT sẽ giúp người học biết được mức độ kiến thức, KN vàthái độ bản thân đã đáp ứng được yêu cầu của quá trình học tập hay chưa, nhờ đó cóthể điều chỉnh quá trình học tập đúng hướng và nâng cao hiệu quả học tập Nếungười học có được KN TĐG thì họ sẽ có thể tự giác, tự lực, tự tin hơn trong học tập
và sẽ tự quyết định được phần nào việc học tập cũng như định hướng nghề nghiệp
Do đó, KN TĐG là một trong những KN quan trọng của nguời học
Môn Hóa học do có các đặc điểm là môn khoa học thực nghiệm, đòi hỏi sựchịu khó, rõ ràng, chính xác, logic chặt chẽ, v.v… nên trong quá trình học tập, HS
có thể dễ dàng hơn trong việc tự xác định được tính đúng sai của một thông tin,hoặc mức độ nhận thức đối với một vấn đề nào đó Nhờ vậy có thể điều chỉnh hoạtđộng học tập của mình sao cho hiệu quả hơn Vì thế, hình thành, rèn luyện và pháttriển kĩ năng TĐG KQHT cho HS thông qua DH môn Hóa học là thuận lợi
Ở Việt Nam, có một số tác giả đề cập đến vấn đề TĐG, ý nghĩa của TĐGtrong học tập Tuy nhiên, chưa có tác giả hay công trình nào nghiên cứu đầy đủ, sâusắc về kĩ năng TĐG KQHT của HS trong dạy học môn hóa học
Thực tế DH ở nước ta thời gian qua cho thấy việc ĐG KQHT của HS chủ yếuvẫn thực hiện một cách truyền thống, chỉ chú trọng kiểm tra kiến thức sách vở màhầu hết là mức độ nhớ và tái hiện kiến thức, dựa trên những bài kiểm tra giấy vàthường thông qua điểm số của bài kiểm tra để xác định thành tích học tập, chưa
Trang 10quan tâm đến vấn đề TĐG của HS Đối chiếu với mục đích và vai trò của bài kiểmtra thì như thế chưa đủ để cung cấp thông tin phản hồi cụ thể, nhằm giúp học sinhhiểu, ĐG và tiến tới điều chỉnh quá trình học tập của mình Việc ĐG KQHT của họcsinh cần phải có sự tham gia của HS, bởi họ là chủ thể nhận thức nên hiểu bản thânhơn ai hết, chính họ có thể TĐG được mức độ nắm kiến thức và phát triển KN củamình so với yêu cầu của GV và chuẩn của môn học dưới nhiều hình thức khácnhau.
Chính vì những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng tự đánhgiá kết quả học tập cho học sinh trong dạy học hóa học 10 trung học phổ thông” làcần thiết và có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề về lí luận đưa ra quan điểm về TĐGKQHT, kĩ năng TĐG KQHT, kĩ năng TĐG KQHT môn Hóa học, xác định cácnhóm kĩ năng cơ bản về TĐG KQHT môn Hóa học, đề xuất một số biện pháp sưphạm để hình thành và rèn luyện kĩ năng TĐG KQHT môn Hóa học của HS THPT
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động ĐG trong dạy học
- Đối tượng nghiên cứu: Kĩ năng TĐG KQHT môn Hóa học của HS ở trườngTHPT
4 Giả thuyết khoa học
Nếu quan niệm đúng về TĐG, chỉ ra được các nhóm KN cơ bản đồng thời xâydựng và thực tốt một số biện pháp sư phạm thì có thể hình thành, phát triển kĩ năngTĐG KQHT môn Hóa học của HS THPT
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc rèn luyện KN TĐG ở trường THPT
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc rèn luyện KN TĐG ở trường THPT
- Xác định các KN cơ bản về TĐG KQHT của HS
- Đề xuất các biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện kĩ năng TĐG KQHT của HStrong DH môn Hóa
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm hiệu quả và tính khả thi của một
số biện pháp sư phạm đã đề xuất
Trang 116 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận, nhằm làm sáng tỏ cơ sở lí luận;
- Quan sát, điều tra, v.v… nhằm tìm hiểu thực trạng TĐG trong dạy học mônhóa học ở nước ta
- Thực nghiệm sư phạm nhằm bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi của các BP
7 Đóng góp của luận văn
- Về mặt lí luận: Đã làm rõ vị trí, vai trò của TĐG KQHT ở trường phổ thông;
Đưa ra được quan niệm về TĐG KQHT, kĩ năng TĐG KQHT và kĩ năng TĐGKQHT môn Hóa học của HS THPT; Xác định được các nhóm KN cơ bản về TĐGKQHT môn Hóa của HS
- Về mặt thực tiễn: Đã đề xuất được một số biện pháp sư phạm để rèn luyện kĩ
năng TĐG KQHT môn Hóa học của HS THPT
Trang 12CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu vấn đề của luận văn.
1.1.1 Trên Thế giới.
ĐG là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục Trên Thế giới, việc
ĐG KQHT đã xuất hiện từ khá sớm Theo [16, 321 322tr − ], khoảng 10 vạn nămtrước con người hiện đại ra đời và cũng đã biết nghĩ về thiên nhiên, về người khác
và về bản thân Một khi đã biết nghĩ bản thân tức là phần nào họ đã có khả năngTĐG mình
Theo [16, 321 322tr − ]thì Aritxtot, Xoocrat, Hêraclit, v.v… đã nhận ra vai tròcủa TĐG Các ông đã cho rằng tự biết về mình là một nguyên tắc quan trọng đểthành công, tránh thất bại trong mọi công việc
Theo [ ]50 , Lasonen, Johana (1995) TĐG hình thành dựa trên cơ sở lí thuyết
về kinh nghiệm học tập được nêu ra, sau đó được Kolb (1984) và Schon (1984) pháttriển
Các quốc gia như Anh, Phần Lan, Canađa, Úc, Mỹ đã rất quan tâm đến tựđánh giá kết quả học tập Theo [56, 23 25tr − ], Strengths, Weakness, Opportunities,Threats (SWOT); AAIA một tổ chức ở vùng Đông Bắc nước Anh chuyên nghiêncứu về những thành tựu và cải tiến việc ĐG, đặc biệt quan tâm nghiên cứu về vấn
đề TĐG của HS trong học tập Thành tựu nổi bật là họ đã xây dựng được các bướcgiúp học sinh TĐG KQHT, giúp GV điều khiển, định hướng quá trình học tập theohướng phát huy năng lực của HS Qua nghiên cứu, họ khẳng định các ý tưởng vềđiểm mạnh, điểm yếu, và kết quả có được vẫn áp dụng với HS ở các lớp lớn hơn.Theo [ ]50 , Lasonen, Johana (1995), A case study of Studyden một nghiêncứu TĐG ở Phần Lan, các tác giả Jarvinen (1989), Kohonen (1989) và Ojanen(1990) đã nghiên cứu về TĐG dưới dạng sự tự phản ánh của HS Ở Canada, TĐGđược chú trọng nghiên cứu cả về lí thuyết và thực hành Về mặt lí thuyết, qua cácnghiên cứu của các tác giả Baron (1990), Shavelson (1992), Bellanca & Berman(1994), Garcia & Pearson (1994), Wiggins (1993), Hargreaves & Fullan (1998),v.v… đã cho thấy vai trò của GV thay đổi, do đó ĐG phải có sự thay đổi, chú trọnghơn đến TĐG Rolheiser (1996) đã đưa ra được mô hình lý thuyết TĐG Tác giả
Trang 13cho rằng TĐG đóng một vai trò quan trọng một chu kì học tập của HS (xem hình1.1)
Hình 1.1Theo mô hình đó, khi người học TĐG hiệu quả việc học, họ sẽ biết được mức
độ đạt mục tiêu học tập của bản thân Do đó, TĐG sẽ khuyến khích HS đặt ra mụctiêu cao hơn và nỗ lực hết sức để đạt mục tiêu học tập của mình Thành tích có được
là nhờ sự kết hợp giữa mục tiêu và nỗ lực Trên cơ sở thành tích đó HS sẽ TĐG (tựsuy xét, tự phản ứng, tự điều chỉnh) và do đó họ sẽ tự tin hơn trong học tập Do đónếu chúng ta dạy cho người học làm tốt việc tự đánh giá thì họ sẽ tự học tốt hơn ởnhững chu kì học tập sau Theo [ ]51 , các tác giả Susan M.Brookhart đã đề cao sự tựý thức, tự điều chỉnh của HS trong quá trình học tập, tức là đã đề cập tới TĐG trongquá trình học tập
Theo [ ]2 , Bob Elliot(2005) cho rằng việc TĐG cũng như việc học sinh ĐGbạn có thể giữ một vai trò thích đáng bên cạnh ĐG của GV - ĐG mà kết quả là tạo
ra một bản mô tả học lực của HS chứ không phải là xếp loại cho hay cho HS mộtdanh hiệu nào đó
Theo Jean Cardinet [23, 2 4tr − ], do việc DH thay đổi nên quan điểm về ĐGcũng thay đổi, từ chổ chuyển từ ĐG tập thể sang ĐG cá thể Do đó, theo ông, TĐG
How Self – EvaluationConlributes to Learning
(3)AchievementSelf - evaluation(4)Self - judgmen
Self - reaction (5)
(6) Self - confidence
Trang 14là một cách ĐG giúp ta nhận ra những hạn chế của HS trong học tập và điều chỉnhtiến trình học tập diễn ra một cách tối ưu.
1.1.2 Ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, ĐG cũng đã đạt được nghiên cứu, vận dụng ở nhiều phương diện
và mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung mới chỉ ở những bước đầu tiên Một sốcông trình liên quan đến vấn đề ĐG và TĐG như:
1) Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc[ ]29 , đã hệ thống khá đầy đủ về ĐG vàcác vấn đề liên quan Một trong những đóng góp quan trọng của các tác giả là đãđưa được bảy nguyên tắc chung nhất về ĐG, trong đó có nguyên tắc thứ bảy là
“Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa ĐG và TĐG” Như vậy các tác giả đãphần nào thấy cơ sở tâm lí học và giáo dục học của việc TĐG của HS
2) Trần Kiều [ ]25 đã hệ thống hóa các vấn đề về lí luận ĐG, đồng thời đề xuấtđược các BP để đổi mới phương thức ĐG chất lượng giáo dục và các nguyên tắc khixây dựng bộ công cụ để ĐG chất lượng giáo dục trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ởViệt Nam và một số nước trên Thế giới Đặc biệt, tác giả đã nhận thấy “TĐG” của
HS là một trong mười một vấn đề lí luận cần phải đổi mới qua khảo sát chất lượnggiáo dục ở mười tỉnh trên ba miền ở Việt Nam
3) Trần Thị Bích Liễu [ ]28 , đã hệ thống rất đầy đủ các thuật ngữ và khái niệmcác nguyên tắc, phương pháp, kĩ thuật, các nội dung ĐG trong giáo dục Trong phầnthuật ngữ và khái niệm tác giả đã trình bày khái khái niệm TĐG của cá nhân và tổchức
4) Nguyễn Thị Côi [ ]4 , đã nghiên cứu việc rèn luyện KN tự kiểm tra, ĐGtrong học tập lịch sử của HS THPT Tác giả đã nhận thấy vai trò của tự kiểm tra,
ĐG đối với học tập môn Lịch sử của HS và đề xuất được BP giúp HS TĐG trongquá trình học tập môn Lịch sử thông qua trả lời câu hỏi SGK
Như vậy, trên thế giới, vấn đề TĐG trong giáo dục và DH đã được nhiều tổchức, nhiều nước và nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Ở Việt Nam, vấn đề TĐGbước đầu đã được một số tác giả nghiên cứu trong một số môn học, tuy nhiên chưa
có công trình nào nghiên cứu sâu sắc về việc rèn luyện kĩ năng TĐG KQHT mônHóa học của HS THPT
Trang 151.1.3 Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay.
Việc đổi mới giáo dục trung học dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ đạogiáo dục của nhà nước, đó là những định hướng quan trọng về chính sách và quanđiểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục trung học Việc đổi mới phươngpháp dạy học, kiểm tra đánh giá cần phù hợp với những định hướng đổi mới chungcủa chương trình giáo dục trung học
Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của Nhà nước về đổi mới giáo dục nóichung và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệttrong các văn bản sau đây:
- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 qui định: "Phương pháp giáo dục phổthông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp vớiđặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làmviệc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tìnhcảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
- Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI “Đổi mới chương trình,nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại;nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyềnthống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tácphong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiệnđại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng củangười học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trungdạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật vàđổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổchức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứukhoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy vàhọc”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quảgiáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan Việc thi, kiểm tra và đánh giá kếtquả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộngđồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trongquá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánhgiá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”
Trang 16- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyếtđịnh 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mớiphương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tínhtích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”; "Đổi mới kỳthi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảmbảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giátrong quá trình giáo dục với kết quả thi”.
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản củagiáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”;
“Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân,phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng caochất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức,lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vàothực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần đượctiếp cận theo hướng đổi mới
- Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hộinghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiệnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế xác định “Đổimới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướngđánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳhọc, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”, v.v…Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lýthuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phươngpháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học
1.2 Một số thuật ngữ
1.2.1 Về đánh giá và đánh giá kết quả học tập
Thông thường, ĐG trong giáo dục được coi là khâu cuối cùng trong mộtgian đoạn giáo dục nhất định Nhưng cũng có quan điểm coi ĐG là một quá trình dựbáo, điều khiển hoạt động giáo dục theo mục đích đã định, do đó nó sẽ tiến hànhtrước, trong và sau một giai đoạn giáo dục Với tư cách là một bộ phận của quá
Trang 17trình giáo dục, ĐG ra đời cùng với sự ra đời của quá trình giáo dục Cho đến nay đã
có nhiều công trình nghiên cứu về ĐG trong giáo dục
Đến nay khái niệm ĐG vẫn còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau, giữa cáctác giả[ ] [ ] [ ] [ ]10 , 25 , 29 , 42 Tuy nhiên, các tác giả đều chung ý tưởng sau:
- ĐG là một quá trình thu thập, phân tích, lí giải về hiện trạng chất lượng, vềhiệu quả, nguyên nhân và khả năng của HS
- ĐG gắn bó chặt chẽ với mục tiêu, chuẩn giáo dục
- ĐG tạo cơ sở đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạngnâng cao chất lượng, hiệu quả DH và giáo dục
Thông qua ĐG, GV có thể thu được các mối liên hệ ngược ngoài (các thôngtin phản hồi từ phía học sinh), nhờ chúng GV khẳng định những kết quả đạt được,điều chỉnh bổ sung, uốn nắn những tồn tại trong hoạt động nhận thức của họ theođúng quỹ đạo, hướng mục đích đã định Cũng qua đó, GV có thể kịp thời điều chỉnhhoạt động giảng dạy của mình HS cũng thu được các thông tin phản hồi từ kết quả
ĐG, họ xử lí thông tin ngược thu nhận được nhằm tự phát hiện, TĐG, tự điều chỉnhhoạt động nhận thức
Vì vậy, có thể nói bản chất của việc ĐG là thực hiện các mối quan hệ ngượctrong quá trình DH để từ đó người ĐG (GV hoặc HS) và người được ĐG (HS) điềuchỉnh và tự điều chỉnh quá trình dạy và học để đạt được mục đích đề ra
Theo [28, 155tr ], KQHT là bằng chứng sự thành công của HS về kiến thức,
KN, năng lực, thái độ đã được đặt ra trong mục tiêu giáo dục Do đó, một trongnhững vấn đề quan tâm hàng đầu trong quá trình DH là KQHT của HS Trong phạm
vi của luận văn này chỉ tập trung, quan tâm nghiên cứu đến vấn đề ĐG KQHT của
HS trong DH
Theo [29, 26tr ], KQHT (còn gọi là thành tích học tập) thường được hiểu theohai quan niệm khác nhau như sau: Là mức độ thành tích mà người học đã đạt, đượcxem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định
là mức độ thành tích mà người học đã đạt được so với những bạn học khác
Cho dù hiểu theo cách nào thì KQHT cũng đều thể hiện ở mục độ đạt đượccác mục tiêu DH, ở các phương diện: Nhận thức, hành động, xúc cảm Với từngmôn học thì các mục tiêu trên được cụ thể hóa thành các mục tiêu về kiến thức, KN
và thái độ Vì vậy, có thể nói bản chất của việc ĐG KQHT của HS chính là việc xác
Trang 18định mức độ đạt được cụ thể hơn thông qua hệ thống các chuẩn trong bộ chươngtrình.
Từ những điều nói trên có thể hiểu ĐG KQHT là quá trình thu thập, phân tích
và xử lí thông tin về KQHT của HS, trên cơ sở đó đối chiếu với mục tiêu của môn học, lớp học, của nhà trường tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV, nhà trường và cho bản thân HS để họ học tập ngày một tiến bộ hơn.
1.2.2 Về tự đánh giá trong dạy học
1.2.2.1 Quan niệm về TĐG và tự đánh giá kết quả học tập
Là một khâu hiệu quả và quan trọng đối với việc học của mình và nền tảngkiến thức của họ đang có thì họ có thể nhận ra những lỗ hổng trong kiến thức củabản thân, nhờ đó mà quá trình học hiệu quả hơn, khuyến khích sự tiến bộ của HS vàgóp phần vào việc tự điều chỉnh quá trình học
Tự đánh giá là quá trình thu thập và phân tích các thông tin thích hợp về chủthể, là quá trình rất phức tạp Người TĐG phải sử dụng phương pháp phân tíchSWOT (viết tắt của bốn chữ Strengths - điểm mạnh, Weaknesses - điểm yếu,Opportunities - cơ hội và Threats - nguy cơ) về chính mình Sử dụng phương phápnày thực chất là xác nhận sự nhận thức về những điểm mạnh và điểm yếu của cánhân, cố gắng nhìn thấy những cơ hội và những thách thức trong việc theo đuổi mộtmục tiêu nào đó
Theo [35, 13tr ], sự hiểu biết về bản thân là một yếu tố vô cùng quan trọng khi
ĐG đúng về mình, người ta có thể xác định được phương hướng đúng cho sự tựgiáo dục bản thân, nói khác đi TĐG là tiền đề định hướng của tự giáo dục
Qua những điều nói trên cho thấy, mặc dù TĐG đã được quan tâm nghiên cứutrong nhiều năm qua nhưng cho đến nay quan niệm về TĐG vẫn chưa có sự đồngnhất Tuy nhiên, dù hiểu theo cách nào thì TĐG cũng bao gồm: Thu thập, xử lí cácthông tin về bản thân; đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn do bản thân hoặc ngườikhác đề ra; trên cơ sở đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; đề xuấtnhững quyết định để cải thiện thực trạng
Từ đó, ta có thể hiểu TĐG KQHT là quá trình thu thập, phân tích và lí giảithông tin về KQHT của bản thân, đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ của bài học, nhàtrường nhằm tạo cơ sở cho các quyết định để việc học tập của chính họ ngày mộttiến bộ hơn Với cách hiểu như thế thì:
Trang 19- TĐG KQHT là một bộ phận của quá trình ĐG và thuộc dạng ĐG quá trình,tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó cũng có thể mang tính chất của ĐG chuẩnđoán và tổng kết.
- Trong phạm vi luận văn này, TĐG KQHT được xem xét trong mối quan hệvới ĐG và với hoạt động DH, tức là nó vừa có tính chất ĐG để điều chỉnh quá trìnhhọc tập, vừa có tính chất của việc học, tự học Như vậy, TĐG KQHT có thể diễn ratrong toàn bộ quá trình học tập của HS, khi học tập có sự hướng dẫn của GV và khikhông có sự hướng dẫn của GV
1.2.2.2 Mục đích, vai trò của TĐG KQHT của HS trong quá trình DH.
a) Mục đích của tự đánh giá.
Xét về phương diện hoạt động, TĐG là mục đích tự thân vận động của conngười giúp nhìn nhận lại bản thân, biết được năng lực của mình do đó họ có thể lựachọn và tiến hành những hoạt động thích hợp để đạt được mục đích công việc BiếtTĐG là một điều kiện quan trọng quyết định phần thành công, tránh phần thất bạitrong mọi công việc của mỗi con người Đối với quá trình giáo dục, TĐG tạo cơ hộicho người học đưa ra những nhận xét bình phẩm và tự phán quyết về công việc họctập của mình, do đó phát huy vai trò nội lực của người học trong quá trình giáo dục.Xét về phương diện mục đích, TĐG KQHT tạo cơ hội cho HS thấy đượcnhững điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thấy được những cơ hội và thách thứcđối với công việc của mình và do đó HS có thể tự tin hơn trong việc hoạch địnhtương lai, cải thiện việc học tập của họ TĐG KQHT chẳng những giúp cho ngườihọc nhanh tiến bộ mà còn cung cấp những thông tin giúp giáo viên ĐG học sinh sâusắc chính xác hơn
DH theo hướng coi trọng vai trò chủ động của người học, coi việc rèn luyệnphương pháp tự học để chuẩn bị cho HS năng lực tự học liên tục suốt đời thì GVphải hướng dẫn nhằm hình thành và phát triển kĩ năng TĐG KQHT để họ tự điềuchỉnh cách học Do đó, xét trong phương diện tự học TĐG KQHT là một khâu quantrọng vừa giúp người học xác định hiệu quả của quá trình tự học vừa điều chỉnh vàđịnh hướng cho quá trình tự học tiếp theo
b) Ý nghĩa, vai trò của tự đánh giá.
Theo [ ]50 , TĐG góp phần phát triển hứng thú của người học trong quá trình
tự học và phát huy tính độc lập của họ, nó rất cần thiết đối với quá trình DH
Trang 20Theo [53, 6tr ], TĐG rất cần thiết bởi: Nó giúp cho học sinh trở nên có tráchnhiệm hơn đối với quá trình học của bản thân; cung cấp thông tin phản hồi về quátrình học tập của chính người học giúp họ thấy được những điểm mạnh, điểm yếu,năng lực, trình độ kiến thức, KN của bản thân để có được sự điều chỉnh và địnhhướng hoạt động học tập tiếp theo cho phù hợp; giúp cho HS tự tin, tích cực, độclập và linh hoạt hơn trong học tập.
TĐG không chỉ có ý nghĩa lớn đối với hoạt động học của HS mà nó còn có ýnghĩa rất quan trọng đối với hoạt động dạy của GV vì chúng giúp cho: Các bài học,trở nên nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn nhờ HS hoạt động tích cực và độc lập hơn;cung cấp thông tin phản hồi giúp GV nhận ra sự tiến bộ của HS; chia sẻ trách nhiệm
ĐG và kết quả ĐG sẽ chính xác hơn, việc xây dựng kế hoạch học tập cho HS của
GV trở nên sát thực hơn; giúp GV thấy được những việc tiếp theo họ phải làm đốivới nhóm (cá nhân)
Như vậy, TĐG có ý nghĩa, vai trò rất lớn trong quá trình DH và trở thành mộtthành phần của hoạt động học tập Nó là “lực nắn” hữu hiệu cách học, phát huy nộilực người học, là công cụ phản ánh năng lực, giúp nâng cao hiệu quả học tập Do
đó, TĐG là một KN quan trọng trong quá trình học giúp cho người học có thể họctập suốt đời Hơn nữa, TĐG giúp HS có thể ĐG chính xác bản thân và chia sẻ tráchnhiệm ĐG với GV
1.2.2.3 Đặc trưng của hoạt động tự đánh giá và các hình thức của HĐ TĐG.
a) Đặc trưng của hoạt động TĐG của học sinh.
- Hoạt động TĐG của HS mang tính độc lập Vì người học là chủ thể của hoạt
động nhận thức nên họ phải có trách nhiệm về sản phẩm của mình, tức là KQHT.Trong hoạt động TĐG KQHT, tính độc lập giữ vai trò rất quan trọng nó giúp chongười hoc chủ động xử lí thông tin phản hồi để tự điều chỉnh hoạt động học tậptrước khi giáo viên ĐG họ, nhờ đó hoạt động học tập của họ trở nên tích cực tíchcực chủ động và hiệu quả hơn
- Hoạt động TĐG có tính tất yếu Do bản chất của hoạt động của con người là
hoạt động có mục đích, hơn nữa con người có khả năng là sau một hoạt độngthường kiểm tra xem hoạt động đó có đạt mục đích hay chưa nên hoạt động TĐGcủa HS là tất yếu HS có thể tiến hành hoạt động này sau một bài, một chương, mộtmôn học, trong khi tự học hoặc sau khi đọc một tài liệu nào đó, v.v… nhằm xácđịnh mức độ lĩnh hội kiến thức, KN của bản thân
Trang 21- Hoạt động TĐG có tính mục đích Khi người học xác định được mục đích
TĐG thì hoạt động này dựa trên trách nhiệm của cá nhân và sự điều khiển của ý chí.TĐG lúc này là hoạt động tự giác, chủ động, có phương pháp, mục tiêu và giải pháp
cá nhân gắn với nhu cầu giá trị và khả năng cá nhân
- Hoạt động TĐG mang dấu ấn cá nhân TĐG sẽ mang dấu ấn của chủ thể,
chịu ảnh hưởng chủ quan của chính người tiến hành đánh giá Theo [12, 12tr ], hoạt
động TĐG của HS phải đảm bảo khách quan, trung thực với KQHT và với chính bản thân người học (chủ thể của hoạt động) Khi đó, hoạt động TĐG mới trở thành
động lực thúc đẩy quá trình học tập tiến bộ, trái lại với nó sẽ làm cho người học rơivào trạng thái “tự mê” và cản trở tiến bộ của người học Vì vậy, để có thể giảm bớtảnh hưởng của yếu tố chủ quan này, GV nên giúp học sinh nắm chắc mục tiêu,nhiệm vụ học tập, cụ thể hóa các tiêu chí ĐG, chia sẽ tiêu chí ĐG với người học
- Hoạt động TĐG mang đặc trưng hoạt động trí tuệ: TĐG có chức năng điều
chỉnh hoạt động học tập của HS Để có thể TĐG được kết quả học tập đòi hỏi HSphải thực hiện các hoạt động trí tuệ cơ bản như so sánh, phân tích, tổng hợp, hệthống hóa, v.v… Do đó, có thể nói chịu ảnh hưởng khá lớn bởi đặc điểm trí tuệ củachủ thể, HS học khá giỏi thường được thực hiện các hoạt động trí tuệ tốt hơn nênthường TĐG mình chính xác hơn so với HS trung bình, yếu kém
b) Các hình thức của hoạt động tự đánh giá của HS.
Có nhiều cách tiếp cận hoạt động TĐG KQHT của HS Trong luận văn nàytiếp cận hai hình thức cơ bản đó là:
- HS TĐG dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV Hình thức này diễn ra trongquá trình dạy học, thầy trò tiếp xúc trực tiếp với nhau trên lớp Trong quá trìnhtruyền thụ kiến thức, thầy khéo léo cài đặt những hoạt động để HS có thể TĐG.Chẳng hạn, thông qua trả lời các câu hỏi, qua nhận xét về bài làm của mình, củabạn, hoặc qua nhận xét, phân tích đánh giá của GV, qua các phiếu học tập, qua traođổi thảo luận trong nhóm, trong hình thức này việc ĐG của thầy sẽ là mẫu, làchuẩn mực để HS học về TĐG
- HS TĐG không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV Hình thức này có thể baogồm hai kiểu cơ bản là: HS TĐG theo sự hướng dẫn (gián tiếp) của GV hoặc HSđộc lập tiến hành hoạt động TĐG
+) Trên cơ sở quá trình DH trên lớp, GV đưa ra các yêu cầu để HS tự học
và TĐG KQHT, đó là TĐG theo sự hướng dẫn (gián tiếp) của GV Chẳng hạn, sau
Trang 22giờ học GV đưa ra phiếu học tập hướng dẫn học ở nhà hay câu hỏi yêu cầu hiểu sâu,
mở rộng vấn đề hoặc bài tập vận dụng v.v… HS tự học và đối chiếu kết quả hoặc
“bắt chước” GV tiến hành TĐG KQHT.
+) Khi TĐG trở thành nhu cầu, thói quen thì HS có thể tiến hành hoạt độngnày một cách tự giác trong quá trình tự học của mình, đó là HS độc lập tiến hànhhoạt động TĐG Các em có thể TĐG về mức độ lĩnh hội kiến thức sau khi đã họcxong nội dung hay khi tham khảo xong một tài liệu
1.2.2.4 Ưu điểm và nhược điểm của hình thức tự đánh giá.
Trong đổi mới ĐG, TĐG KQHT đã và đang trở thành một hình thức ĐG cóvai trò quan trọng Ta có thể thấy được các ưu điểm cơ bản là: TĐG cho phép HS tựchú ý hơn đến các mục tiêu học tập; khi HS có KN TĐG sẽ có nhiều khả năng hoànthành được các nhiệm vụ khó khăn một cách tự tin hơn với khả năng của họ và cótrách nhiệm hơn đối với việc học tập; động lực học tập được nâng cao, HS địnhhướng tốt hơn hoạt động học tập và công việc tiếp theo; cung cấp phản hồi vềKQHT để HS có thể tự cải thiện quá trình học tập, TĐG giúp cho HS học tập độclập, tích cực, chủ động hơn
Tuy nhiên, trong một số trường hợp HS TĐG không đúng, có thể ĐG cao hoặcthấp về mình TĐG sẽ không cung cấp cho HS sự phản hồi đầy đủ về thành tích họctập khi nó được sử dụng một cách đơn độc Do đó, cần kết hợp TĐG của HS với
ĐG của GV và các lực lượng giáo dục khác
1.2.2.5 Các bước để học sinh tự đánh giá kết quả học tập
Bước 1: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập:
Mục tiêu, nhiệm vụ học tập là kết quả cần phải đạt được ở HS sau mỗi nộidung hoặc hoạt động học tập của họ thường được GV đặt ra trước, trong hoặc saumột bài học, một hoạt động, cũng có khi được chính người học đặt ra Mục tiêu,nhiệm vụ học tập phải bám sát và dựa trên cơ sở là chuẩn kiến thức, KN của mônhọc
Bước 2: Thực hiện hoạt động học tập.
Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ học tập, HS tiến hành hoạt động học tập Cóthể là hoạt động học tập ở lớp, ở nhà, có thể có GV hướng dẫn trực tiếp hoặc không.Hoạt động có thể diễn ra trong thời gian ngắn hay dài tùy thuộc vào mục tiêu đặt ra
là mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn, mục tiêu trước mắt hay lâu dài
Bước 3: Đối chiếu kết quả học tập với mục tiêu, nhiệm vụ học tập:
Trang 23Để kiểm nghiệm hiệu quả hoạt động học tập, HS phải biết đối chiếu kết quảvới mục tiêu nhiệm vụ của bài học, môn học, v.v… nhằm xác định mức độ đạt đượcsau khi học (xem mục tiêu nào đã đạt được, mục tiêu nào chưa đạt được).
Bước 4: Ra quyết định.
Trên cơ sở đối chiếu, so sánh KQHT với mục tiêu nhiệm vụ học tập, ngườihọc phân tích, bình luận, nhận xét và ĐG, v.v… về KQHT của mình Từ đó, họ xácđịnh được nguyên nhân bước tiếp theo trong hoạt động của mình nhằm rút kinhnghiệm, tự điều chỉnh kiến thức kĩ năng và cải thiện việc học tập
1.2.3 Mối quan hệ giữa tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập.
TĐG KQHT là một bộ phận của quá trình ĐG mà chủ thể ĐG và đối tượng
ĐG là một Trong quá trình giáo dục, nếu chỉ có ĐG của GV và các lực lượng giáodục khác thì quá trình ĐG khó có thể trở thành “lực nắn” thực sự đối với hoạt độnghọc tập của HS, bởi khi đó người học khó nhận thức đầy đủ về bản thân nên khôngthể giữ được thế chủ động trong các hoạt động, do đó khó có thể điều hoạt động củachính mình và hiệu quả của công việc sẽ thấp
Ban đầu có thể HS chưa biết cách TĐ, GV cần giúp họ cách ĐG, qua đó bắtchước, tiến tới biết ĐG và lâu dần có thể TĐG Do đó, TĐG là một nội dung mà HSphải học mới có được Vì thế, có thể coi TĐG là một hoạt động học tập của HS.Hơn nữa việc TĐG luôn đi cùng với việc học và tự học
Một khi người học (chủ thể nhận thức) hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ và xác địnhđược mức độ kiến thức, KN và thái độ của mình thì hoạt động học tập mới thực sựchủ động, tích cực và hiệu quả Như vậy, TĐG tác động đến quá trình DH, ảnhhưởng đến KQHT
Khi biết TĐG thì hoạt động này chẳng những cung cấp thông tin phản hồi vềhoạt động học cho người học mà còn cung cấp cả những thông tin phản hồi cho GV,nhà quản lí giáo dục, giúp cho quá trình ĐG trở nên sát thực hơn, hiệu quả hơn,tránh những cách nhìn nhận áp đặt Nhờ đó, TĐG giúp cho quá trình ĐG trở nênchính xác hơn, hiệu quả hơn
Con người khó ai có thể tự mình nhìn nhận được hết những ưu, nhược điểmcủa bản thân Trong quá trình giáo dục nếu chỉ có TĐG của HS thì chưa đủ, bởi họchẳng những còn ít kinh nghiệm mà còn chịu ảnh hưởng của cái “tôi” nên việc TĐG
ít nhiều còn mang tính chủ quan, phiến diện Vì vậy, để cho hoạt động TĐG có hiệuquả thì bên cạnh việc ĐG của mình HS phải biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến
Trang 24ĐG từ bên ngoài (GV, bạn học và các lực lượng giáo dục khác) để có sự điều chỉnhhoạt động học tập cho đúng đắn và thông tin thu nhận được sẽ đảm bảo tính kháchquan, toàn diện và chính xác Như vậy, quá trình ĐG lại giúp quá trình TĐG trở nênkhách quan, toàn diện, chính xác và hiệu quả hơn.
Từ đó, thống nhất giữa ĐG và TĐG, giữa ĐG của GV và TĐG của HS là mộtnguyên tắc quan trọng của ĐG, dạy học và giáo dục Nếu như trong DH, HS khôngthể thiếu vai trò của GV thì trong TĐG học sinh cũng không thể thiếu vai trò củangười thầy Một khi ý thức được điều này, GV cần chủ động xác định yêu cầu đầu
ra cho mỗi bài học mà đề ra cho HS kế hoạch học, tự học, TĐG để sao cho có thểnâng cao mức độ hiểu biết, đáp ứng được yêu cầu về sau của tri thức được học
1.2.4 Về kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh.
1.2.4.1 Về kĩ năng và rèn luyện kĩ năng.
a) Kĩ năng.
Có nhiều cách hiểu về KN, tùy theo cách tiếp cận mà tác giả nhấn mạnh khíacạnh này hay khía cạnh khác Nhưng nhìn chung, ta thấy có hai hướng tiếp cận nhưsau: Hướng thứ nhất, xem xét KN nghiêng về mặt kĩ thuật của hành động mà conngười đã nắm vững Theo hướng này người có KN là người đã nắm vững tri thức vềhành động theo đúng yêu cầu của nó Hướng thứ hai, xem xét KN nghiêng về nănglực của con người, là biểu hiện của năng lực con người chứ không đơn thuần là mặt
kĩ thuật của hành động Hướng này chú ý tới kết quả của hành động, coi kĩ năng lànăng lực thực hiện một công việc có kết quả với chất lượng cần thiết trong một thờigian nhất định, trong những điều kiện, tình huống mới
Cho dù quan niệm về KN chưa đồng nhất, nhưng về cơ bản không có sự mâuthuẫn, trái ngược nhau và đều thống nhất ở một số điểm chung, đó là: Nói đến KNtức là nói đến “biết làm”; KN là kiến thức trong hành động, có cơ sở là kiến thức
KN là nắm vững cách thực hiện, trình tự tiến hành các thao tác, có kết quả khi hànhđộng diễn ra; KN luôn được biểu hiện qua các nội dung cụ thể; KN được hình thànhtheo con đường luyện tập
Từ đó, ta có thể hiểu: KN là khả năng thực hiện có kết quả một hành động hoặc một hoạt động nào đó, dựa trên vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với điều kiện cụ thể.
b) Sự hình thành và rèn luyện kĩ năng.
Trang 25Theo từ điển giáo dục học [ ]17 , để hình thành được KN trước hết cần có kiếnthức làm cơ sở cho việc hiểu, luyện tập từng thao tác riêng rẽ cho đến khi thực hiệnđược hành động theo mục đích, yêu cầu, v.v… có những kĩ năng hình thành khôngcần qua luyện tập, nếu biết tận dụng hiểu biết và KN tương tự đã có để chuyển sangthực hiện hành động, hoạt động mới.
Quá trình hình thành KN thường tuân theo quy luật, thường bắt đầu từ sự nhậnthức (để thông hiểu về mục đích, ý nghĩa, cơ chế, tiến trình, v.v…) và kết thúc ởhành động cụ thể Bao gồm ba giai đoạn chính:
Giai đoạn lĩnh hội: Đây là giai đoạn GV phải định hướng, tạo động cơ, nhu
cầu học tập và trang bị hiểu biết về kỹ thuật cho HS
Giai đoạn quan sát: Tạo dựng động hình thông qua hệ thống bài tập, các thao
tác kĩ thuật, phân tích của GV về KN cần rèn luyện để HS quan sát, rút ra những kếtluận nhận thức cho chính bản thân mình
Giai đoạn hình thành: KN được hình thành nhờ sự luyện tập thường xuyên
cùng với phân tích, TĐG, tự điều chỉnh hoạt động của HS Trong giai đoạn này, GV
tổ chức để HS rèn luyện thông qua hệ thống bài tập rèn luyện với hoạt động nhóm,hoạt động cá nhân, v.v…
Như vậy, KN chỉ được hình thành thông qua luyện tập nhiều lần Để hình thành
KN cho HS, GV phải trang bị cho các em tri thức về KN, GV làm mẫu để HS quansát việc thực hiện các thao tác và GV giúp học sinh tiến hành thực hành, luyện tậpcác thao tác về kĩ năng cần hình thành
Quá trình rèn luyện KN bao gồm hai khâu, đó là: Hình thành kỹ năng, cũng cố vànâng cao KN Trên cơ sở KN đã hình thành, để củng cố, nâng cao dần các cấp độ
KN của HS, GV phải giúp HS có được nhận thức đồng thời phải tạo cơ hội, thời cơ
để HS luyện tập, củng cố kĩ năng với các yêu cầu nâng cao dần
1.2.4.2 Quan niệm về kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Trên cơ sở quan niệm về TĐG và KN như trên, ở góc độ DH chúng tôi quan
niệm: Kĩ năng TĐG KQHT của HS là khả năng thực hiện một hành động hoặc một hoạt động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có nhằm xác định mức độ kiến thức, KN của bản thân so với mục tiêu học tập.
Như vậy, kĩ năng TĐG KQHT là KN học tập của HS, được người học tiếnhành trong quá trình học, là một KN quan trọng để cải thiện quá trình học và nhờTĐG giúp cho người học thấy được họ đã đạt được những gì và cách thức để cải
Trang 26thiện quá trình học TĐG có thể diễn ra và được rèn luyện trong cả quá trình học,dưới nhiều dạng: Qua các câu hỏi, qua lời nhận xét của GV, ĐG từ GV và bạn đọc,qua thảo luận nhóm, qua việc giải bài tập, qua hồ sơ học tập, v.v…Qua đó HS tựmình phản ánh về những vấn đề tiềm ẩn, phân tích xem đã học như thế nào, KN nào
đã được hình thành, KN nào cần phải có, v.v… HS có thể tiến hành TĐG KQHTdựa trên kiến thức hoặc hành vi của bản thân thông qua các nội dung học tập và chỉ
có được KN thông qua con đường luyện tập
1.2.4.3 Sự cần thiết phải rèn luyện kĩ năng tự đánh giá của học sinh THPT.
a) Thông qua TĐG học sinh thấy rõ hơn mục tiêu, nhiệm vụ môn học.
Trong [52−Tr.5], Assessment Rubisc cùng với Black và Wiliam đã cho rằng
HS chỉ có thể TĐG khi họ có một bức tranh đầy đủ, rõ ràng về mục tiêu học tập vàquá trình học là phương tiện để hướng tới Khi ý thức được mục tiêu, nhiệm vụ học
tập, HS có thể TĐG mức độ kiến thức, KN, do đó công việc học tập của họ trở nên
có định hướng rõ ràng, chủ động tích cực hơn Hơn nữa, HS chỉ có thể đạt đượcthành tích về học tập nếu họ hiểu mục đích và có thể TĐG xem họ cần phải làm gì,
hình thức đánh giá như thế nào để đạt được nó.
Như vậy, để TĐG được HS phải nắm chắc mục tiêu, nhiệm vụ học tập.TĐGgiúp cho HS tự đối chiếu KQHT của bản thân mình với mục tiêu nhiệm vụ học tậpcủa bản thân Do đó, thông qua TĐG người học sẽ thấy rõ hơn mục tiêu, nhiệm vụhọc tập
b) TĐG cung cấp cho người học thông tin phản hồi về chính quá trình học của họ.
Theo [38, 130tr ], “Sự thay đổi có ý nghĩa nhất trong việc cải cách giáo dục chính là tận dụng các chức năng của thông tin phản hồi” Tramel, Schloss và Alper cho biết “Chúng tôi từng nghĩ rằng thông tin phản hồi là một cái gì đó thuần túy được thực hiện bởi giáo viên” Tuy vậy, các nghiên cứu cho thấy HS cũng có thể tự
điều chỉnh quá trình học tập của mình một cách hiệu quả nhờ thông tin phản hồi.Grant Wiggins (1993) cũng đã nhận thấy ích lợi của cách sử dụng thông tin phảnhồi từ phía học sinh trong dạng TĐG
Như vậy, xuất phát từ ý nghĩa to lớn của thông tin phản hồi và vị trí, vai tròcủa việc TĐG KQHT cho thấy: Việc điều chỉnh kế hoạch học tập dựa trên cơ sở cácthông tin phản hồi đó thể hiện được vai trò của TĐG đối với quá trình học của HS.TĐG sẽ giúp các em định hướng rõ ràng hơn kế hoạch trong tương lai, các em sẽ
Trang 27phấn khởi, tự tin hơn trong học tập Cùng với thời gian, các em có thể nhận ra rõhơn và giải quyết tốt hơn các nhiệm vụ học tập của bản thân.
c) TĐG giúp người học chủ động, tích cực hơn trong học tập và là xu thế mới trong DH.
Tài liệu đánh giá cho các lớp tập huấn của dự án phát triển trung học theo [ ]42, để quá trình đổi mới giáo dục thực sự mang lại hiệu quả tốt đòi hỏi phải đổi mới về
ĐG, bên cạnh ĐG của GV cần phải chú ý và kết hợp với TĐG của HS, tức là tăngcường KN TĐG ở HS trong quá trình dạy học
Bảng 1.1 Xu hướng mới trong đánh lớp học
(nguồn: Trích từ [22, 17tr ])
- Chỉ nhấn mạnh kế quả - ĐG cả quá trình
- Các sự kiện riêng lẻ - Áp dụng kiến thức
- Bài tập phi ngữ cảnh - Bài tập ngữ cảnh hóa
- Một câu trả lời đúng duy nhất - Nhiều câu trả lời đúng
- Các tiêu chuẩn giữ kín/ bí mật - Các tiêu chuẩn công khai
- Các tiêu chí giữ kín/ bí mật - Các tiêu chí công khai
- Rất ít thông tin phản hồi - Rất nhiều thông tin phản hồi
- Các bài kiểm tra chuẩn hóa - Các bài kiểm tra không chính thức
- Không thường xuyên - Liên tục
- Khẳng định, kết luận - Mang tính đệ quy
Như vậy TĐG là một trong những vấn đề được quan tâm trong xu hướng mới ĐGlớp học
1.2.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh a) Yếu tố chủ quan (nội lực).
Người học chiếm lĩnh tri thức, chân lí bằng hành động của chính mình hay họ
là chủ thể của quá trình học tập Do đó, để học tập đạt hiệu quả thì người học cũngphải là chủ thể của quá trình ĐG Hoạt động TĐG của người học chịu sự chi phốicủa các yếu tố chủ quan như: Kiến thức bộ môn, động cơ, hứng thú học tập, hiệntượng tâm lí TĐG bản thân v.v…
Trang 28- Kiến thức bộ môn là cơ sở để người học có thể TĐG Người học phải có kiếnthức tối thiểu mới có thể thực hiện được các KN cần thiết trong hoạt động TĐGnhư: Đối chiếu, so sánh, phê phán, bình luận v.v…
- Động cơ TĐG là yếu tố quan trọng để quyết định sự hình thành và phát triển
kĩ năng TĐG Động cơ TĐG xuất phát từ động cơ học tập, muốn xác định mức độnhận thức của bản thân so với mục tiêu học tập, chỉ khi nào HS có động cơ học tậpđúng đắn thì quá trình TĐG mới diễn ra tự giác, tích cực và chính xác Do đó trongquá trình DH, người giáo viên phải khơi dậy động cơ học tập đúng đắn cho HS, qua
đó thúc đẩy động cơ TĐG
- “Hứng thú là một cơ chế bên trong để đảm bảo học tập có hiệu quả”
(Usinxki) Do đó, hứng thú học tập đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình họccủa HS, nó chính là động lực mạnh mẽ giúp cho quá trình học đạt hiệu quả Nếu HS
có hứng thú học tập thì họ sẽ có nhu cầu TĐG về mình để xác nhận mức độ nhậnthức của bản thân và để điều chỉnh quá trình học
- Trong TĐG, người ĐG và người bị ĐG là một nên chủ thể sẽ có những đặcđiểm tâm lý của người ĐG và người bị ĐG Hiện tượng tâm lí TĐG bản thân phátsinh khi chủ thể chuẩn bị tự mình ĐG và tiếp nhận ĐG Tự mình ĐG là nền tảngcủa bất kì ĐG bên ngoài nào, có hai ý nghĩa: Một là, tự mình nhận thức; Hai là làm
cơ sở nền tảng cho bộ phận ĐG bên ngoài Đặc trưng của hình thức tự mình ĐG nàylàm cho người ĐG tự nhiên có tâm lí lo sợ - hoài nghi ĐG bản thân và ĐG bộ phậnbên ngoài có tương thích không Đó là giai đoạn tự nhiên phát sinh hiện tượng tâmlý TĐG nhiều lần của người ĐG
Tâm lý lo lắng kết quả TĐG có được chấp nhận hay không có thể ảnh hưởngtiêu cực đối với việc TĐG bản thân
+) ĐG quá thấp bản thân, lo sợ TĐG cao hơn so với ĐG bên ngoài, bị ảnhhưởng của “hình tượng nhân cách”, do đó TĐG thấp so với trình độ thực sự của bảnthân
+) ĐG bản thân một cách mơ hồ, qua loa chờ đợi sự ĐG bên ngoài Đểtránh xung đột mâu thuẫn giữa ĐG bản thân và ĐG bên ngoài người TĐG có thể
ĐG một cách định tính khái quát hóa, vận dụng phán đoán, dùng các từ ngữ mơ hồ
+) ĐG bản thân quá cao Cho rằng TĐG là cơ sở nền tảng, ĐG bên ngoàichỉ là qua loa, vì thế mong muốn coi khởi điểm của TĐG của bản thân cao hơn khởiđiểm của TĐG bên ngoài
Trang 29Do đó, bên cạnh việc trang bị các kiến thức cần thiết để HS TĐG, GV cầngiúp HS có được động cơ, hứng thú và tâm lí thoải mái, tự tin khi thực hiện việcTĐG KQHT, đảm bảo kết quả TĐG chính xác, thực sự mang lại hiệu quả đối vớihoạt động học của HS và hoạt động dạy của GV.
b) Yếu tố khách quan (ngoại lực).
Người học luôn chịu sự tác động của các yếu tố khác như: GV, bạn bè,phương tiện thông tin, gia đình xã hội, v.v HS hiện nay tiếp thu các kiến thức chủyếu trong nhà trường do đó TĐG KQHT của họ chịu ảnh hưởng lớn bởi nhân tố
GV, bạn học
- Quá trình giảng dạy của GV ảnh hưởng lớn đến hoạt động TĐG của HS
thông qua các yếu tố như: Tri thức chuyên môn (kiến thức chuyên môn của GV có
ảnh hưởng lớn đến tri thức của HS, nền tảng cơ bản để HS có thể TĐG chính xác
KQHT của bản thân); tri thức phương pháp (PPDH của GV có ảnh hưởng đến hứng
thú, động cơ học tập và TĐG của HS Nếu GV ý thức được ý nghĩa của hoạt độngTĐG, động viên, khuyến khích tạo cơ hội để HS TĐG thì khả năng TĐG của các
em sẽ không ngừng được rèn luyện và phát triển, dần dần sẽ hình thành ở các em
KN, thói quen, nhu cầu TĐG Ngược lại, thì nó sẽ làm kìm hãm khả năng TĐG của
HS Hơn nữa, bản thân sự ĐG của GV sẽ là cách ĐG mẫu để HS TĐG về mình)
- Sự ĐG của bạn bè cũng ảnh hưởng đáng kể đến TĐG của HS Trong quátrình học tập cùng nhau, đặc biệt đối với hình thức thảo luận nhóm, HS có thể TĐGkiến thức của bản thân qua việc đối chiếu mình với bạn bè hoặc qua lời nhận xétcủa bạn Ngoài ra, ĐG của bạn bè cũng là một động lực quan trọng khiến cho ngườihọc có nhu cầu tự khẳng định mình Do đó, trong quá trình học GV phải chú ý vàtăng cường sự ĐG lẫn nhau giữa các HS là cơ sở quan trọng để giúp HS TĐG
- Ngoài việc nghe giảng ở trên lớp, HS còn phải nghiên cứu SGK, tiếp thu cáckiến thức thông qua các tài liệu và phương tiện thông tin đại chúng để bổ sung, hệthống, sắp xếp các kiến thức đã có đồng thời cũng có thể tự kiểm tra, TĐG Do đó,
hệ thống tài liệu, SGK, các phương tiện thông tin, v.v…cũng ảnh hưởng đến việcTĐG được KQHT
1.2.5 Chuẩn kiến thức kĩ năng, mục tiêu và nhiệm vụ học tập
Ngày 05/5/2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành bộ chương trình THPTtrong đó có chuẩn kiến thức, KN của từng chủ đề, nội dung của từng môn học trongphần “Những vấn đề chung” đã xác định “Chuẩn kiến thức, KN là các yếu tố tốithiểu về kiến thức, KN môn học, hoạt động giáo dục mà HS cần đạt được Chuẩn
Trang 30kiến thức, KN là căn cứ để biên soạn SGK, quản lí DH, ĐG kết quả giáo dục ở từngmôn học, hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi củachương trình giáo dục phổ thông, đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình
giáo dục” Đây là cơ sở pháp lí và cũng là cơ hội để chỉ đạo và thực hiện DH phù
hợp với các đối tượng HS; Trên cơ sở đó sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển của từng cánhân HS, giúp GV chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong áp dụng chương trình, từngbước đem lại cho HS chất lượng giáo dục thực sự và bình đẳng trong phát triểnnăng lực cá nhân; Góp phần chuẩn hóa và thực hiện DH phân hóa ở các cấp họcgiáo dục phổ thông Do đó, DH phải dựa trên cơ sở là chuẩn kiến thức kĩ năng.Như đã nêu ở trên TĐG KQHT là TĐG theo mục tiêu giáo dục, đã được cụ thểhóa ở chuẩn kiến thức, KN của chương trình giáo dục THPT Trong quá trình DH,
GV phải giúp cho HS nắm vững chuẩn kiến thức, KN của môn học để có địnhhướng học tập rõ ràng, đồng thời cũng là căn cứ để các em tự đối chiếu kiến thức,
KN của mình để có sự tự điều chỉnh đúng đắn việc học tập Vì vậy, chuẩn kiếnthức, KN là cơ sở để học sinh TĐG KQHT của họ
Trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng GV cụ thể hóa thành các mục tiêu nhiệm
vụ học tập cụ thể tương ứng với mỗi nội dung, đơn vị kiến thức giúp HS đối chiếu,kiểm tra và dễ đạt được
1.3 Cơ sở khoa học của việc tự đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT
Quá trình học tập của HS cũng không nằm ngoài quy luật đó Thông qua TĐGngười học thấy được mâu thuẫn giữa mục tiêu, nhiệm vụ học tập với kiến thức, KNthực tế của họ, tức là mâu thuẫn được người học ý thức đầy đủ, sâu sắc và có nhucầu giải quyết Do đó, mâu thuẫn trở thành động lực giúp quá trình học tập vậnđộng đi lên
Quy luật cơ bản “Hoạt động dạy và học thống nhất biện chứng với nhau” chi
phối quan hệ thầy và trò trong quá trình dạy học [18, 81tr ] GV với vai trò chủ đạo,
Trang 31tổ chức điều khiển, lãnh đạo hoạt động nhận thức của HS, còn HS với hoạt độnghọc (hoạt động nhận thức) HS vừa là đối tượng vừa là chủ thể nhận thức, do đókhông thể không vận động trên cơ sở phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lậpdưới sự hướng dẫn, điều khiển của GV Với tư cách là một khâu trong quá trình dạyhọc, quá trình ĐG phải có sự thông nhất giữa ĐG của GV với TĐG của HS Hơnnữa, chỉ khi nào TĐG được mình thì HS mới thực sự trở thành chủ thể của hoạtđộng nhận thức.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, thực tiễn là điểm khởi đầu và cũng làđiểm kết thúc trong hoạt động nhận thức của HS, kết quả HĐ thực tiễn (hoạt độnghọc tập) sẽ phản ánh trình độ nhận thức (KQHT) của người học Do đó, HS chỉ cóthể TĐG được KQHT của mình thông qua chính các hoạt động học tập của các em
1.3.2 Tự đánh giá xét từ góc độ tâm lí học và giáo dục học
Tâm lí học và lí luận DH hiện đại cho rằng cần tạo điều kiện để HS ngày càng
tự đảm đương những chức năng vốn chỉ là của GV, trong đó có việc ĐG KQHT củabản thân
Theo Kharlamov [ ]24 , hoạt động học tập chỉ thực sự có hiệu quả khi ngườihọc là chủ thể tự giác, tích cực của quá trình học tập
Theo [29, 38tr ], người ta thường nêu lên những tiền đề “tự nhiên” hay đượctạo ra ở các nhà trường làm cơ sở cho sự biện luận như sau:
+) Khả năng nội quan (Introspection), kinh nghiệm bản thân được hìnhthành và phát triển từ tuổi thiếu niên
+) Theo thời gian và tuổi đời, HS tự tích lũy được những hiểu biết, kinhnghiệm về bản thân trong sự giống nhau và khác nhau những người xung quanh, về
cả những chuẩn mực ĐG nào đó Trong tâm lí phát triển, H Thomas đã có lần bịphê phán vì không coi khả năng TĐG là tiêu chuẩn của sự phát triển
+) Các công trình thực nghiệm cho thấy, dưới tác động của nhà trường, ĐGquá cao về HS có thể thay đổi theo hướng ngày càng phù hợp thực tế hơn
+) HS có thể TĐG còn nhờ ở sự chỉ dẫn, hỗ trợ, nhận xét của nhóm, GV,gia đình hay nói khác đi là thông qua các cơ chế tâm lí xã hội
Năm 1990, Mayer và Pete Salovey công bố mô hình lý thuyết về trí tuệ xúccảm, hiện nay nó trở thành một vấn đề được quan tâm nghiên cứu, ứng dụng khárộng rãi ở nhiều quốc gia, trên nhiều lĩnh vực Những thành phần chủ yếu của trí
Trang 32tuệ, xúc cảm, hiện nay nó đã trở thành xúc của người khác; sử dụng cảm xúc đểđịnh hướng hành động.
Một trong những cơ sở tâm lí học của hoạt động TĐG của người học là mốiquan hệ giữa cảm xúc và sự phát triển trí tuệ Hơn nữa, khuyến khích TĐG ở ngườihọc giúp họ phát huy tinh thần trách nhiệm của bản thân trong quá trình học Nhữngngười học tích cực tham gia vào TĐG sẽ thành thạo trong quá trình cũng cố hoạtđộng của họ Họ biết ĐG chính xác về bản thân và nhận xét với thái độ xây dựngđối với công việc của người khác TĐG không chỉ phát triển ở người học khả năngphân tích tỉ mỉ điểm mạnh, điểm yếu mà còn cho thấy những thông tin đó có giá trị.Theo tâm lí học, ý thức bản ngã (cái “tôi”) còn gọi là ý thức về mình là mộtthành phần trong cấu trúc của nhân cách Trên bình diện đạo đức, ý thức bản ngã
xuất hiện dưới hình thức “nhu cầu tự khẳng định” và “lương tâm”, “lòng tự trọng”, “danh dự”, v.v… Liên quan mật thiết với nhu cầu tự khẳng định là nhu cầu
TĐG những hoạt động, những phẩm chất và khả năng của bản thân Lúc đầu là sự
ĐG của xã hội, của tập thể đối với đứa trẻ rồi sau hình thành năng lực của chính đứatrẻ TĐG mình
Vai trò của chủ thể của HS trong hoạt động nhận thức đã được khẳng địnhtrong các tài liệu [ ] [ ] [ ] [ ]12 , 18 , 39 , 42 , Con đường hiệu quả nhất để HS nắm vữngkiến thức, phát triển kĩ năng là phải đưa HS vào vị trí chủ thể trong hoạt động nhậnthức Vai trò chủ thể của HS trong hoạt động nhận thức thể hiện ở việc HS tự địnhhướng, tự tổ chức, tự điều chỉnh và TĐG KQHT của mình
Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển của lứa tuổi
HS THPT Ở tuổi này, quá trình tự ý thức diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ và có đặc thùriêng Họ không chỉ có nhu cầu ĐG mà còn có khả năng ĐG sâu sắc và tốt hơnthiếu niên về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của những người cùng sống vàcủa chính mình [19, 57tr ] Do cấu trúc của não phức tạp và chức năng của não pháttriễn nên tư duy của HS có sự thay đổi quan trọng Các em có khả năng tư duy líluận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo trong những đối tượng quen biết
đã được học hoặc chưa được học Sự phát triển trí tuệ của HS THPT đã đạt được ởmức cao và đang được hoàn thiện dần trong quá trình học tập Thái độ học tập của
HS THPT đã có sự thay đổi Thái độ học tập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tínhchủ định của các quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của các emtrong các hoạt động học tập Nhu cầu tri thức là một trong những nét đặc trưng của
HS THPT ngày nay
Trang 33Như vậy, hoạt động học tập của HS THPT đã có sự thay đổi, các em có đượcnhững nhận thức nhất định về việc học đối với tương lai của bản thân và có khảnăng tự điều khiển, điều chỉnh quá trình học tập của mình theo mục tiêu đã định.Cùng với sự thay đổi vai trò của người học trong quá trình dạy học thì vai trò củangười học trong quá trình ĐG cũng có sự thay đổi Họ không chỉ là người chịu sự
ĐG và thực hiện những quy định của quá trình ĐG mà họ còn là người trực tiếptham gia vào quá trình ĐG, trong đó có ĐG chính bản thân mình, tức là TĐG
1.4 Tự đánh giá kết quả học tập môn Hóa học của học sinh THPT
1.4.1 Nhóm kĩ năng cơ bản về TĐG KQHT môn Hóa học của học sinh
Nhóm 1: Nhóm KN TĐG tiềm năng bản thân Đây là nhóm KN học tập cơ
bản, nó giúp HS hiểu được những ưu nhược điểm về tâm lí, trí tuệ, xu hướng, tínhcách, v.v… từ đó họ có được sự lựa chọn về nội dung, phương pháp, hình thức họctập phù hợp giúp cho hoạt động học tập đạt hiệu quả tốt Trong nhóm KN này,chúng tôi đề cập đến các KN sau:
+) KN1: KN TĐG tiềm năng KN này giúp người học TĐG xem mình có
năng khiếu, thế mạnh nào, v.v… từ đó lựa chọn và ĐG được hướng học tập nàothích hợp nhất Chẳng hạn, họ TĐG xem mình có năng khiếu về âm nhạc hay Hóahọc, khi đó tự xác định sẽ theo thiên hướng nào, sẽ là nhạc sĩ, nhạc công hay sẽ lànhà Hóa học, người học Hóa, v.v…
+) KN2: KN TĐG về phong cách học KN này giúp người học xác định và
ĐG được cách thức học tập nào thích hợp nhất Tức là TĐG xem bản thân thích họctheo hình thức đọc to hay nghiền ngẫm, trầm tư, ồn ào hay yên lặng, học cá nhânhay học nhóm v.v… qua đó mà lựa chọn được cách học thích hợp Chẳng hạn, nếungười học là người thích yên tĩnh khi học thì phải bố trí góc học tập riêng để khihọc không bị ai quấy phá mới có thể tập trung chú ý cao độ và có hiệu quả Còn nếuvới cách học đó mà người học vừa học vừa có người xem ti vi (xem phim chẳnghạn) thì họ sẽ bị phân tán tư tưởng dẫn đến hiệu quả không cao, v.v…
+) KN3: KN TĐG về tiềm năng trí tuệ và tâm lí KN này nhằm giúp người
học lựa chọn và ĐG, điều chỉnh được cách học tập sao cho thích hợp nhất với khảnăng của mình Chẳng hạn, TĐG xem họ có trí nhớ tốt không, đặc điểm tâm lí, tínhcách của họ như thế nào, ảnh hưởng gì đến việc học; TĐG xem họ tiếp thu kiếnthức nhanh hay chậm, v.v… qua đó họ tự xác định, điều chỉnh việc học: Chẳng hạnngười học tự biết mình thuộc loại chưa phải là thông minh thì có thể tự đề raphương châm là “cần cù bù thông minh”, v.v…
Trang 34Nhóm 2: KN TĐG về động cơ, thái độ, ý thức học tập Theo tâm lí học (trí tuệ
cảm xúc), người học chỉ tích cực học khi họ nhận thứ được nhiệm vụ học tập, khi
đó họ tự tạo được động cơ, từ đó tạo ra hứng thú, dẫn đến việc học được tập trungcao độ và có hiệu quả cao Do đó, nhóm KN này (chỉ gồm một KN và gọi là KN4)nhằm giúp người học thấy được rõ hơn động cơ học tập của mình, học để làmngười, học thấy được rõ hơn động cơ học tập của mình (học để làm gì? học choai?), thái độ, ý thức học tập (học tập đã tích cực chưa?, tự giác chưa?) v.v…
Nhóm 3: KN TĐG về việc tổ chức việc học tập Nhóm KN này giúp HS thấy
được rõ hơn việc tổ chức hoạt động học tập của họ đã khoa học, hợp lí chưa, thấyđược sự tuân thủ các kế hoạch học tập của họ như thế nào và họ cần phải điều chỉnhnhư thế nào để hoạt động học tập thật sự có hiệu quả Nhóm này gồm các KN sau:
+ KN 5: KN TĐG việc xây dựng và thực hiện kế hoạch KN này giúp HS
xác định xem họ có biết xây dựng thời gian biểu (trong ngày, trong tuần, trongtháng hoặc trong năm) không, họ đã thực hiện đúng thời gian biểu chưa, hiệu quảviệc thực hiện đó như thế nào, cần có điều chỉnh gì không v.v…
+ KN 6: KN TĐG khâu tổ chức việc học ở nhà KN này giúp HS xác định
xem họ học tập có đúng giờ quy định không, sử dụng có hiệu quả các phương tiện
hỗ trợ việc học (máy vi tính, internet, ti vi, radio, ghi âm v.v…), sử dụng các tài liệuphục vụ học tập (như SGK, sách bài tập, sách tham khảo v.v…) như thế nào
Nhóm 4: Nhóm KN TĐG việc lĩnh hội kiến thức, vận dụng kiến thức Nhómnày giúp HS TĐG mức độ đạt được về kiến thức, KN so với mục tiêu nhiệm vụ họctập Từ đó họ biết đã đạt những kiến thức, KN gì, mức độ như thế nào Nhóm nàygồm các KN sau:
+ KN 7: KN TĐG việc học các nội dung khi đối thoại trực tiếp với thầy.
KN này nhằm TĐG kiến thức cũ, việc lĩnh hội khái niệm, nguyên lí; quy tắc; TĐGviệc giải bài tập, tiến hành thí nghiệm v.v…
+ KN 8: KN TĐG mức độ đạt được nội dung môn học khi không đối diện
với thầy KN này nhằm TĐG việc hoàn thành nhiệm vụ học tập do GV giao cho;TĐG kiến thức, KN đã học; TĐG kiến thức, KN bổ sung v.v…TĐG mức độ đạtđược về kiến thức, KN đã học so với yêu cầu, nhiệm vụ học tập do lớp, GV và nhàtrường đề ra; TĐG sự tiến bộ trong học tập; TĐG kiến thức, KN của bản thân đểđịnh hướng tham gia các kì thi, lựa chọn hướng học tập hoặc các trường học v.v…
Trang 351.4.2 Biểu hiện của kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh trong học tập
môn Hóa học.
Theo phần trình bày trên thì HS có kĩ năng TĐG KQHT nếu có khả năng thuthập, phân tích và lí giải thông tin về kiến thức, KN của mình; biết so sánh, đốichiếu với mục tiêu, nhiệm vụ học tập; có khả năng ra quyết định và điều chỉnh hoạtđộng học tập của bản thân sao cho đạt được mục tiêu, nhiệm vụ học tập đó Trongmôn Hóa học, biểu hiện kĩ năng TĐG KQHT của HS là:
- Có thể tự nhận biết được đặc điểm về tâm lí, trí tuệ, tính cách và phong cáchcủa bản thân phù hợp với môn Hóa học
- Có thể tự lựa chọn hình thức học tập phù hợp với đặc điểm tâm lí, trí tuệ,tính cách và phong cách học của bản thân để học tốt môn Hóa học hơn
- Có thể tự điều chỉnh việc học để phát huy được tiềm năng trí tuệ, tâm lí củabản thân trong học môn Hóa học
- Có thể tự nhận biết được động cơ học tập, thái độ, ý thức học tập (tự giác,chủ động, tích cực chưa, v.v…), từ đó tự điều chỉnh
- Có thể tự nhận thức được về tính khoa học, hợp lí, hiệu quả trong việc xâydựng và thực hiện kế hoạch học môn Hóa học ở nhà
- Có thể tự điều chỉnh kế hoạch học tập môn Hóa học theo hướng hợp lí, hiệuquả hơn
- Có thể tự nhận thức được hiệu quả của việc sử dụng các tài liệu học tập vàcác phương tiện hỗ trợ việc học
- Có thể tự rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh việc sử dụng các tài liệu học tập vàcác phương tiện hỗ trợ việc học
- Có thể xác định mức độ kiến thức, KN của bản thân so với mục tiêu nhiệm
vụ học tập môn Hóa học
- Biết xác định mức độ lĩnh hội khái niệm, nguyên lý, quy tắc, phương phápv.v…
- Biết ĐG được lời giải của bài tập
- Biết lắp ráp, tiến hành thí nghiệm hóa học và phát hiện những sai sót trongquá trình thí nghiệm
Trang 36- Biết phát hiện ra những thiếu hụt, những sai lầm trong kiến thức, KN mônHóa học.
- Biết tự rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh để học tập môn Hóa học ngày một tiến
bộ hơn
1.4.3 Con đường hình thành và rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn
Hóa học của học sinh THPT
Để hình thành và rèn luyện kĩ năng TĐG KQHT môn Hóa học cho HS cầnthực hiện theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Nâng cao nhận thức và hình thành thói quen Đây là giai đoạn
chuẩn bị nền tảng quan trọng cho quá trình TĐG Trong giai đoạn này, GV phảitrang bị cho HS những tri thức về Hóa học, tri thức về ĐG, phải định lượng, tạohứng thú, động cơ và nhu cầu TĐG
Giai đoạn 2: Hình thành, phát triển các kĩ thuật, thao tác và phương pháp giúp
HS TĐG Thông qua các hoạt động cụ thể trong quá trình học tập, qua các tìnhhuống dạy học GV làm mẫu việc ĐG, cho học sinh ĐG lẫn nhau, từng bước dẫn dắt
HS TĐG, thử thực hiện việc TĐG theo yêu cầu v.v… nhằm hình thành ở HS các kĩthuật, thao tác và phương pháp TĐG
Giai đoạn 3: Tạo cơ hội, thời cơ để HS luyện tập TĐG và TĐG một cách độc
lập Trong giai đoạn này, GV tổ chức các hoạt động học tập để HS rèn luyện TĐGthông qua các hoạt động như: Tự học, thảo luận nhóm, hồ sơ học tập, hệ thống bàitập v.v…Ngoài ra, GV nên nhắc nhở HS thường xuyên thực hiện TĐG KQHT củamình khi tự học không có sự hướng dẫn của GV
1.4.4 Các mức độ của kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Hóa học đối với
học sinh THPT.
Mức độ 1.1: Bắt chước TĐG KQHT Trong quá trình ở trên lớp GV nên tận
dụng các cơ hội để làm mẫu việc ĐG KQHT cho HS, giúp HS thấy được sự cầnthiết phải ĐG, TĐG và bắt chước GV có thể cài đặt hoạt động này thông qua việc
DH các khái niệm, định nghĩa, DH giải bài tập v.v…GV cũng nên cố gắng giúp họcsinh thấy được các bước, các thao tác cần thiết để thực hiện hoạt động ĐG
Do đó, qua đây HS sẽ học được cách thức để ĐG KQHT, tức là HS được trang
bị kiến thức về ĐG Như vậy, ở mức độ này HS đã nhận thức sự cần thiết TĐG và
có được kiến thức nhất định về ĐG và TĐG
Trang 37Ví dụ 1.1 Để giúp HS học cách ĐG tiến tới TĐG việc hiểu một khái niệm
trong môn hóa học, ở những thời điểm ban đầu GV cần phải làm mẫu để HS có thểquan sát tiến tới bắt chước
Chẳng hạn: Khí clo có những tính chất vật lí nào? Tiến hành thí nghiệm sau “Vàosáng sớm, nếu các em mở vòi nước máy cho vào ống nghiệm sẽ ngửi thấy có mùixốc khó chịu, đó chính là mùi của khí clo còn sót lại trong quá trình diệt khuẩnnước Tại sao còn sót lại khí clo” Giải thích cho hiện tượng trên
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Nêu đề bài:
Khí clo có những tính chất vật lí nào?
Tiến hành thí nghiệm sau “Vào sáng
sớm, nếu các em mở vòi nước máy cho
vào ống nghiệm sẽ ngửi thấy có mùi
xốc khó chịu, đó chính là mùi của khí
clo còn sót lại trong quá trình diệt
khuẩn nước Tại sao còn sót lại khí clo”
Giải thích cho hiện tượng trên
Hiểu nhiệm vụ
Yêu cầu chia lớp thành 4 nhóm Mỗi
nhóm được GV chuẩn bị thêm dụng cụ,
hoá chất để làm thí nghiệm nghiên cứu
Trang 38các thí nghiệm chứng minh cho các tính
Chiếu rubic hướng dẫn ĐG Kiểm tra lại việc TĐG KQHT thông
qua việc đối chiếu với rubic
Phân tích kết luận, ĐG câu trả lời của 4
Minh họa hướng dẫn ĐG (rubic) của ví dụ trên (rubic được xây dựng
theo tiến trình thí nghiệm của HS, với yêu cầu mức độ từ thấp lên cao, từ chưathành thạo đến thành thạo)
Hiểu
dạng
Câu hỏi giải thích
hiện tượng dựa vào
thì nghiệm để đưa ra
kết luận đúng nhất
Câu hỏi giảithích hiệntượng dựa thínghiệm về tínhchất vật lí đãhọc để tìm ramột trong cáctính chất phùhợp
Câu hỏi giảithích hiệntượng thôngqua thí nghiệm
để tìm ra mộttrong các tínhchất nhằm giảithích hiệntượng trên
Không hiểudạng dạng câuhỏi và cách
Trang 39phần trong nước gọi
là nước clo có màu
vàng nhạt
- Khí clo nặng gấp
2,5 lần không khí
chất khí, màuvàng lục, mùixốc
Khí clo nặnggấp 2,5 lầnkhông khí
màu vàng lục,mùi xốc
khí, màu vànglục, mùi xốc
- khí clo nhẹhơn khôngkhí
Biết quan sát
và nhận xétđúng phần nào
về các tính chấtvật lí thôngthường của khíclo
Không Biếtquan sát và rút
ra nhận xét vềcác tính chấtvật lí của khíclo
phần trong nước gọi
là nước clo có màu
vàng nhạt
- Khí clo nặng gấp
2,5 lần không khí
Giải thíchđược phương
án đúng saukhi biết tínhchất vật lí củakhí clo
Giải thíchphương ánđúng dùng cáchquan sát khíclo
Không chỉ rađược phương
án đúng
Mức độ 2: Biết TĐG KQHT: GV yêu cầu HS thực hiện việc TĐG, sau đó GV
nhận xét, bổ sung và điều chỉnh (nếu cần thiết) Qua đây HS được tự mình thực hiệnviệc TĐG KQHT, GV điều chỉnh kịp thời giúp cho họ có thể TĐG được tốt hơnchính xác hơn
Trang 40Ví dụ 1.2 GV có thể giúp HS “biết TĐG KQHT” như sau:
Yêu cầu HS thực hiện hoạt động 2
trong SGK bài “điều chế khí clo” (SGK
hóa học lớp 10 ban cơ bản)
Hiểu và thực hiện nhiệm vụ
Sau khi HS làm xong, GV yêu cầu HS
thử lập rubic theo mẫu của GV để TĐG
và TĐG bài làm của mình theo rubic
vừa lập
Vận dụng kiến thức - KN được học đểlàm bài tập, lập rubic và TĐG theotừng phần
Gọi một số HS lên bảng trình bày rubic
và phần TĐG của họ theo rubic, yêu
cầu HS khác nhận xét
HS đối chiếu với rubic của mình vàtheo dõi phần TĐG của bạn
Nhận xét và chiếu rubic mẫu để HS
điều chỉnh rubic và phần TĐG của họ
HS được uốn nắn, điều chỉnh việcTĐG
Mức độ 3: Độc lập TĐG KQHT: HS lập được rubic để TĐG KQHT khi tự học
không có sự hướng dẫn của GV
Thông qua việc thiết kế và tổ chức các hoạt động theo hướng hình thành vàrèn luyện KN TĐG KQHT như trên HS chẳng những tiến hành các hoạt động họctập theo kiến thức - KN môn Hóa học mà còn có thể học được cả việc TĐG KQHT.Như vậy, việc giúp học sinh TĐG KQHT có thể được lồng ghép ngay trongquá trình giảng dạy bộ môn mà không đòi hỏi phải thay đổi nội dung, chương trình
và thời lượng hiện hành Hơn nữa, để giúp DH hình thành và rèn luyện KN TĐGtrong DHmôn Hóa học chỉ cần GV hiểu về TĐG, KN TĐG và các bước hướng dẫnkhéo léo thực hiện là có thể đạt được
1.4.5 Tự đánh giá kết quả học tập của HS trong quá trình dạy học môn Hóa học.
Môn Hóa học không những có vai trò quan trọng trong việc kiến tạo tri thức,rèn luyện KN Hóa học cần thiết mà còn góp phần phát triển các năng lực trí tuệchung và rèn luyện những đức tính, phẩm chất của người lao động mới như tính cẩnthận, chính xác, tính kĩ luật, tính phê phán, tính sáng tạo, bồi dưỡng óc thẩm mỹ.Mỗi nội dung dạy học đều có mối liên hệ với những hoạt động nhất định Nội dungHóa học ở trường phổ thông liên hệ mật thiết trước hết với những hoạt động nhận